Đoàn “Hành hương về nguồn cội” cùng tác phẩm "Ước nguyện ngàn năm Thăng Long" dâng hương tại đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: Phạm Trường |
Từ nhiều năm nay, những cuốn sách viết về Cố đô Hoa Lư trên các đề tài riêng lẻ như: Nhân vật, sự kiện, danh thắng đã được phát hành rộng rãi.
Nhưng để có một cái nhìn tổng quan mà cụ thể, hấp dẫn về miền đất địa linh Hoa Lư - kinh đô của Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta thì cuốn "Kinh đô Hoa Lư xưa và nay" do Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc ấn hành - chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội của tác giả Lã Đăng Bật là một cuốn sách quý, không chỉ đối với các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, Việt Nam học mà còn góp phần thỏa mãn lòng ngưỡng mộ của thập phương du khách một khi về thăm Cố đô Hoa Lư.
Trong hơn năm trăm trang, sách đã dành gần 200 trang viết về Kinh đô Hoa Lư xưa như: Vị trí, diện tích, thành trì, cung điện, kho tàng, ngục thất, chùa chiền, sông, núi, cầu, trạm gác, hệ thống giao thông ra vào Kinh đô; giới thiệu tóm tắt nhưng đầy đủ về quê hương, gia đình và thân thế sự nghiệp huy hoàng, nhưng cũng nhiều tang thương của Vạn Thắng Vương - Đinh Bộ Lĩnh. Chân dung nước Đại Cồ Việt đã được khắc họa sâu bởi các nội dung: Xây dựng Nhà nước - tổ chức bộ máy, niên hiệu, dân số; việc xây dựng quân đội, ổn định và phát triển kinh tế, văn hóa, tôn giáo, quan hệ ngoại giao; những danh nhân tiêu biểu.
Tác giả đã dày công sưu tầm, xem xét, suy kết làm nổi bật vai trò, giá trị lịch sử, văn hóa của mỗi triều đại từ đời Vua Đinh Tiên Hoàng (968-979) đến Lê Long Đĩnh (1005-1009). Chỉ riêng đọc phần này, độc giả đã gặp nhiều nhận xét mới lạ nếu không muốn nói là bất ngờ trong nền "Chính Thống Thủy" Đại Cồ Việt ở Hoa Lư. Chẳng hạn như: "Khai sinh ra nghệ thuật sân khấu chèo dân gian ở Việt Nam"; "Hình thành nghệ thuật xiếc". "Theo sử cũ, ở thời Đinh, cùng với phường chèo, đã xuất hiện một gánh xiếc chuyên nghiệp. Trùm xiếc là một pháp sư" (Tr 74; 75). "Vua Lê Đại Hành, người có công đầu phát triển hệ thống giao thông thủy và bộ ở Việt Nam" (Tr115), không những thế "Vua Lê Đại Hành là người khơi nguồn ra pháp chế ở nước ta" và "góp phần khai sinh văn học viết ở Việt Nam" (Tr116; 117...).
Gắn liền với việc "xuất thánh minh" của Vua Lý Thái Tổ và công cuộc dời đô từ Hoa Lư đến Hà Nội ngày nay, sách đã nêu bật bối cảnh lịch sử, lý do chủ quan, khách quan làm sáng tỏ tầm vóc "đức tuệ vô song" của một vị vua mở đầu triều Lý. Đồng thời, nêu rõ tính kế thừa và phát triển liên tục giữa hai thềm đất Hoa Lư và Hà Nội.
Phần hai, vẫn bằng cách soi chiếu lịch sử để khái quát các giá trị văn hóa của Cố đô Hoa Lư. Người đọc được biết đến "Tường thành thiên nhiên", "Dấu vết các tường thành nhân tạo", "Nền sân cung điện xưa" và chùa Bái Đính trong quần thể Cố đô Hoa Lư nay đã và đang hình thành một "Khu tâm linh lớn nhất Việt Nam" (Tr177). Không những thế sách còn viết khá tỉ mỉ về quá trình xây, sửa, kiến trúc, tượng thờ, nội dung thờ tự, văn bia liên quan của 2 ngôi đền thờ Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, cùng 3 ngôi đền khác: Đền thờ công chúa Phất Kim (với những dòng chữ thấm đẫm bi kịch thời đại và lòng cảm kích trước tiết nghĩa phi thường của người con gái Vua Đinh), đền Trần và đền Vực Vông.
Đáng chú ý là cuốn sách đã tập hợp, giới thiệu sâu về 10 ngôi chùa được xây dựng từ thời Đinh, tiền Lê: Chùa Nhất Trụ, chùa Am, chùa Đìa, chùa Bà Ngô, chùa Thủ, chùa Ngần, chùa Bàn Long và 3 chùa được làm trong động - chùa: Am Tiên, Hoa Sơn, Thiên Tôn mà lâu nay nhiều phật tử chưa có dịp biết đến đầy đủ. Hơn nữa, sách còn cho ta biết đến 12 phủ thờ các bậc "võ tướng, công thần" cùng các hoàng tử, công chúa của hai triều Đinh - Lê; những hang, động thuộc quần thể Cố đô như hang Quàn, hang Tiền, động Xuyên thủy, động Long ẩn... bấy nay vốn là danh thắng độc đáo, gọi mời lữ khách mỗi dịp du lịch Hoa Lư, Ninh Bình.
Ở phần phụ lục, sách đã chọn đăng 13 bài thơ của các nhà thơ: Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Trần Đăng Khoa... Trương Minh Phố và Mạc Khải Tuân thể hiện tấm lòng "ôn cố, tri tân" qua các tứ thơ đầy hào sảng và chiêm nghiệm về khí thiêng Đại Việt từ Cố đô Hoa Lư hôm qua, hôm nay và mai sau.
Bằng tâm huyết của một người con quê hương Ninh Bình, sau nhiều năm tích lũy, nghiên cứu, sưu tầm các tư liệu và điền dã, tác giả Lã Đăng Bật đã gửi tới bạn đọc một cuốn sách dày dặn, cô đọng về nội dung, với nhiều suy ngẫm và phát hiện, làm sáng tỏ thêm những giá trị thâm sâu của các di tích, các nhân vật lịch sử thuộc "Kinh đô Hoa Lư xưa và nay".
Minh Tuân
Nhưng để có một cái nhìn tổng quan mà cụ thể, hấp dẫn về miền đất địa linh Hoa Lư - kinh đô của Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta thì cuốn "Kinh đô Hoa Lư xưa và nay" do Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc ấn hành - chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội của tác giả Lã Đăng Bật là một cuốn sách quý, không chỉ đối với các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, Việt Nam học mà còn góp phần thỏa mãn lòng ngưỡng mộ của thập phương du khách một khi về thăm Cố đô Hoa Lư.
Trong hơn năm trăm trang, sách đã dành gần 200 trang viết về Kinh đô Hoa Lư xưa như: Vị trí, diện tích, thành trì, cung điện, kho tàng, ngục thất, chùa chiền, sông, núi, cầu, trạm gác, hệ thống giao thông ra vào Kinh đô; giới thiệu tóm tắt nhưng đầy đủ về quê hương, gia đình và thân thế sự nghiệp huy hoàng, nhưng cũng nhiều tang thương của Vạn Thắng Vương - Đinh Bộ Lĩnh. Chân dung nước Đại Cồ Việt đã được khắc họa sâu bởi các nội dung: Xây dựng Nhà nước - tổ chức bộ máy, niên hiệu, dân số; việc xây dựng quân đội, ổn định và phát triển kinh tế, văn hóa, tôn giáo, quan hệ ngoại giao; những danh nhân tiêu biểu.
Tác giả đã dày công sưu tầm, xem xét, suy kết làm nổi bật vai trò, giá trị lịch sử, văn hóa của mỗi triều đại từ đời Vua Đinh Tiên Hoàng (968-979) đến Lê Long Đĩnh (1005-1009). Chỉ riêng đọc phần này, độc giả đã gặp nhiều nhận xét mới lạ nếu không muốn nói là bất ngờ trong nền "Chính Thống Thủy" Đại Cồ Việt ở Hoa Lư. Chẳng hạn như: "Khai sinh ra nghệ thuật sân khấu chèo dân gian ở Việt Nam"; "Hình thành nghệ thuật xiếc". "Theo sử cũ, ở thời Đinh, cùng với phường chèo, đã xuất hiện một gánh xiếc chuyên nghiệp. Trùm xiếc là một pháp sư" (Tr 74; 75). "Vua Lê Đại Hành, người có công đầu phát triển hệ thống giao thông thủy và bộ ở Việt Nam" (Tr115), không những thế "Vua Lê Đại Hành là người khơi nguồn ra pháp chế ở nước ta" và "góp phần khai sinh văn học viết ở Việt Nam" (Tr116; 117...).
Gắn liền với việc "xuất thánh minh" của Vua Lý Thái Tổ và công cuộc dời đô từ Hoa Lư đến Hà Nội ngày nay, sách đã nêu bật bối cảnh lịch sử, lý do chủ quan, khách quan làm sáng tỏ tầm vóc "đức tuệ vô song" của một vị vua mở đầu triều Lý. Đồng thời, nêu rõ tính kế thừa và phát triển liên tục giữa hai thềm đất Hoa Lư và Hà Nội.
Phần hai, vẫn bằng cách soi chiếu lịch sử để khái quát các giá trị văn hóa của Cố đô Hoa Lư. Người đọc được biết đến "Tường thành thiên nhiên", "Dấu vết các tường thành nhân tạo", "Nền sân cung điện xưa" và chùa Bái Đính trong quần thể Cố đô Hoa Lư nay đã và đang hình thành một "Khu tâm linh lớn nhất Việt Nam" (Tr177). Không những thế sách còn viết khá tỉ mỉ về quá trình xây, sửa, kiến trúc, tượng thờ, nội dung thờ tự, văn bia liên quan của 2 ngôi đền thờ Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, cùng 3 ngôi đền khác: Đền thờ công chúa Phất Kim (với những dòng chữ thấm đẫm bi kịch thời đại và lòng cảm kích trước tiết nghĩa phi thường của người con gái Vua Đinh), đền Trần và đền Vực Vông.
Đáng chú ý là cuốn sách đã tập hợp, giới thiệu sâu về 10 ngôi chùa được xây dựng từ thời Đinh, tiền Lê: Chùa Nhất Trụ, chùa Am, chùa Đìa, chùa Bà Ngô, chùa Thủ, chùa Ngần, chùa Bàn Long và 3 chùa được làm trong động - chùa: Am Tiên, Hoa Sơn, Thiên Tôn mà lâu nay nhiều phật tử chưa có dịp biết đến đầy đủ. Hơn nữa, sách còn cho ta biết đến 12 phủ thờ các bậc "võ tướng, công thần" cùng các hoàng tử, công chúa của hai triều Đinh - Lê; những hang, động thuộc quần thể Cố đô như hang Quàn, hang Tiền, động Xuyên thủy, động Long ẩn... bấy nay vốn là danh thắng độc đáo, gọi mời lữ khách mỗi dịp du lịch Hoa Lư, Ninh Bình.
Ở phần phụ lục, sách đã chọn đăng 13 bài thơ của các nhà thơ: Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Trần Đăng Khoa... Trương Minh Phố và Mạc Khải Tuân thể hiện tấm lòng "ôn cố, tri tân" qua các tứ thơ đầy hào sảng và chiêm nghiệm về khí thiêng Đại Việt từ Cố đô Hoa Lư hôm qua, hôm nay và mai sau.
Bằng tâm huyết của một người con quê hương Ninh Bình, sau nhiều năm tích lũy, nghiên cứu, sưu tầm các tư liệu và điền dã, tác giả Lã Đăng Bật đã gửi tới bạn đọc một cuốn sách dày dặn, cô đọng về nội dung, với nhiều suy ngẫm và phát hiện, làm sáng tỏ thêm những giá trị thâm sâu của các di tích, các nhân vật lịch sử thuộc "Kinh đô Hoa Lư xưa và nay".
Minh Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét