Khai quật hang Đồng Trương: Món "nợ" chưa trả
- Chiếc biển ghi "Hang Đồng Trương" - di chỉ khảo cổ học nằm đơn côi dưới lớp lá cây bụi bên quốc lộ 7 (xã Hoa Sơn, Anh Sơn, Nghệ An). Thực ra, tấm biển ghi vậy chứ gần 10 năm qua, sau khi đưa các hiện vật đi nghiên cứu, Viện Khảo cổ học Việt Nam vẫn chưa có câu trả lời chính thức.
Ông Nguyễn Văn Sơn, trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Anh Sơn cũng lõm bõm khi nói về hang Đồng Trương: "Viện Khảo cổ họ về họ nghiên cứu rồi họ có nói chi mô (gì đâu). Lúc khai quật họ cũng chỉ nói nhận định ban đầu thôi. Còn kết luận cuối cùng của hội đồng khoa học thì chưa có".
Ông Nguyễn Văn Sơn, trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Anh Sơn cũng lõm bõm khi nói về hang Đồng Trương: "Viện Khảo cổ họ về họ nghiên cứu rồi họ có nói chi mô (gì đâu). Lúc khai quật họ cũng chỉ nói nhận định ban đầu thôi. Còn kết luận cuối cùng của hội đồng khoa học thì chưa có".
Những di cốt vô giá khai quật được đang ở đâu? |
Theo trí nhớ của ông Sơn, khoảng tháng 2 - 3/2004, người ta đã tiến hành khai quật ở hang Đồng Trương. Tại đây, các nhà khai quật đã thu được nhiều hiện vật thuộc 2 nền văn hóa nổi tiếng nhất Việt Nam: Văn hóa Hòa Bình thời tiền sử và văn hóa Đông Sơn thời sơ sử. Trong lớp văn hóa Hòa Bình, đã phát hiện được 10 ngôi mộ táng có niên đại trong khoảng 10 - 12 ngàn năm. Lúc bấy giờ thì ý định ban đầu của địa phương là giữ lại các mộ táng này để phục vụ cho công tác trưng bày, nghiên cứu tại chỗ.
Tuy nhiên một thời gian sau, do công tác bảo quản không đảm bảo nên địa phương đã lấp cát lên các ngôi mộ táng và lập hàng rào bảo quản. "Tháng 6/2006, Viện Khảo cổ đã vào khai quật thêm được 2 mộ táng nữa. Và họ đã đưa đi nghiên cứu tất cả", ông Sơn nhớ lại.
Cửa hang Đồng Trương bị cây chen lấn. |
Trong số 12 mộ táng thì đã phát hiện 2 di cốt trẻ em. Các di cốt hầu hết không còn nguyên vẹn: Cái thì hộp sọ thiếu phần xương mặt, xương hàm chỉ còn phần thân hàm và một phần nhỏ ngành lên trái, cái thì xương sọ bị nát vụn thành hàng trăm mảnh... Ngoài ra, tại Đồng Trương, các nhà nghiên cứu còn phát hiện các hiện vật như đồ đá cũ, đồ đồng, kim khí, rồi gốm. Đặc biệt, hiện vật thu được nhiều nhất là vỏ sò (trong đó có những vỏ sò như đưa từ biển lên)...
Ông Nguyễn Văn Sơn thẳng thắn: "Nói chúng tôi bảo quản là bảo quản cái gì. Viện Khảo cổ học đã đưa hết các hài cốt và hiện vật về còn gì. Cái hang chỉ là cái hang không thôi. Ngay từ ban đầu chúng tôi cũng đã rào thép gai để bảo vệ nhưng lâu ngày lại nghĩ không biết mình đang bảo vệ cái gì... Chúng tôi đã nhiều lần gửi văn bản ra cơ quan này để mong có kết luận ban đầu của hội đồng khoa học nhưng chẳng thấy phản hồi".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét