Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

THỜI HÙNG VƯƠNG QUA TRUYỀN THUYẾT VÀ HUYỀN THOẠI, phần 2

Mở đầu 

Những di vật tìm được liên quan đến thời kỳ này cũng gần như không có, kể cả trống đồng là những cổ vật thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo tìm thấy được ở đồng bằng Bắc bộ, nhưng cũng có ở miền Nam Trung Quốc và ở những vùng đất thuộc Chiêm Thành, Phù Nam; thậm chí ở cả vài vùng Đông Nam Á. Đó chính là nguyên nhân để cho đến bây giờ – mặc dù khoa học lịch sử tiến bộ hơn nhiều – nhưng chưa hề có một giả thuyết nào đủ sức để chứng minh một cách thuyết phục cho thực trạng của nước Văn Lang dưới thời vua Hùng, mà mới chỉ chứng tỏ được sự tồn tại trên thực tế của thời đại này. Điều đó chỉ phản ánh được một trong những nội dung của chính truyền thuyết đã nói tới.

Đền HùngẢnh Võ An Ninh
Chúng ta thử đặt một giả thuyết: nếu như không có những truyền thuyết từ thời Hùng Vương để các học giả đời sau hàng ngàn năm ghi lại trong những bộ quốc sử, thì liệu những tư liệu không liên quan đến truyền thuyết và những di vật, có thể có một định hướng nhanh chóng cho việc tìm về nguồn cội và khẳng định sự tồn tại trên thực tế của nước Văn Lang hay không?
Điều này đã chứng tỏ: Những truyền thuyết từ thời Hùng Vương đã phản ánh thực tế của thời đại này dưới hình thức này hay hình thức khác, chứ không phải chỉ đơn thuần là những câu chuyện cổ tích phản ánh cái nhìn hoang sơ của con người về các hiện tượng tự nhiên và xã hội, như nhận xét về một số huyền thoại cổ tích của nhiều dân tộc khác trên thế giới của các nhà nghiên cứu.
Có nhiều học giả tìm hiểu về truyền thuyết, cổ tích và huyền thoại Việt Nam nói chung, hầu như đều tìm thấy những nét tương đồng về cốt truyện hoặc tình tiết trong những truyện tương tự ở các dân tộc khác trên thế giới. Thí dụ như bộ “Kho tàng cổ tích Việt Nam” của cụ Nguyễn Đỗng Chi, hầu như truyện nào cũng có khảo dị. Hoặc cuốn “Lĩnh Nam chích quái” (bản dịch của Gs. Đinh Gia Khánh chủ biên, Nguyễn Ngọc San biên khảo - Nxb Văn Học 1990) là một cuốn sách cổ được viết từ thời Lê, chép lại rất nhiều truyền thuyết thời Hùng Vương, những dịch giả cũng tìm được rất nhiều truyện tương đồng của Chiêm Thành, Phù Nam và Trung Quốc.
Trong sự trùng hợp về nội dung, tình tiết tương đối phổ biến của truyền thuyết, cổ tích và huyền thoại có thể phân loại như sau:
Sự trùng lặp do câu chuyện cùng có một nguồn gốc

Thí dụ như sự tích “Đức Thánh Chèm” cả bên Trung Quốc lẫn Việt Nam đều có truyện này, do một nhân vật có thật trong lịch sử là Lý Ông Trọng, gốc ở Việt Nam, nhưng làm quan bên Trung Quốc vào thời nhà Tần.
Sự trùng lặp do tái hiện lại câu chuyện
Thí dụ cho trường hợp này là “Truyện Kiều” của cụ Nguyễn Du và “Đoạn Trường Tân Thanh” của Thanh Tâm Tài Nhân. Đây là trường hợp trùng lặp khi có sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.
Sự trùng lặp ý tưởng ngẫu nhiên
Do sự phát triển giống nhau trong diễn biến tâm lý xã hội và những quan hệ xã hội của con người. Thí dụ như truyện“Nghêu, Sò, Ốc, Hến” của Việt Nam và truyện “Ba ông thần bếp” của Ấn Độ.
Đặc điểm truyền thuyết và huyền thoại thời Hùng Vương
Cổ tích thần thoại và truyền thuyết từ thời Hùng Vương trải hơn 1000 năm sau mới được chép lại, không tránh khỏi việc tam sao thất bản và truyện Việt Nam truyền sang Trung Quốc trở thành truyện của Trung  Quốc hoặc ngược lại. Hoặc giả, do người đời sau thêm những tình tiết theo cái nhìn thời đại của họ, đôi khi rất bất hợp lý như “Sự tích Đầm Nhất Dạ” trong Lĩnh Nam chích quái (sách đã dẫn) có đoạn chép: “Đổng Tử trở về giảng lại đạo Phật. Tiên Dung giác ngộ ...” thì thật là vô lý, bởi vì mở đầu câu chuyện đã định vị yếu tố thời gian vào thời Hùng Vương thứ III (theo Truyền thuyết Hùng Vương - Thần thoại Vĩnh Phú, Vũ Kim Biên, Sở VHTT TT Phú Thọ 1998; truyền thuyết còn lưu truyền trong dân gian, cũng nói là Hùng Vương thứ XVIII). Nếu chưa nói đến sự tồn tại hơn 2600 năm của các vua Hùng theo các bộ sử xưa chép lại – ngay cả việc tạm ứng dụng quan niệm mới cho rằng thời Hùng Vương chỉ tồn tại khoảng 300 năm và kết thúc vào năm 208 tr.CN – thì ngay cuối thời Hùng Vương thứ XVIII cũng hơn 200 năm tr.CN, lúc này Phật giáo chưa thể truyền đến Việt Nam. Lịch sử Phật giáo ghi nhận: Phật giáo truyền đến Việt Nam vào thế kỷ thứ 2 sau CN.
Do đó, dựa vào truyền thuyết để phân tích thực trạng xã hội thời Hùng Vương là một việc không dễ dàng. Nhưng một nét độc đáo khác của truyền thuyết thời Hùng Vương so với truyền thuyết cổ tích, thần thoại nói chung là:
@ Có những truyền thuyết được bảo chứng bằng di vật văn hoá truyền lại từ đời này qua đời khác như là một sự tiếp nối văn hóa, đó là: truyền thuyết “Bánh Chưng, bánh Dầy” và truyền thuyết “Trầu Cau”.
@ Những truyền thuyết từ thời Hùng Vương mặc dù bị vùi lấp trong cơn lốc của thời kỳ Bắc thuộc hơn 1000 năm, nhưng vẫn giữ được kết cấu hợp lý cho giá trị nội dung mà truyền thuyết đó thể hiện. Đây là một sự kỳ diệu! Sự kỳ diệu này nếu không thể giải thích bằng quyền năng của thần thánh thì chỉ có thể cho rằng: Tổ tiên ta đã có chữ viết, nên đã ghi lại được những giá trị của nền văn minh thời Hùng Vương. Do đó, vẫn giữ được nét căn bản cho nội dung câu chuyện không bị sai lệch với thời gian. Mặc dù sau đó loại chữ viết này đã bị thất truyền (vấn đề chữ viết của thời Hùng Vương xin được nói rõ hơn ở phần sau).
@ Hầu hết những truyền thuyết lịch sử về thời Hùng Vương đều có ghi nhận thời gian xảy ra sự kiện, thường bắt đầu bằng câu: “Vào thời Hùng Vương thứ ...” hoặc có sự hiện diện của vua Hùng - kể cả Sơn Tinh, Thủy Tinh (trừ Trương Chi và Thạch Sanh là hai tác phẩm văn học thời Hùng và “Mỵ Châu, Trọng Thủy” – xin được minh chứng ở phần sau).
Những truyền thuyết từ thời Hùng Vương sau này sưu tầm được rất nhiều. Nhưng để tìm hiểu về thực trạng thời Hùng Vương, trong cuốn sách này sẽ được chứng tỏ bằng những truyền thuyết được phổ biến và truyền tụng mà hầu hết những người Việt Nam ai cũng biết là: Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên; Phù Đổng Thiên Vương; Bánh Chưng Bánh Dầy; Trầu Cau; Sự tích Dưa hấu; Sự tích Đầm Nhất Dạ, Trương Chi Mỵ Nương; Sơn Tinh Thủy Tinh. (Riêng hai truyện “Thạch Sanh” và “Mỵ Châu Trọng Thủy” cũng được phân tích trong tập sách này với tư cách là những tác phẩm tiêu biểu cho nền văn hoá, nghệ thuật thời Hùng Vương; trong đó có sự minh chứng xuất xứ của truyện “Thạch Sanh” có nguồn gốc từ thời vua Hùng và truyện “Mỵ Châu Trọng Thủy”; bởi nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang, do đó phải có sự tiếp nối về văn hóa).
Trong những truyền thuyết và cổ tích từ thời Hùng Vương thì hai truyền thuyết có di vật lưu truyền qua nhiều thế hệ là “Trầu Cau” và “Bánh Chưng, bánh Dầy”. Tục ăn trầu thì ở Đài Loan hiện nay cũng có, nhưng coi trầu cau là một nghi lễ có tính văn hóa truyền thống thì chỉ có ở Việt Nam. Những di chứng này đã chứng minh cho tính thực tế của truyền thuyết ở các thời vua Hùng. Vì vậy, việc tìm hiểu những ý nghĩa của tiền nhân khi lưu truyền lại cho con cháu qua những truyền thuyết là một hướng hoàn toàn có cơ sở.
Trong dân gian Việt Nam đã lưu truyền một câu tục ngữ: “Xanh vỏ, đỏ lòng” xuất phát từ hình tượng của quả dưa hấu trong “Sự tích Dưa Hấu” là một truyền thuyết được truyền lại từ thời vua Hùng như muốn nhắc nhở cho hậu thế tìm hiểu nội dung của truyền thuyết do cha ông để lại qua bề ngoài đầy huyền thoại của nó.
Riêng truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”, vì nội dung của truyền thuyết này đã khẳng định thời điểm bắt đầu của thời Hùng Vương tương đương với thời Tam Hoàng - Ngũ Đế bên Trung Hoa (tức là gần 3000 năm tr.CN), phủ nhận quan điểm cho rằng thời Hùng Vương chỉ tồn tại khoảng 300 năm. Vì vậy, để bảo đảm tính khách quan, cuốn sách này sẽ không phân tích tính thời gian của truyền thuyết nói trên (theo sử cũ thì thời điểm lập quốc của Văn Lang bắt đầu từ năm 2879 tr.CN). Nhưng những tình tiết của truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên” khẳng định không gian tồn tại và nền văn minh kỳ vĩ của Văn Lang sẽ được minh chứng cùng với các truyền thuyết khác trong cuốn sách này.
Mỗi truyền thuyết đều có những giới hạn trong phạm vi nội dung của nó, cho nên những vấn đề được đặt ra trong truyền thuyết này phải bổ sung cho sự minh chứng trong một truyền thuyết khác. Do đó không tránh khỏi sự lặp lại một vài vấn đề. Mong độc giả lượng thứ.
Quan niệm cho rằng: “Thời Hùng Vương bắt đầu từ thiên niênkỷ thứ 3 tr.CN và là một thời kỳ có nền văn minh rực rỡ so với các quốc gia cổ đại khác trên thế giới” được trình bày trong tập sách này, hoàn toàn dựa trên sự phân tích những truyền thuyết đã được nêu ở trên. Trong sách này, những tư liệu của các học giả cổ kim, trong và ngoài nước, kể cả những di vật, chỉ xin được sử dụng hoặc trình bày có tính minh họa như một hiện tượng liên quan, không phải là cơ sở của giả thuyết đã trình bày. Bởi vì di vật chỉ là những cái còn lại của một thời đại, nhưng không phải là tất cả những cái của thời đại đó đã có. Còn tư liệu về thời Hùng Vương đang có hiện nay đều được viết lại sau đó cả hàng ngàn năm, không tránh khỏi việc tam sao thất bản. Trong sách này, tất cả phần trích dẫn được thể hiện bằng kiểu chữ Vni-Helve 10; phần chính văn của người viết được thể hiện bằng kiểu chữ Vni-Times 12. Những phần in đậm đều do người viết thực hiện.
Hy vọng những sự phân tích dưới đây, là một đóng góp nhỏ so với những công trình nghiên cứu công phu của các học giả cổ kim, trong và ngoài nước về thời đại các vua Hùng, với mong muốn làm sáng tỏ về thực trạng của nước Văn Lang, quốc gia đầu tiên của dân tộc Việt.

CHƯƠNG I
Hầu hết mọi người quan tâm đến “Truyền thuyết bánh Chưng, bánh Dầy” đều thống nhất nhận thấy ở trong đó thể hiện vũ trụ quan của dân tộc Việt. Nhưng hầu hết những ý kiến đều cho đó là quan niệm thô sơ của người xưa: “Trời tròn, đất vuông”. Trời như cái vung úp xuống đất, đất bằng phẳng và chung quanh là biển. Hoặc cũng có người cho rằng bánh chưng, bánh dầy là thể hiện những giá trị đạo lý của người xưa đối với cha mẹ: “Trời sinh là cha, đất dưỡng là mẹ”. Bánh Chưng tượng đất, chứa đựng những hình tượng về sự phú túc của đất mẹ nuôi dưỡng con người (trong bài tựa “Lĩnh Nam Chích Quái” của Vũ Quỳnh, thời Hồng Đức cũng nói đến ý này)... 
Nhưng nếu hình vuông và tròn của bánh chưng và bánh dầy chỉ là hình tượng để thể hiện một ý niệm đơn giản, thì trong những thực phẩm khác cũng có thể lý giải tương tự: đĩa xôi, bánh chay, bánh trôi cũng tròn như bánh dầy. Hoặc bánh gai, bánh cốm, bánh giò... cũng gồm đủ những yếu tố dinh dưỡng và hình thức tương tự như ở bánh chưng. Do đó, nếu chỉ với ý nghĩa và hình tượng đơn giản được gán cho bánh chưng, bánh dầy thì sẽ khó bền vững qua thời gian hơn 2000 năm, chỉ tính với thời gian ít nhất là từ khi Nam Việt của Triệu Đà bị tiêu diệt. Trên thực tế hiện nay, vì chiếc bánh chưng bánh dầy đã mất ý nghĩa nguyên thủy đích thực, nên sự tồn tại của nó chỉ là một phong tục truyền thống và sự cảm nhận thiêng liêng đối với tổ tiên, hơn là một sự tiếp nối những giá trị tư tưởng mà bánh chưng, bánh dầy thể hiện. Vậy ý nghĩa đích thực của bánh chưng, bánh dầy là gì?
Trước hết, chúng ta đặt vấn đề bắt đầu từ hình tượng bánh chưng vuông và bánh dầy tròn. Hình tượng vuông tròn này đã được sử dụng một cách phổ biến trong ngôn ngữ dân gian, cách đây hơn 20 năm trở về trước. Đó là câu: “Mẹ tròn, con vuông”. Từ trước đến nay, câu “Mẹ tròn, con vuông” thường sử dụng sai lầm như là một thành ngữ để chúc lành cho sản phụ sinh nở; do đó ngày nay không còn mấy ai nhắc tới, bởi vì sự khó hiểu của nó. Trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du cũng dùng hình tượng vuông tròn nhiều lần. Đó là những câu:
Sắn, bìm chút phận cỏn con
Khuôn duyên biết có vuông tròn cho chăng?
Hoặc:
Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn
Khuôn xanh biết có vuông tròn cho chăng?
Hay là:
Trăm năm tính cuộc vuông tròn
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông.
Vậy hình tượng vuông tròn thể hiện cho cái gì?
Hình tượng vuông tròn trong lý học cổ Đông phương
Để tìm hiểu về vấn đề này, người viết xin bắt đầu bằng sự trình bày về những ý niệm của vũ trụ quan cổ Đông phương. Những sách Lý học Đông phương khi lý giải về sự hình thành vũ trụ cho rằng: “Khởi thủy của vũ trụ là Thái Cực”. Sách cổ nhất nói về điều này là kinh Dịch. Hệ từ thượng chương XI viết:
“Thị cố Dịch hữu Thái Cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh Tứ tượng. Tứ tượng sinh Bát quái”.
Theo Chu Hy - nhà Lý học đời Tống - nói:
“Thánh nhân gọi là Thái Cực để chỉ cái bản căn của trời đất muôn vật” (Đại cương Triết học Trung Quốc - Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 1992).
Một số nhà Lý học Trung Hoa từ cuối thời Hán về sau còn diễn đạt trạng thái ban đầu của vũ trụ dưới các ý niệm khác là: Thái Hư (Hư - sự trống rỗng, Thái - vượt ra ngoài sự trống rỗng) hoặc Thái Vô (Vô - không, Thái - vượt ra ngoài cái không). Những ý niệm này đều nhằm mục đích giải thích rõ hơn cho ý niệm của Thái Cực.
Theo sách Đại cương Triết học Trung Quốc (sách đã dẫn) thì quan niệm Thái Cực của các nhà Lý học Trung Hoa chưa có sự thống nhất:
Trịnh Khang Thành cắt nghĩa: “Thái Cực là đạo Cực Trung, là cái khí thuần hòa còn chưa chia” (Văn tuyển chú dẫn). Ngu Phiên thì nói: “Thái Cực là Thái Nhất nghĩa là theo thuyết cũ của Hán Nho cho 4 câu này (Dịch hữu Thái Cực) là nói cái quá trình hình thành vũ trụ. Chu tử đời Tống thì cho rằng 4 câu này là quá trình tập hợp quái của cổ nhân. Thuyết của Chu tử sau bị Lý Thứ Cốc đời sau phản bác.
Thái Cực sinh Lưỡng Nghi là Âm Dương. Theo Chu Hy thì “Thái Cực đem phân ra chỉ là Âm Dương” (Thái Cực phân khai chỉ thị lưỡng cá Âm Dương).Khí Dương - theo Lý học cổ Đông phương - có tính thuần khiết, viên mãn và thông biến nên tượng của Dương hình tròn. Khí Âm tụ, đục, giới hạn nên tượng của Âm hình vuông.
Câu nói của người Việt được lưu truyền: “Mẹ tròn, con vuông” thường là để chúc lành cho sản phụ sắp sinh nở sẽ rất khó hiểu về ý nghĩa thực tế. Nhưng nếu coi đó là câu tục ngữ mà ông cha lưu truyền cho đời sau sự nhận thức về vũ tru, thì hoàn toàn có thể hiểu được: tính hiếu sinh của vũ trụ - Thái Cực sinh Lưỡng Nghi và Âm Dương hài hòa là nguồn gốc của mọi sự phát triển tốt đẹp (theo ý nghĩa của câu tục ngữ “Mẹ tròn, con vuông” thể hiện vũ trụ quan của người Việt, khác hẳn tất cả các ý niệm về bản nguyên vũ trụ của các nhà Lý học cổ kim, trong tất cả các sách liên quan đến vấn đề này từ trước đến nay, xin được trình bày rõ hơn ở phần sau).
Theo thuyết Âm Dương thì phạm trù của Âm Dương rất rộng: bao trùm từ sự khởi nguyên cho đến mọi sự vận động, phát sinh, phát triển của vũ tru. Dương bao gồm: Trời, cha, đàn ông... Âm bao gồm: Đất, mẹ, đàn bà... Như vậy, hình tượng vuông tròn và tính chất của bánh chưng, bánh dầy hoàn toàn đầy đủ điều kiện để biểu tượng cho Âm Dương: Bánh dầy có màu trắng, không vị của nếp giã thể hiện sự thuần khiết; tính dẻo thể hiện sự thông biến; hình tròn của bánh dầy thể hiện sự viên mãn của Dương. Bánh chưng hình vuông là tượng của Âm. Nhưng những vật liệu cấu tạo nên bánh chưng là một vấn đề đáng chú ý khi hình tượng vuông tròn của bánh chưng, bánh dầy thể hiện Âm Dương trong vũ trụ quan cổ Đông phương.
Thuyết Âm Dương và Ngũ hành được chính thức chấp nhận từ thời Hán trong lịch sử Trung Hoa về sau có nói đến: sự chuyển hóa Âm Dương sinh ra 5 dạng vật chất căn bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi chung là Ngũ hành. Năm dạng vật chất này tương tác lẫn nhau trong sự chi phối của Âm Dương tạo nên vạn vật.
Sự tương tác, vận động của Ngũ hành trong thuyết Âm Dương Ngũ hành rất phức tạp, nhưng khởi thủy từ hai dạng vận động chính là tương sinh và tương khắc được thể hiện ở hình vẽ sau.
Nhìn chung Ngũ hành tương sinh theo quan niệm Lý học Đông phương là nguồn gốc của mọi sự phát sinh và phát triển trong sự chi phối hài hòa của Âm Dương. Ngũ Hành tương khắc là nguồn gốc của mọi sự ngưng trệ. Tượng của Ngũ Hành khi thể hiện ở màu sắc là: Hỏa màu đỏ; Thổ màu vàng; Kim màu trắng; Thủy màu đen; Mộc màu xanh lá cây.
Xét cấu tạo của chiếc bánh chưng gồm bốn vật liệu chính và phải luộc bánh (dụng Thủy) thì có thể khẳng định đó là biểu tượng của Ngũ hành được sắp xếp theo lý tương sinh từ trong ra ngoài: thịt lợn (heo) sắc hồng thuộc Hỏa sinh Thổ - sắc vàng của đậu xanh; Thổ sinh Kim - sắc trắng của gạo nếp; Kim sinh Thủy - dịch chất của gạo nếp và diệp lục tố của lá dong tạo nên màu xanh trên mặt bánh khi luộc; Thủy dưỡng Mộc - lá dong bọc bên ngoài bánh. Cách buộc dây lạc ( lạt) của bánh chưng lễ gồm 4 sợi dây lạc nhuộm đỏ, buộc từng cặp song song và vuông góc với nhau chia bánh chưng thành 9 hình vuông, còn liên quan đến một đồ hình bí ẩn trong văn hoá đông phương cổ đó là cửu cung Hà đồ.
Bánh chưngBiểu tượng của Ngũ hành tương sinh
Bánh Chưng bánh Dầy – theo truyền thuyết kể lại – đã được chấm giải nhất trong cuộc thi, không phải là ngon hơn các món ăn khác mà là tính biểu tượng cao của nó. Vì vậy, chiếc bánh chưng, bánh dầy không chỉ thể hiện quan niệm vũ trụ quan một cách đơn giản theo cách hiểu của đời sau, khi truyền thuyết này phải xuyên qua thời gian, không gian lịch sử được tính bằng thiên niên kỷ. Bởi vì, nếu bánh chưng, bánh dầy chỉ thể hiện những ý niệm đơn giản như người đời sau quan niệm, thì không chỉ có bánh chưng, bánh dầy mới thể hiện được sự đơn giản đó. Chỉ có sự thể hiện cho thuyết Âm Dương Ngũ hành mới chứng tỏ được tính biểu tượng độc đáo của nó. Với ý nghĩa này thì bánh chưng bánh dầy bao trùm luôn những cách hiểu đơn giản của đời sau. Bởi vì Dương bao gồm: trời, cha... Âm bao gồm: đất, mẹ... Theo quan niệm lý học cổ Đông phương thì Âm Dương hài hòa, Ngũ hành tương sinh là nguồn gốc của sự phú túc, phát triển trong tự nhiên, xã hội và con người.
Bánh chưng, bánh dầy được vua Hùng chấm giải nhất, vì tính biểu tượng độc đáo, thể hiện thuyết Âm Dương Ngũ hành hệ tư tưởng vũ trụ quan chính thống trong nền văn minh Văn Lang.
Những vấn đề về nguồn gốc của thuyết Âm Dương ngũ hành
Theo quan niệm phổ biến hiện nay thì Nho giáo có nguồn gốc từ văn hoá Hán, được tôn vinh vào thời Hán Vũ Đế (159 – 87 tr.CN) và phổ biến ở Việt Nam từ thời Bắc thuộc – theo truyền thuyết là do Sĩ Nhiếp – đến nay trải gần 1800 năm. Nếu chỉ tính từ khi Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống dưới thời Hậu Lê thì cũng đã hơn 500 năm. Trong hệ thống tư tưởng của Nho giáo phổ biến bằng văn tự Hán ở đất Giao Chỉ, có một hệ thống ý niệm vũ trụ quan cổ đại hết sức huyễn ảo, thể hiện trong kinh Dịch. Từ trước đến nay, kinh Dịch vẫn được coi là sản phẩm của nền văn minh cổ Hoa Hạ, trong đó nói đến sự biến hóa của 64 quẻ Dịch từ thuyết Âm Dương và bản nguyên của vũ trụ là Thái Cực. Cùng với vũ trụ quan Dịch học nói trên là những phương pháp ứng dụng được coi là của một hệ tư tưởng vũ trụ quan khác, không có hệ thống lý luận khởi thủy bản nguyên vũ trụ, đó là thuyết Ngũ hành. Nhưng nếu hệ thống ký hiệu của Dịch học cho đến đầu thế kỷ 20 này phạm vi ứng dụng rất hạn chế, chỉ sử dụng chủ yếu vào việc dự đoán tương lai (hầu hết các nhà nghiên cứu hiện đại cũng cho rằng kinh Dịch ra đời mục đích chủ yếu dùng để bói), thì ngược lại: sự ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành – được coi là sự kết hợp của hai hệ thống vũ trụ quan nói trên – lại hết sức rộng rãi; có thể nói: trên từ thiên văn, dưới đến địa lý, dự đoán tương ai, y lý, lịch số... áp dụng trong các vấn đề tự nhiên, xã hội và con gười hết sức sâu sắc, vi diệu.
Nhưng ở trong cổ thư chữ Hán, thuyết Âm Dương và thuyết gũ hành là hai hệ thống lý thuyết không có sự liên hệ khởi thủy. hững nhà nghiên cứu hiện đại cũng có nhiều ý kiến khác nhau về hởi nguồn của hai học thuyết này. Thuyết Âm Dương theo truyền huyết được hình thành ít nhất cũng từ thời nhà Chu, sau Chu Văn ương, Chu Công biên soạn Dịch, viết Hào từ. Thuyết Ngũ hành theo truyền thuyết thì do vua Đại Vũ phát hiện trước Chu Công hàng ngàn năm. Riêng Trâu Diễn – theo các nhà nghiên cứu – được coi là người nếu không phải là phát minh thì cũng là người đầu tiên kết hợp giữa hai học thuyết này?
Phải chăng Trâu Diễn là người đề xướng Thuyết Âm Dương - Ngũ Hành
Theo Sử ký và sách Lã Thị Xuân Thu thì thuyết Âm Dương – Ngũ hành do Trâu Diễn sống vào thời Chiến quốc (350 – 270 tr.CN) là người hoàn chỉnh những ý niệm ban đầu của nó và là người sáng lập ra phái Âm Dương gia (nhưng Sử ký và Lã Thị Xuân Thu chỉ cho biết việc này và Trâu Diễn cũng không hề để lại một tác phẩm nào để chứng tỏ Âm Dương Ngũ hành là học thuyết của ông phát minh ra hay chỉ là trình bày lại). Trong khi đó, so sánh thời điểm xuất hiện của tác gia Trâu Diễn với thời điểm mà truyền thuyết Việt Nam ghi nhận sự xuất hiện của bánh chưng bánh dầy vào cuối thời Hùng Vương thứ VI, sẽ đặt ra một vấn đề sau đây:
Nếu tạm cho rằng các vua Hùng chỉ tồn tại khoảng 400 năm và lấy sự trung bình toán học cho các đời vua Hùng (tạm giả định là 18 vị cách hiểu phổ biến qua truyền thuyết còn lại, thực tế là 18 thời Hùng Vương. Xin được chứng minh ở phần sau) thì từ khi có bánh chưng, bánh dầy đến kết thúc thời đại Hùng Vương sẽ là hơn 200 năm. Cộng với số năm tính từ Văn Lang đổi quốc hiệu là Âu Lạc đến năm chuẩn Công Nguyên (208 tr.CN theo quan niệm mới, sử cũ là 258 tr.CN), chúng ta sẽ có hơn 400 năm tr.CN cho thời gian xuất hiện của thuyết Âm Dương Ngũ hành của tổ tiên người Việt, tức là trước khi nhà Lý học Trâu Diễn nói đến thuyết này gần cả trăm năm. Do đó, như phần trên đã trình bầy thì không phải người sáng lập thuyết Âm Dương Ngũ hành là Trâu Diễn. Ngay những cổ thư chữ Hán, như cuốn sách lý luận Đông y nổi tiếng Hoàng đế nội kinh tố vấn – được coi là xuất hiện vào thời Xuân Thu – Chiến quốc, mà trong đó đã thể hiện sự ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành một cách rất sâu sắc vi diệu. Sự ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong nội dung cuốn sách, đã phủ nhận Trâu Diễn không thể là người sáng lập hoặc kết hợp hai học thuyết này.
Thuyết Âm Dương trong thư tịch cổ và truyền thuyết Trung Hoa
Theo sách “Đại cương Triết học Trung Quốc” (sách đã dẫn) viết:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành được ghi ở thiên Hồng phạm trong sách Kim Văn Thượng Thư (sách của bác sĩ nhà Tần là Phục Thắng truyền lại) – thì đề xướng thuyết này không biết đích là ai. Trong thiên chỉ thấy chép rằng: “Cửu trù Hồng phạm” là của Cơ Tử trình bày với vua Võ Vương nhà Chu. Trong Cửu trù Hồng phạm thì trù thứ nhất là Ngũ hành.
Nhưng theo sách Kinh Thư diễn nghĩa (Lê Quý Đôn, dịch giả Ngô Thế Long, Trần Văn Quyền, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 1993) thì tương truyền Cửu trù Hồng phạm lại do vua Đại Vũ nhà Hạ (2205 tr.CN) tìm ra (cuốn Kinh Thư được lưu truyền từ thời Hán Cảnh Đế về sau là do Khổng An Quốc - cháu 12 đời của Khổng tử - biên soạn lại.
Tương truyền Khổng An Quốc tìm được cuốn Kinh Thư viết bằng cổ văn trong vách nhà cũ của Khổng tử).
Trên thực tế thuyết Ngũ hành chỉ thật sự được phổ biến bên Trung Hoa từ thời Hán Vũ Đế. Sự kiện này đã được nhắc đến trong Sử ký – Nhật giả liệt truyện như sau:
Hán Vũ Đế (156 - 87 tr.CN) (*) triệu các nhà chiêm tinh lại hỏi gày x, tháng x, cưới vợ được hay không? Người theo thuyết “Ngũ ành” bảo được, người theo thuyết “Kham dư” bảo không được, người heo thuyết “Kiến trừ” bảo xấu, người theo thuyết “Tùng thời” bảo rất ấu, người theo thuyết “Lịch gia” bảo hơi xấu, người theo thuyết Thiên nhân” bảo tốt vừa, người theo thuyết “Thái nhất” bảo đại cát. ranh cãi nhau hồi lâu, đỏ mặt tía tai, không ai chịu ai. Cuối cùng án Vũ Đế phán: mọi điều nên hay kiêng, phải lấy thuyết Ngũ ành là chính, kết thúc buổi tranh luận. Kể từ đó thuyết Ngũ hành ược phát triển.
* Chú thích: năm sinh và mất của Hán Vũ Đế ở trên theo học giả guyễn Tôn Nhan
Thuyết Âm Dương Ngũ hành và những phương pháp ứng dụng ủa nó trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và con người với một thời ian thực tế xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam bằng văn tự Hán đã gần  “100 nhân vật nổi tiếng văn hóa Trung Quốc” Nxb Văn Học 1998 800 năm. Mặc nhiên mọi người đều coi những học thuyết đó thuộc về ự phát hiện của nền văn minh Trung Hoa.
Khái niệm Âm Dương trong kinh Dịch
Như phần trên đã trình bày kinh Dịch là cuốn sách được coi là cổ nhất nói đến thuyết Âm Dương. Khởi thủy của Dịch học theo truyền thuyết bắt đầu từ vua Phục Hy (có niên đại khoảng trên 3500 năm tr.CN; có sách chép 4477 – 4363 tr.CN) qua gần 3000 năm đến Khổng tử thì hoàn chỉnh (theo truyền thuyết và một số thư tịch cổ).
Tương truyền – Vua Phục Hy ngửa xem tượng Trời, cúi xem phép tắc dưới Đất, xem các văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi của trời đất. Gần thì lấy thân mình, xa thì lấy ở vật, thế rồi mới làm ra Bát quái (8 quẻ của Dịch học Trung Hoa) (Hệ từ Hạ – Chương II – Chu Dịch Vũ trụ quan – Gs. Lê Văn Quán, Nxb Giáo Dục 1995).
Cũng theo truyền thuyết thì vua Phục Hy là người đầu tiên vạch ra đồ hình Bát quái gọi là Tiên thiên Bát quái và kết hợp lại làm thành 64 quẻ, tạo nên hệ thống ký hiệu đầu tiên của Dịch học Trung Hoa, gọi Hy Dịch. Hy Dịch chỉ có hệ thống ký hiệu không có văn tự (?). Trên thực tế, hệ thống Hy Dịch xuất hiện vào đời Tống (khoảng 1000 năm sau công nguyên) do ngài Thiệu Khang Tiết công bố.
Tiên Thiên bát quái đồTheo truyền thuyết do vua Phục Hy sáng tạo
Cũng theo truyền thuyết: Kể từ khi vua Phục Hy làm ra Tiên thiên bát quái, trải hơn 2000 năm sau, đến đời vua Văn Vương nhà Chu khi bị Trụ Vương giam ở ngục Dữu Lý, ngài đã hiệu chỉnh Tiên thiên Bát quái của vua Phục Hy thành Hậu thiên bát quái. Ngài cũng sắp xếp lại thứ tự hệ thống 64 quẻ Tiên thiên Bát quái theo một trình tự mới gọi là hệ thống Hậu thiên Bát quái, hay còn gọi là Chu Dịch và viết rõ nghĩa lại từng quẻ gọi là Soán từ. Con của ngài là Chu Công viết rõ nghĩa từng Hào trong quẻ gọi là Hào từ.
Sau đó gần 700 năm, theo truyền thuyết Khổng tử tiếp tục diễn giải kinh Dịch qua: Thoán truyện (thượng, hạ); Đại Tượng truyện (thượng, hạ); Hệ từ truyện (thượng, hạ); Thuyết Quái truyện; Tự Quái truyện; Tạp Quái truyện; Văn ngôn. Gọi chung là Thập dực. 
Căn cứ theo kinh văn của kinh Dịch thì:

Biểu tượng dịch học hiện nay
@ Từ vua Phục Hy cho đến đời Chu Văn Vương, Chu công viết Soán từ, Hào từ, trong chính văn chưa thấy nói đến Âm Dương.
@ Cũng theo sách Chu Dịch nói trên, thì khái niệm Âm Dương lần đầu tiên xuất hiện ở Thập dực do Khổng tử khi diễn giải Chu Dịch nói đến. Đó là lời Thoán truyện trong các quẻ: Địa Thiên thái; Thiên Địa bỉ; Đại Hỏa minh di; Trạch Thiên quải. Và trong Hệ từ thượng chương V – tiết thứ nhất, có đoạn viết:
Nhất Âm, Nhất Dương vị chi đạo.
Hệ từ Thượng, chương thứ XI viết:
Thị cố Dịch hữu Thái Cực, Thị Sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái.
Nói tóm lại, theo truyền thuyết thì đến trước thời ngài Khổng tử khái niệm Âm Dương đã xuất hiện như một hiện tượng, nhưng chưa phải là một học thuyết lý giải sự hình thành vũ trụ và sau đó là Thái Cực với tư cách là hiện tượng có trước Âm Dương và là thể bản nguyên của vũ trụ. Các nhà Lý học từ đời Hán về sau, căn cứ trên những hiện tượng này bắt đầu lý giải bản nguyên của vũ trụ. Tuy nhiên, về cách lý giải Thái Cực là gì có thể nói cho đến tận bây giờ các nhà Lý học nói chung vẫn chưa ngã ngũ, như đã trình bày ở phần trên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét