Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

CÓ ĐÚNG KHỞI NGHĨA CỦA MAI THÚC LOAN NỔ RA NĂM 713 NHƯ PHÁT HIỆN CỦA GS PHAN HUY LÊ ?


CÓ ĐÚNG KHỞI NGHĨA CỦA MAI THÚC LOAN NỔ RA NĂM 713 NHƯ PHÁT HIỆN CỦA GS PHAN HUY LÊ ?


                                                                          Lê Mạnh Chiến.

Từ trước tới nay, các sách lịch sử ở nước ta đều ghi chép rằng, Khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ  năm 722  và bị dập tắt trong năm ấy.
    Gần đây, theo lời GS Phan Huy Lê, ông  đã khai thác sử liệu trong cuốn  An Nam chí lược của  Lê Tắc, truyện Hương Lãm Hắc đế ký  của  Chư Cát thị trong Việt điện u linh của ta và Cựu Đường thư, Tân Đường thư kết hợp một số sách khác trong thư tịch cổ Trung Quốc, nên  ông đã khẳng  định rằng, cuộc khởi nghĩa của  Mai Thúc Loan bùng nổ năm Quý  Sửu, năm đầu niên hiệu Khai Nguyên đời vua Đường  Huyền  Tông, tức năm 713. Từ đó, ông  kết luận rằng, Mai Thúc Loan đã giành được độc lập cho đất  nước trong  thời gian 10 năm, từ 713 đến  722.
  Bài khảo cứu  này nhắm vạch rõ những sai lầm của  ông  Phan Huy Lê  trong quá trình nghiên cứu dẫn đến kết luận kể trên.


I.Về năm nổ ra Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, theo chính sử

 1. Khái niệm về “chính sử”
     Chính sử là những bộ sách lịch sử biên niên (ghi chép các sự kiện theo trình tự thời gian, từng năm) được biên soạn rất cẩn thận, có giá trị cao, được chọn lọc nghiêm ngặt, có uy tín qua  các thời đại nên được sử dụng làm cơ sở cho việc biên soạn các bộ sử khác đơn giản hơn hay hẹp hơn. Sự thừa nhận của xã hội là điều kiện bắt buộc, ví dụ, sách  về lịch sử thời Đông Hán có đến 7 bộ, nhưng chỉ duy nhất một bộ Hậu Hán thư của  Phạm Diệp (398 – 445) được đứng vào hàng chính sử.
      Trung Quốc là nước có lịch sử lâu đời, sách lịch sử qua các triều đại nhiều  đến hàng trăm bộ nhưng chỉ 24 bộ được đứng vào hàng chính sử (gọi là “nhị thập tứ sử”), cổ nhất là bộ Sử ký của Tư Mã Thiên (145/hoặc 135 tCN – 86 tCN), ghi chép lịch sử Trung  Quốc  từ cổ đại đến thời đại của ông (thuộc triều đại Tây Hán), cuối cùng  là  Minh sử của  Trương  Đình  Ngọc (1672 – 1755) viết về triều đại nhà Minh (1368 – 1644). Năm 1919, Kha Thiệu Văn (1850- 1933), một học giả nổi tiếng ở Trung Quốc biên soạn xong bộ Tân Nguyên sử nhằm bổ chính những thiếu sót của Nguyên sử, tuy được tổng thống Trung Hoa Dân quốc lúc bấy giờ  là Từ Thế  Xương phê chuẩn xếp vào hàng chính sử (trở thành bộ chính sử thứ 25) nhưng  không  được xã hội  thừa nhận, cho nên, hiện nay Trung Quốc vẫn chỉ  có 24 bộ chính sử.
        Trong số các bộ chính sử của Trung Quốc, có những bộ thuộc loại “đoạn đại sử”(ghi chép lịch sử của một triều đại, ví du: Cựu Đường thư, Tân Đường thư), cũng có những bộ thuộc loại thông sử (ghi chép lịch sử xuyên suốt nhiều triều đại hoặc nhiều giai đoạn lịch sử, ví du: Sử ký).
      Nếu không qua sự sàng lọc để chọn ra những bộ chính sử thì các nhà nghiên cứu sử học phải bơi lội trong một biển sách vở, khó tránh khỏi việc tin nhầm vào những sách không đáng tin cậy. Bởi vậy,  các bộ chính sử có giá trị hơn hẳn các bô sách lịch sử khác, chúng là chỗ dựa tốt nhất cho nhà sử học, khó có thể dùng những những sách vở khác để sửa đổi chính sử.

        Ở nước ta từ trước đến nay có hai bộ chính sử, đó là Đai Việt sử ký toàn thư (của các sử quan triều Hậu Lê, hoàn thành và  khắc in năm 1697, chép từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê) và  Khâm định Việt sử thông giám cương mục (của Quốc sử quán triều Nguyễn, hoàn thành năm 1859, ban hành năm 1884, ghi chép từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm Kỷ Dậu 1789, khi Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc). Cả hai bộ sách ấy  đều thuộc loại thông sử. Đó là  hai bộ sách lịch sử có giá trị rất cao, rất đáng tin cậy, là chỗ dựa cho việc biên soạn các sách có liên quan đến lịch sử ở nước ta. Mọi ý đồ sửa  đổi hai bộ sách này  đòi hỏi phải hết sức thận trọng

 2. Về năm nổ ra Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, theo chính sử Việt Nam
 a)      Đại Việt sử ký toàn thư, phần Ngoại kỷ do Ngô Sĩ Liên biên soạn, được khắc in năm 1697, chỉ chép rất vắn tắt về Khởi nghĩa Mai Thúc Loan:
      “Năm Nhâm Tuất [722] (Đường Huyền Tông Long Cơ, Khai Nguyên năm thứ 10), tướng giặc là Mai Thúc Loan chiếm giữ châu, xưng là Hắc Đế, bên ngoài liên kết với người Lâm Ấp, Chân Lạp, số quân nói là 30 vạn. Vua Đường sai Nội thị Tả giám môn Vệ tướng quân là Dương Tư Húc và Đô hộ là Nguyên Sở Khách đánh dẹp yên được” 
      (Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch của  Viện Khoa học xã hội Việt Nam,
         Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993)

.    Bên cạnh Dương Tư Húc, kẻ chỉ huy cuộc đàn áp  Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, sử gia Ngô Sĩ Liên còn nhắc đến Sở Khách, kẻ giữ chức Đô hộ (tuy chép sai họ của y)  Lời  văn như trên cho biết: cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan bùng nổ và thất bại trong năm Nhâm Tuất, Khai Nguyên thứ 10, tức là năm 722.
b)        Khâm định Việt sử thông giám cương mục  chép về  khởi nghĩa Mai Thúc Loan như sau:
     
        Năm Nhâm Tuất [722] (Đường Huyền Tông năm Khai Nguyên thứ 10).
       Tháng 7, mùa thu. Ở Hoan Châu, Mai Thúc Loan giữ lấy châu, tự xưng đế. Nhà Đường sai bọn Nội thị Dương Tư Húc sang đánh, phá được.

        Theo Đường thư, khoảng năm Khai Nguyên (713-741), An Nam có Mai Thúc Loan làm phản, tự xưng là Hắc Đế, chiêu tập quân 32 châu, ngoài liên kết với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp và Kim Lân, giữ vùng biển nam, quân số có đến 40 vạn. Tư Húc xin đi đánh, chiêu mộ 10 vạn quân, cùng với Quang Sở Khách tiến quân theo đường cũ của Mã Viện, nhân lúc bất ý sập đến đánh. Thúc Loan hoang mang nao núng, không kịp mưu tính cách đối phó, bị thua to. Tư Húc mới chôn những xác chết chung vào một nơi, đắp thành cái gò cao (kình quán) để ghi chiến công của mình rồi rút quân về.
(Khâm định Việt sử thông giám cương mụcbản dịch của  Viện sử học, Nxb Giáo dục,
     Hà Nội, 1998).

       Bộ chính sử thứ hai này cũng viết giống như Đại Việt sử ký toàn thư, cả hai  đều ghi chép một cách thống nhất:  cuộc khởi nghĩa của  Mai Thúc Loan bùng nổ năm Nhâm Tuất, Khai Nguyên thứ 10 (tức năm 722) và cũng thất bại trong năm ấy.
c)    Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim là sách kịch sử giản lược, chưa phải là chính sử nhưng nó là quyển sách lịch sử rất có uy tín, số người đọc ngày  càng nhiều và hiện nay vẫn được tái bản rất  nhiều lần. Đây là quyển sách Lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bẳng chữ quốc ngữ, xuất bản lần đầu vào năm 1921. Về Khởi nghĩa  Mai Thúc Loan, học giả họ Trần viết:
        Năm Nhâm Tuất (722) là năm Khai Nguyên thứ 10 về đời vua Huyền Tông nhà Đường, ở Hoan Châu có một người tên là Mai Thúc Loan nổi lên chống cự với quân nhà Đường. ...
        Vua nhà Đường sai quan nội thị là Dương Tư Húc đem quân sang cùng với quan Đô hộ là Quang Sở  Khách đi đánh  Mai Hắc đế. Hắc đế thế yếu chống không nỏi, phải  thua chạy, được ít lâu thì mất.
      (Việt Nam sử lược, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 2000)
       Sách này chép về năm nổ ra Khởi nghĩa Mai Thúc Loan cũng giống như ở hai bộ chính sử kia.
      Tất cả các sách về Lịch sử Việt Nam từ sau Việt Nam sử lược cho đến hiện nay, khi viết về Khởi nghĩa Mai Thúc Loan đều dựa theo các bộ sách vừa kể trên đây, đều ghi chép một cách thống nhất  rằng  Khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ năm 722 và cũng bị dập tắt trong năm đó.

  1. Về năm nổ ra Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, theo chính sử Trung Quốc        Cả hai bộ chính sử của Trung Quốc về thời nhà Đường là Cựu Đường-thư (hoàn thành năm 954, thời  Hậu Tấn) và Tân Đường-thư (hoàn thành năm 1054, thời Tống) đều ghi chép rất vắn tắt về Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
a)    Trong Cựu Đường –thư, tại quyển 8 (Bản kỷ 8, Huyền Tông thượng), có một câu kể về sự kiện trong năm Khai nguyên thứ 10 (722) là cuộc khởi nghĩa của  Mai Thúc Loan, nguyên văn chữ Hán như sau:
        秋八月丙戌,岭南按察使裴先上言安南贼帅梅叔鸾等攻围州县遣骠骑将军兼内侍杨思勖讨之。
Phiên âmThu bát nguyệt Bính Tuất, Lĩnh Nam án sát sứ Bùi Trụ Tiên thướng ngôn An Nam tặc suý Mai Thúc Loan đẳng công vi châu huyện, khiển phiêu kỵ tướng quân kiêm nội thị Dương Tư Húc thảo chi
Nghĩa làNgày Bính Tuất tháng 8, mùa thu, Lĩnh Nam án sát sứ là Bùi Trụ Tiên báo lên cấp trên (rằng) tướng giặc An Nam là bọn Mai Thúc Loan vây đánh các châu huyện, (hoàng đế) sai Phiêu kỵ tướng quân kiêm Nội thị Dương Tư Húc đánh dẹp.
      Thế là, Cựu Đường-thư cho biết rằng, Khởi  nghĩa  Mai Thúc Loan  bùng nổ  năm Khai Nguyên thứ 10, và tháng tám năm ấy, nhà Đường cử tướng Dương Tư  Húc đi đánh  dẹp.
b)              Ở  Tân Đường-thư, tại quyển 5 (Bản kỷ 5, Duệ Tông - Huyền Tông), chỗ nói về những sự kiện của năm Khai Nguyên thứ 10 (722) có câu: 七月丙戌,安南人梅叔鸾反,伏诛 (Phiên âm:Thất nguyệt, Bính Tuất, An Nam nhân Mai Thúc Loan phản, phục tru)Nghĩa là: Tháng 7, ngày Bính Tuất người An Nam là bọn Mai Thúc Loan phản loạn, giết chết. .
      Như vậy, Tân Đường-thư đã cho biết rằng, tháng bảy năm Bính Tuất, Khai Nguyên thứ 10, tức là năm 720, Mai Thúc Loan  dấy quân khởi nghĩa và  bị đàn áp ngay trong năm ấy. Ở đây thì ghi là vào tháng bảy, còn  Cựu Đường-thư thì ghi là vào tháng tám. Đã có sự đính chính lại, vì Tân Đường-thưđược viết muộn hơn Cựu Đường-thư một trăm năm.
       Ngoài ra, trong các đoạn ghi chép về tên hoạn quan Dương Tư Húc ở phần  Liệt truyện, cả Cựu Đường- thư và Tân Đường-thư đều có vài dòng về thành tích của y trong việc đàn áp cuộc Khởi nghĩa  Mai Thúc Loan. Nhờ đó mà Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục  có cơ sở để viết thêm vài chi tiết về cuộc khởi nghĩa này.
      Nói tóm lại, hai bộ chính sử của Việt Nam và cả hai bộ chính sử của Trung Quốc về thời nhà Đường đều ghi chép một cách thống nhất:  Khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ bùng nổ năm Nhâm Tuất, Khai Nguyên thứ 10, tức là năm 722
II    “ Phát hiện mới ” về năm bùng nổ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan  
        Tại  Hội thảo  “Mai Thúc Loan với Khởi nghĩa Hoan Châu” ở Nghệ An ngày 08/11/2008, ông  Phan Huy Lê đã trình bày “phát hiện mới” và khẳng định rằng, cuộc khởi nghĩa bùng nổ năm Khai Nguyên đầu, nhưng đến năm Khai Nguyên thứ 10 tức năm 722, quân nhà Đường mới tổ chức phản công chiếm lại An Nam.
       Kết quả của  Hội thảo này đã được ông Phan Huy Lê giới thiệu trong bài Khởi nghĩa  Mai Thúc Loan – Những vấn đề cần xác minh, đăng trên tạp chí Nghiên cứu  lịch sử số 02/2009 (trên tạp chíVăn hóa Nghệ An  điện tử thì có tên là Khảo sát lại cuộc Khởi nghĩa Mai Thúc Loan) và trong bảnTổng  kết  Hội thảo “Mai Thúc Loan với Khởi nghĩa Hoan Châu” do ông viết tại Hà  Nội, đề  ngày 01/3/2012  đã được gửi  đến nhiều  cơ quan.
       Trong bài Khởi nghĩa Mai Thúc Loan...,ở phần 4 (Về năm khởi nghĩa),  ông Phan Huy Lê viết:
         Trước đây, các tác giả Việt Nam có lẽ chỉ tham khảo phần bản kỷ của Đường thư nên đều chép cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ năm Khai Nguyên 10 tức năm 722. Nhưng nếu tra cứu kỹ thì Cựu Đường thư, phần liệt truyện, mục Hoạn quan có truyện Dương Tư Húc lại chép:  “Dương Tư Húc vốn họ Tô người Thạch Thành thuộc La Châu, làm nội quan (hoạn quan)..., Khai Nguyên năm đầu, thủ lĩnh An Nam Mai Huyền Thành làm phản, tự xưng Hắc Đế, cùng nước Lâm Ấp, Chân Lạp thông mưu hãm An Nam phủ. Sai Tư Húc đem binh đánh dẹp. Tư Húc đến Lĩnh Biểu, chiêu mộ con em các thủ lĩnh được binh mã hơn 10 vạn, theo đường cũ của Phục Ba mà tiến đánh xuất kỳ bất ý. Huyền Thành nghe tin sợ hãi, không kịp đề ra mưu kế, nên bị quan quân bắt, chém tại trận, giết hết bọn chúng, chất thây làm kình quán rồi rút về”
        Tân Đường thư, phần liệt truyện, truyện Dương Tư Húc cũng chép tương tự : “ Dương Tư Húc người Thạch Thành thuộc La Châu, vốn họ Tô... Khai Nguyên năm đầu, thủ lĩnh người Man ở An Nam (An Nam Man cừ) là Mai Thúc Loan làm phản, xưng Hắc Đế, dấy dân chúng 32 châu, bên ngoài liên kết với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân, chiếm giữ vùng Hải Nam, quân chúng có 40 vạn. Tư Húc xin cho chiêu mộ con em các thủ lĩnh được 10 vạn cùng An Nam đại đô hộ Quang Sở Khách theo đường cũ của Mã Viện, bất ngờ đánh, giặc sợ hãi, không kịp mưu tính, bị thua to, chất thây làm kình quán rồi rút về”
       Phân tích các tư liệu trên có thể hiểu cuộc khởi nghĩa bùng nổ năm Khai Nguyên đầu, nhưng đến năm Khai Nguyên thứ 10 tức năm 722, quân nhà Đường mới tổ chức phản công chiếm lại An Nam.
                   (Trích nguyên văn  của ông  Phan Huy Lê trong bài Khởi nghĩa  Mai Thúc  Loan – Những vấn đề cần xác minh)
        Chỉ qua đoạn văn này thôi, chúng tôi đã tìm thấy sai lầm lớn nhất của ông  Phan Huy Lê dẫn ông ấy đến “phát hiện mới” trái ngược với  sự ghi chép  trong chính sử Việt Nam và  chính sử Trung  Quốc. Đó là, tất cả những chỗ có bốn chữ Khai Nguyên năm đầu, trong nguyên văn bằng  chữ Hán  đều là  ba chữ “Khai Nguyên sơ”. Phải hiểu rằng, “Khai Nguyên sơ” có nghĩa là “những năm đầu  niên hiệu Khai Nguyên” hoặc “thời  kỳ đầu của  niên hiệu Khai Nguyên”. Chữ “sơ” có nghía là “khoảng thời gian ban đầu” chứ không phải là “thời điểm bắt đầu”. Trong lịch sử Việt Nam, thời “Lê sơ” được tính từ khi Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (1428) đến khi chính quyền rơi vào tay họ Mạc (1527) chứ “Lê sơ” không phải là năm 1428 - năm đầu tiên của triều đại nhà Lê.
   III. Hãy xem ông  Phan Huy Lê diễn giải về ba chữ  “Khai Nguyên sơ”
     Thực chất “phát hiện mới“ của ông Phan Huy Lê là ở chỗ, đáng lẽ  ba chữ “Khai Nguyên sơ” phải dịch là “những năm đầu niên hiệu Khai Nguyên” thì ông ta đã dịch là “năm đầu niên hiệu Khai Nguyên” hoặc “Khai Nguyên năm thứ nhất”, tức là năm 713. Hình như cũng có một chút băn khoăn trước  khi dịch liều như vậy, cho nên, cũng trong bài đã dẫn, ông ta viết: 
       Chỉ còn một tiểu tiết về thời gian cần xác định rõ. Cách ghi chép niên đại trong sử cũ, thường dùng niên hiệu, có khi kết hợp cả năm can chi. Hầu hết thư tịch của Trung Quốc đều chép "Khai Nguyên sơ". Chữ "sơ" theo Từ hải, có 4 nghĩa : (1) khởi đầu, lần thứ nhất, (2) ban đầu, đương sơ, (3) thấp nhất như sơ cấp, (4) chỉ ngày đầu của tháng hay khởi đầu của 10 ngày (10 ngày là một tuần) như sơ nguyệt, sơ thập... Trong sử biên niên, khi mở đầu một năm theo niên hiệu, ví dụ niên hiệu Khai Nguyên năm thứ nhất thường viết là "Khai Nguyên nguyên niên", rồi năm thứ hai là "Khai Nguyên nhị niên"... Nhưng trong một đoạn văn khi viết "Khai Nguyên sơ" có nghĩa là đầu niên hiệu Khai Nguyên tức năm Khai Nguyên thứ nhấtCũng có người hiểu "Khai Nguyên sơ" là những năm đầu niên hiệu Khai Nguyên (713-744), có thể những năm 713, 714, 715... Nhưng Hương Lãm Hắc đế ký của Việt điện u linh viết rõ Khai Nguyên năm thứ nhất kèm theo năm can chi là năm Quý Sửu tức năm 713. Như vậy có thể xác định niên hiệu "Khai Nguyên sơ" là năm Khai Nguyên thứ 1ứng với năm can chi là năm Quý Sửu, tức năm 713. Đó là sự phù hợp và thống nhất giữa niên hiệu và can chi.
          Trong  4 nghĩa của chữ “sơ”  mà từ điển Từ hải (ấn bản 1989) đã giải thích, ông Phan Huy Lê chú  ý vào nghĩa (4). Đúng là phải như vậy. Nhưng, ông đã chép sai lời giải nghĩa của Từ hải, với nguyên văn lời viết của ông ta như sau: (4) chỉ ngày đầu của tháng hay khởi đầu của 10 ngày (10 ngày là một tuần) như sơ nguyệt, sơ thập...Thế là  ông Phan Huy Lê đã hiểu sai rằng, “sơ”  nghĩa là ngày đầu tháng (tức là ngày mồng 1) và các ngày 11, 21 trong tháng. Ở  đây, Từ hải không nêu từ  sơ nguyệt (như ông Phan Huy Lê đã viết)  – nghĩa là trăng đầu tháng, mà nêu từ nguyệt sơ, nghĩa lànhững ngày đầu thàng .  Về điềm này, Từ hải (các ấn bản  1989, 1999) viết như sau:  夏历指每月开头的几天或开头十天月初.初一初十 (hạ lịch chỉ mỗi nguyệt khai đầu đích kỷ thiên hoặc thập thiên, như: nguyệt sơ,  sơ nhất, sơ thậpNghĩa là: lịch truyền thống của Trung Quốc chỉ vài ngày hoặc mười ngày đầu mỗi tháng, như: nguyệt sơ – những ngày đầu tháng , phần đầu tháng - từ mồng một đến mồng mười; sơ nhất – mồng một; sơ thập – mồng mười .
       Cứ nhìn lên tờ lịch thì rõ, mười ngày đầu tháng âm lịch có tên là  sơ nhất, sơ nhị, sơ tam....,.sơ thập. Với nghĩa này, các từ điển Hán – Anh  dịch  chữ là in the early part. nghía là trong phần  đầu(của một khoảng thời gian nhất định, trong thời đoạn 1/3 đầu tiên), nguyệt sơ nghĩa là  những ngày đầu tháng (từ mồng mười trở về trước). Như vậy, Khai Nguyên sơ nghĩa là  những năm đầu niên hiệu Khai Nguyên, mà niên hiệu này kéo dài  từ năm 713 đến năm 742, cho nên, ngay cả năm 722 cũng vẫn là phần  đầu của niên hiệu này, vẫn là Khai Nguyên sơ.
       Dựa vào Hương Lãm Hắc đế ký để làm căn cứ cho cách dịch các chữ “Khai Nguyên sơ” theo ý riêng của mình là một sai lầm nghiêm trọng nữa, nhằm  “nói lấy được”.Ông Phan Huy Lê đã sử dụng việc ghi chép tên của năm Khai Nguyên thứ nhất (713) theo Can-Chi  là năm Quý Sửu làm chỗ dựa để ông “yên tâm” dịch nhóm từ “Khai Nguyên sơ” thành “năm đầu niên hiệu Khai nguyên”.:
....Nhưng, Hương Lãm Hắc đế ký của Việt điện u linh viết rõ Khai Nguyên năm thứ nhất kèm theo năm can chi là năm Quý Sửu tức năm 713. Như vậy có thể xác định niên hiệu "Khai Nguyên sơ" là năm Khai Nguyên thứ 1, ứng với năm can chi là năm Quý Sửu, tức năm 713. Đó là sự phù hợp và thống nhất giữa niên hiệu và can chi.
               (Nguyên văn của ông Phan Huy Lê trong bài đã dẫn)
         Việc Việt điện u linh ghi rõ cả niên hiệu là năm Khai Nguyên thứ nhất và cả năm theo Can Chi là năm Quý Sửu tức năm 713 (mà ông Phan Huy Lê cho là chứng cứ rất quan trọng!)  không hề  có giá trị gì cả, bởi vì, khi đã biết năm Khai Nguyên thứ 10 là năm Nhâm Tuất thì đứa con nít 10 tuổi mà thông minh một chút cũng tính nhẩm ra năm Khai Nguyên thứ nhất là năm Quý Sửu. Những người kể chuyện cổ tích hoặc viết các truyện thần linh thường hay gắn các sự việc trong câu chuyện với các nhân vật cụ thể, các địa danh cụ thể, các mốc  thời gian cụ thể, đó là việc mà họ thường làm, dễ như chơi. Cho nên, việc Chư Cát Thị  viết thêm chữ Quý Sửu bên cạnh mấy chữ “năm đầu  niên hiệu Khai Nguyên” thì cũng chẳng làm tăng độ tin cậy trong truyện của ông ấy.
        Một tác giả vô danh ghi chép một truyện truyền miệng mà chính người ấy có thể phóng tác tùy theo ý  mình, vậy mà được ông  GS Phan Huy Lê dựa theo để sửa đổi cả tri thức lịch sử và cảm thức ngôn ngữ qua nhiều thế kỷ  của cả dân tộc Việt Nam. Nguy hại thay!
        Thêm một điều rất cần biết là,. từ tháng 01 đến tháng 11 năm Quý Sửu (713) vẫn thuộc niên hiệu Tiên Thiên năm thứ hai; bắt đầu từ ngày 1 tháng  12 mới đổi sang niên hiệu Khai Nguyên. Chỉ cần xem Niên biểu Trung Quốc ở cuối từ điển Từ hải, hoặc tra mục từ Khai Nguyên  (開元开元trên Google thì sẽ thấy ngay chứ  không cần phải tra cứu trong Cựu Đường thư hay Tân Đường thư.Niên hiệu  Khai Nguyên nguyên niên (năm thứ nhất) chỉ gồm có 1 tháng, là tháng 12 năm Qúy Sửu. Hẳn là tác giả của Hương Lãm Hắc đế ký và ông Phan Huy Lê đều không biết điều này nên mới “quyết định” cho Mai Thúc Loan khởi nghĩa vào tháng tư năm Khai Nguyên thứ nhất. Hơn nữa, năm Quý Sửu ấy tương ứng với năm 713 nhưng không hoàn toàn trùng với năm 713. Sự thực thì, cũng như mọi tháng 12 âm lịch khác,  tháng 12 năm Quý Sửu (tháng đầu tiên và  cũng là tháng cuối  cùng của năm Khai Nguyên thứ nhất) là đã sang năm dương lịch mới rồi, tức là trúngi vào tháng giêng năm 714.
IV     Các sử gia tiền bối đều đọc kỹ Cựu Đường –thư và Tân Đường-thư
      Chúng ta đã biết rằng, theo ông Phan Huy Lê thì  các nhà sử học tiền bối như cụ Ngô Sĩ Liên và các sử thần của Quốc  sử quán  triều Nguyễn chỉ đọc phần Bản kỷ ở các  sách Cựu  Đường-thư  và Tân Đường-thư  trong đó chép việc Mai Thúc Loan bị đánh dẹp vào năm Khai Nguyên thứ 10 (722), nhưng vì không đọc đoạn nói về  Dương Tư  Húc trong phần Liệt truyện (như ông  Phan Huy Lê đã đọc kỹ) nên họ đã nhầm lẫn về năm bùng nổ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Sự thực thì hoàn toàn ngược lại: Các sử gia tiền bối đã đọc ký Cựu Đường-thư và Tân Dường-thư, còn ông Phan Huy Lê thì chưa đọc  mà chỉ lướt qua vài đoạn văn dịch từ hai bộ sách ấy nên đã nói liều và chê trách các cụ
        Điều này rất dễ chứng minh..
          Năm 2005, khi viết bài Chớ nên bịa đặt cứ liệu lịch sử (đăng trên báo  Người đại biểu nhân dân ngày 07 và 08/12/2005) để vạch tội 8 nhà sử học tác giả sách Lịch sử Hà Tĩnh(trong đó có ông Phan Huy Lê)  đã bịa đặt cứ liệu lịch sử khi họ viết  rằng, sách Đường thư đã ghi chép việc Mai Thúc Loan từng làm phu gánh quả vải  đi nộp cống, chúng  tôi đã  tìm tòi tất cả những đoạn nói về Mai Thúc Loan trọng hai bộ sách Cựu Đường –thư vày Tân Đường –thư.  Kết quả cho thấy rằng, ở  mỗi bộ sách  chỉ có hai chỗ nói đến Mai Thúc Loan, và chúng tôi đã chép các đoạn ấy bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt và  in lên báo (như đã nhắc đến ở mục I trên kia), ở đây xin nhắc lại:
  a)     Trong Cựu Đường –thư, tại quyển 8 (Bản kỷ 8, Huyền Tông thượng)., chỉ  có một câu gồm 40 chữ nói về một sự kiện trong năm Khai nguyên thứ 10 (722), nguyên văn bằng chữ Hán,  như sau:
          秋八月丙戌,岭南按察使裴先上言安南贼帅梅叔鸾等攻围州县遣骠骑将军兼内侍杨思勖讨之。
Phiên âmThu bát nguyệt Bính Tuất, Lĩnh Nam án sát sứ Bùi Trụ Tiên thướng ngôn An Nam tặc suý Mai Thúc Loan đẳng công vi châu huyện, khiển phiêu kỵ tướng quân kiêm nội thị Dương Tư Húc thảo chi
Nghĩa làNgày Bính Tuất tháng 8, mùa thu, Lĩnh Nam án sát sứ là Bùi Trụ Tiên báo lên cấp trên (rằng) tướng giặc An Nam là bọn Mai Thúc Loan vây đánh các châu huyện, (hoàng đế) sai Phiêu kỵ tướng quân kiêm Nội thị Dương Tư Húc đánh dẹp.
      Trong quyển 184 (Liệt truyện 134, Hoạn quan) ghi chép về 14 hoạn quan, có 493 chữ nói  về Dương Tư Húc, trong đó có 97 chữ nói về việc y đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, như sau:
 开元初,安南首领梅玄成叛,自称黑帝。与林邑、真腊国通谋,陷安南府。诏思勖将兵讨。思勖至岭表,鸠募首领子弟兵马十余万,取伏波故道以进,出其不意。玄成遽闻兵至,惶惑计无所出,竟为官军所擒,临阵斩之,尽诛其党与,积尸为京观而
Phiên âmKhai Nguyên sơ, An Nam thủ lĩnh Mai Huyền Thành bạn, tự xưng "Hắc Đế". Dữ Lâm Ấp, Chân Lạp quốc thông mưu, hãm An Nam phủ. Chiếu Tư Húc tướng binh thảo chi. Tư Húc chí Lĩnh Biểu, cưu mộ thủ lĩnh tử đệ binh mã thập dư vạn, thủ Phục Ba cố đạo dĩ tiến, xuất kỳ bất ý. Huyền Thành cự văn binh chí, hoảng hoặc kế vô sở xuất, cánh vi quan quân sở cầm lâm trận trảm chi, tận tru kỳ đảng dữ, tích thi vi kinh quán nhi hoàn.
 Nghĩa làNhững năm đầu niên hiệu Khai Nguyên (713-741), thủ lĩnh An Nam là Mai Huyền Thành làm phản, thông mưu với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp, đánh phá phủ thành An Nam. (Hoàng đế) sai Tư Húc đem quân dánh dẹp. Tư Húc đến Lĩnh Nam, chiêu mộ con em bọn thủ lĩnh ở đó, người và ngựa được hơn mười vạn, theo đường cũ của Mã Viện mà tiến đánh bất ngờ. Bọn Huyền Thành chợt nghe tin quân (của Tư Húc) đến, hoảng sợ không nghĩ được kế gì, liền bị quan quân bắt hoặc chém chết tại trận, giết hết phe đảng, dồn xác chết thành đống rồi rút quân về.
      Đại Việt sử ký toàn thư, phần  Ngoại  kỷ do Ngô Sĩ Liên biên soạn, viết về Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đã kể ra ở phần I, xin nhắc lại ở đây), như sau::
      Năm Nhâm Tuất [1722] (Đường Huyền Tông Long Cơ, Khai Nguyên năm thứ 10), tướng giặc là Mai Thúc Loan chiếm giữ châu, xưng là Hắc Đế, bên ngoài liên kết với người Lâm Ấp, Chân Lạp, số quân nói là 30 vạn. Vua Đường sai Nội thị Tả giám môn Vệ tướng quân là Dương Tư Húc và Đô hộ là Nguyên Sở Khách đánh dẹp yên được.
        Nếu chỉ dựa vào phần Bản kỷ trong Cựu Đường thư thì không  thể đủ ý để viết mấy câu này. Rõ ràng là cụ Ngô Sĩ Liên đã lấy cứ liệu ở quyển 8 (Bản kỷ 8, Huyền Tông thượng) của Cựu Dường thưđể ghi thời điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, và dựa vào quyển 184 (Liệt truyện 134, Hoạn quan), lấy ý chính để viết lại sự kiện khởi nghĩa này cho gọn hơn. Chỉ ở quyển 184 (Liệt truyện 134, Hoạn quancủa Cựu Đường thư  mới nói  đến việc Mai Thúc Loan tự xưng  “Hắc Đế”, liên kết với  Lâm Ấp, Chân Lạp..Ở đây có nhắc đến  Sở Khách, tuy chép không đúng họ của tên giặc ấy nhưng điều này cũng chứng tỏ rằng, sử gia Ngô Sĩ Liên còn tham khảo sách khác nữa  ngoài  Cựu Đường thư.
        Những điều vừa kể chứng tỏ rằng, ông Phan Huy Lê chỉ “đọc” Cựu Đường thư một cách chắp vá qua lời dịch của người khác (chứ không “tra cứu kỹ” như ông đã khoe) nên đã “nói mò”, dám  chê trách cụ Ngô Sĩ Liên là không tra cứu sách Tàu cho đến nơi đến chốn như mình.  
   b)   Ở  Tân Đường-thư, tại quyển 5 (Bản kỷ 5, Duệ Tông - Huyền Tông), trong số 156 chữ nói về những sự kiện của năm Khai Nguyên thứ 10 (722) có câu: 七月丙戌,安南人梅叔鸾反,伏诛 (Phiên âm:Thất nguyệt, Bính Tuất, An Nam nhân Mai Thúc Loan phản, phục tru). Nghĩa là: Tháng 7, ngày Bính Tuất người An Nam là bọn Mai Thúc Loan phản loạn, chém chết. .
      Tại quyển 207 (Liệt truyện 132, Hoạn giả thượng), có 400 chữ nói về Dương Tư Húc, trong đó có 84 chữ nói về việc y đánh bại cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan:
 开元初,安南蛮渠梅叔鸾叛,号黑帝,举三十二州之众,外结林邑、真腊、金邻等国,据海南,众号四十万。思勖请行,诏募首领子弟十万,与安南大都护光楚客繇马援故道出不意,贼驴眙不暇谋 遂大败,封尸为京观而还
 Phiên âmKhai Nguyên sơ, An Nam man cừ Mai Thúc Loan bạn, hiệu Hắc Đế, cử tam thập nhị  châu chi chúng, ngoại kết Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân đẳng quốc, cứ Hải Nam, chúng hiệu tứ thập vạn. Tư Húc thỉnh hành, chiếu mộ thủ lĩnh tử đệ thập vạn dữ An Nam đại đô hộ Quang Sở Khách dao (=do) Mã Viện cố đạo xuất bất ý, tặc lư xí bất hạ mưu, toại đại bại, phong thi vi kinh quán nhi hoàn.
 Nghĩa làNhững năm đầu niên hiệu Khai Nguyên,  thủ lĩnh bọn man di là  Mai Thúc Loan ở An Nam nổi loạn, xưng là Hắc Đế, lôi kéo dân chúng  ở 32 châu, bên ngoài thì liên kết với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân, giữ vùng Hải Nam, số quân đến 40 vạn. Dương Tư Húc xin đi đánh, chiêu mộ con em thủ lĩnh được 10 vạn quân, cùng với An Nam đại đô hộ là Quang Sở Khách theo đường cũ của Mã Viện mà tiến đánh bất ngờ, bọn giặc ngơ ngác không nghĩ được mưu kế gì, liền đại bại, (Tư Húc) chôn xác chết thành gò đống rồi rút quân về. 
     Về sự kiện này, Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết (đã nêu ở mục I, xin nhắc lại):
      Năm Nhâm Tuất (722). (Đường Huyền tông, năm Khai Nguyên thứ 10). Tháng 7, mùa thu. Ở Hoan Châu, Mai Thúc Loan giữ lấy châu, tự xưng đế. Nhà Đường sai bọn nội thị Dương Tư Húc sang đánh, phá được
         Theo Đường thư, khoảng năm Khai Nguyên (713-741), An Nam có Mai Thúc Loan làm phản, tự xưng là Hắc đế, chiêu tập quân 32 châu, ngoài liên kết với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp và Kim Lân, giữ vùng biển nam, quân số có đến 40 vạn. Tư Húc xin đi đánh, chiêu mộ 10 vạn quân, cùng với Quang Sở Khách tiến quân theo đường cũ của Mã Viện, nhân lúc bất ý, sập đến đánh. Thúc Loan hoang mang nao núng, không kịp mưu tính cách đối phó, bị thua to. Tư Húc mới chôn những xác chết chung vào một nơi, đắp thành cái gò cao (kình quán) để ghi chiến công của mình, rồi rút quân về.”
(Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản dịch của  Viện sử học, Nxb Giáo dục,
     Hà Nội, 1998).
      Mấy câu in bằng  nét đậm được viết  dựa theo quyển 5 (Bản kỷ 5, Duệ Tông - Huyền Tông) củaTân Đường -thư. Những câu in bằng  chữ nét mảnh  ở phía dưới là dựa theo quyển 207 (Liệt truyện 132, Hoạn giả thượng) cũng trong Tân Đường -thư. Nguyên văn  chữ Hán trong Khâm định Việt sử thông  giám cương mục như sau:
 唐开元,安南梅叔鸾叛,号黑帝,举三十二州之众,外结林邑、真腊、金邻等国,据海南,众号四十万。思勖请行,召募兵十万,与光楚客繇马援故道出不意,叔鸾震不暇谋大败,封尸为京观而还.    (74 chữ)
Phiên âm: Đường Khai Nguyên, An Nam Mai Thúc Loan bạn,  xưng Hắc đế, cử tam thập nhi châu chi chúng,  ngoại kết Lâm Ấp Chân Lạp Kim Lân đẳng quốc, cứ Hải Nam, chúng hiệu tứ thập vạn, Tư Húc  thỉnh hành, triệu mộ binh thập vạn dữ Quang Sở  Khách dao Mã Viện cố đạo xuất bất ý  Thúc Loan chấn hãi bất hạ mưu, đại bại, phong thi vi kình quán nhi hoàn.

      Trong nguyên văn chữ Hán, đoạn này gồm 74 chữ, so với đoạn tương ứng trong Tân Đường thưthì ngắn hơn 10 chữ. Trong 74 chữ đó thì có 71 chữ trùng với Tân Đường –thư. Trong số 13 chữ bị “thiếu” .so với Tân Đường thư thì có 10 chữ bị bỏ, nhóm từ “Khai Nguyên sơ” thì  thay bằng “Đường Khai Nguyên”;  chữ xí  (phải  có các bộ đại tự điển thì mới đọc được,  có nghĩa là ngơ ngác) được thay bằng hai chữ “chấn hãi” nghĩa là “giật mình hoảng hốt”. Có thể nói, Khâm đinh Việt sử thông giám cương mục đã tận dụng  ngôn từ trong    Liệt truyện 132, Hoạn giả thượng  của Tân Đường  thư

         Tất cả 13 chữ “thiếu” ấy được nêu rõ trong bảng dưới đây:

Tân Đường-thư viết:
Khâm định Việt sử thông giám cương mụcviết
Khai Nguyên sơ (những năm đầu niên hiệu Khai  nguyên)
Đường Khai Nguyên (Niên hiệu Khai Nguyên của nhà Đường), khác 1 chữ)
An Nam man cừ Mai Thúc Loan            
An Nam Mai Thúc Loan (bỏ 2 chữ “man cừ”)
Chiếu  mộ thủ lĩnh tử đệ thập vạn  (chiêu mộ mười vạn con em các thủ lĩnh)
Triệu mộ binh thập vạn (chiêu mộ ba vạn binh; giảm 3 chữ)
An Nam đại đô hộ Quang Sở Khách  (viết đầy đủ chức tước của  Quang Sở Khách)     
Quang  Sở Khách  (bỏ 5 chữ chỉ chức tước của Quang Sở  Khách là “An Nam đại đô hộ”)       
tặc lư xí bất hạ mưu, toại đại bại     
(bọn giặc ngu dốt không nghĩ được mưu kế gì, liền đại bại)         
Thúc Loan chấn hãi bất hạ mưu, đại bại
(bỏ 2 chữ “tặc lư”, thay bằng “Thúc Loan”; thay chữ “xí”  bằng hai chữ “chấn hãi” )
          
       Tất cả những chữ mà Khâm định Việt sử thông giám cương mục bỏ  đi đều  không làm thay đổi nghĩa của câu văn, mà chỉ thể hiện lập trường dân tộc của các sử quan, ví dụ  bỏ các chữ “man cừ” (thủ lĩnh man rợ), bỏ cách xưng hô trịnh trọng  đối với Quang Sở Khách; thay chữ “tặc lư” (bọn giặc ngu ngốc) bằng  tên của người anh hùng chống giặc là Thúc Loan. 

        Một lần nữa, chúng ta thấy rằng,  ông Phan Huy Lê không tra cứu (hoặc không thể tra cứu) gì cả, mà ông chỉ  “đoc”  sách Trung Quốc bằng tiếng Việt, qua các đoạn văn dịch, và cũng chỉ  đọc qua loa nên không nhận ra rằng, Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã triệt để sử  dụng  ngôn từ của Liệt truyện 132 trong Tân Đường thư.

        Đến đây thì đã có đủ cơ sở để nói rằng, không thể tin những điều ông Phan Huy Lê nói hoặc viết, phải luôn luôn tỉnh  táo trước lời lẽ của ông này, nếu không, sẽ bị mắc lừa.
  V    Sai lầm hay mưu mẹo?
    1. Sưu tầm  “cứ  liệu lịch sử ” một cách tùy tiện, chỉ cần hợp với ý đồ của mình.
         Theo lời ông  Phan Huy Lê trong bài đã dẫn, ông đã dựa vào An Nam chí lược  của Lê Tắc và truyện Hương Lãm Mai Đế ký trong Tân đính hiệu bình Việt điện u linh để tìm ra năm nổ ra  khởi nghĩa Mai Thúc Loan là năm Quý Sửu, Khai Nguyên năm thứ nhất, tức năm 713. Ông cho biết:
   ... Trong quyển 9 (của An Nam chí lược – LMC ghi chú)  viết về các quan đô hộ, kinh lược An Nam thời Đường, có đoạn chép về "Nguyên Sở Khách" như sau : “Người Giang Lăng,năm đầu niên hiệu Khai Nguyên đổi làm An Nam đô hộ, cùng Dương Tư Húc dẹp yên cuộc nổi loạn của người Man là Mai Thúc Loan”  (Lê Tắc viết nhầm chữ Quang  thành chữ Nguyên  – LMC ghi chú)
..... Hương Lãm Hắc Đế ký trong Tân đính hiệu bình Việt điện u linh cũng chép  Mai Thúc Loan khởi nghĩa, chiếm châu huyện và xưng đế vào “năm Quý Sửu mùa hạ, tháng tư, vào thời Đường Huyền Tông, niên hiệu Khai Nguyên thứ nhất” vậy. Đây là truyện bổ sung của Chư Cát Thị vào năm Cảnh Hưng thứ 35, tức năm 1774.
          Như vậy là hai tác giả người Việt, Lê Tắc vào đầu thế kỷ XIV và Chư Cát Thị vào giữa thế kỷ XVIII, đã đưa ra một niên đại thống nhất cho cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan vào năm Khai Nguyên thứ nhất.An Nam chí lược ghi là "Khai Nguyên sơ" và Việt điện u linh ghi rõ cả niên hiệu là năm Khai Nguyên thứ nhất và cả năm theo can chi là năm Quý Sửu tức năm 713.
       Thế là ông Phan Huy Lê đã sử dụng hai quyển sách ấy để đính chính hai bộ sách chính sử Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định việt sử thông giám cương mục.
        Đây là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng .
        Về nguyên tắc, chỉ có thể coi  An Nam chí lược là sách tham khảo, có giá trị gợi ý hoặc  bổ sung và minh họa cho các sách chính sử nếu nó (An Nam chí lược) nhất quán với các sách ấy, chứ không thể  dùng nó để đính chính các sách chính sử. Nếu sự gợi ý của Lê Tắc đã khiến ông Phan Huy Lê phải tra cứu trong Tân Đường thư, và thấy sử liệu trong đó cũng  giống như trong sách của Lê Tắc, thì ta phải hiểu rằng, Lê Tắc đã  dựa vào Tân Đường thư để biên soạn sách của mình. Bởi vì Tân Đường thư là một bộ chính sử, được tin cậy từ gần  một ngàn năm rồi, và, nó đã ra đời trước Lê Tắc vài thế kỷ. Khi ta  tiếp thu sử liệu ấy thì phải nói đó là sử liệu của Tân Đường thư chứ đâu phải là của Lê Tắc. Vậy mà ông Phan Huy Lê lại dựa theo Lê Tắc để kiểm tra Tân  Đường  thư và thấy rằng  sách này viết cũng đúng, rồi chê trách  cụ Ngô Sĩ Liên và các sử quan  của  triều Nguyễn tuy có đọc chính sử của Trung Quốc nhừng  không  tra cứu  kỹ  như ông  Phan Huy Lê  nên mới gây nhầm lẫn cho rất nhiều thế hệ, kéo dài đến hiện nay.
         Lê Tắc tuy có học, biết viết lách, nhưng chỉ là một tên Việt gian sống lưu vong, làm sao có tư thế, có phương tiện, có trách nhiệm với hậu thế để viết sử như Âu Dương Tu (1007 – 1072), một trong “bát đại gia” của hai triều đại Đường – Tống? Thế mà ông Phan Huy Lê dùng Lê Tắc để kiểm chứng Âu Dương Tu. Làm như thế thì chẳng khác gì  thử  ADN ở con của một phụ nữ để xác định địạ vị pháp lý  của người chồng chính thức đang sống cùng chị ta. Chẳng may mà chị ta chửa hoang thì ông chồng hợp pháp kia bị đuổi ra khỏi nhà chăng? Lê Tắc sinh năm nào không rõ, chết năm nào cũng không ai hay, chỉ biết là y chạy theo Thoát Hoan sang Tàu năm 1285. Ông ta chì đọc sách của người đời trước rồi tập hợp lại thành sách để giải buồn trong  những ngày sống ô nhục trên đất Tàu. Ông ta không thể giao du với các bậc cao sĩ ở Trung Quốc, sách vở mà ông ta có chắc cũng không nhiều. Hẳn là ông ta không dốt đến nỗi nhầm chữ Quang  thành chữ Nguyên  (rồi gọi Quang Sở Khách là Nguyên Sở Khách), mà có lẽ vì ông ta chỉ đọc vài quyển sách cũ nát hoặc chép tay lèm nhèm, do nghèo túng và không có  bạn bè trong giới học thuật. Sách của ông ta viết chỉ có giá trị bổ sung và minh họa cho chính sử nếu không viết  trái với chính sử,  làm sao có thể dùng để sửa đổi chính sử?
         Còn Chư Cát thị là ai? Lý Tế Xuyên là ai? Đành rằng, họ là những  người tử tế chứ không tồi tệ như Lê Tắc, nhưng sách Việt điện u linh (được coi là do Lý Tế Xuyên biên soạn đầu tiên)  là sách ghi chép các truyền thuyết về thần linh ở nước ta, lai lịch của tác giả không rõ ràng, lại được thêm bớt nhiều lần qua các đời. Cả Chư Cát thị (còn đọc là Gia Cát thị, nghe nói là người họ Gia Cát ở Hải Dương, có đúng thế không, hay chí là mượn họ của Khổng Minh Gia Cát Lượng để đùa cho vui  hoặc để tạo thêm chút uy tín?) cũng thế, lai lịch ra sao cũng chưa biết, vậy mà khi thấy có truyện Hương Lãm Hắc đế ký trong tập Tân đính hiệu bình Viện điện u linh hợp với khẩu vị của mình, ông Phan Huy Lê mừng rỡ, vớ lấy nó làm làm“sử liệu”, để “quyết định” cho Mai Thúc Loan khởi nghĩa vào năm Khai Nguyên thứ nhất.
          Các bộ chính sử đều đã trải qua sự sàng lọc khắt khe, cho nên, những sự kiện được ghi trong đó là đáng tin cậy hơn hẳn ở các bộ sách khác. Bởi vậy, khi thấy  ông  Phan Huy Lê cho biết, tuy Cựu Đường-thư và Tân Đường- thư đều xác nhận rằng  khởi nghĩa Mai Thúc  Loan nổ ra năm đầu  niên hiệu Khai Nguyên (tức năm 713), nhưng ông còn phải tra cứu thêm ở  Sách phủ nguyên quy và Quảng Tây thông chí và thấy kiết quả cũng đúng như thế, để chứng tỏ rằng “phát hiện” của ông  là có tính khả tín rất cao.. Ông Phan Huy Lê tưởng rằng, điều ông cần chứng minh càng được nhiều sách xác nhận thì càng  có giá trị, nhưng ông đã làm một việc rất chướng ngược là đem những bộ sách có giá trị thấp để kiểm chứng những bộ sách có giá trị cao hơn hẳn (được thừa  nhận từ trên – dưới một ngàn năm). Vậy, chẳng may những bộ sách có giá trị thấp kia chép khác so với  hai bộ sách có đô tin cậy cao thì ông xử lý như thế nào?, ông  sẽ chọn sách nào, dựa trên tiêu chí gì? Như vậy rõ ràng là ông  Phan Huy Lê chưa biết sử dụng sách. Việc ông nêu ra nhiều tên sách, ra vẻ ta đây “thông kim bác cổ” phỏng có ích gì? Có giá trị gì? Đó chỉ là một việc làm vô nghĩa, chỉ có tác dụng lòe bịp những kẻ nhẹ dạ và kém hiểu biết.
. 2. Dùng sách của Lê Tắc để chở ý của Phan Huy Lê
         Cũng theo bài đã dẫn,  sau khi khảo cứu sách An Nam chí lược, ông Phan Huy Lê cho biết:
       Trong quyển 9 (của An Nam chí lược – LMC ghi chú)  viết về các quan đô hộ, kinh lược An Nam thời Đường, có đoạn chép về "Nguyên Sở Khách" như sau : “Người Giang Lăng,năm đầu niên hiệu Khai Nguyên đổi làm An Nam đô hộ, cùng Dương Tư Húc dẹp yên cuộc nổi loạn của người Man là Mai Thúc Loan”  (Lê Tắc viết nhầm chữ Quang  thành chữ Nguyên  – LMC ghi chú).
        Từ đó, ông chọn An nam chí lược làm bằng chứng để khẳng  định  tính chính xác của truyệnHương  Lãm Hắc Đế ký  trong việc ghi chép năm nổ ra cuộc Khởi nghĩa Mai thúc Loan
      Câu văn được ông Phan Huy Lê trích dẫn kia nằm  ở quyển 9 (Các quan Đô Đốc, Đô Hộ) của An Nam chí lược, có nguyên văn chữ Hán như sau:
  元楚客江陵人開元初,迻安南都護同楊思勗平蠻渠梅叔鸞之叛.(Nguyên Sở Khách: Giang Lăng nhân, Khai Nguyên sơ, di An Nam đô hộ, đồng Dương Tư Húc bình man cừ Mai Thúc Loan chi bạn)
         Hóa ra là,, cái năm đầu niên hiệu Khai Nguyên  - chứng cứ bằng vàng ròng giúp ông ấy sửa chữa “nhầm lẫn qua nhiều thế kỷ” trong chính sử, chỉ là do ông dịch ba chữ “Khai Nguyên sơ” theo cách riêng của ông. Đó là  cách dịch sai, là cách dịch xuyên tạc để bắt “sự thật” phải  uốn  theo ý muốn của ông Phan Huy Lê chứ không đúng theo ý của Lê Tắc. Ngoài ra, mệnh đề “cùng Dương Tư Húc dẹp yên cuộc nổi loạn....”  là nói về việc thứ hai của Sở Khách, không phải là y sang An Nam vào “năm đầu niên hiệu Khai Nguyên” cùng với Dương Tư Húc để quy kết rằng “cuộc nổi loạn” nổ ra vàonăm đầu niên hiệu Khai Nguyên cho hợp váo  truyện Hương Lãm  Hắc đế ký. Việc Dươing Tư Húc đem quân đi đánh dẹp Mai Thúc Loan thì Cựu Đường thư và Tân Đường thư đã ghi rõ là  vào năm Nhâm Tuất (722) rồi, Ông  Phan Huy Lê có chứng cứ gì để cải chính rằng Dương Tư Húc sang An Nam cùng một lúc với Quang Sở Khách từ năm Khai Nguyên thứ nhất (theo cách dịch xuyên tạc của ông) để đánh Mai Thúc Loan? Phải  chăng, ông Phan Huy Lê đã phát hiện được sự mâu thuẫn, tình trạng  “tiền hậu bất nhất” trong việc ghi chép thành tích của Dương Tư Húc ở  hai bộ chính sử về thời nhà Đường?
          Sự thực thì Lê Tắc chẳng nói lên điều gì khác với những sách từ các đời trước ông ta.  Lê Tắc không xác nhận thời điểm nổ ra Khởi nghĩa Mai Thúc Loan là năm Khai Nguyên thứ nhất  như trong truyện Hương Lãm Hắc Đế ký, nhưng vì  ông Phan Huy Lê thích thú với “cứ liệu” trong truyện này  và muốn nâng độ khả tín của nó nên mới đề cao giá trị  sử học của   An Nam chí lược rồi dịch sai câu văn của Lê Tắc, bắt  Lê Tắc  xác nhận một thời điểm rất cụ thể được nêu trong  truyện Hương  Lãm Hắc Đế ký. Đó là thủ đoạn lập lờ, đánh tráo, dọn đường cho việc biến  những chuyện thần linh thành “cứ liệu lịch sử”.để đi đến  một cuộc “khám phá” mới mẻ. Lê Tắc có tội làm Việt gian nhưng không có tội bịa đặt “cứ liệu” lịch sử như ông Phan Huy Lê đã làm trong vụ “cống vải” và đang làm trong vụ “khẳng định năm nổ ra Khởi nghĩa Hoan Châu” là năm 713. Cứ như vậy thì bất cứ cái gì mà ông Phan Huy Lê ưa thích đều trở thành “cứ liệu lịch sử “ hết thảy.
           Như vậy, việc gán “giá trị sử học rất đáng tin cậy” cho An Nam chí lược và tập truyện thuyết thần tích Việt điện u linh đã là một sai lầm nghiêm trọng, phản khoa học rồi, nhưng, tệ hơn nữa, ông  Phan Huy Lê còn  cố ý bắt Lê Tác phải xác nhận tính khả tín lich sử của Việt điện u linh, để làm vật bảo đảm cho “phát hiện mới” của ông ta, thật là một việc ngoài sức tưởng tượng  của mọi người.
Vi.  Đẻ ra món nợ mới trong khi lẩn trốn nợ cũ
          Để khẳng định “Khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ năm 713”, mở ra một thời kỳ độc lập kéo dài  10 năm, ông Phan Huy Lê đã tổ chức hội thảo linh đình và tuyên truyền ầm ĩ. Ngày 07/12/2008, trên bào Tiền phong có bài rất “nóng” của tác giả Đinh Anh Tuấn, với tiêu đề Nhầm lẫn qua nhiều thế kỷ đã được sửa chữa! nhằm khoa trương “thành quả” to lớn của Hội thảo quốc gia “Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Hoan Châu” và thành tích to lớn của ông Phan Huy Lê. Sự thực thì đây là một món nợ     mới của ông  Phan Huy Lê đối với khoa học lịch sử. Chỉ riêng trong việc nghiên cứu về Khởi nghĩa  Mai Thúc Loan, ông ta đang còn mắc những món nợ lớn khác. Việc nhắc lại ở đây hẳn cũng không thừa
       Năm 1964, một giảng viên sử học đã về một số làng xã ở Nghệ An và Hà Tĩnh để tìm kiếm những dấu vết về Mai Thúc Loan, ông này đã ghi được một bài hát chầu văn và một bài thơ ghi nhớ công lao của người anh hùng dân tộc này. Tuy nhiên, từ bốn câu hát chầu văn và một bài thơ mượn ý của nhà thơ  Đỗ Mục bên Trung Quốc nhắc đến việc cung cấp quả vải tươi cho triều đình nhà Đường, giới sử học đã bịa đặt thêm những lý do, những chứng cứ nhằm dựng nên câu chuyện hoang đường về “nạn cống vải. Họ nêu lên các luận cứ:

1,
   Quả vải là một thứ đăc sản mà chỉ Việt Nam mới có, ở Trung Quốc không có. Vùng Hoan Châu - quê hương của Mai Thúc Loan, là nơi có thứ vải ngon nhất và nhiều nhất. Vì vây, nhân dân vùng này là nạn nhân đầu tiên của “nạn cống vải
 2
     Dương Quý Phi - người đàn bà được hoàng đế Huyền Tông nhà Đường sủng ái nhất – rất thich ăn quả vải. Để thỏa mãn nỗi thèm muốn của người đẹp này, Huyền Tông đã bắt nhân dân Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay) phải cống nạp đặc sản lệ chi đến kinh đô Trường An bằng cách gồng gánh đi bộ một mạch để Dương Quý Phi được ăn thứ quả thơm ngon này.
3.
  Chính Mai Thúc Loan là một trong vô số dân phu phải gánh vải  sang kinh đô nhà Đường để phục vụ Dương Quý Phi. Khởi đầu từ một hành động chống đối bột phát để bênh vực đoàn phu gánh vải, ông đã trở thành người lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa giành độc lập cho đất nước
4.
    Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan tuy bị dập tắt một cách nhanh chóng  nhưng nhờ có Mai Thúc Loan mà cái “nạn cống vải” phải chấm. dứt từ đó.


       Theo họ, do phải làm phu gánh quả vải tươi đi bộ một mạch từ Hoan Châu đến kinh đô Tràng An  để nộp cống, Mai Thúc Loan đã lãnh đạo đoàn phu cống vải vùng lên khởi nghĩa, vì thế, họ kết luận rằng  “nạn cống vải” là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Thế rối “phát hiện” này trở thành “sử liệu” chính thức, được ghi vào tất cả các sách giáo khoa về lịch sử Việt Nam từ cấp tiểu học đến cấp đại học, vào  các sách tra cứu và từ điển về lịch sử. Thậm chí, các nhà  sử học còn bịa đặt rằng, sự kiện đó.đã được ghi chép trong bộ sách Đường-thư của Trung Quốc.

         Tháng 3/2003, chúng tôi đã công bố bài Phải chăng “nạn cống vải ‘ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan để bác bỏ hoàn toàn các luận cứ kia. Chúng tôi đã lần lượt chứng minh từng ý và đã bác bỏ hoàn toàn mọi luận cứ kia của giới sử học, cụ thẻ là:

    1
    Quả vải là đặc sản của miền nam Trung Quốc. Nước ta tuy có quả vải nhưng không ngon bằng và cũng không nhiều. Quả vải ở Hoan Châu càng ít và chua, vải thiều ở Hải Dương là giống của Trung Quốc, mới xuất hiện ở Hải Dương từ những năm cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20.
2
   Dương Quý Phi thích ăn quả vải, nhưng bà này sinh năm 719, mà Khởi nghĩa Mai Thúc Loan  bị dập tắt năm 722, nên không thể có việc Mai Thúc Loan đi cống vải để cho Dương Quý Phi ăn.
3
Mai Thúc Loan và đồng bào của ông không gánh quả vải sang Tràng An vì ở Trung  Quốc có rất nhiều giống vải ngon, và họ sử dụng ngựa của các trạm chuyển công văn hỏa tốc, chỉ cần một số ngựa tốt và những kỵ sĩ khỏe mạnh.
4
Sau khi khởi nghĩa Mai Thúc Loan bị dập tắt, Dương Quý Phi và các thế hệ sau bà  ở triều đình nhà  Đường vẫn được cubng cấp quả vải ngon, việc vận chuyển quả vải về  Tràng  An vẫn tiếp tục bằng ngựa của Trung  Quốc, quả vải ccũng lấy  ở Trung  Quốc.

     5. Chúng tôi còn chứng minh rằng, không thể gánh quả vải tươi từ Hoan Châu đến  Tràng An vì đường đi quá xa, hơn 6000km, nếu đi bộ được mà thoát chết dọc đường thì cũng phải mất hơn nửa năm, quả vải  dã thối từ lâu.
      6.  Ngoài ra,  chúng tôi còn tìm thấy cứ liệu trong  Hậu Hán –thư (bộ chính sử về thời Đông Hán), xác nhận rằng, Thời Hán có lệ bắt  7 quận ở  Lĩnh Nam (trong đó có quận Giao Chỉ, tức là phần  Bắc Bộ của nước ta) phải dâng quả vải  tươi cho triều  đình, việc vận chuyển  quả vải  được thực hiện bằng  ngựa chạy tiếp sức qua các trạm nghỉ và đổi ngựa chứ khong có chuyện người  gánh đi bộ một mạch từ đầu đén cuối, nghĩa là không có cái “nạn cống vải” như các nhà  sử học đã nghĩ ra.

       Muốn phản bác ý kiến của chúng tôi thì phải lần lượt bác bỏ  cả  6 điều trên đây.
      
        Giới sử học không thể phản bác nhưng không dám đối diện với sự thật nên đã cố ý làm ngơ.
      Cuối năm 2005, chúng tôi lại viết bài Chớ nên bịa đặt cứ liệu lịch sử và đã công bố trên báoNgười Đại biểu nhân dân (nay là Đại biểu nhân dân) số 240 và 241 (632 và 633), ngày 07 và 08/12/2005, nhằm phê phán  việc bịa đặt cứ liệu lịch sử trong sách Lịch sử Hà Tĩnh (Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2000) mà can phạm là 8 nhà sử học, trong đó có các vị Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm, Hà Văn Tấn. Gần đây, lại phát hiện thêm ông Trần Quốc Vượng cũng dính tội này trong quyển Lịch sử quân sự Việt Nam tập 2 (Nxb Chính trị quóc gia, 2001). Như vậy là cả nhóm “tứ trụ” của sử học Việt Nam đều tham gia vụ bịa đặt cứ liệu lịch sửHọ không thể phản bác nên đành phải âm thầm thừa nhận, không một lời chối cãi.

         Đầu năm 2009, sau Hội thảo “Mai Thúc Loan với Khởi nghĩa Hoan Châu”, ông Phan Huy Lê công bố bài Khởi nghĩa Mai Thúc Loan – Những vấn đề cần xác minh (trên tạp chí  Văn hóa Nghệ An điện tử thì mang tiêu để Khảo cứu lại cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan), trong đó, khi nói đến sự kiện “cống vải” và “bác bỏ’ lý lẽ của người phê phán giới sử học, đáng lẽ phải dựa vào 6 luận cứ trên đây  của chúng tôi  để phân tích điều nào đúng, điều nào sai, thì  ông ta lại xuyên tac  bài viết của chúng tôi bằng cách tóm lược cả bài báo dài nhiều chục trang bằng một câu, khiến độc giả nghĩ  rằng, chúng tôi chỉ dựa vào một lý do là “ở Nghệ An không có quả vải” (mà chúng tôi chưa bao giờ nói như vậy)  rồi coi đó là toàn bộ lý lẽ của chúng tôi  để “phản biện” và “bác bỏ”. Thế rồi ông  Phan Huy Lê cặm cụi chứng minh rằng ở Việt Nam và  ở  Nghệ An cũng có quả vải để “bác bỏ” luận cứ của chúng tôi. Ngoài ra, ông Phan Huy Lê  viết rằng”...theo kết quả tra cứu của tôi (tức Phan Huy Lê) thì vào thời thuộc Đường, không tìm thấy một tư liệu đáng tin cậy nào về chế độ cống vải từ Giao châu hay An Nam, tức từ nước ta”, mặc dầu chình ông ta là người đã truyền bá sự kiện “cống vải” và đã tham gia vụ bịa đặt cứ liệu lịch sử về “nạn cống vải”.. Mặt khác, ông Phan Huy Lê vẫn cho rằng “nạn cống vải’ tuy không xẩy ra dưới thời nhà  Đường nhưng nó “vẫn có cơ sở” và cần được nghiên cứu thêm. 
          Trong bài Đôi điều về “nạn cống vải” đăng trên báo Đại biểu nhân dân ngày 13/01/2011, chúng tôi đã lên án cách “phản biện” gian dối của ông Phan Huy Lê. Và ông  ấy đã viết bài Đôi điều cần trả lời, trong đó có nói kháy tờ báo này rằng, là một tờ báo chính trị mang tiếng nói của nhân dân thì phải nghiêm túc hơn, sao lại đăng những bài thuộc lĩnh vực chuyên môn. Tuy có tiêu đề là Đôi điều cần trả lời nhưng  tác giả họ Phan không trả lời được bất cứ điều gì mà chúng tôi đã lên án, ông chỉ nói  loanh quanh nhằm che mắt những người chưa đọc hoặc đọc chưa kỹ  bài viết của chúng  tôi, rồi phê phán tác giả  là thiếu văn hóa. Xin kính mời quý vị độc giả đọc 3 bài kể trên của chúng  tôi và bài  Đôi điều cần trả lời của ông Phan Huy Lê tại các website sau đây (theo thứ tự các bài)





         Sau  khi đọc bài Đôi điều  cần trả lời, Lê Mạnh Chiến có lần đã gửi bài tới các tạp chí chuyên môn của giới sử học là Xưa và Nay  và  Nghiên cứu lịch sử (vừa gửi thư bảo đảm, vừa gửi thư điện tử) có yêu cầu  cho biết lý do nếu bài không được đăng, nhưng cả hai tạp chí này đều không đăng và cũng không trả lời. Có độc giả khác ủng hộ luận cứ của Lê Mạnh Chiến cũng gửi bài cho 2 tạp chí này theo hai phương thức như trên nhưng cũng không được trả lời. Điều đó chứng tỏ sự bối rối cực độ của Hội sử học.
         Việc bịa đặt cứ liệu lịch sử, sau đó là  sự xuyên tạc ý kiến của chúng tôi để bào chữa cho việc phóng tác  “nạn cống vải” và cách trả lời quanh co của ông Phan Huy Lê là những  món nợ cũ  mà ông ta cố ý lẩn trốn.
 VII. Kết luận
         Theo sự ghi nhận của ông Phan Huy Lê thì trước đây đã có một số nhà nguyên cứu đề xuất việc đính chính năm khởi nghĩa của Mai Thúc Loan nhưng họ chưa có cứ liệu đáng tin cậy nên ý kiến của họ bị lãng quên. Phải  đợi đến hai cha con ông Đinh Văn Hiến thì năm khởi nghĩa của Mai Thúc Loan mới được nghiên cứu tường tận, trên cơ sở khoa học. Tuy vậy, công trình của hai ông họ Đinh vẫn chưa đủ sức thuyết phục mọi người. Quả thật, người viết bài này cũng chỉ mới biết đến các ông Đinh Văn Hiến và Đinh Lê Yên qua bài phản biện vu vơ , đầy dụng ý xuyên tạc và ngụy biện đối với người vạch rõ sai lầm của giới sử học trong câu chuyện hoang đường về “nạn cống vải”, nhưng chưa hề biết gì về công trình to lớn của hai ông này.
          Phải có sự tham gia tích cực và năng động của GS Phan Huy Lê thì những nỗ lực của Đinh Văn Hiến và  Đinh Lê Yên mới được khẳng định tại Hội thảo “Mai Thúc Loán và Khởi nghĩa Hoan Châu” (tháng 10/2008) và  được giới sử học chính thức ghi nhận để chuẩn bị hồ sơ cho việc kỷ niệm 1300 năm Khởi nghĩa Hoan Châu  mở đầu  nền độc lập đầu tiên kéo dài 10 năm. Tất cả mọi lý lẽ, moi sử liệu, mọi chứng cứ, phải  qua sự nhào nặn của GS Phan Huy Lê thì mới đưa đến thành công mỹ mãn như thế. Có thể nói, việc nghiên cứu của Đinh Văn Hiến và Đinh Lê Yên đóng vai trò như việc giáo sư người Mỹ gốc Canada tên là  Robert Phelan Langlands (sinh năm 1936) nêu lên bổ đề mang tên ông (Bổ đề cơ bản  Langlands) nhưng không chứng minh được, và GS  Phan Huy Lê  thì đóng vai trò của  Ngô Bảo Châu, người đã có công chứng minh bổ đề này. Bởi vậy, ở bài này, chúng tôi chỉ nói về thành tích  của  GS Phan Huy Lê trong vụ “phát hiện mới nhất” kể trên. Thiết tưởng, điều đó cũng rất xứng đáng với công lao của ông ông.
          Cái gọi là “phát hiện” của ông Phan Huy Lê có tác dụng “sửa chữa nhầm lẫn qua nhiều thế kỷ”, thực chất chỉ  là một mớ sai lầm liên tục của ông ấy do phương pháp nghiên cứu phản khoa học kèm theo sự cẩu thả, thiếu trách nhiệm, thiếu tinh thần cầu thị. Trên thực tế  thì trong “phát hiện’ động trời này, ông Phan Huy Lê không làm gì cả, chẳng hề tra cứu sách vở gì hết,  mà chỉ nhặt một vài câu trong bản dịch của  truyện Hương Lãm Hắc đế ký nói về  niên đại của  Khởi nghĩa Mai Thúc Loan rồi dùng xảo thuật, bắt Lê Tắc cùng với Cựu Đường-thư và Tân Đường- thư khẳng định “tính xác thực” của truyện ấy. Do không biết tra cứu đến nơi đến chốn mà chỉ dựa vào một số tài liệu dịch, lại đọc một cách chắp vá nên ông Phan Huy Lê trịnh trọng khẳng định  rằng mình đã tìm thấy nguyên nhân “nhầm lẫn qua nhiều thế kỷ” của các sử gia tiền bối, rồi mở hội thảo với toàn những người “hợp khẩu vị” của mình làm trò độc diễn để đạt đến sự “nhất trí” của tập thể  các “nhà khoa học” nhưng thực chất chỉ là cảnh “nhất hô bách ứng” nhằm tâng bốc nhau, lấy số đông để quyết  định “chân lý khoa học”. Việc khẳng định rằng “Khởi nghĩa Hoan Châu nổ ra năm 713” và “Mai Thúc Loan đã giữ được độc lập trong 10 năm”chỉ là kết quả của việc ông Phan Huy Lê dịch nhóm từ “Khai Nguyên sơ” thành ra “năm Khai Nguyên thứ nhất”. Điều đó chỉ chứng tỏ sự yếu kém và ngụy biện của ông ta mà thôi. Thực chất là, ông ta chỉ dựa vào truyện Hương Lãm Hắc đế ký, một truyền thần linh,  để dựng nên một sự kiện lịch sử theo ý mình, chẳng khác gì trước đây giới sử học đã dựa vào mấy câu hát chầu văn và mộtbài thơ phỏng theo ý của nhà thơ Đỗ Mục để dựng nên sự kiện ”cống vải” rồi  đưa vào chương  trình giảng dạy và vào tất cả các sách lịch sử trong nửa thế kỷ, mãi  cho đến nay.
      Về năm nổ ra Khởi nghia Mâi Thúc Loan, chúng ta chưa có cứ liệu gì mới mẻ và xác đáng hơn những điều được ghi trong Cựu Đường thư hay Tân Đường thư mà các sử gia tiền bối ở nước ta  đã ghi nhận. Các sử gia tiền bối không nhầm lẫn hay sai sót gì cả, chỉ có ông Phan Huy Lê muốn lập thành tích mới nhằm làm mờ nhạt những trò ngụy biện và gian dối trước đây trong vụ “cống vải” nên mới liều mạng tung ra quái chiêu này. Chẳng thế mà ông đã phải nín nhịn sáu năm trời sau khi việc “phát hiện nạn cống vải” bị lật tẩy, chờ đến lúc “khẳng định” được “phát hiện mới “ động trời  cũng về  Khởi nghĩa  Mai Thúc Loan, nâng “uy tín khoa học” lên thật to rồi mới ra tay xuyên tạc đối phương để giành luôn cả phần thắng trong vụ “cống vải” .
       Mai Thúc Loan bị Dương Tư Húc đánh bại vào năm 722, như các sách chính sử đã ghi là  điều đáng tin.. Hẳn là lực lượng của người anh hùng họ Mai  đã được gây dựng và tồn tại trước đó một thời gian, nhưng là thời gian bao lâu thì chúng ta không biết. Những gì chúng ta biết được về Mai Thúc Loan và về các anh hùng chống giặc phương bắc khác đều rất ít ỏi, chỉ là những mẩu nhỏ nằm trong các bản ghi chép về hành trạng của  các hoàng đế, các công thần, các võ tướng  của Trung Quốc, được ghi lại trong sách vở của họ.. Nhưng không thể vì thiếu sử liệu, thiếu bằng chứng mà chúng ta bịa đặt ra  những sự kiện vẻ vang để tô vẽ cho mình và lừa dối cả dân tộc, hiện tại và mai sau. Việc các sách lịch sử Trung  Quốc ghi thời gian khởi nghĩa của Mai Thúc Loan  là “Khai Nguyên sơ”, nghĩa là “trong những năm đầu niên hiệu Khai Nguyên”, tuy không chỉ rõ cụ thể năm nào, nhưng là hoàn toàn đúng, bởi vì chính năm 722 vẵn thuộc  khoảng một phần ba đầu tiên của niên hiệu này. Các nhà sử học tiền bối đã làm việc một cách nghiêm túc và thận trọng.
       Chỉ riêng trong việc nghiên cứu về “Khởi nghĩa Hoan Châu”, ông  Phan Huy Lê cùng với các cộng sự thân tín của ông đã phạm quá nhiều sai lầm nên đã dẫn đến việc “phát hiện” và khẳng định hai sự kiện phản lịch sử là “nạn cống vải” đã khiến  Mai Thúc Loan dấy binh khởi nghĩa  và“mười năm giành được độc lập” của  Mai Thúc Loan. Ngoài ra, chúng ta cũng đã biết  về tài nghệ đánh tráo và ngụy biện của ông ta nữa. Vậy thì có nên đặt câu hỏi về tính khả tín đối với các “công trình khoa học” khác của  ông Phan Huy Lê hay không?
                                                                                                   
      Lê Mạnh Chiến
            Hà  Nội, tháng 4 năm 2012.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét