Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

NỀN VĂN HÓA CỔ NAM BỘ


NỀN VĂN HÓA CỔ NAM BỘ

TRẦN KIÊM ĐẠT


Cách đây vào khoảng 5,000 năm, trên vùng đất Nam Phần, đã có cư dân mở đất dựng nghiệp, tạo nên nền văn hóa Đồng Nai. Địa bàn văn hóa nầy bao gồm vùng đất đỏ bazan, trung lưu sông Đồng Nai, Đông bắc đồng bằng Nam Phần, vùng đất đỏ bazan Sông Bé,  phía bắc đồng bằng Nam Phần, vùng đất hạ lưu sông Đồng Nai và vùng duyên hải. Cư dân văn hóa Đồng Nai đã xây dựng nên những vùng kinh tế lớn, đồng thời cũng đã tạo dựng nên trung tâm văn hoá độc đáo trong vùng. Những di tích di chỉ về nền văn hóa nầy đã lưu lại nhièu vùng trên miền đông Nam Phần. Họ là lớp người Indonésiens, cũng là chủ nhân của nhiều nền văn hóa lớn.
 Ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Lam, họ đã tạo dựng nên nền văn hoá Đông Sơn. Ở ven biển miền Trung, họ tạo nên nền văn hóa Sa Huỳnh. Và đây là nền văn hóa Đồng Nai.Qua những chứng liệu khảo cổ học cho thấy: cư dân vùng Đồng Nai thời cổ đã tạo ra những đồ dùng đồ đá, cuốc, rìu, búa, đục, dao, lưỡi hái, chế tạo bằng những loại đá tại chỗ, đá sa thạch, đá hoa cương, đá réolit, đá phen pát, đá thạch anh... Họ cũng đã tiến đến việc đúc đồng, rèn sắt, làm đồ xương, sừng; chế tạc những đồ gốm nhu dụng. 
 Về đời sống kinh tế, cư dân Đồng Nai thời đó đã biết trồng lúa nước và lúa cạn, trồng trỉa các loại khoai đậu, hoa quả; họ cũng đi vào nghề săn bắt, khai thác thủy sản.  - Về đời sống tín ngưỡng, cho đến nay, qua những chứng liệu, vẫn chưa thấy dấu vết của việc thồ cúng tổ tiên, tổ sư ngành nghề, tuy nhiên, họ cũng có tục chôn cất người chết, biết hỏa táng, tro than đựng trong những loại quan tài chum vò lớn, có những đồ tuỳ táng. Với họ, ngôi mộ là nhà mồ của người thân tồn tại vô hình.
Từ thế kỷ I Công nguyên đến TK VIII, cư dân vùng nầy tiếp thu văn hóa Ấn độ Giáo, để lại trong lịch sử nền văn hoá Óc Eo. Địa bàn phân bố nền văn hoá Óc Eo bao gồm: vùng tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười, ven biển tây nam, vùng rức Sác duyên hải, vùng ven biển Đông, kéo dài từ sông Tiền đến Bạc Liêu.Cư dân thời đó sống bằng nghề trồng lúa nước, lúa ma, lúa trời, lúa nổi, lúa hạt tròn. Họ cũng phát triển ngành ch1n nuôi, đánh bắt hải sản.- Về thủ công nghiệp, họ biết chế tạo đồ trang sức làm bằng đồng, bằng vàng, đá quý qua mài, dũa, cưa, khoan.
Người cư dân trong nền văn hoá Óc Eo tôn thờ Ấn độ Giáo và Phật Giáo đại thừa, nói ngôn ngữ Môn - Khmer. Từ nửa sau thế kỷ XIII, do sự tàn phá của người java Nam Dương, cả vùng đồng bằng sông Cửu Long trở nên hoang phế. Thời kỳ phát triển rực rỡ của nền văn hoá nầy cũng kết thúc.

Tổng quát

Trên chặng đường đầu tiên của diễn trình xây dưng kinh tế, phát triển văn hoá, chinh phục thiên nhiên miền nam Việt Nam , đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long của những tộc người xa xưa, cách đây từ 5000 - 1,500 năm về trước, những nét phát khởi đầy sinh động và sáng tạo. Chúng ta có thể ghi nhận được hai giai đoạn của quá trình đó như sau: Trong giai đoạn tiên khởi: sự hình thành và phát triển của nền văn hoá Đồng Nai. Chủ nhân của nền văn hoá nầy lấy họat động kinh tế nông nghiệp ruộng khô và kinh tế khai thác tài nguyên thiên nhiên vùng đồng bằng sông Củu Long làm nền tảng chính.
Giai đoạn kế tiếp: nền văn hoá Ba Thê - Óc Eo. Chủ nhân của nền văn hoá nầy có những họat động kinh tế đa dạng, có thể gồm cả nông nghiệp ruộng khô trên vùng đất cao và nền thương mải phát triển rộng lớn trên nền tảng của sự khai thác và chế biến nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng. Ngoài ra, nề văn hoá Óc Eo, được xem là nền tảng cao nhất các nền văn hoá cổ ở đồng bằng sông Cửu Long sau mấy thế kỷ phát triển phồn vinh, nhưng rồi cũng bị tàn lụi dần nhanh chóng trong lòng châu thổ thấp. cả vùng đất nầy gần như trở nên hoang vu, không thấy có dấu tích cư ngụ của con người hàng nhiều thế kỷ sau đó.Công cuộc chinh phục đầu tiên vùng đồng bằng nầy của những lớp người xưa cả ngàn năm trở về trước bị dang dở, chìm đắm sâu tronglòng đất cổ. Ngày nay, các ngành khoa học thiên nhiên và khoa học xã hội vẫn chưa có đủ nhiều chứng liệu đầy đủ để có thể soi sáng được đầy đủ nguyên nhân của sự sụp đổ nhanh chóng đó của môt nền văn hoá đã được tạo dựng lên trong mấy thế kỷ với quy mô lộng lẫy, hoành tráng, vững chắc của môt thời vang bóng.. Thậm chí, cho đến nay, ngay bản thân của nền văn hoá Óc Eo nổi tiếng trên thế giới ấy cũng còn không ít những điều bí ẩn, đòi hỏi cần được soi sáng trên nhiều phương diện cần thiết. Trong đó, nổi lên trên hết là những điều kiện về thiên nhiên và xã hội đã dẫn đến sự hình thành, phát triển cũng như đã gây nên sự suy sụp nhanh chóng của nền văn hoá nầy.Nghiên cứu, phân tích những điều kiện thiên nhiên - xã hội ấy nếu có đủ được những tài liệu căn bản và chân xác, sẽ giúp các nhà nghiên cứu đánh giá đúng đắn những tài năng sáng tạo của người xưa trong vùng đất nầy. Từ việc nghiên cứu ấy, chúng ta cũng sẽ rút ra được những bài học lịch sử bổ ích cho việc cải tạo và xây dựng kinh tế. Đồng thời, trên môt lãnh vực khác, sẽ góp phần không nhỏ trong việc nhận thức đặc điểm văn hóa - lịch sử toàn vùng Đông Dương và Đông Nam Á hải đảo, trong thời kỳ hình thành những quốc gia cổ đại đầu tiên. Khu di tích Ba Thê - Óc Eo, môt trung tâm lớn của nền văn hóa Óc Eo rõ ràng càng thật quý báu, khi ta nhìn vào chiều sâu lịch sử sáng tạo văn hóa - văn minh trong vùng nầy, đồng thời cũng mở rộng nhận định lịch sử thành lập tòan vùng Đông nam Á.
Di chỉ Cầu Sắt:
Di chỉ khảo cổ Cầu Sắt nằm trong địa phận của xã Bình Lộc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, cách Sài Gòn khoảng 60 cây số về phía đông hơi chếch.Cầu Sắt nằm trên một gò bazan đất đỏ, chiều cao 100 mét, diện tích 10,000 mét vuông, nằm ở ranh giới cao nguyên Di Linh và miền đông Nam Phần. Cuộc khai quật trên một diện tích khoảng 320 mét vuông, tiến hành năm 1977.Cầu Sắt là một trong những di chỉ có công cụ sản xuất bằng đá. Số lượng rìu có vai  là 72 chiếc, rìu tứ giác có 28 chiếc.Ở Cầu Sắt, các công cụ bằng đá tương đối nhỏ, nhiều hiện vật còn mang dấu ghè đẽo. Đặc trưng: các công cụ nầy thường có đốc nhỏ, có khi gần nhọn,lưỡi xoè ra. Những hiện vật tỏ ra phong phú, độc đáo; có nhiều kiểu rìu: rìu vai xuôi, rìu vuông, rìu nhọn, rìu tứ giác tiết diện chữ nhật, rìu vuông.  Đục: Những loại đục tại Cầu Sắt có loại vuông, lại có loại dẹt.  Mảnh tước: Mảnh tước ở đây dáng mũi nhọn, có loại hình dao hái, không thấy trong những di chỉ khảo cổ ở miền bắc Việt Nam . Gốm: Gốm ở Cầu Sắt làm bằng tay hay bằng bàn xoay, thể hiện ở trình độ tương đối cao về kỹ thuật, phong phú về kiểu dáng. Gốm Cầu Sắt thuộc loại gốm thô, mặt ngoài xoay một lớp áo mỏng, hoa văn trang trí đơn giản. Đặc biệt có loại gốm màu xám trắng rất mỏng. Những loại khác: Ngoài ra, còn có những loại bàn mài, chày, hòn nghiền, vòng đá.  Niên đại: Trong những di chỉ văn hoá khảo cổ lưu vực sông Đồng Nai có thể xem là có niên đại sớm hơn cả những di chỉ khác miền Nam . Có thể xếp vào nhóm "di tích hạ lưu sông Đồng Nai". Đây là vùng thuộc di tích hậu kỳ đồ đá mới chuyển sang đồ đồng.Cư dân: Chủ nhân của vùng di tích Cầu Sắt là những cư dân về nông nghiệp. Có thể căn cứ vào các nông cụ phong phú: rìu bôn, dao hái. Họ cũng thông thạo kỹ thuật ghè đẽo, cưa mài. Những vật dụng chế tác khá cân xứng, đa dụng. Họ cũng nắm vững kỹ thuật pha chế đất, cho nên những đồ gốm sản xuất trong thời nầy tuy mỏng như độ bền cao. Nhờ dùng bàn xoay,nên cách tạo dáng cân xứng, hoàn chỉnh.  Tính chất chung: Những di vật Cầu Sắt mang đầy đủ ý nghĩa của cách sinh hoạt bán sơn đại và săn bắt. Nền văn hoá nầy tiêu biểu cho "văn hoá đá muộn". Đây cũng là địa điểm duy nhất được xem làvùng mở đầu cho truyền thống văn hoá lớn, được mệnh danh "Văn hoá Đồng Nai". Niên đại: 5,000 năm cách ngày nay.
Di chỉ Núi Gốm (thời kỳ đồ đá và đồ đồng)
Trong việc nghiên cứu giai đoạn đồ đá và chuyển sang đồ đồng, vùng di chỉ sớm nhất hiện nay là Núi Gốm (Hàng Gòn); địa điểm khai quật nằm trên ngọn đồi cao 250 mét, giữa suối Râm và suối Sâu, trong khu đồn điền cao su Hàng Gòn.Theo nhà khảo cổ học Saurin, người phát kiến vùng nầy đã tìm thấy những di vật: - Khuôn đúc đồng bằng sa thach.- Những đồ dùng bàn mài bằng đá có rãnh bằng sa thạch trắng.  - Những dụng cụ bằng gốm, ma đa số là đồ đựng.Niên đại: Theo nhà khảo cổ Saurin đoán định, nền văn hoá Núi Gốm nằm giữa giai đoạn văn hoá Somron Sen và văn hoá Đông Sơn tức là vào khoảng 3,950 năm cách ngày nay. Cư dân: trên vùng đất nầy đã có cư dân sinh sống, cách đây trong khoảng từ 4,000 năm và liên tục được 2,000 năm.  Những cư dân đã từ vùng nầy lan toản ra những khu vực lân cậnkhác.
Di chỉ Bến Đò:
Vùng văn hoá Bến Đò nằm bên bờ sông Đồng Nai trong địa phận của huyện Thủ Đức, thuộc ngoại thành Sài Gòn. Cuộc khai quật diễn ra trong những năm 1962, 1973 và 1977. Những di vật: Đã tìm thấy được 214 công cụ bằng đá, đồ gốm có hoa văn, bi gốm. Về gốm: gồm có: nồi, bình, bát, đĩa. Bàn xoay để chế tạc ra gốm rất phổ biến.  Trang trí: đa số đều có chạm khắc hoa văn loại khắc vạch, họatiết hình chữ "S", hình chấm giải, hoa văn dây thừng. Về đồ đá: rìu có vai, rìu tứ giác, đục tứ giác có mũi nhọn, bàn mài mặt rộng, bánh xe tròn, mũi lao.Chất lịêu của những dụng cụ nầy đều bằng đá bazan (68%) và môt số bằng đá hoa cương (chiếm 32%).Nhận định của Saurin:Di chỉ Bến Đò là một di chỉ cư trú rộng lớn, lâu dài. dân cư đông đúc. Những dụng cụ thông dụng là rìu có vai rất phổ biến. Đồ gốm cũng thông dụng, được chế tạc bằng kỹ thuật cao. Tất cả đều được trang trí bằng hình hoa văn. Những cư dân trong vùng Bến Đò trong thời kỳ nầy thuộc "hậu kỳ đồ  đá mới". Họ là những con người đầu tiên khai phá miền đồng bằng nầy, sống bằng nền kinh tế lúa nước. Mức sử dụng đá mới ở mức hoàn chỉnh nhất.
Đàn đá Bình Đa:  Một trong những khám phá quan trọng trong khu vực di chỉ Bến Đòlà đàn đá (thạch cầm) Bình Đa. Bình Đa nằm đối diện với Bến Đò, nằm bên kia sông Đồng Nai.Đàn đá nầy được khai quật vào ngày 13 tháng sáu năm 1979. Trong bước đầu tìm được 30 thanh đá gãy tập trung nhiều nhất ở độ sâu0,70 mét cho đến 0,75 mét. Trong thời gian sau còn tìm thấy thêm và tất cả 47 thanh đá hay những đoạn thanh đá gãy khúc. Cũng có những mảnh tước nhỏ chen lẫn vào. hầu hết những thanh đá gãy đã không chắp ghép lại với nhau được hoàn chỉnh, thành thử toàn thể  nguyên vẹn chỉ còn được 12 thanh (trong số có 4 thanh nguyên vẹn và 8 thanh phải chắp lại đúng cỡ).  Theo nghiên cứu những thanh đá làm đàn phải dùng phương pháp ghè.  Đây là cách ghè trực tiếp. Phải ghè đá từ ngoài vào trong, ghè  môt đầu lớn, một đầu nhỏ, hay ghè hai đầu toè ra, giữa thân hơi thắt lại. Chất liệu đá là phiến thạch màu đen xám. Loại nầy không giống như kiểu thức đàn đá tìm thấy được trong hai khu di tíchBác Ái và Khánh Sơn. Ngoài ra, kỹ thuật ghè đẽo đàn đá Bình Đa cũng trau chuốt hơn nhiều.Nhìn chung, kiểu đàn đá Bình Đa gần giống đàn đá Lâm Đồng và đàn đá Nơ đút Liêng Krac ở tỉnh Darlac. So với các đàn đá khác được biết đến nay, mà tuổi chưa được giám định, đàn đá Bình Đà được lợi thế là nằm trong địa tầng. So sánh, mẫu than lấy được ở độ sâu 1,90 mét, thì đàn đá Bình Đà có niên đại (C.14) vào khoảng 3,000 - 2,700 năm cách ngày nay.  Chất liệu chế tác đàn đán là phiến thạch lấy ở núi Châu Thới; việc giám định nầy càng khẳng định đàn đá Bình Đà là sản phẩm địa phương, không phải di chuyển từ nơi khác đến.  Tìm hiểu thêm về cư dân nền văn hoá Bến Đò - Bình Đa cho biết: con người cư dân trong giai đoạn nầy đã biết cách khai phá đồngbằng, chinh phục đất đai châu thổ. Họ cũng chuyên về nghề săn bắt, trồng lúa nước và lúa cạn. Ngoài đàn đá Bình Đa, trong vùng nầy lại còn tìm thấy thêm đàn đáGò Me -1982) và đàn đá Đa Kai (Định Quán). Tuy nhiên, các di vậtđàn đá tìm ra sau nầy (Gò Me và Đa kai) đã không thể xác định tính chất tiêu biểu cho nền văn hóa Đồng Nai. Nhìn chung, đây cũng là sản phẩm đặc sắc trong vị thế văn hoá nầy.  Nghiên cứu đàn đá Bình Đa cho thấy những điểm tiêu biểu như sau: - Lọai đá nầy kết tinh thuần chất, sỏi sạn chiếm tỷ lệ thấp.  - Độ kết dính tốt (tạo thành lớp bọc bảo vệ chống ôxy hoá).  Di chỉ Bình Đa mang nhiều tính chất chung của các nền văn hoácùng thời ở Đông Nam Á lục địa - hải đảo.
Nền văn hóa Dốc Chùa
Dốc Chùa thuộc xã Tân Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Sông Bé, nơi phát kiến được nhièu di chỉ, di vật về đồ đồng phong phú nhất vùng đông nam Phần, môt trung tâm kim khí quan trọng trong vùng thời cổ. Trước đây, hiểu biết của những nhà nghiên cứu về thời kỳ đồ đồngtrong vùng nầy mởi chỉ dừng lại qua những cuộc khám phá lẻ tẻ củacác học giả Tây Phương quanh sài Gòn (của M. Jugant) Cù Lao Chùa (J. Chénieux) Tây Ninh, Thủ Dầu Môt, Biên Hoà (của T. V. Holbé), Bến Gỗ (của L.Malleret), Phước Long (E.Hamy), Núi Gốm và dây Giây (E. Saurin)... Trong hai thập niên gần lai đây, kể từ năm 1980, hàng lọat những cuộc khai quật, điền dã khảo cổ học thực hiện ở vùng hạ lưu Đồng Nai - Vàm Cỏ, đã mang lại những tài liệu cơ bản trong việc tìmhiểu ý nghĩa khảo cổ trong toàn vùng khá phong phú. Trong những di tích tìm được sau nầy, khu vực Dốc Chuà được nổi bật nhất, là di tích điển hình nhất cho giai đoạn phát triển cao của nền văn minh khi khí vùng Đồng Nai. Trong di tích quan trọng nầy, qua ba lần khai quật chính thức với những cuộc dó xét phu thuộc khác, với tổng số diện tích hơn 550 cây số vuông, hàng ngàn hiện vật khảo cổ học được định hình, vớicả khối lượng đồ sộ đồ gốm đã lôi cuốn sự quan tâm của nhiều học  giả vì tính chất đặc thù của nhiều thể loại. Đây là một sưu tập di vật phong phú nhất so với các di tích khác hiện biết trong vùng Đồng Nai. Từ sưu tập đặc sắc và đa dạng nầy, có thể quy chiếu được rất nhiều những di vật và di tích đồ đồng khác, có thể góp phần quan trọng trong việc nhận thức cơ bản những đặc trưng văn hóa và kỹ thuật chung nhất của văn hoá đồ đồng miền đông Nam Phần Việt Nam . Tầm vóc to lớn và tính chất đa dạng tiêu biểu của vùng di chỉ Dốc Chùa được xem là cơ sở của nền văn hóa kim khí tiêu biểu cho toàn vùng. Đia điểm khảo cổ nầy nằm trên một dải đồi thấp ven bờ sông Đồng Nai, cùng chung địa hình với những khu di tích khác như Gò Đá, Bến Cá, Cù Lao Rùa, nhóm Bến Đò - Bình Đa. Như vậy việc nhận dạng được dễ dàng hơn. Đây là một khu di chỉ cư trú - mộ táng ở cùng một kết cấu địatầng. dấu vết cư trú được xác định nằm trong những lớp đất của nền văn hoá sớm nhất trong vùng, đã biến diễn liên tục qua hai tầng văn hoá khảo cổ học, tức là Dốc Chùa lớp dưới và Dốc Chùa lớp trên, độ sâu từ 1,05 mét cho đeến 1,75 mét. như vậy tại vùng  Dốc Chùa, khi những người đầu tiên đến khai phá và gieo trồng là lúc thời kỳ đồ đồng bắt đầu phát triển ở vùng Đồng Nai.
Mộ táng: Dấu vết mộ táng, gồm 40 ngôi, đều nằm trong lớp trên của khu Dốc Chùa. đó là những ngôi mộ được rải gốm và đá vụn, xen kẻ vào nhau hay chỉ đơn thuần môt loại ở ngay trong các huyệt đất và  loại mộ dùng những đá tảng xếp chung quanh để định vị ngoài biên từng ngôi mộ.Gốm trải nền là những thể loại gốm đã vỡ của các loại hình giống như gốm trong di chỉ. Trong những loại hình nầy, có cả những đồ đựng bằng gốm cỡ lớn còn nguyên vẹn (như chum vò) được người xưa  cố ý đập vỡ khi mai táng, theo tập tục của họ. Sự có mặt những loại gốm không nguyên vẹn của các đồ đựng lớn trên nền mộ DốcChùa khiến cho một số nhà nghiên cứu cho là di tích của mộ vò. Nhưng số khác thì cho là những vật tùy táng. Nhà khảo cổ H.Fontaine cho rằng: "tục mai táng ấy đã thể hiện niềm tìn người cổ muốn thoả mãn đầy đủ mọi nhu cầu của người than đã khuất ở bên kia thế giới".Ông viết: "Cuộc sống ảo ảnh ấy cũng sôi động như chính cuộc sống thực của họ, cũng cần những công cụ, sản phẩm vật chất và tinh thần, có cả những vò gốm lớn, đấp ứng cho nhu cầu tàng trữ lương thực thừa, do bản thân nền nông nghiệp phát đạt của ho mang lại..." (B. E. I- 1972)   Sự hiện diện của những chiếc vò lớn với giá trị như những đồ tùy táng chôn trong môt được nhiều nhà nghiên cứu táng đồng. trên thực tế, do kích thước của đồ vật quá lớn, cho nên đã không thể chôn cất nguyên những đò vật, như những đồ vật nhỏ hay những minh khí khác.Thông thường, thì có hai cách thực hiện:  Họ đã đập vỡ những đồ gốm nguyên thành nhiều mảnh trước khi cho vào mộ vò (di chỉ Hàng Gòn); cũng có nơi lại dùng cáchlồng những bình, vò gốm vào nhau (như di chỉ Phú Hoà). Căn cứ vào những dấu vết gốm và những đá dùng để kê biên, những nhà khảo cổ đã dịnh vị được khu mộ táng Dốc Chùa có mật độ phân bố khá dày, nhưng không hề cắt phá nhau. Hiện tượng nầy thường thấy ở các khu mộ táng thuộc nền văn hoá Đông Sơn như: Thiệu Dương, Đông Sơn, Làng Vạc, Làng Cả... Ngoài ra, trong khu mộ nầycòn có sự giống nhau về chát liệu và kiểu loại các đồ tùy táng. Điều nầy cho thấy vết tích cùng chung niên đại của các ngôi mộ của khu di chỉ nổi tiếng nầy.Trên môt phương diện khác, sự đồng nhất của toàn bộ di vật Dốc Chùa lớp dưới và lớp trên, cũng như mộ táng, cũng cho thấy được sự thống nhất với những loại đồng và những loại khuôn đúc của các di tích cùng tính chất và cùng thời kỳ trong vùng Đồng Nai. Nhờ vậy, những nhà nghiên cứu có thể vạch sơ đồ về quy mô, đặc điểm cũng như tính chất của nền văn hoá thời kỳ đồ đồng phát triển tạivùng trung tâm của miền đông Nam Phần.
Di vật:  Từ Dốc Chùa I đến Dốc Chùa II nối tiếp nhau, cho thấy cư dân Đồng Nai thời đó đã đến định cư khá lâu, phát triển kinh tế cao hơn vàó những sáng tạo đáng kể. Cuộc sống sôi nổi suốt bàn thiên niên kỷ đó đã in dấu trong bộ di vật khảo cổ học độc đáo và đồ sộ đã thu thập được trong vùng nầy. Đồ đá: Đặc điểm chung của bộ đồ đá giai đoạn Dốc Chùa đã in dấu rõ trong sự tồn tại phổ biến của những loại rìu, cuốc có hình tứ giác, có lưỡi xoè rộng, một mặt thân cong lồi. Qua thu thập đã tìm thấy được 84 chiếc rìu đá ở vùng Dốc Chùa và 35 chiếc khác ở khu Suối Chồn; trong số những hiện vật đó, có một số tiêu bản gần giống như loại rìu mài lưỡi ở Bắc Sơn. Những rìu có vai, loại đục và dao tương đối ít; những vật dụng tiêu biểu cho nền công nghệ chế tác đá, như: bàn mài, hòn ghè, phế vật và phế liệu đã chiếm tỷ lệ cao hơn. Ngoài ra, còn tìm thấy được những vòng đeo tay có mặt cắt, có hình bán nguyệt, hình bầu dục; không thấy có những loại vòng có mặt cắt hình tam giác, những tượng động vật như thường thấy trong nền văn hóa Phùng Nguyên và Đồng Đậu. Đặc biệt nhất trong việc khai quật Dốc Chùa, lần đầu tiên tronglịch sử, đã biết được đến những quả cân hình chầu, có núm, có lối xuyên dây (Dốc Chùa thuộc lớp dưới), hay những hạt chuỗi đá mã não, thủy tinh (trong khu mộ táng ở Dốc Chùa), vòng đeo tay bằng thủy tinh có thiết diện hình tam giác (khu di chỉ tại vùng SuốiChồn). những đồ trang sức nầy thật khác lạ so với trang sức tại Đông Sơn, Lũng Cú.
 Kỹ thuật về đồ đồng: Đáng lưu ý nhất là việc khai quật được 95 khuôn đúc làm bằng sa thạch dùng để đúc những loại hình, mà nhiều nhất là đúc rìu, tìm thấy trong di tích Dốc Chùa. Phần di vật nầy phản ảnh khá chính xác quá trình chế tạo khuôn và kỹ nghệ luyện đồng. Bộ sưu tập đồ đồng tại Dốc Chùa và những vùng phụ cận phần lớn làrìu đồng: tính chất rìu đồng tại đây hơn hẳn giai đoạn trước vềsố lượng cũng như về hình loại. Đặc điểm chung của đồ đồng Dốc Chùa là loại rìu có vai cân đối,có họng tra cán hình chữ nhật hay hình bầu dục, có một mặt cong lồi, như đặc điểm của loại rìu bằng đá, lưỡi rìu xoè rộng ra và  cong hình hyperbol. Nhiều chiếc rìu lại còn trang trí thêm bằng những đường chỉ song song, phù hợp với khuôn đúc của chúng. Cũng tìm thấy được những chiếc giáo, chiếc lao có họng dài hay ngắn khác nhau, sống lưng không nổi cao như rìu nơi khác. Những chiếcdao có đốc dày và lưỡi cong;  một số dao có trang trí những đường kỷ hà trên dốc sống dao. Đáng chú ý hơn hết là sự hiện diện của những lưỡi qua, có đốc hình ba cánh và hai lỗ cán; nhiều chiếc lại còn được trang trí những hoa văn hình xoắn ốc, hình chữ S. Về những vật phẩm nghệ thuật làm bằng đồng tại khu Dốc Chùa, nổi bật nhất là những chiếc vòng: vòng có mặt cắt hình bán nguyệt, hình tròn; những chiếc lục lạc hình cầu, trên mặt trang trí hoa văn xoắn ốc có chiếc còn mang hình chó săn mồi rất sống động.
Đồ gốm tại Dốc Chùa:  Nhìn chung, những loại đồ gốm trong cum di tích Dốc Chùa khai  quật được có mật độ dày đặc hơn tất cả những di chỉ khác tại nềnvăn hoá Đồng Nai cũng như văn hoá Ba Thê - Óc Eo. Riêng về địa điểm Dốc Chùa, trong cuộc khai quật tháng 5 năm 1982 và tháng 5 năm 1983, đã khai quật được 594 hiện vật còn được nguyên dạng và có chừng 260,000 mảnh vỡ của gốm. Tuy nhiên, xét về hình loại và hoa văn trang trí thì còn nghèo nàn hơn các vùng khác. Đồ gốm Dốc Chùa có nhiều đặc điểm chung với đồ gốm trong toàn vùng Đồng Nai. Những loại đồ gốm để đựng sản vật và đồ đun nấu ở đây cũng đều là những loại nồi vò hình cầu, miệng loe phẳng hay khum lại, bình bụng thì nở ra, chậu thành cong gãy khúc, đĩa đáy thì bằng phẳng. Đặc biệt, dọi se chỉ có tỷ lệ cao nhất trong nhóm gốm còn đương nguyên dạng (có 449 chiếc tức là chiếm tỷ lệ 75%) ở Dốc Chùa. Những hiện vật nầy thường là loại có mặt cắt hình lục giác hayhình thang cân; hiếm thấy những loại có hình chóp cụt hay hình bầu dục như các vùng khác. Ngoài ra, còn tìm thấy được những loại gốm được ghè, mài tròn, những bàn xoa gốm thuộc dạng hình thường thấy ở Đồng Nai. Gốm Dốc Chùa thường được chế tạo bằng bàn xoay hay nặn bằng tay; chất liệu là đất sét dẻo pha cát và bã thực vật, với độ nung cao. Phần lớn là loại gốm cứng, dạng thô hay dạng mịn, có đến 90% tại Dốc Chùa và 98% ở Suối Chồn. Lọai gốm xốp thường chiếm tỷ lệ nhỏ, được tạo từ khoáng chất đất sét phù sa ven sông, lẫn vôi và ít bã thực vật, xương đen hay xương xám trắng và có lớp áo mỏng màu đỏ nhạt. Đây là loại gốmphổ biến trong giai đoạn sớm. Loại nầy phổ biến nhất là những vùng Cầu Sắt, Bến Đò và Cái Vạn. Về loại hình, thường thấy nhiều nhất là loại miệng loe phẳng hay loe cong, giữa miệng và thân thường uốn cong hay gấp khúc, gờ mép vuốt nhọn hay tràn ra bên ngoài. Cũng có một số có miệng loe ngang, trở thành miệng hẹp và mịêng loe có mép vo tròn của các đồ đựng lớn. Không thấy gốm có loại miệng khum hay thẳng. Đáy gốm thường lồi tròn; ít loại có chân đế; phổ biến nhất là loại choãi đơn giản phẳng hay gãy góc, tạo thành gờ của các loại bình, điã, bát hay bát bồng.  Gốm trơn thường chiếm ưu thế nhất trong di chỉ Dốc Chùa: ít hoa văn; nếu có thì chỉ là loại văn khắc đường vạch, nền thừng, thành những đường song song hay lượn sóng. Có một số ít gốm được tô màu, xuất hiện trong tầng lớp trên của Dốc Chùa. Những vò gốm lớn nhất thường có đường kính là 20 cm, từ cổ đến đáy có kẻ những hình tam giác ngược chiều nhau, màu đen, tạo thành ba vành hoa văn. Đồ án nầy rất quen thuộc trong những thể loại gốm khắp vùng Đồng Nai.
 Di chỉ Suối Chồn
Suối Chồn nằm trong địa phận của xã Xuân Bình, cách Xuân Lộc chừng 5 cây số về phía bắc. Những đợt khai quật, khảo sát khu vực mộ vò Suối Chồn được thực hiện trong hai năm 1977 và 1978; sau đó, có thêm những nghiên cứu điền dã trong hai năm 1979 và 1980. Nhìn chung, những ngôi mộ vò nầy đã được phát hiện ngay trong tầng văn hóa của di chỉ cư trú thời cổ. Về nghiên cứu, di tich Suối Chồn được khai quật nghiêm túc nhất so với những địa điểm cómô vò trước đó và cũng được xem là điển hình cho giai đoạn phát triển văn hóa cao nhất của thời đại kim khí miền Đông Nam Phần Việt Nam . Những giá trị của di chỉ chứng minh được giai đoạn mang những đặc trưng văn hóa - kỹ thuật có nguồn gốc Đồng Nai, với những yếu tố văn hoá riêng biệt và rõ nét nhất. Với những tính chất đó, nhà khảo cổ E. Saurin đã nêu danh xưng "di chỉ thời đại kim khí Suối Chồn" để nói lên toàn bộ khu mộ vò Đồng Nai. Nó đại diện được cho những đặc tính thời kim khí của những vùng đã khai quật Dầu Giây, Hàng Gòn và Phú Hòa.Qua thống kê, khu di tích mộ vò trong vùng Đồng Nai có đến 108 ngôi. Tất cả đều được chôn theo tư thế thẳng đứng, cách mặt đất từ 20 cm đến 30 cm. Đa số những chiếc vò nầy đều được người cổ đại kê những tảng đá chung quanh đáy vò để giữ vững; mật độ khá dày, nhưng không cắt phá nhau, ngoại trừ một số trường hợp đượcghi nhận ở Phú Hoà. Những ngôi mộ nầy thường nằm từng nhóm sát nhau hay được dựng lên thành dãy dài khoảng cách chừng vài mét không đều, nằm trên một địa diện bằng phẳng như nhau. Hầu hết đều được đậy kín lại bằng những nồi gốm nhỏ úp ngược lại, có chất kết dính khá bền. Những đồ tùy táng: Những thể loại tùy táng được sắp bên trong hay nên ngoài những mộ vò, tùy theo kích cỡ của vò. Những ngôi mộ  không có hiện vật tùy táng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ vào khoảng từ 10%đến 13%. Phần lớn những đồ tùy táng nầy là những công cụ sản xuất thuờng thấy; những đồ trang sức đủ thể loại, những đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày; vũ khí ít thấy và chỉ là những loại nhỏ như dao găm, mũi tên đồng...Hầu hết đều nguyên vẹn, ngoại trừ những ngôi mộ chôn quá nông hay khu đất bị xoi mòn nhiều. Những đồ tùy táng nầy rất phong phú về số lượng khai quật được, về kiểu dáng và về chất liệu. Hầu hết  những mộ vò đều chứa nhiều đồ tùy táng phong phú như vậy. Môt số mộ vò chứa trên 1,000 hạt trang sức nhỏ, được làm bằng đá đẽo tinh vi; một số làm bằng thủy tinh. Đặc biệt hơn hết là tại khu di chỉ Phú Hòa và Hàng Gòn, những hiện vật trang sức được làm bằng kim loại quý, như bạc, vàng, lần đầu tiên được tìm thấy trên tất cả những mộ vò trong cả nước, kể cả khu di chỉ Đông Sơn và Sa Huỳnh nữa. Ngoài những đồ tùy táng còn được nguyên vẹn do bảo quản kỹ càng,  người ta còn tìm thấy những mảnh vỡ, do người xưa cố tình tách nhỏ ra để cho vừa kích cỡ của từng mộ vò nhỏ. Theo nhà khảo cổ E.Saurin (1973), thì hiện tượng đập vỡ những đồ gốm để đem chôn theo người chết được thấy ở Đồng Nai cũng như Đồng Dương, Đông Sơn cũng là tục chôn cất rất phổ biến của những di chỉ của cư dân Indonésien trong nhiều xứ khác nữa. Nhà khảo cổ H. Fontaine (1972) lại giải thích thêm rằng: Hiện tượng đập vỡ đồ gốm thể hiện niềm tin là cần được cung cấp được nhiều dụng cụ cho người sống bên kia thế giới. Theo những nhà phong tục học, thì tục lệ đập vỡ đồ gốm chôn theo người quá cố được tiếp tục giữ lại cho những cư dân dân tộc thiểu số vùng nầy cho đến ngày nay.Về cách thức mai táng những nhà nghiên cứu đều cho rằng: con người thời đó đã dùng đến cách hỏa táng; căn cứ trên những dấu vết tro, nhưng than củi và những xương vụn tìm thấy chung quanh mộ vò hay trong mộ vò ở Dầu Giây và Phú Hoà. Nhà khảo cổ H. Fontaine (1972) dựa theo ý kiến của O. Jansé cho rằng: Những chiếc vò nầy dùng để chôn người lớn tuổi, chứ không dùng để chôn trẻ em. Theo họ, trẻ em chỉ dùng kiểu chôn cất thường và không cần những đồ tùy táng. Tuy nhiên trong những khai quật gần đây (1994) của một số nhà khảo cổ phương Tây tại 3 khu di tích Bầu Hoè, Mỹ Tường và nhất là tại Hòn Đỏ (trong địa phận tỉnh Bình Thuận), lần đầu tiên đã thấy mộ vò chôn di cốt của trẻ em (di vật tìm được là răng và sọ. Những mộ vò nầy còn được nguyên vẹn; kích  thước và kiểu dáng cũng giống như những mộ vò tại Xuân Lộc. Ngoàira, khi tìm hiểu về vị trí và tư thế của hai nửa sọ người trong mộ vò Mỹ Tường, cho thấy dấu vết của sự cải táng những ngôi mộ cũ. Cải táng ở đây để chuyển những ngôi mộ ở vùng đất lún sụp và dễ bị xoi mòn đến vùng đất gò cao hơn. Quan tâm và giữa gìm những ngôi mô cổ cũng là truyền thống các sắc dân thiểu số trong vùng còn lưu truyền đến nay.Trong mlôt số vùng khác, vì điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng có cường độ phong hoá nhanh hơn, và cũng do tục cải táng thiếu phương pháp, cho nên đã làm tiêu hủy nhanh chóng những xương người trong mộ. thành thử, trong một số mộ vò khai quật ở vùng Đồng Nai đã không còn thấy di cốt người nữa.
Thể loại: Những thể loại được tùy táng trong những ngôi mộ vì vùng Đồng nai gồm có: đồ gốm, đồ đá và thủy tinh, đồ đồng, đồ sắt. Những thể loại nầy thường thấy thuần chất hay được tổng hợp nhiều loại trong mô mộ vò. 
(a) Về đồ gốm: được phân chia ra làm hai loại: vò mai táng và gốm tùy táng. Về vò mai táng, thường đưc chế tác bằng những bàn xoay hay được nặn bằng tay do những nghệ nhân thời cổ. Những nguyên liệu là đất sét dẻo pha cát trong tỷ lệ vừa phải, những bã thực vật, than hay trộn lẫn thêm nhiều loại khoáng chất (tiêu biểu nhất là hạt limonite, quartz geldsspathe). Về màu sắc, những vò nầy thường là màu hồng, màu xám đậm. Những vò đều có miệng loe rộng ra, cổ hơi thắt lại; thân vò thường là hình cầu, hình bầu dục. Không thấy có loại vò hình trụ hay hình trứng có kích thước lớn như những loại vò thấy được tại Sa Huỳnh. Về loại gốm tùy táng thì gồm có: đĩa, cốc, doi se chỉ, vật kê lò, quả cân, khuyên tai bằng gốm... 
(b) Về đồ đá và đồ thủy tinh: ohân chia làm hai loại: công cụ sản xuất và đồ trang sức. Những công cụ sản xuất gồm có: rìu tứ giác và rìu có vai, đục, dao, chày nghiềm, bàn mài, khuôn đúc, dấu khắc. Đồ trang sức rất phong phú về số lượng cũng như về loại  hình. Những đồ trang sức thường là vòng đeo tay bằng đá hay bằng thủy tinh, khuyên tai có ba mấu bằng đá hay thủy tinh, khuyên tai đá khắc hình hai đầu thú, hạt chuỗi, hạt trang sức bằng thủy tinh. 
(c) Đố đồng và vàng bạc: Phân chia làm hai loại: công cụ sản xuất và đồ trang sức Những công cụ sản xuất và những dụng cụ như rìu đồng, chậu đồng với nhiều kích cỡ, dáng vẻ và trang trí khác nhau; đồ trang sức gồm có: nhạc đồng, vìng tay bằng đồng, khuyên tai bằng đồng thau được mạ vàng, chuỗi vàng, dây chuyền vàng bạc tinh chất. 
(d) Đồ sắt: Vì là kim loại tiêu biểu nhất trong nền văn hóaoá nầy cho nên số lượng và chất lượng khá phong phú. Đồ sắt bao gồm: công cụ sản xuất, vũ khí và đồ trang sức. Công cụ sản xuất như rìu, cuốc, dao, liềm; vũ khí như lao, mát, mũi tên, kiếm; đồ trang sức như vòng tay, nhẫn... đây là loại sắt được chế tạo bằng phương pháp rèn, gần như nguyên chất. Sự tiến bộ về phương diện kỹ thuât cũng như sự hoàn chỉnh về kiểu dáng, mẫu mã là yếu tố cơ bản để các nhà khảo cổ học và sự học đoán định được khả năng xuất hiện sóm của đò sắt tại Đồng Nai. Theo nghiên cứu của E. Saurin, thì đồ sắt tại khu di chỉ Dầu Giây, Hàng Gòn xuất hiện sốm nhất Đông Dương vào khoảng thế kỷ thứ V trước Công nguyên đến thế kỷ thứ I trước Công nguyên. Đố sắt tại Đông Sơn cũng cùng niên đại  đó.
Bản sắc thời đại kim khí Đồng Nai  
Ngày trước qua những tài lịêu biên soạn sử, nền văn hoá Đồng Nai chỉ biết sơ sài và phiên diện; phải đợi cho đến những công trình khảo cổ học chính thức, mới có thể hiểu biết được khái quát về trung tâm văn hoá Đồng Nai với những khía cạnh sâu sắc, căn bản và đấy đủ. Nền văn minh khảo cổ nầy có những tính chất như sau
(a) Phản ánh nền kinh tế trồng lúa (lúa khô và luá nước);
(b) tính độc lập bản điạ với nhiều tính chất đặc thù;
(c) Sự liên tục phát triển qua nhiều giai đoạn, kể từ Cầu Sắt, đến Bến Đò, Cù Lao Rùa và cuối cùng là Dốc Chùa - Suối Chồn. Cứ mỗi giai đoạn tiêu biểu cho quá trình phát triển từ đồ đá mới, đồ đồng, đồ sắt. Tiêu biểu cho giai đoạn cao nhất của nền văn hóa bản địa nầy là toàm cụm di tích Suối Chồn. Cũng từ Suối Chồn, những lan tỏa rộng ra đến các vùng chung quanh như Dầu Giây, Hàng Gòn và Phú Hoà, tức là hậu thời kỳ đồ đồng rồi chuyển sau thời kỳ đồ sắt.  Về niên đại C14, có thể đoán định được niên đại tại Phú Hoà là 2,500 năm (xê xích 290 năm) Hàng Gòn là 2,300 năm (xê xích 150 năm) cách nay, được xác định về giai đoạn tồn tại thời đại kim khí.  Tính chất phát triển của khu di chỉ Suối Chồn được tiếp nối qua  những giai đoạn hình thành trước, đã thể hiện được đầy đủ bản sắc nền văn hoá Đồng Nai thời đại kim khí. kể từ Suối Chồn, lan tỏa  từng bước sang Phú Hoà, Hàng Gòn để kết thúc tại Dầu Giây, đã tạo thành môt bản sắc văn hóa rõ nét, đậm đà, đồng thời cũng ghi những giao lưu văn hoá với những trung tâm văn hoá khác. Có thể ghi nhận được những kết quả phát triên như sau:
(a) Trước hết, sự hiện diện của những ngôi mộ vò, với nhiều hình dáng và kích cỡ riêng biệt, đầy đủ những đường nét truyền thống mãi đến sau nầy.Qua điều tra, những vò gốm được sử dụng như những quan tài dùng sau khi thi hài được hỏa táng đã có nguồn gốc từ những vò gốmthực dụng, phổ biến ở những địa điểm khảo cổ học vùng Đồng Nai trong giai đoạn sớm như: Bến Đò, Bình Đa, Dốc Chùa và Suối Chồn  (giai đoạn I).  
(b) Về những hiện vật bằng đá và bằng đồng: nhìn chung thì số lượng của hai loại nầy tương đối ít. Tuy nhiên, trong số đó, vẫn thấy được một số dụng cụ độc đáo; chẳng hạn như những chiếc rìu đá tứ giác, những chiếc đục đá và dao đá giống hệt như những tiêu bản thường thấy trong toàn vùng Đồng Nai. Những rìu đồng Suối Chồn có chung hình dáng và kích cỡ với rìu đồng tại Dốc Chùa;  ngoài ra, những chiếc lục lạc ở đây cũng cùng chung mẫu loại lục lạc ở Phú Hòa và Dốc Chùa.  
(c) Đồ sắt:  Đáng kể nhất là những loại dụng cụ bằng sắt như cuốc,rìu, dao, liềm và kiếm. Những nhà khảo cổ thường chú ý nhiều đến những kiểu rìu sắt bằng sắt thông dụng trong thời đại kim khí nầy: rìu có họng tròn, có nguồn gốc từ loại rìu đá hình tam giác tại Cầu Sắt; những chiếc liềm có cấu tạo độc đáo mà tại sa Huỳnhđã không thấy được.
(d) Tính phổ biến: Thật ra, những di chỉ, di vật khai quật bằnggốm được ở vùng Suối Chồn không tách rời những hiện vật trong toàn vùng Đồng Nai. Đồ gốm khai quật được trong cụm mộ vò thường thấy nhất là loại gốm cứng chế tạo kiểu thô hay kiểu mịn; ít có gốm xốp, được chế tạo bằng bàn xoay; những gốm nầy thường được pha với cát, với những bã thực vật, những nhuyễn thể, với than và lại lẫn nhiều khoáng chất khác. Về cấu trúc, gốm Suối Chồn thường có miệng loe,với những kiểu dáng loe thẳng, loe cong, mép gốm thường được uốn tròn cong lại. Toàn thể loại gốm nầy giống như gốm tại Dốc Chùa.  Còn về hoa văn trang trí trên gốm thì thông thường là hoa văn dây thừng hay hoa văn hình chải. Ngoài ra, cũng có hoa văn khắc vạch, với những hoạ tiết kỷ hà đơn giản (như hình chữ S, hình răng cưa, hình tam giác nối nhau...) . Nhìn chung hoa văn nầy lại thấy được ở những loại gốn Bến Đò, Cái Vạn, Bình Đà, Gò Đá, Long Bửu,  Dốc Chùa. về những đồ gốm dùng trong tùy táng còn nguyên vẹn, như những loại nồi, vò, bình, bát, đĩa, đèn, doi se chỉ đều đông dạng với những loại gồn sưu tập được ở nhiều di chỉ trong vùng Đồng  Nai trước đây. Những quả cân bằng đồ gốm ở đây cũng giống như quả cân tại Phú Hoà, Dầu Giây, mà tất cả đều bắt nguồn từ những quả cân tại Dốc Chùa.Qua những chứng liệu so sáng trên cho thấy rõ rằng, về truyền thống kỹ thuật, loại hình gốm và hoa văn trang trí trong cụm di tích tại Suối Chồn đều có những đặc điểm chung, thống nhất với  kỹ thuật gốm trong toàn vùng Đồng Nai, qua các niên đại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét