Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Vị trí của Lê Hoàn (941-1005) trong lịch sử dân tộc


Vị trí của Lê Hoàn (941-1005) trong lịch sử dân tộc

Cách đây đúng 1000 năm, nhân dân Việt Nam đã ghi thêm vào sử sách một chiến công sáng chói: đánh bại hoàn toàn một cuộc xâm lược của nhà Tống. Và chỉ với sự kiện đó, tên tuổi của Lê Hoàn nổi lên trong lịch sử dân tộc, xứng đáng được đặt ngang hàng với những anh hùng dân tộc khác như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, v.v... Không một quyển sử nào không ghi lại chiến công năm 981, nhưng không phải ai cũng có cùng một cách đánh giá nhân vật lịch sử của Lê Hoàn. Công lao của con người vĩ đại đó thường bị lu mờ trước những vĩ nhân khác mà thắng lợi to lớn năm 981 cũng vậy.
Có thể nghĩ rằng sự xa cách về thời gian và sự thiếu thốn quá đáng về sử liệu đã không cho phép cúng ta dựng lại một cách đầy đủ và toàn diện cuộc kháng chiến đương thời, do đó đã có thể gây nên một sự đánh giá không tương xứng về sự kiện đó. Sự thực thì chiến công của quân dân ta thời Lê Hoàn rất to lớn và có ý nghĩa đặc biệt đối với lịch sử dân tộc.
Trước hết hãng làm một sự so sánh về lực lượng hai bên.
Như chúng ta đều biết, năm 960, sau khi đánh bại các thế lực phong kiến cát cứ, Triệu Khuông Dận thống nhất lại đất nước Trung Hoa cũ, lập nên nhà Tống. Bằng nhiều biện pháp cải tổ chính quyền và chấn hưng kinh tế, 20 năm sau, nhà Tống đã ổn định được tình hình trong nước và bước đầu chuyển sang giai đoạn thịnh trị. Niên hiệu Thái Bình hưng quốc của Tống Thái Tông đã phần nào nói lên sự thực đó. Vì vậy, khi được tin nước Đại Cồ Việt gặp nhiều khó khăn, lập tức nhà Tống nghĩ ngay đên việc khôi phục cái đế quốc Đường rộng lớn trước đây, hạ lệnh tiến hành cuộc xâm lược. Nhà Tống tổ chức cuộc xâm lược nược ta giữa lúc còn sung sức. Hiện nay, chúng ta không còn tìm được những thông tin cụ thể, chính xác về lực lượng xâm lược của kẻ thù. Song, chắc chắn rằng đó là một lực lượng lớn bao gồm 4 đạo do những tên chỉ huy co danh vọng của nhà Tống đứng đầu như: Hầu Nhân Bảo, tri ung Châu, tổng chỉ huy; Tôn Toàn Hưng, đoàn luyện sứ Lan Lăng, chỉ huy đạo bộ binh đi theo hướng đông; Lưu Trừng, thứ sử Ninh Châu, chỉ huy đạo thủy quân; Trần Khâm Tộ, khố sứ Yên Bí, chỉ huy đạo bộ binh, đi theo hướng tây, và các tên tướng khác như Khích Thủ Tuân, Thôi Lượng, Giả Thực, Vương Soạn, Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân, v.v... Nếu so với lực lượng xâm lược của nhà Tống ở thời Lý, chúng ta thấy đâu không phải là một lực lượng nhỏ có tính chất địa phương. Do đó, có thể nói, trong lịch sử của thời kì mới độc lập, tự chủ của nước ta, đây là cuộc xâm lược đại quy mô đầu tiên của các tập đoàn phong kiến Trung Quốc.
Giữa lúc đó thì tình hình Đại Cồ Việt có nhiều điểm khác so với các thời sau. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh mới thống nhất lại đất và bắt đầu xây dựng nhà nước trung ương đầu tiên của nước ta. Mười hai năm sau, năm 980, cả hai cha con vua Đinh bị ám hại và một tình hình rối loạn xảy ra trong nội bộ chính quyền. Chưa kể đến sự kiện Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp v.v... là những chiến hữu của Đinh Tiên Hoàng và đang đảm nhiệm các chức vụ then chốt trong nhà nước trung ương, đem quân chống lại Lê Hoàn. Chúng ta có thể nhận thấy, đương thời, khi quân Tống tràn vào nước ta, Đại Cồ Việt đang còn là một nước nhỏ, yếu, thời kỳ thống trị ngắn ngủi của nhà Đinh chưa đủ để củng cố nền thống nhất mới lặp lại; thế lực các thổ hào địa phương còn mạnh, điều kiện giao lưu giữa các miền trong nước chưa thuận lợi, nhà nước trung ương chưa nắm được chắc các địa phương, do đó, phải thỏa mãn với việc giữ nguyên một số thế lực phong kiến địa phương.Đó là một hoàn cảnh rất bất lợi chi việc tập hợp lực lượng toàn dân và tổ chức một cuộc kháng chiến lâu dài. Đó cũng là hoàn cảnh bất lợi cho sự hình thành một cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc kiểu thời Trần hoặc cho việc huy động lực lượng của các dân tộc miền núi kiểu thời Lý. Hơn nữa, ở trung ương, nhìn chung tổ chức quân đội còn sơ sài. Chính sách toàn dân là lính của nhà Đinh chưa được thực hiện chặt chẽ. Đạo quân thường trực ở kinh thành mới gồm khoảng 3000 quân. Trong điều kiện một nền kinh tế vừa thoát khỏi tình trạng phụ thuộc, tất nhiên trang bị vũ khí của quân đội còn giản đơn (theo lời sớ của Tống Cảo) bấy giờ quân ta chỉ có cung nỏ, mộc gỗ, giáo gỗ, giáo tre... Dĩ nhiên Tống Cảo có phần hạ thấp quân lực của ta. Lực lượng chỉ huy suy yếu đi vì sự chống đối của một số tướng lĩnh trụ cột của nhà Đinh, mặc dầu, cũng do đó mà sự chỉ huy chung trở nên dễ thống nhất hơn.
Ở cái thể chênh lệch về đối sách lực lượng như vậy mà, như chúng ta đã biêt, quân dân Đại Cồ Việt đã chiến thắng một cách hết sức vẻ vang và chiến tháng đó thực sự làm cho quân thù khiếp sợ. Ý chí xâm lược của tập đoàn phong kiến Tống hoàn toàn bị đè bẹp, thậm chí đến đời con, đời cháu. Hàng chục năm sau, mặc những chuyện bât lợi cho mình xảy ra ở biên giới Trung - Việt, vua tôi nhà Tống đã quay mặt làm ngơ, hoặc trừng phạt bọn quan lại của mình, hoặc cho người trao trả cho nhà Tiền Lê những người Việt bỏ trốn. Thậm trí, năm 1006, nhân Lê Hoàn chết, các con tranh giành ngôi vua, đánh giết lẫn nhau, bọn Việt gian Hoàng Khánh Tập hoặc Minh Đề xúi giục các quan lại Hoa Nam xin nhà Tống tiến quân xâm chiếm nước ta để trả thù, vua Tống Chân Tông vẫn khăng khăng từ chối, lấy cớ là "Họ Lê không thiếu trung thuận" chẳng lẽ nay nhân lúc tang gia bối rối, lại đem quân sang đánh thì đâu phải là "đấng vương giả"! Sự thực thì, trước đây, vào năm 980, chính nhà Tống đã nhân "An Nam rối loạn", bối rối việc tang mà tổ chức cuộc xâm lược. Chiến thắng của quân dân Đại Cồ Việt năm 981 quả thực có ý nghĩa to lớn.
Trong vòng 3 tháng đánh tan một cuộc xâm lược đại qui mô của nhà Tống, quân dân Đại Cồ Việt quả đã tỏ rõ được sức mạnh của mình trong việc chống ngoại xâm. Tuy nhiên, chiến thắng to lớn đó không thể không gắn liền với tài năng và công lao của vị thống soái Lê Hoàn. Trước hết, trong sự nghiệp bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc đương thời, Lê Hoàn không chỉ là một nhà quân sự đơn thuần. Sau khi dẹp xong cuộc phản biến của Đinh Điền, Nguyễn Bặc để yên mặt trong, Lê Hoàn đã có những hành vi chính trị đúng đắn để đoàn kết lực lượng kháng chiến. Một trong những hành vi đó là việc phong Phạm Cự Lượng - em ruộ của tướng Phạm Hạp vừa bị giết do hoạt động phản loạn nói trên - làm Đại tướng quân, cùng Lê Hoàn lo việc chỉ chống giặc. Ngoài ra, nếu so với các cuộc kháng chiến chống xâm lược phương Bắc xảy ra vào nửa đầu thế kỷ, chúng ta thấy đây là lần đầu tiên cuộc kháng chiến của quân dân ta được tổ chức chu đáo, có kế hoạch rõ ràng. Lê Hoàn đã cho đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng để chặn thủy quân, lại xây thành Bình Lỗ ở vùng Như Nguyệt để ngăn chặn bộ binh của giặc. Ải Chi Lăng cũng được sắp xếp cẩn mật, sẵn sàng đón nhận một trận quyết chiến v.v... Không những thế, trước những lời lẽ ngạo mạn, láo xược của giặc, Lê Hoàn không để bị kích động mà còn cho người viết trả lời với ý tứ nhún nhường nhằm làm cho giặc thêm kiêu.
Khi chiến sự xảy ra, Lê Hoàn đã trực tiếp cầm quân chiến đấu ở những trận quyết định. Nguồn sử liệu còn lại hoàn toàn không đủ để chúng ta hiểu một cách cụ thể tài thao lược của Lê Hoàn, song chúng ta có thể nhận thấy rằng ông rất chủ động trong chiến đấu. Trước hết, bằng trận đánh trên sông Bạch Đằng quan dân Đại Cồ Việt chỉ đánh lui đạo thủy binh của nhà Tống do Lưu Trừng chỉ huy mà còn phá vỡ kế hoạch tác chiến giữa hai đạo thủy, bộ của chúng (Nguồn sử liệu cũ của ta không nói rõ về trận Bạch Đằng này, Khâm dịch Việt sử thông giám cương mục thì lấy ở đâu ra cái sự kiện quân ta bị thua ở Bạch Đằng, 200 chiến thuyền bị giặc cướp cả. Trong lúc đó, từ Tống sử đến Văn hiến thông khảo đều chỉ viết rằng, thủy quân của Lưu Trừng kéo đến thôn Da La không thấy gì cả, bèn  rút về Hoa Bộ. Những ghi chép khác nhau trên cho phép chúng ta dự đoán rằng, do đó không dám tiến vào nước ta nữa. Chiến thắng Bạch Đằng cón có một tác dụng lớn, bất ngờ là phá vỡ toàn bộ kế hoạch xâm lược của nhà Tống, đẩy giặc vào thế hoàn toàn bị động. Đạo quân bộ của Tôn Toàn Hưng đóng ở Hoa Bộ khăng khăng không chịu tiến nếu chưa được tin thắng trận của Lưu Trừng. Kết quả là, sau nhiều lần thúc giục không được, Hầu Nhân Bảo đành phải một mình kéo quân vượt biên giới vào Lạng Sơn và do đó, đạo quân chủ lực này đã bị đánh tan tành ở ải Chi Lăng. Cùng thời gian này, cánh quân của Trần Khâm Tộ chui được khá sâu vào nước ta nhưng vì không vượt qua được vùng Bình Lỗ lạo hốt hoảng khi được tin Hầu Nhân bảo bị giết ở Chi Lăng nên vội vàng tháo chạy trở về. Những trận truy kích của quân dân ta đã tiêu diệt "quá nửa" cánh quân này, bắt sống hai tên bộ tướng Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân. Ở đây, chúng ta cũng nhận thấy rõ tinh thần chủ động của Lê Hoàn trong chỉ huy tác chiến. Việc chánh quân của Trần Khâm Tộ thọc sâu được vào nước ta không làm cho ông hốt hoảng, vì ông hiểu rằng, không có các cánh quân khác phối hợp, Trần Khâm Tộ sẽ chẳng làm được gì và dứt khoát sẽ phải rút lui. Và như vậy, bằng chiến lược chủ động tài giỏi của mình, Lê Hoàn đã nhanh chóng phá tan kế hoạch tác chiến của giặc Tống, từ đó giáng cho chúng những đòn chí tử và đuổi chúng ra khỏi bờ cõi. Chiến thắng của quân dân ta năm 981 thật hoàn toàn bất ngờ đối với nhà Tống và đã trở thành một đòn cảnh cáo quyết liệt có ý nghĩa lâu dài đối với những tập đoàn phong kiến bành trướng Trung Quốc. Chiến thắng đó đã chứng minh rõ tài năng xuất chúng và công lao to lớn của người chỉ huy chiến lược. Kẻ thù khiếp sợ, nhân dân ta vui mừng. Chép sử đến đây, nhà sử học thể kỷ XIII là Lê Văn Điền, bắt Nguyễn Bặc, bắt Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi yên tĩnh, cái công đánh lấy tuy nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được
Đúng là với cuộc kháng chiến chống Tống ở ngay năm đầu của triều đại, tên tuổi của Lê Hoàn nổi lên trong lịch sử dân tộc. Nhưng, công lao của Lê Hoàn đối với đất nước không chỉ dừng lại ở đây. Như chúng ta đều biêt, Lê Hoàn vốn là một tướng của Đinh Liễn trong thới đánh giẹp 12 sứ quân. Nhờ tài năng và công tích của mình, ông được Đinh Tiên Hoàng tin yêu, cử giữ chức Thập đạo tướng quân điện tiền Đô chỉ huy sứ. Trong sự nghiệp thống nhất lại đất nước của nhà Đinh, rõ ràng Lê Hoàn đã đóng góp một phần công sức quan trọng.
Theo danh nhân đất Ninh Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét