Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Bạn có biết TIỀN CỔ VIỆT NAM


Bạn có biết
TIỀN CỔ VIỆT NAM
Hoàng Việt (st)


Tiền cổ Việt Nam góp phần phản ánh tình hình kinh tế – xã hội từng triều đại của nước ta. Tiền cổ là hiện vật có giá trị nghiên cứu lớn cho các nhà sử học, kinh tế… Đồng tiền đi vào cuộc sống trong mỗi gia đình. Câu ca dao cổ tả người vợ trách chồng:
Một quan tiền tốt mang đi
Anh nắm những gì mà tính chẳng ra
Trước khi đồng tiền xuất hiện, vỏ ốc từng được một số tộc người xa xưa trong chế độ nô lệ trên thế giới dùng làm vật trung gian trao đổi. Vỏ ốc Xy-pra-ê-a chính là “đồng tiền cổ” xuất hiện đầu tiên ở nước ta. Dân tộc thiểu số Khơ Mú và một số bộ tộc người Mường đã dùng vỏ ốc Xy-pra-ê-e. Các thiếu nữ Khơ Mú tích cóp vỏ ốc làm của hồi môn và để làm đồ trang sức.
Phải đến triều đại Đinh Tiên Hoàng hùng mạnh, đồng tiền đúc ở nước ta mới ra đời. Đồng tiền được đúc bằng đồng, hình tròn, lỗ vuông, có thể xâu thành chuỗi tiện việc di chuyển. Mặt phải của đồng tiền cổ đúc bốn chữ Thái Bình Hưng Bảo, mặt sau có chữ Đinh. Tiếp đó, triều đại nào “cũng đúc tiền”. Tiền có nhiều loại, nhiều kiểu, với tác dụng chủ yếu là vật trung gian trao đổi hàng hoá. Nhưng cũng có đồng tiền đúc ra để khen thưởng (thường là bằng vàng). Cũng có đồng tiền chỉ là mỹ hiệu. Trong cuốn Biên niên biểu ghi những sự kiện lớn trong lịch sử hoá tệ (của Tung Quốc), tác giả Bành Tín Uy thừa nhận: năm 970, Đinh Bộ Lĩnh ở Việt Nam đúc tiền Thái bnh Hưng bảo. Nhà Tiền lê (980 – 1009), nhà Lý (1010 – 1225) tiếp tục cho đúc tiền. Ngay từ năm đầu lên ngôi vua, và dời đo từ Hoa Lư về Thăng Long, vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) cho đúc tiền Thuận Thiên đại bảo đã xuống chiếu “phát tiền cho hai vạn quan, thuê thợ làm chùa Thiên Đức”. Trong 175 năm nhà Trần (1225 – 1400) nền kinh tế – xã hội nước nhà phát triển hơn trước. Công thương nghiệp, kể cả ngoại thương, có nhiều tiến bộ. Các cơ sở thủ công nghiệp phát triển. Kinh thành mở rộng tới 61 phường. Đơn vị tiền được Nhà nước quy định thống nhất. Việc đúc tiền phát triển. Vua Trần Thái Tông (1225 – 1258) quy định: một tiền ăn 70 đồng tiền. Sử chép: tháng 4 năm Bính Tý, niên hiệu Quang Thái năm thứ chín 91396), bắt đầu phát hành tiền giấy, có in: Thông bảo hội sao. Vua Trần Thuận Tông (1388 – 1398) cũng cho in tiền giấy. Một quan tiền đồng đổi được 1 quan 2 quan tiền giấy. Giấy 10 đồng vẽ rồng, 30 đồng vẽ sóng, một tiền vẽ mây, hai tiền vẽ rùa, ba tiền vẽ lân, năm tiền vẽ phượng, một quan vẽ rồng. Thu tiền đồng vào kho Ngao trì ở Kinh Đô.
Triều đại Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương, tuy chỉ tồn tại có bảy năm (1400 – 1407), nhưng đã tiến hành một số cải cách về tiền tệ. Các chính sách lớn của triều đại này là: chính sách hạn điền, hạn nô và phát hành tiền giấy.
Dưới triều Lê Sơ (1428 – 1527), không thấy xuất hiện tiền giấy vì “tiền giấy là vật vô dụng mà cho lưu hành ở trong dân hữu dụng, thực không phải với cái ý yên dân dùng của”. Năm 1428, Lê Lợi cho đúc tiền Thuận thiên thông báo, to đẹp hơn so với đồng tiền thời Trần. Năm 1509 vua Lê Tương Dực cho dùng cả bạc. Mỗi thoi bạc nặng 1,030 Kg. Đồng tiền đầy đặng không pha kẽm hoặc thiếc hoặc gang, như các triều đại sau đó. Nhà sử học Phan huy chú đánh giá tiền đúc dưới thời Lê Thánh Tông (1460 – 1497) là những đồng tiền mẫu mực nhất của nước ta. Đồng tiền dưới triều Lê Hiến Tông 91498 – 1504) có phần năng hơn đồng tiền các thời trước. Từ năm 1527 nhà Mạc, nhà Trịnh đều đúc tiền, tiền kưu hành riêng cho từng vùng. Mạc Đăng Dung cho đúc tiền đồng pha kẽm và sắt. Thời Lẻ Trung Hưng (1533 – 1788) cũng đúc tiền, nhưng đến vua Lê Hiển Tông (1676 – 1705), việc đúc tiền mới đi vào nề nếp thường xuyên. Đến đời Lê Hiền Tông (1740 – 1786), lại có tiền Trung ương, tiền địa phương. Triều đại Tây Sơn tồn tại 24 năm (1778 – 1802), nhưng nước nhà thịnh Vượng là 5 năm dưới triều vua Quang Trung 91778 – 1792). Nhà Tây Sơn đã đúc 37 kiểu tiền. Điều này chứng tỏ các vua Tây Sơn ra sức xây dựng nền kinh tế nước nhà độc lập tự chủ. Chính vua Quang Trung đã ban chiếu khuyến nông: “Mở cửa ải, thông chợ búa, khiến hàng hoá không ngưng đọng, lợi cho sự tiêu dùng của dân”.
 Xét về mặt mỹ thuật và chất lượng, tiền đúc thời Tây Sơn không sánh kịp tiền đúc dưới triều Nguyễn, mặc dù vậy, nhân dân vẫn ưa dùng tiền Tây Sơn, cũng vì quý mến người anh hùng áo vải. Vua Gia Long đúc cả tiền thoi đồng thoi bạc, thoi vàng, một thoi mười lạng bạc ăn 28 quan tiền đồng. Thoi 1 lạng vàng ăn 16 lạng bạc. Các triều vua nối tiếp đều đúc tiền đồng, vàng thoi, bạc thoi, tiền vàng, tiền bạc. Năm 1875, thực dân Pháp lập ra Ngân hàng Đông Dương. Đồng bạc của Pháp thao túngnh tế nước ta. Đồng Tiền triều Nguyễn  sụt giá. Vì thiếu đồng, tiền kẽm xuất hiện dưới triều Tự Đức, các vua Nguyễn đều đúc tiền. Một đồng tiền Khải Định ăn ba đồng tiền Bảo Đại. Vì thế trong nhân dân ta có câu ca dao:
Ba con đổi lấy một cha,
Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền.
Đồng tiền Bảo đại không đúc theo kiểu truyền thống mà dùng máy dập bằng đồng lá, tuy nhỏ nhưng đẹp. Tuy nó đẹp nhưng đã đánh dấu chấm hết cho việc các triều đại phong kiến nước ta đúc tiền đồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét