Di chỉ khảo cổ học Tràng Kênh
Di chỉ khảo cổ học Tràng Kênh nằm ở thôn Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên, thuộc khu di tích và danh thắng đã xếp hạng. Đây là một di chỉ xưởng chế tác đồ trang sức bằng đá lớn nhất Đông bắc Tổ quốc, phản ánh sự tiến bộ kĩ thuật của người Việt cổ ở giai đoạn chuyển tiếp từ hậu kì đá mới sang sơ kì thời đại đồng thau có niên đại cách ngày nay trên 3.400 năm. Di chỉ Tràng Kênh có diện tích hàng vạn m2 được chia thành 2 khu vực: khu A và khu B. Khu A là thung lũng của 3 ngọn núi đá vôi: Hoàng Tôn, Ao Non, áng Rong, trong đó tầng văn hoá tập trung ở phía đông chân núi Hoàng Tôn. Khu B nằm ở phía Đông bắc chân núi Ao Non. Khu vực này có nhà ở của dân cư thôn Tràng Kênh và một con đường giao thông nằm dọc trên di chỉ.
Tầng văn hoá di chỉ Tràng Kênh thuần nhất. Tầng văn hoá ở khu A có độ dày từ 1, 6 đến 1,9m, khu B có tầng văn hoá dầy hơn, từ 1, 7 đến 2, 1m. Màu sắc đất văn hoá ở khu A sẫm, ken kín nhiều đá cuội ở tầng trên còn đất ở khu B nâu sẫm, chứa nhiều hạt sỏi ở lớp trên, than tro và vỏ nhuyễn thể ở lớp dưới. Tầng văn hoá ở di chỉ Tràng Kênh cho thấy sự cư trú lâu dài qua nhiều thế hệ tại Tràng Kênh của người tiền sử.
Khai quật tầng văn hoá di chỉ Tràng Kênh, các nhà khảo cổ phát hiện một số lượng lớn hiện vật thuộc nhiều loại hình, chất liệu khác nhau, điển hình là đồ gốm, đồ đá và đồ đồng.
Đồ gốm khai quật được ở Tràng Kênh mang đậm nét bản sắc con người Tràng Kênh thời tiền sử. Nét đặc trưng nhất của loại hình di vật này là gốm xốp. Xương gốm pha nhiều cát và vỏ nhuyễn thể, có màu xám trắng, hồng, nhiệt độ nung thấp. Hoa văn trang trí trên gốm rất phong phú, kiểu văn vạch đậm, văn đai đắp nổi là nét riêng của gốm Tràng Kênh. Về loại hình, ngoài kiểu miệng loe phổ biến còn có loại miệng khum, miệng thành dầy, đặc biệt loại gốm miệng có mái độc đáo chỉ tìm thấy ở Tràng Kênh và Bãi Tự (Hà Bắc).
Bên cạnh đồ gốm, các di vật bằng đá ở Tràng Kênh là bộ mặt đặc trưng nhất của di chỉ Tràng Kênh. Đây là công xưởng chế tác đồ trang sức bằng đá có quy mô rất lớn với kĩ thuật đạt đến đỉnh cao của văn minh thời tiền sử ở Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung.Với những công cụ sản xuất như rìu tứ giác, đục không vai kích thước nhỏ, mũi khoan, mảnh lưỡi cưa và bàn mài, người cổ Tràng Kênh đã làm ra những sản phẩm trang sức làm đẹp thêm cho cuộc sống như vòng tay, vòng tai, nhẫn, hạt chuỗi... Điều đặc biệt là đồ trang sức ở đây rất đẹp mắt và chau chuốt. Điều đó cho thấy nhu cầu thẩm mỹ, hưởng thụ cái hay, cái đẹp của con người đã được hình thành và phát triển rất sớm.
Đồ đồng được phát hiện không nhiều ở Tràng Kênh, chủ yếu phân bổ ở lớp trên cùng. Loại hình đồ đồng có rìu gót vuông, rìu cân, đục vũm, giáo, dao găm. Chủ nhân của những di vật này thuộc nền văn hoá Đông Sơn định cư ở đây sau chủ nhân Tràng Kênh thuộc nền văn hoá Phùng Nguyên.
Kể từ khi được phát hiện và nghiên cứu đến nay, di chỉ khảo cổ học Tràng Kênh luôn được các nhà khảo cổ học trong nước và quốc tế đánh giá là một di sản văn hoá có giá trị về nhiều mặt, một địa điểm tiêu biểu của loại hình di chỉ xưởng thuộc hậu kì đá mới, sơ kì thời đại đồng thau ở Việt Nam.
Di chỉ khảo cổ Cái Bèo (Cát Bà)
Nằm giữa thung lũng núi đá vôi, chạy dài theo hướng Bắc Nam dọc bờ biển thuộc khu 2B Bến Bèo (thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải), di chỉ Cái Bèo được xác định toạ độ 20o43'8'' vĩ Bắc và 107o3'2'' kinh Đông (cách trung tâm thị trấn 1,5km) với độ cao trung bình 4m so với mặt nước biển. Theo khảo cứu của Viện Khảo cổ học Việt Nam, Cái Bèo là di chỉ khảo cổ hoc có giá trị quan trọng nhất hiện nay ở vùng ven biển và hải đảo Đông Bắc Việt Nam.
Sẽ là di tích cấp quốc gia
Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sử (Viện Khảo cổ học Việt Nam), Trưởng đoàn khảo cứu, khai quật di chỉ Cái Bèo thì đến nay đã có 4 lần khảo sát, khai quật di chỉ này.
Lần đầu tiên, vào năm 1938, nhà khảo cổ học M.Colani người Pháp đã phát hiện Cái Bèo chính là nôi văn hoá cổ của Việt Nam. Trên cơ sở đó, Viện Khảo cổ học đã tiến hành thám sát và manh nha phát hiện nôi văn hoá biển.
Đến năm 1981, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam có cuộc khai quật lần thứ hai tại đây. Tuy phạm vi khai quật chỉ với diện tích 78m2, song đã tìm được nhiều hiện vật đá ở hai giai đoạn phát triển kế tiếp nhau là tiền Hạ Long và Hạ Long.
Vào năm 1986, lần khai quật thứ ba được tiếp tục tiến hành. Các nhà khảo cổ đã tìm được gần 180 công cụ đá bao gồm công cụ ghè đẽo, công cụ mài không qua chế tác của 6 chày và hòn ghè, 9 mảnh gốm xốp, 18 mảnh gốm cứng mỏng, 93 mảnh gốm thô dày, 11 đốt sống cá biển, 88 đầu cá biển, 6 mảnh xương thú...
Phân tích các mẫu hiện vật đã phát hiện có cơ sở kết luận di chỉ Cái Bèo gồm hai giai đoạn văn hoá: Giai đoạn tiền Hạ Long và văn hoá Hạ Long.
Lần khai quật thứ tư vào 5/12/2006 được sự tham gia của nhiều nhà khoa học có uy tín, khi kết thúc khai quật đầu tháng 1/2007 đã thu được từ 10 hố có 137 hiện vật đá, 1.424 mảnh gốm tiền sử và 568 tiêu bản di cốt động vật và vỏ nhuyễn thể biển. Phân tích cho thấy, những tổ hợp di vật thu được đều làm từ đá granít và gốm vặn thừng dập thô, không se, xương cá, vỏ sò, vỏ hàu biển kích thước lớn...
Những bằng chứng này cho thấy Cái Bèo là nơi cư trú của ngư dân cổ. Đây chính là một làng chài biển cổ có quy mô lớn nhất hiện được biết ở Việt Nam.
Phân tích còn thấy, cách đây khoảng 7.000 năm, người Cái Bèo sinh sống chủ yếu nhờ vào đánh cá biển và bắt sò, hàu. Họ duy trì cuộc sống ấy đến 4.500 năm cách ngày nay.
Phân bố làng chài Cái Bèo rất rộng, khoảng 18.000m2. Cư dân định cư ở Cái Bèo phát triển qua nhiều thời đại từ Trung kỳ đá mới đến Sơ kỳ đồ đồng. Từ săn bắt, hái lượm, đánh cá sang định cư nông nghiệp được coi là quá trình phát triển văn hoá Cái Bèo sang văn hoá Hạ Long. Những cư dân đầu tiên ở Cái Bèo có nguồn gốc bản địa, nhiều khả năng là con cháu người cổ văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn. Và văn hoá Cái Bèo vận động, phát triển sang văn hoá Hạ Long thời đại đồ đồng đặc sắc ở vùng duyên hải Đông Bắc.
Hơn nữa, di chỉ Cái Bèo có địa tầng dày (trung bình là 3m) và được bảo tồn nguyên vẹn. Trên địa tầng này có thể đọc được sự thay đổi của môi trường biển vùng Đông Bắc từ 7.000 năm đến 3.500 năm. Toàn bộ cơ sở khoa học trên có thể khẳng định rằng, di chỉ Cái Bèo thực sự là một bảo tàng văn hoá biển Việt Nam.
Sẽ là di tích cấp quốc gia
Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sử (Viện Khảo cổ học Việt Nam), Trưởng đoàn khảo cứu, khai quật di chỉ Cái Bèo thì đến nay đã có 4 lần khảo sát, khai quật di chỉ này.
Lần đầu tiên, vào năm 1938, nhà khảo cổ học M.Colani người Pháp đã phát hiện Cái Bèo chính là nôi văn hoá cổ của Việt Nam. Trên cơ sở đó, Viện Khảo cổ học đã tiến hành thám sát và manh nha phát hiện nôi văn hoá biển.
Đến năm 1981, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam có cuộc khai quật lần thứ hai tại đây. Tuy phạm vi khai quật chỉ với diện tích 78m2, song đã tìm được nhiều hiện vật đá ở hai giai đoạn phát triển kế tiếp nhau là tiền Hạ Long và Hạ Long.
Vào năm 1986, lần khai quật thứ ba được tiếp tục tiến hành. Các nhà khảo cổ đã tìm được gần 180 công cụ đá bao gồm công cụ ghè đẽo, công cụ mài không qua chế tác của 6 chày và hòn ghè, 9 mảnh gốm xốp, 18 mảnh gốm cứng mỏng, 93 mảnh gốm thô dày, 11 đốt sống cá biển, 88 đầu cá biển, 6 mảnh xương thú...
Phân tích các mẫu hiện vật đã phát hiện có cơ sở kết luận di chỉ Cái Bèo gồm hai giai đoạn văn hoá: Giai đoạn tiền Hạ Long và văn hoá Hạ Long.
Lần khai quật thứ tư vào 5/12/2006 được sự tham gia của nhiều nhà khoa học có uy tín, khi kết thúc khai quật đầu tháng 1/2007 đã thu được từ 10 hố có 137 hiện vật đá, 1.424 mảnh gốm tiền sử và 568 tiêu bản di cốt động vật và vỏ nhuyễn thể biển. Phân tích cho thấy, những tổ hợp di vật thu được đều làm từ đá granít và gốm vặn thừng dập thô, không se, xương cá, vỏ sò, vỏ hàu biển kích thước lớn...
Những bằng chứng này cho thấy Cái Bèo là nơi cư trú của ngư dân cổ. Đây chính là một làng chài biển cổ có quy mô lớn nhất hiện được biết ở Việt Nam.
Phân tích còn thấy, cách đây khoảng 7.000 năm, người Cái Bèo sinh sống chủ yếu nhờ vào đánh cá biển và bắt sò, hàu. Họ duy trì cuộc sống ấy đến 4.500 năm cách ngày nay.
Phân bố làng chài Cái Bèo rất rộng, khoảng 18.000m2. Cư dân định cư ở Cái Bèo phát triển qua nhiều thời đại từ Trung kỳ đá mới đến Sơ kỳ đồ đồng. Từ săn bắt, hái lượm, đánh cá sang định cư nông nghiệp được coi là quá trình phát triển văn hoá Cái Bèo sang văn hoá Hạ Long. Những cư dân đầu tiên ở Cái Bèo có nguồn gốc bản địa, nhiều khả năng là con cháu người cổ văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn. Và văn hoá Cái Bèo vận động, phát triển sang văn hoá Hạ Long thời đại đồ đồng đặc sắc ở vùng duyên hải Đông Bắc.
Hơn nữa, di chỉ Cái Bèo có địa tầng dày (trung bình là 3m) và được bảo tồn nguyên vẹn. Trên địa tầng này có thể đọc được sự thay đổi của môi trường biển vùng Đông Bắc từ 7.000 năm đến 3.500 năm. Toàn bộ cơ sở khoa học trên có thể khẳng định rằng, di chỉ Cái Bèo thực sự là một bảo tàng văn hoá biển Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét