Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Lịch sử địa phương Thanh - Nghệ - Tĩnh





LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THANH - NGHỆ - TĨNH

1.1. Tầm quan trọng của việc tìm hiểu lịch sử địa phương
- Nghiên cứu lịch sử địa phương để thấy được những đóng góp cụ thể của nhân dân các địa phương trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc.
- Nghiên cứu lịch sử địa phương góp phần giáo dục các thế hệ sau tình yêu đối với quê hương đất nước, với dân tộc, lòng kính trọng đối với tổ tiên và các thế hệ đi trước. Người học tự hào với lịch sử quê hương qua đó cũng thấy được trách nhiệm của mình với địa phương, với dân tộc, với tổ tiên và các thế hệ mai sau.

1.2. Khái lược lịch sử khu vực Bắc Trung Bộ
- Đối tượng nghiên cứu của lịch sử Bắc Trung Bộ là các thời kỳ lịch sử của Bắc Trung Bộ. Theo quan điểm lôgíc và quan điểm lịch sử, các thời kỳ này được phân chia về mặt thời gian, tương ứng với các thời kỳ lịch sử dân tộc Việt Nam. Nội dung nghiên cứu là các vấn đề chung về lịch sử Bắc Trung Bộ: sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử...
- Các thời kỳ lịch sử được phân chia thành các mốc quan trọng sau: Thời tiền sử và sơ sử; Thời Bắc thuộc; Thời kỳ độc lập tự chủ (từ năm 905 đến năm 1858); thời kỳ từ 1858 đến 1945; Thời kỳ từ năm 1945 đến nay.
- Trong tiến trình của lịch sử dân tộc, khu vực Bắc Trung Bộ cùng với các khu vực khác luôn diễn ra các sự kiện lịch sử tiêu biểu, mang ý nghĩa toàn dân tộc. Bên cạnh đó, khu vực này cũng sản sinh ra những anh hùng dân tộc, những chiến sĩ yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc. Trong đó, khu vực Thanh - Nghệ - Tĩnh có phần đóng góp xứng đáng hơn cả.

1.3. Thanh - Nghệ - Tĩnh trong tiến trình lịch sử dân tộc
1.3.1. Thanh - Nghệ - Tĩnh thời tiền sử và sơ sử
* Thời tiền sử:
Ngay từ rất sớm, người nguyên thuỷ đã xuất hiện và sinh sống ở địa bàn các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh.
1. Khảo cổ học đã phát hiện được nhiều công cụ chặt thô sơ của người vượn ở Núi Đọ, Quan Yên, Núi Nuông (Thanh Hoá)... Trong đó, người vượn ở Núi Đọ dần dần đạt tới hình thức xã hội tiền thị tộc (có niên đại cách ngày nay khoảng 30 đến 20 vạn năm).
Dấu vết người nguyên thủy cũng được tìm thấy ở hang Thẩm Ồm (Quỳ Châu - Nghệ An). Phát hiện dấu tích người vượn ở Thẩm Ồm chứng tỏ Nghệ An đã có mặt cùng cả nước từ thuở bình minh xa xưa của lịch sử dân tộc.
2. Dấu tích của văn hóa Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn cũng được tìm thấy khá dày đặc ở đất Thanh Hóa, Nghệ An. Điều này chứng tỏ quá trình định cư liên tục của người nguyên thủy ở Thanh Hóa, Nghệ An từ thời đại đá cũ sang thời đại đá mới.
- Văn hóa Sơn Vi (có niên đại cách ngày nay 30.000 đến 11.000 năm) được tìm thấy ở hang núi Một (Cẩm Thủy - Thanh Hóa); mái đá Điều, mái đá Nước, hang Anh Rồ (Bá Thước – Thanh Hóa); hang Con Moong (Thạch Thành – Thanh Hóa); đồi Dùng, đồi Rạng (Thanh Chương – Nghệ An)…
- Văn hóa Hòa Bình (có niên đại cách ngày nay 11.000 năm) được tìm thấy tại 31 di chỉ ở khắp các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa và trong các hang núi đá vôi ở các huyện Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương, Tân Kỳ, Quỳ Châu (Nghệ An). Thời kỳ này, con người đã biết nấu chín thức ăn, định cư một thời gian dài, sống trong chế độ công xã thị tộc mẫu hệ, bắt đầu có trồng trọt và chăn nuôi.
- Văn hóa Bắc Sơn (có niên đại cách ngày nay 8000 đến 7000 năm) được tìm thấy ở mái đá Thạch Sơn, hang Điền Hạ… (Cẩm Thủy – Thanh Hóa); mái đá Điều (Bá Thước – Thanh Hóa); hang Con Moong (Thạch Thành – Thanh Hóa). Cư dân nơi đây đã sử dụng rất nhiều đồ gốm, nông nghiệp sơ khai đã bắt đầu xuất hiện.
- Vào cuối thời kỳ đá mới, khảo cổ học đã phát hiện trên địa bàn Thanh – Nghệ – Tĩnh có nhiều di chỉ hết sức quan trọng (có niên đại cách ngày nay 6000 đến 5000 năm): Đa Bút, núi Mông Cù (Vĩnh Lộc – Thanh Hóa); Quỳnh Văn (Nghệ An); Trại Ổi (Quỳnh Hồng – Quỳnh Lưu – Nghệ An)… Tại các di chỉ này, người ta phát hiện các công cụ bằng xương, bằng sừng, có vết tích chài lưới… chứng tỏ người nguyên thủy thời kỳ này đã vươn mạnh mẽ xuống đồng bằng và ven biển.
3. Sơ kỳ thời đại đồ đồng:
Sau quá trình lâu dài đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn và phát triển, cư dân trên lãnh thổ nước ta bước vào thời đại đồ đồng, theo đó, trên địa bàn Thanh – Nghệ – Tĩnh, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy được những bằng chứng thuyết phục về thời kỳ này ở đây.
Tại lưu vực sông Mã, khảo cổ học đã phát hiện được các nơi cư trú của các bộ lạc sơ kỳ thời đại kim khí. Cư dân ở đây tụ cư ở vùng cửa suối dọc đôi bờ sông Mã kéo dài khoảng 10 km từ xã Mường Lầm đến Nà Nghìn. Tại các tụ điểm cư dân này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều công cụ đá mài, đồ gốm với những hoa văn phong phú. Đặc biệt ở Quỳ Chữ (xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa) là di chỉ có nhiều chiến cụ rìu cân, rìu xéo, mũi giáo, mũi lao và mũi tên bằng đồng có trang trí bằng hoa văn đúc nổi, có cả các dụng cụ để nấu và đúc đồng…
Tại lưu vực sông Lam, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một số di tích thuộc sơ kỳ thời đại đồng thau như nhóm di tích Đồi Dền (Tương Dương – Nghệ An);  Trại Ổi (Quỳnh Lưu – Nghệ An); lèn Hai Vai (Diễn Châu – Nghệ An); Rú Trăn (Nam Đàn – Nghệ An)… Các di tích văn hóa đồ đồng trên đây thuộc giai đoạn tiền Đông Sơn là những bước chuẩn bị để tiến tới văn hóa Đông Sơn. Nó bắt nguồn trực tiếp của văn hóa thời đại đồ đá mới trước đó và mang những sắc thái riêng của các bộ lạc hay nhóm bộ lạc vùng sông Lam. Nó vừa phân biệt với những dòng văn hóa tiền Đông Sơn thuộc lưu vực sông Hồng (Phùng Nguyên - Đồng Đậu – Gò Mun), sông Mã và những vùng khác của đất nước, vừa thể hiện những mối quan hệ tiếp xúc giao lưu văn hóa và trao đổi sản phẩm giữa Nghệ Tĩnh với các địa bàn trên. Một số đồ gốm ở Trại Ổi, lèn Hai Vai có phong cách và đồ án trang trí giống đồ gốm Hoa Lộc ở Thanh Hóa. Gốm Đồi Dền có một số hình trang trí gần gũi với gốm Phùng Nguyên ở lưu vực sông Hồng. Một số đồ gốm Rú Trăn cũng tìm thấy ở Thanh Hóa qua trao đổi. Quá trình tiếp xúc giao lưu văn hóa đó cũng là quá trình xích lại gần nhau giữa các nhóm bộ lạc và các khu vực trong quá trình tiến tới một nền văn hóa thống nhất – văn hóa Đông Sơn.
Có thể nói, cùng với lưu vực sông Hồng thì lưu vực sông Mã, sông Lam là một trong những dòng chảy văn hóa dẫn đến văn hóa Đông Sơn, góp phần tạo nên văn hóa Đông Sơn sau này
* Thời sơ sử:
Niên đại: Từ thế kỷ VII TCN đến thế kỷ II TCN. Thời Hùng Vương, Thanh Hoá thuộc bộ Cửu Chân, Nghệ An thuộc bộ Hoài Hoan và phần bắc bộ Cửu Đức, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức của nước Văn Lang.
Di chỉ khảo cổ Đông Sơn (nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa). Lần đầu tiên ở Việt Nam, có một nền văn hóa bao trùm trên một địa bàn rộng lớn từ Hoàng Liên Sơn đến miền Nam Việt Nam.
Di tích văn hoá Đông Sơn tập trung đậm đặc ở lưu vực các con sông: sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Có 379 di tích, trong đó Thanh Hoá có 104 di tích, Nghệ An có 25 di tích...
Các di tích văn hóa Đông Sơn ở Thanh Hóa phân bố rộng từ vùng núi đến vùng đồng bằng thuộc các huyện: Đông Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương, Nông Cống, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Hà Trung…
Trên đất Nghệ An và Hà Tĩnh cũng đã phát hiện được rất nhiều di tích văn hóa Đông Sơn mà tiêu biểu nhất là Làng Vạc (Nghĩa Đàn – Nghệ An), Đồng Mỏm (Diễn Châu – Nghệ An), Xuân An (Nghi Xuân – Hà Tĩnh)…
Vào giai đoạn Đông Sơn, nghề đúc đồng đạt đến mức cực thịnh. Ở Làng Vạc tìm thấy khuôn đúc rìu và đúc dao găm bằng sa thạch. Ở Đồng Mỏm người ta tìm thấy môi đúc đồng bằng đất nung còn dính xỉ đồng. Đồ đồng Đông Sơn gồm đủ bộ từ công cụ, nhạc cụ đến chiến cụ. Trên các đồ đồng này đều có khắc chạm đúc nổi các hoa văn trang trí, đặc biệt là các hình vẽ mô tả sinh hoạt, đời sống văn hóa tĩn ngưỡng của người Việt thời bấy giờ. Người thợ đúc đồng thời kỳ này đã chế tạo được nhiều loại công cụ sản xuất bằng đồng như lưỡi cày, lưỡi cuốc, xẻng, thuổng, rìu, đục, mũi nhon…; nhiều loại đồ đựng bằng đồng như thạp, thố, âu, chậu, sành; những đồ dùng đẹp như khóa thắt lưng, môi bằng đồng; nhiều thứ vũ khí bằng đồng như dao găm, giáo, mũi lao, mũi tên…
Vào thời kỳ này, người Đông Sơn trên địa bàn Thanh - Nghệ - Tĩnh không những phải đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn mà còn thường xuyên đối phó với nạn ngoại xâm. Do vậy, trong một số di chỉ có niên đại Đông Sơn, tỉ lệ vũ khí trong tổng số hiện vật khá cao: Đông Sơn có 519 vũ khí trong số 1026 hiện vật; Làng Vạc có 120 vũ khí trong số 475 hiện vật. Nhìn chung, tỉ lệ vũ khí lên tới trên 50% tổng số hiện vật.
Nghề luyện sắt cũng đã xuất hiện và có những bước phát triển đáng kể trong giai đoạn văn hóa Đông Sơn. Sự phát triển của nghề luyện kim đã thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế và dẫn đến những chuyển biến sâu xa trong đời sống xã hội.
Trong các nghề thủ công, nghề làm đồ đá dần dần mất đi vai trò của nó. Nghề làm đồ gốm, nghề kéo sợi dệt vải tiếp tục phát triển, cung cấp các loại đồ đựng, đồ dùng trong sinh hoạt và đồ may mặc cho con người. Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước có nhiều tiến bộ quan trọng. Những lưỡi cày đồng đã thay thế dần những chiếc cuốc đá và nền nông nghiệp dùng cuốc đã chuyển dần sang nông nghiệp dùng cày. Cây lúa trồng lúc bấy giờ gồm cả lúa tẻ, lúa nếp. Cùng kết hợp với nông nghiệp trồng lúa, có các nghề hái lượm, săn bắn, đánh cá, chăn nuôi. Trâu, bò, lợn, gà đã trở thành gia súc quen thuộc của con người.
Những tiến bộ về kỹ thuật, những thành tựu về kinh tế đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng phong phú hơn. Tượng phụ nữ trên cán dao găm, hình người chạm khắc trên trống đồng, những đồ án trang trí trên đồ đồng, đồ gốm, hình dáng của các công cụ, vũ khí chứng tỏ một bước phát triển cao của tư duy, thẩm mĩ và nghệ thuật tạo hình. Công xã thị tộc tan rã nhường chỗ cho công xã nông thôn mà trong tiếng Việt cổ gọi là kẻ, chạ, chiềng. Con người sống gắn bó trong những quan hệ cộng đồng của xóm làng, họ hàng với những hội mùa hàng năm rộn ràng tiếng trống đồng, tiếng chiêng, tiếng lục lạc, say sưa trong điệu múa và những sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp lúa nước.
ð     Kết luận:
- Người Đông Sơn đã chiếm lĩnh các đồng bằng, dọc lưu vực các con sông lớn, ngã ba sông, vùng trung du, miền núi và hải đảo. Cư dân Đông Sơn sống tập trung thành từng làng trù mật, rộng lớn.
- Công nghệ luyện kim đạt đến đỉnh cao, đúc nhiều đồ đồng: trống, thạp, thố, dao găm, mũi tên, cày... Thành thục kỹ thuật làm khuôn, tạo vật pha chế hợp kim và bước đầu phát triển nghề luyện sắt.
- Nghề nông nghiệp lúa nước phát triển rộng rãi, nghề làm vườn và chăn nuôi gia súc. Nông nghiệp dùng cày kim loại và dùng sức kéo của động vật.
- Nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương là Nhà nước đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam á, có tổ chức quân đội, trang bị nhiều loại vũ khí, cung nỏ. Kinh đô Cổ Loa đã có thành, hào bao bọc xung quanh.
Có thể nói, lưu vực sông Mã, sông Cả là một trong những trung tâm của văn hóa Đông Sơn, đã góp phần xứng đáng và là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của đất nước Văn Lang - Âu Lạc.

1.3.2. Thanh - Nghệ - Tĩnh thời Bắc thuộc
a. Chính sách đô hộ và đồng hoá của phong kiến phương Bắc
- Sau khi chiếm được Âu Lạc, năm 179 TCN, Triệu Đà chia nước ta thành 2 quận: Giao Chỉ (vùng châu thổ Bắc Bộ) và Cửu Chân (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh). Mục đích nhằm biến nước ta thành quận huyện của Trung Quốc. Năm 111 TCN, nhà Hán đánh bại Triệu Đà, đô hộ nước Nam.
Chính sách của nhà Hán là chế độ lạc tướng, người Việt quản lý ở cấp huyện. Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đưa quan lại nhà Hán sang cai trị đến cấp huyện.
Năm 905, Khúc Thừa Dụ đánh thắng nhà Đường, chấm dưt 1000 năm Bắc thuộc trên đất nước ta và vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
- Chính sách đồng hoá trên mọi phương diện:
+/. Di dân người Hán đến ở lẫn với người Việt để đồng hoá, lai máu, thay đổi phong tục tập quán của người Việt. Các quan lại nhà Hán (Nhâm Diên, Sỹ Nhiếp, Tích Quang...) đã tổ chức đám cưới cho người Việt và người Hán, con cái của họ sau lấy họ của những người này. Tên họ của người Việt cũng ảnh hưởng của Trung Hoa bắt đầu từ đây.
+/. Nho giáo được truyền vào nước ta, là hệ tư tưởng của bộ máy cai trị phong kiến Trung Hoa. Về sau, các triều đại phong kiến nước ta vẫn lấy hệ tư tưởng Nho giáo để điều hành đất nước.
+/. Chữ Hán và văn học Trung Quốc cũng được truyền vào nước ta. Về sau nhân dân ta trên cơ sở 214 bộ thủ chữ Hán đã sáng tạo ra chữ Nôm, là thứ chữ riêng của người Việt.
b. Tên gọi:
Xứ Thanh là một cách gọi dân gian chỉ tỉnh Thanh Hoá, là một thực thể địa lý tự nhiên và văn hoá, khiến Pierre Pasquier - viên Toàn quyền Đông Dương người Pháp trước kia coi Thanh Hoá không chỉ là một tỉnh mà là một xứ (pays). Cái nhìn địa – văn hoá này đã được ông cha ta từ xa xưa thấu tỏ, do vậy, dù trải qua bao nhiêu triều đại, qua bao cuộc sát nhập và phân chia thì xứ Thanh vẫn là xứ Thanh, Thanh Hoá vẫn là Thanh Hoá.
Trước thời Hán, Thanh Hoá thuộc quận Cửu Chân, thời Hán quận Cửu Chân thuộc bộ Giao Chỉ. Thời nhà Lương đổi Cửu Chân thành Ái Châu.
Xứ Nghệ là một cách gọi dân gian giống như xứ Huế, xứ Thanh để chỉ vùng đất thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay. Xứ Nghệ còn có tên gọi khác là Nghệ Tĩnh (đây là cách gọi rút ngắn từ hai tên riêng của hai tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh. Khác với tên xứ Nghệ, tên Nghệ Tĩnh không chỉ là cách gọi thông thường, mà có thời kỳ được làm tên gọi chính thức của một tỉnh – tỉnh Nghệ Tĩnh, do sự sát nhập hai tỉnh Nghệ An và Hà Tình làm một, tồn tại từ năm 1975 đến 1991.
Thời nhà Hán cai trị nước ta, vùng đất Nghệ An và Hà Tĩnh được coi là Hàm Hoan, coi đó như là một huyện của quận Cửu Chân (bao gồm cả Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay). Đến thế kỷ III, người Hán đổi tên Hàm Hoan thành Cửu Đức, đến thời đường đổi thành Hoan Châu. Đến cuối thế kỷ VIII, đô hộ nhà Đường lại tách Hoan Châu thành hai phần, phần Bắc gọi là Diễn Châu, phần Nam vẫn giữ tên cũ là Hoan Châu.
Suốt thời kỳ Bắc thuộc, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh cũng chịu sự bóc lột, vơ vét tàn bạo và chính sách đông hoá dân tộc, khủng bố, đàn áp tàn bạo của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm biến nước ta thành quận, huyện của chúng, biến dân tộc Việt thành dân tộc Hán, người Việt thành người Hán.
c. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân:
*. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248.
Năm 248, một cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân Cửu Chân đã bùng nổ. Lãnh tụ của nghĩa quân là Bà Triệu tức Triệu Thị Trinh. Bà Triệu quê ở huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa), là người phụ nữ có chí khí hơn người, có hoài bão đánh giặc ngoại xâm giành lại độc lập cho đất nước. Đêm đêm, bà thường cùng anh là Triệu Quốc Đạt vào rừng tập luyện quân sĩ, chuẩn bị khởi nghĩa.
Năm vừa tròn 19 tuổi, Triệu Thị Trinh cùng anh hô hào nhân dân trong vùng nổi dậy. Cuộc khởi nghĩa được dân chúng Cửu Chân hưởng ứng nhiệt liệt và nhanh chóng lan tỏa ra quận Giao Chỉ. Nghĩa quân chiến đấu liên tiếp nhiều trận, thế lực ngày càng mạnh, quân số có tới hàng vạn người. Nhà Ngô lo sợ, phải điều động hơn 8000 quân do An Nam hiệu úy, thứ giả Giao Châu là Lục Dận chỉ huy sang đàn áp. Triệu Quốc Đạt bị hi sinh trong trận chiến đấu với quân Ngô, Triệu Thị Trinh thay anh chỉ huy nghĩa quân chiến đấu rất anh dũng trong nhiều trận, nhưng lực lượng bị tiêu diệt dần, liệu thế không chiến đấu nổi, bà đã chạy lên núi Tùng Sơn tự vẫn.
Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại, nhưng đã khẳng định tinh thần yêu nước, bất khuất sáng ngời của nhân dân Thanh Hóa nói riêng và nhân dân ta nói chung từ thời Trung nữ vương. Nó đánh dấu bước trưởng thành của phong trào đấu tranh vũ trang giành độc lập của nhân dân ta lúc bấy giờ.
Tùng Sơn nắng quyện mây trời
Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh
Sử sách đã ghi lại rằng: Bà mặc áo giáp vàng, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi trận, nói lời khí phách: “Ta chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình biển đông, đánh đuổi giặc Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chớ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp...”.
*. Mai Thúc Loan với khởi nghĩa Hoan Châu năm 722.
- Nguyên nhân: Từ nửa cuối thế kỷ VII, dưới sự cai trị hà khắc và tham lam của viên An Nam đô hộ Lưu Diên Hựu, nhân dân nhiều nơi đã nổi dậy khởi nghĩa. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ VIII, bọn quan lại nhà Đường lại càng ra sức hoành hành, cướp ruộng đất, hạch sách nhân dân. Ách lao dịch nặng nề, cống nạp phiền nhiễu. Nhân dân hàng năm còn phải vận chuyển nhiều thức ngon, vật lạ cống nạp cho nhà Đường. Điều này làm cho nhân dân ta rất căm phẫn, đó là lí do dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan.
Mai Thúc Loan người Thiên Lộc (Hà Tĩnh), sau theo mẹ đến trú ngụ ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) làm nghề đốn củi kiếm sống, rồi ở đợ cho nhà giàu. Ông là một thanh niên có sức khỏe, nhanh nhẹn, da đen nên sau này nhân dân gọi là Mai Hắc Đế (vua Đen).
Năm 713, Mai Thúc Loan hiệu triệu dân phu nổi dậy khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt. Nhiều nghĩa sĩ, nhân tài khắp vùng Thanh, Nghệ, Tĩnh đã kéo về tụ nghĩa dưới cờ của Mai Thúc Loan. Nhiều quân lính thuộc các quốc gia Chămpa, Chân Lạp, Kim Lân cùng với 32 châu quanh vùng đã liên kết với nghĩa quân. Mai Thúc Loan tự xưng là hoàng đế, xây thành trên núi và lấy vùng Sa Nam hiểm yếu làm căn cứ chống giặc.
Nhà Đường được tin đã cử Dương Tư Húc cùng An Nam đô hộ phủ là Quang Sở Khách đem 10 vạn quân tiến sang đàn áp. Nghĩa quân sau nhiều trận chiến đấu đã thất bại, tan rã, chạy vào rừng, Mai Thúc Loan chết ở đó, kết thúc một cuộc khởi nghĩa khá tiêu biểu của nhân dân ta chống lại nhà Đường ở nửa đầu thế kỷ VIII.

1.3.3. Thanh - Nghệ - Tĩnh trong thời kỳ độc lập tự chủ (từ 905 đến 1858)
- Tên gọi: Bắt đầu từ thời phong kiến độc lập tự chủ, Thanh Hoá vẫn thuộc Ái Châu. Đến thời Lý, đổi thành phủ Thanh Hoá, danh xưng Thanh Hoá bắt đầu có từ đó (Thanh: trong sáng; Hoá: biến hoá). Sau này, trải qua các triều đại, có lúc Thanh Hoá được gọi là phủ, trấn, lộ, trại, thừa tuyên, thậm chí, cái tên Thanh Hoá có từ thời Lý cũng có lúc đổi thành Thanh Đô, Tây Đô, Thanh Hoa. Năm 1802, gọi là trấn Thanh Hoá, năm 1831, đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoá (Hoa: tinh hoa). Năm 1841, lại đổi thành tỉnh Thanh Hoá.
Thời kỳ đầu của phong kiến tự chủ Đại Việt vẫn dùng địa danh Hoan Châu và Diễn Châu để chỉ vùng đất Nghệ An và Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đến thời Lý Thái Tông (1033), nhà nước gộp Hoan Châu và Diễn Châu thành một đơn vị hành chính, đặt tên mới là châu Nghệ An, cái tên Nghệ An chính thức ra đời từ thời nhà Lý, thế kỷ XI. Đến năm 1469, Lê Thánh Tông gọi vùng đất này là thừa tuyên Nghệ An, đến thời Gia Long, đổi thừa tuyên Nghệ An thành trấn Nghệ An. Thời Minh Mạng tách trấn Nghệ An thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, tên gọi hai tỉnh này tồn tại cho đến năm 1975.
- Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm tiêu biểu của nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh:
a. Thanh - Nghệ - Tĩnh trong khởi nghĩa Lam Sơn:
Lam Sơn (Thọ Xuân - Thanh Hóa) lúc bấy giờ theo tên Nôm là làng Cham thuộc huyện Lương Giang, phủ Thanh Hóa. Lam Sơn là quê hương của người anh hùng Lê Lợi và là căn cứ buổi đầu của cuộc kháng chiến chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo.
Năm 1416, Lê Lợi và 18 người đã tổ chức Hội thề Lũng Nhai (làng Mé, cách Lam Sơn 10km), nêu cao quyết tâm đoàn kết đánh giặc Minh. Đầu năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, tự xưng là Bình Định vương, truyền Hịch kêu gọi nhân dân đứng lên cứu nước.
Bình Định vương cùng nghĩa quân đã chiến đấu ở Thanh Hóa 6 năm. Trong 6 năm đầu gian khó ấy, tại Thanh Hóa đã diễn ra các trận đánh lớn: Lam Sơn, Mường Một (Thường Xuân); Mường Chính, Bến Bổng (vùng thượng du sông Âm); Ba Lẫm (Bá Thước); Kình Động (Bá Thước); Úng Ải (Bá Thước); Sách Khôi (Bá Thước); Đa Càng (Thọ Xuân). Trong đó, có trận đánh phía địch có 10 vạn tên như ở Kình Động. Mùa đông năm 1424, Bình Định vương tiến quân vào Nghệ An theo kế sách của Nguyễn Chích.
Như vậy, Thanh Hóa là địa bàn hoạt động đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Địa bàn này diễn ra những trận chiến đấu quyết liệt của nghĩa quân với quân Minh. Tuy nhiên, với tài năng, uy tín của người đứng đầu và lòng yêu nước của nhân dân đã đưa cuộc khởi nghĩa vượt qua thời kỳ đầu đầy gian khó, củng cố căn cứ địa, không cho giặc đàn áp, dập tắt cuộc khởi nghĩa.
Vượt qua thời kỳ đầu củng cố căn cứ địa, năm 1424, nghĩa quân chuyển sang giai đoạn phát triển, theo kế của Nguyễn Chích, tiến xuống vùng đồng bằng Nghệ An.
Theo đúng kế hoạch, tháng 10 - 1424, nghĩa quân đã tiến công thành Trà Lân (Tương Dương, Con Cuông - Nghệ An) do ngụy quan Cầm Bành với hơn 1000 quân trấn giữ. Sau 2 tháng bị bao vây, Cầm Bành phải đầu hàng. Chiếm được thành Trà Lân, nghĩa quân đã khai thông và kiểm soát được con đường từ miền núi xuống vùng đồng bằng.
Sau khi diệt địch trong trận phục kích ở Khả Lưu, Bồ Ải (Anh Sơn), nghĩa quân tiến xuống giải phóng toàn bộ các châu, huyện của Nghệ An, đồng thời vây hãm chặt thành Nghệ An trong nhiều tháng. Thành này do tướng giặc Trần Trí và sau là Phương Chính trấn giữ. Nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh nhất tề nổi dậy tham gia, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, tự nguyện và hăng hái góp phần vào sự nghiệp cứu nước. Nghĩa quân đến đâu, nhân dân ở đó đứng lên gia nhập nghĩa quân, tiếp thêm lương thực và góp sức cùng nghĩa quân giải phóng các châu, huyện. Những lực lượng chống quân Minh đang hoạt động trong vùng đều gia nhập vào hàng ngũ nghĩa quân Lam Sơn như Phan Liêu, Lộ Văn Luật (ở miền tây Hà Tĩnh), Nguyễn Biên (Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh), Nguyễn Vĩnh Lộc ở Trang Niên (Yên Thành)…
Có nơi, nhân dân còn nổi dậy tự vũ trang để phối hợp với nghĩa quân giải phóng quê hương, tiêu biểu là trường hợp của Nguyễn Tuấn Thiện ở Đỗ Gia (Hương Sơn – Hà Tĩnh). Từ các xóm làng miền xuôi đến các bản mường miền núi, các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc đều quy tụ lại dưới lá cờ cứu nước của Bình Định vương Lê Lợi.
Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, toàn phủ Nghệ An đã trở thành căn cứ của cuộc khởi nghĩa. Chỉ huy sở của Lê Lợi lúc đầu đặt ở động Tiên Hoa (Hương Sơn) sau dời về thành Lục Niên trên núi Thiên Nhẫn. Tại đây, bộ tham mưu của nghĩa quân chỉ đạo quân, dân hết lòng xây dựng, bảo vệ căn cứ địa và chuẩn bị mọi mặt để đưa cuộc chiến tranh yêu nước đến toàn thắng.
Từ phủ Nghệ An, tháng 6 - 1425, nghĩa quân tiến ra giải phóng phủ Diễn Châu, căn cứ địa của cuộc kháng chiến được mở rộng trên quy mô lớn, nhờ đó, lực lượng của nghĩa quân trưởng thành về mọi mặt và cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang tính nhân dân sâu rộng, có căn cứ địa vững chắc, hùng hậu.
Với “đất đứng chân” của Nghệ An - Hà Tĩnh, năm 1425, nghĩa quân Lam Sơn tiến ra giải phóng Thanh Hóa, tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa, rồi năm 1426, mở cuộc tiến công ra Bắc. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi lãnh đạo phát triển rộng ra quy mô cả nước và giành thắng lợi quyết định vào cuối năm 1427 với chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang vang dội.
Như vậy, trong thắng lợi huy hoàng của sự nghiệp “bình Ngô” của dân tộc đầu thế kỷ XV, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã thể hiện rõ là một địa bàn chiến lược quan trọng. Nhân dân các tỉnh nơi đây đã có những đóng góp quyết định cho cuộc khởi nghĩa ngay từ những ngày đầu đầy gian khó cho đến thắng lợi cuối cùng.
1.3.4. Thanh - Nghệ - Tĩnh trong phong trào giải phóng dân tộc từ 1858 - 1945:
a. Thanh - Nghệ - Tĩnh trong Phong trào Cần Vương:
Ngày 1 - 9 - 1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam, trong khi đó, triều Nguyễn lại đang chìm vào khủng hoảng, suy vong. Với ưu thế hơn hẳn của một nước tư bản đang trên đà phát triển, thực dân Pháp đã lấn át, gặm dần, nuốt trỏng Việt Nam, biến Việt Nam từ một nước độc lập, tự chủ thành một nước thuộc địa vẫn còn tàn dư phong kiến.
Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, văn thân, sĩ phu và nhân dân Nghệ Tĩnh đã đứng dậy phò vua , cứu nước. Chính nơi đây là địa bàn quan trọng nhất, diễn ra các cuộc khởi nghĩa quyết liệt nhất trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX.
*. Khởi nghĩa Hương Khê:
Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, trong đó, địa bàn chính là Nghệ An, Hà Tĩnh. Cuộc khởi nghĩa phát triển qua hai thời kì: từ 1885 đến 1888 là thời kỳ xây dựng và tổ chức lực lượng; từ 1889 đến 1895 là những năm chiến đấu của nghĩa quân.
Sau khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương (7 – 1885), ở Hà Tĩnh đã bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh vũ trang.
Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là của Lê Ninh ở Trung Lễ (Đức Trung - Đức Thọ). Cuối năm 1885, Lê Ninh tổ chức tấn công vào thành Hà Tĩnh, giết chết tên Bố chánh Lê Đại. Sau đó, nghĩa quân kéo lên Hương Khê, vừa để tránh sự truy nã, vây hãm của giặc Pháp, vừa nhằm phối hợp tác chiến với đội quân của Phan Đình Phùng. Nhưng không may, đến giữa năm 1886, Lê Ninh bị bệnh mất, em ông là Lê Trực đã thay ông, sau này trở thành một thủ lĩnh của nghĩa quân Hương Khê.
Cùng với khởi nghĩa của Lê Ninh, còn có các cuộc khởi nghĩa khác như: Khởi nghĩa của Cao Thắng, Cao Nữu ở Hàm Lại, Sơn Lễ (Hương Sơn); Khởi nghĩa của Nguyễn Trạch và Nguyễn Chanh ở Can Lộc; Khởi nghĩa của Ngô Quảng và Hà Văn Mỹ ở Nghi Xuân; Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Thuận ở Thạch Hà; Ở làng Đông Thái (Đức Thọ) có đội quân Phan Đình Phùng.
Tại Nghệ An, cũng xuất hiện nhiều lực lượng chống Pháp, tiêu biểu nhất là đội quân của Nguyễn Xuân Ôn và Lê Doãn Nhạ. Cuộc khởi nghĩa của hai ông tồn tại đến năm 1887.
Trên cơ sở các cuộc khởi nghĩa đó, Phan Đình Phùng đã tập hợp và phát triển thành một phong trào có quy mô rộng lớn khắp bốn tỉnh bắc Trung Kì, với địa bàn chính ở Hương Khê (Hà Tĩnh), tồn tại suốt 10 năm liên tục.
Vượt qua thời kỳ khó khăn ban đầu, lực lượng của nghĩa quân sau một thời gian đã phát triển tới hàng ngàn người. Lực lượng nghĩa quân phân bố thành 15 quân thứ, tuân theo những quy định về kỷ luật do cụ Phan thảo ra. Đạiu bản doanh của Phan Đình Phùng đặt tại khu Ngàn Trươi, Vụ Quang. Khởi nghĩa Hương Khê trở thành nơi hội tụ của một số lực lượng vũ trang chống Pháp ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Các đồn giặc ở tỉnh lị Hà Tĩnh, Trường Lưu (Can Lộc), Nầm (Hương Sơn), Linh Cảm (Đức Thọ), Voi (Kỳ Anh)… bị nghĩa quân tấn công liên tiếp.
          Lo sợ trước sự phát triển của phong trào, thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở nhiều cuộc tấn công ác liệt vào trung tâm căn cứ và tìm cách cắt đứt liên lạc của nghĩa quân với nhân dân vùng xuôi.
          Để phá thế bị bao vây, cuối năm 1893, Cao Thắng đề nghị với Phan Đình Phùng một kế hoạch táo bạo đánh thẳng vào Nghệ An. Trên đường tiến quân, nghĩa quân đã tổ chức đánh chiếm đồn Nu ở Thanh Chương. Trong trận này, Cao Thắng bị thương nặng và hi sinh. Từ đây, khởi nghĩa Hương Khê ngày càng khó khăn.
          Bước vào những năm 90 của thế kỷ XIX, giặc Pháp hầu như đã dập tắt được những cuộc khởi nghĩa ở các nơi khác nên rảnh tay đối phó với nghĩa quân Phan Đình Phùng. Chúng kết hợp nhiệu thủ đoạn, vừa tấn công quân sự, vừa ra sức dụ hàng, ly gián nhân dân với nghĩa quân. Tuy nhiên, đêm đêm, các đội tiếp tế vẫn bí mật chuyển lương thảo lên căn cứ Ngàn Trươi, Vụ Quang. Giữa vòng vây của giặc, vượt qua muôn vàn gian khổ, hi sinh, nghĩa quân đã chiến đấu oanh liệt, làm nên những chiến thắng vang dội ở Đại Hàm, Cây Khế và nhất là trận Vụ Quang nổi tiếng.
          Tháng 8 – 1895, thực dân Pháp cấu kết với phong kiến Nam triều, phái Nguyễn Thân với danh nghĩa Khâm sai tiết chế, kéo thêm 3000 lính khố xanh ra phối hợp với lực lượng của Pháp ở Hà Tĩnh khép chặt vòng vây, chặn đường tiếp tế, tìm mọi thủ đoạn tiêu diệt nghĩa quân.
          Trong một trận giao chiến với giặc, Phan Đình Phùng bị thương nặng. Ngày 28 - 12 - 1895, ông đã qua đời tại đại bản doanh Núi Quạt (Vụ Quang). Khởi nghĩa Hương Khê tiếp tục kéo dài thêm một thời gian, sang đến năm 1896 mới hoàn toàn chấm dứt.
          Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX.
*. Khởi nghĩa Ba Đình:
          Khởi nghĩa Ba Đình dư­ới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt và một số t­ướng lĩnh khác.
Căn cứ Ba Đình cách huyện lị Nga Sơn 4 km, phía tây bắc giáp huyện Hà Trung, đ­ược xây dựng trên địa bàn ba làng Th­ượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê. Vào mùa m­ưa, căn cứ này trông như­ một hòn đảo nổi giữa cánh đồng nước mênh mông, tách biệt với các làng khác.
     Căn cứ này gọi là Ba Đình vì mỗi làng có một cái đình, từ làng này có thể nhìn thấy đình của hai làng kia. Để chuẩn bị chiến đấu lâu dài, Đinh Công Tráng đã cho bao bọc xung quanh căn cứ lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, cắm đầy chông tre. Ở trong là một lớp thành đất cao 3 m, chân rộng từ 8 đến 10 m. Trên mặt thành, nghĩa quân đặt các rọ tre chứa đất nhào rơm xếp vững chắc có những khe hở làm lỗ châu mai sẵn sàng chiến đấu. Thành rộng 400 m, dài 1.200 m. Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận chuyển l­ương thực và vận động khi chiến đấu. Tại các nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các hầm chiến đấu đ­ược xây dựng theo hình chữ “chi”, nhằm hạn chế th­ương vong. Ở mỗi làng, tại vị trí ngôi đình đư­ợc xây dựng một đồn đóng quân: Th­ượng Thọ có đồn Thư­ợng; Mậu Thịnh có đồn Trung; Mỹ Khê có đồn Hạ. Ba đồn này có thể hỗ trợ tác chiến cho nhau khi bị tấn công, đồng thời cũng có thể chiến đấu độc lập.
Có thể nói rằng, căn cứ Ba Đình có vị trí tiêu biểu nhất, là một chiến tuyến phòng ngự quy mô nhất thời kì Cần Vư­ơng cuối thế kỷ XIX. Ngoài Ba Đình còn có các căn cứ hỗ trợ: Căn cứ Phi Lai của Cao Điển, căn cứ Quảng Hóa của Trần Xuân Soạn, căn cứ Mã Cao của Hà Văn Mao.
Lực l­ượng nghĩa quân Ba Đình gồm khoảng 300 ngư­ời, tuyển từ ba làng và các vùng Thanh Hóa, bao gồm cả ng­ười Kinh, Thái, M­ường. Nghĩa quân có 10 toán.
Về vũ khí, nghĩa quân tự trang bị bằng súng hỏa mai, giáo, mác, cung, nỏ.
Nghĩa quân của Đinh Công Tráng đã đánh nhiều trận giành thắng lợi. Năm 1886, nghĩa quân liên tiếp tấn công các phủ, thành, huyện lị, chặn đánh các đoàn xe, các toán quân lẻ, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Ngày 12 – 3 – 1886, lợi dụng phiên chợ, nghĩa quân đã tấn công Tòa Công sứ Thanh Hóa.
Từ ngày 18 – 12 – 1886 đến ngày 20 – 1 – 1887, quân Pháp đã điều 76 sĩ quan và 3.500 quân vây hãm và tiến đánh Ba Đình. Quân Pháp đã nã tới 16.000 quả đại bác trong vòng một ngày trời, biến căn cứ Ba Đình thành biển lửa.
Nghĩa quân Ba Đình đã chiến đấu trong suốt 32 ngày đêm chống lại kẻ thù đông gấp 12 lần, đư­ợc trang bị vũ khí tối tân, hiện đại. Trong những trận chiến đấu vô cùng ác liệt này, nghĩa quân đã m­ưu trí dũng cảm, bám trụ từng tấc đất, đập tan nhiều cuộc tấn công, gây tổn thất nặng nề cho quân đội Pháp, làm chấn động tinh thần binh lính Pháp ở Việt Nam và còn là nỗi lo sợ cho bọn Pháp ở chính quốc.
Tuy nhiên, vì lực lư­ợng quá nhỏ không thể đ­ương đầu với quân đội Pháp vừa đông vừa mạnh nên lực lư­ợng của nghĩa quân Ba Đình bị th­ương vong rất nhiều.
Để tránh khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn, nghĩa quân Ba Đình đã mở con đ­ường máu vư­ợt qua vòng vây dày đặc của quân Pháp, rút khỏi lên căn cứ Mã Cao nhằm củng cố lực l­ượng và chuẩn bị cuộc chiến đấu mới.
Đến sáng ngày 21 – 1 – 1887, quân Pháp mới chiếm đ­ợc Ba Đình. Sau đó, quân Pháp đã triệt hạ hoàn toàn cả ba làng của căn cứ Ba Đình, tiếp tục cho quân truy kích nghĩa quân ở Mã Cao, rồi tiếp tục đến Thung Voi, Thung Khoai và cuối cùng là tận miền tây Thanh Hóa – nơi đóng quân của Cầm Bá Th­ước.
Các thủ lĩnh như­ Nguyễn Khế, Hoàng Bật Đạt hi sinh; Phạm Bành, Hà Văn Mao, Lê Toại tự sát; Đinh Công Tráng chạy về Nghệ An, quân Pháp treo giải cái đầu ông với trị giá tiền th­ởng rất cao. Mùa hè năm 1887, vì tham tiền nên viên Lí trư­ởng làng Chính An đã mật báo cho quân Pháp đến bắt và sát hại Đinh Công Tráng.
Cuộc khởi nghĩa Ba Đình nói chung và lãnh tụ Đinh Công Tráng đ­ược lịch sử đánh giá rất cao, nó thể hiện lòng yêu n­ước, tinh thần bất khuất của nhân dân Thanh Hóa trong Phong trào Cần Vư­ơng.
Chính ng­ười Pháp đã phải thừa nhận: “1886 – 1887, cuộc công hãm Ba Đình là quan trọng nhất, cuộc chiến đấu này thu hút nhiều quân lực nhất và làm cho các cấp chỉ huy lo ngại nhiều nhất”.
b. Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh:
- Hoàn cảnh lịch sử: Là một nước tư bản phát triển, thực dân Pháp cũng chịu ảnh hưởng r ất lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). Thực dân Pháp đã trút gánh nặng cuộc khủng hoảng  kinh tế thế giới (1929 – 1933) lên vai các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam làm cho đời sống nhân dân vô cùng cơ cực, nhất là nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Chính sách khủng bố nặng nề của thực dân Pháp, nhất là sau khởi nghĩa Yên Bái thất bại đã làm cho nhân dân ta càng căm thù và quyết tâm đấu tranh giành độc lập, giành quyền sống. Trong lúc đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp thời lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân đứng lên đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. Trong những nguyên nhân chung kể trên, ở Nghệ Tĩnh còn có những nguyên nhân riêng của nó. Chính những nguyên nhân riêng đó đã khiến cho phong trào cách mạng 1931 – 1931 ở Nghệ – Tĩnh phát triển đến đỉnh cao và là nơi diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của công nông quyết liệt nhất.
- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Nghệ Tĩnh:
+ Ngày 1 - 5 - 1930, diễn ra cuộc đấu tranh của hơn 1000 nông dân hai huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc do công nhân Vinh - Bến Thủy làm nòng cốt với yêu sách đòi tăng lương, giảm giờ làm, giảm sưu thuế.
+ Ngày 30 - 8 - 1930, 3000 nông dân huyện Nam Đàn biểu tình, vũ trang kéo đến huyện lị, phá huyện đường, mở cửa nhà giam, giải phóng tù chính trị.
+ Ngày 1 - 9 - 1930, trên 2 vạn nông dân huyện Thanh Chương rầm rộ tổng biểu tình vào huyện đường. Với khí thế cách mạng ngút trời, quần chúng đã tràn vào phá nhà giam, thiêu hủy huyện đường.
+ Ngày 12 - 9 - 1930, hơn 8000 nông dân các xã  trong huyện Hưng Nguyên có vũ trang kéo lên huyện lị. Máy bay của Pháp đã ném bom khi đoàn biểu tình vừa tới làng Thái Lão (cách huyện lị 2 km) làm nhiều người chết và bị thương. Đến chiều, khi đồng bào ra tìm nhặt xác các người chết thì máy bay địch lại tới ném bom lần thứ hai. Cả hai lần làm 217 người chết và 125 người bị thương.
Như vậy, từ cuộc tổng đình công của công nhân Vinh - Bên Thủy đến cuộc tổng biểu tình của nông dân hai huyện Nam Đàn và Thanh Chương, cao trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh đã đạt tới cao điểm. Bằng bạo lực cách mạng với hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp chặt chẽ giữa thành thị với nông thôn, quần chúng cách mạng Nghệ Tĩnh đã tấn công dồn dập vào thực dân phong kiến, làm rung chuyển bộ máy chính quyền của chúng từ tỉnh, huyện xuống đến xã. Trước khí thế xung thiên của quân chúng cách mạng, bọn phủ, huyện nhiều nơi trong tỉnh đều bỏ trốn. Tổng lý các xã như rắn mất đầu, hoang mang khiếp sợ, nhiều tên đã mang sổ sách, triện bạ nộp cho cách mạng. Ban chấp hành nông hội đỏ (xã bộ nông) đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở nông thôn, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo kiểu chính quyền Xô Viết.
Từ tháng 9 - 1930 đến đầu năm 1931, chính quyền Xô Viết đã ra đời ở nhiều địa phương thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nó đã làm đúng chức năng của một chính quyền cách mạng, chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Tuy nhiên, trong cuộc đọ sức hết sức chênh lệch này, các chính quyền Xô Viết đã nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp và gìm trong biển máu. Nhiều cán bộ, đảng viên bị bắt, bị tù đày, các cơ sở Đảng bị tan rã, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống.
Cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh có một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân ta nói chung, của nhân dân Nghệ Tĩnh nói riêng.

1.3.5. Thanh - Nghệ - Tĩnh từ 1945 đến nay:
a. Cách mạng Tháng Tám:
Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trải qua các thời kỳ thăng trầm của cách mạng. Năm 1945, khi thời cơ cách mạng ngàn năm có một đến với dân tộc, với sự chuẩn bị chu đáo, nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh đã đứng lên giành chính quyền cách mạng.
Sau khởi nghĩa tháng Tám 1945 giành thắng lợi, cùng với nhân dân cả nước, Thanh - Nghệ - Tĩnh bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong hai cuộc kháng chiến này, nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh với tư cách là hậu phương, luôn có những đóng góp rất lớn về người và của để làm nên những chiến công hiển hách của dân tộc.
è Ý nghĩa:
- Cách mạng tháng Tám là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Nó phá tan xiềng xích của thực dân Pháp và phát xít Nhật trên đất nước ta. Nước ta giành được độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hoà.
- Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đánh dấu bước nhảy vọt của Cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới: giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới.
b. Kháng chiến chống Mỹ cứu nước:
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.
- Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta.
- Mở ra kỷ nguyên mới của đất nước: kỷ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Cỗ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, các dân tộc đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.


CHƯƠNG 4:
VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG

BÀI 1:    KHÁI LƯỢC VĂN HOÁ VÙNG BẮC TRUNG BỘ

1. Cơ sở hình thành văn hoá khu vực Bắc Trung Bộ:
Vùng văn hoá Bắc Trung Bộ đư­ợc hình thành bởi rất nhiều nhân tố. Chúng ta có thể dựa vào những yếu tố quy định sắc thái văn hoá của các địa phư­ơng trong cả nước để xác định không gian văn hoá của các vùng văn hoá và các tiểu vùng.
- Vị trí địa lý và môi trường sinh thái
- Phương thức sản xuất
- Nguồn gốc lịch sử
- Nguồn gốc tộc người
- Ngôn ngữ
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
- Quan hệ, giao lưu, ảnh hưởng văn hoá
- Vai trò của vùng trung tâm
Có 8 nhân tố cơ bản tạo nên vùng văn hoá:
- Môi tr­ờng tự nhiên: Môi tr­ờng đồng bằng, miền núi, cao nguyên, duyên hải… là một trong những nhân tố quy định tạo nên vùng văn hoá.
- Hoạt động sản xuất: Là hình thức con ng­ời khai thác, thích ứng với điều kiện tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. Ở nơi nào có sự t­ơng đồng về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển và hoạt động sản xuất thì ở đó có sự t­ơng đồng về văn hoá.
- Truyền thống lịch sử: C­ dân sinh sống trong một vùng vì có cùng nguồn gốc lịch sử nên giữa họ vẫn giữ lại những t­ơng đồng văn hoá bền vững.
- Nguồn gốc tộc ng­ời: Trong một vùng văn hoá chỉ có một tộc ng­ời sinh sống thì tính thống nhất văn hoá của nó đã có ngay từ cội nguồn. Và trong một vùng có nhiều dân tộc, để tạo thành những đặc tr­ng văn hoá chung của vùng thì trong quá trình lịch sử giữa các tộc ng­ời đã có mối quan hệ giao l­u, ảnh h­ởng sống động.
- Ngôn ngữ: Đây là một nhân tố quan trọng vì nó là ph­ơng tiện để sáng tạo và chuyển tải văn hoá, nhất là văn hoá dân gian. Ở các dân tộc khác nhau, nói ngôn ngữ khác nhau cũng có thể có cùng mô típ văn hoá chung, thể hiện trong các huyền thoại, cổ tích, lễ nghi, tín ng­ỡng… Và ở những vùng có nhiều dân tộc cùng xen kẽ sinh sống, th­ờng có khuynh h­ớng lấy một ngôn ngữ dân tộc có số đông nhất, trình độ phát triển cao nhất là ngôn ngữ (ph­ơng tiện) giao tiếp.
- Trình độ phát triển kinh tế xã hội: Nhân tố này ảnh h­ởng tới trình độ t­ duy văn hoá nghệ thuật, hình thành các hình t­ợng và biểu t­ợng văn hoá.
- Quan hệ giao l­u, ảnh h­ởng văn hoá: Đây là nhân tố chủ đạo, giữ vai trò quan trọng hàng đầu để hình thành nên vùng văn hoá. Trong một vùng văn hoá, không chỉ có ngôn ngữ, tín ng­ỡng có sự giao thoa văn hoá mà trong cả kiến trúc, điêu khắc… cũng còn l­u giữ nhiều yếu tố đan chen giữa các tộc ng­ời, các nền văn hoá khác nhau.
- Vai trò của vùng trung tâm: Quy luật phát triển kinh tế - xã hội cũng nh­ văn hoá không bao giờ là dàn đều, mà th­ờng từ các trung tâm rồi lan toả, phổ biến rộng ra các nơi xung quanh. Vùng trung tâm là nơi phát sinh, nâng cao, tiếp nhận rồi lan toả theo quy luật lan truyền văn hoá.
Nh­ vậy, không gian lãnh thổ là một tiêu chí xác định các vùng văn hoá. Tuy nhiên không phải vì thế mà coi không gian lãnh thổ là cái khung “trói chặt” động thái văn hoá vùng và “cô đặc” các biểu tr­ng, giá trị văn hoá địa ph­ơng. Bản chất văn hoá vùng là liên văn hoá, hình thành trên cơ sở giao l­u, ảnh h­ởng giữa văn hoá các tộc ng­ời và nhóm c­ dân khác nhau. Vùng văn hoá là một không gian liền khoảnh, nh­ng ranh giới không cụ thể, rõ ràng. Nếu có những loại biên giới nào đó thì chúng chỉ là ranh giới mềm và mở cửa, đ­ợc ngăn cách bởi các vùng “đệm” - vùng trung gian chuyển tiếp. Bản sắc của văn hoá vùng đ­ợc đo tr­ớc hết và chủ yếu bới các biểu tr­ng và giá trị văn hoá.
2. Văn hoá khu vực Bắc Trung Bộ trong sự đối sánh với văn hoá dân tộc.
2.1. Vài nét về vùng văn hoá Bắc Trung Bộ.
Đây là vùng văn hoá giữ một vị trí đặc biệt trong nền văn hoá truyền thống Việt Nam. Xét về địa giới, vùng văn hoá Bắc Trung Bộ thuộc các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ngày nay, tương đương với quận Cửu Chân và Nhật Nam xưa (thời kỳ Đông Sơn).
Xét về phương diện lịch sử, Cửu Chân, Nhật Nam thuộc vào các Bộ của nước Văn Lang của các Vua Hùng. Đến giữa thời Bắc thuộc thì thành hai phủ Đức Thọ và Hà Hoà (Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay). Còn Trị - Thiên - Huế, từ đầu thế kỷ XV, sau đám cưới của công chúa Huyền Trân, trở thành miền biên ải lãnh thổ của Đại Vịêt. Thời kỳ Đông Sơn, vùng này cơ bản thuộc văn hoá Đông Sơn. Từ Đèo Ngang trở vào thuộc vùng ngoại vi, tiếp cận với văn hoá Sa Huỳnh.
Nơi đây mang đặc tính xen kẽ, tiếp cận giữa núi - biển - đồng bằng và có ảnh hưởng nhiều tới đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của cư dân. Đồng thời cũng là cái gạch nối văn hoá giữa hai miền Nam - Bắc, là vùng “đệm”, “trung gian” giữa văn hoá Việt Đông Sơn và Việt Sa Huỳnh, giữa Đại Việt và Chăm Pa với chức năng là nơi tiếp thu, kế thừa và giao lưu văn hoá. Vì thế ở đây tồn tại đan xen và hoà quyện, thể hiện rõ sự ảnh hưởng giao thoa giữa hai nền văn hoá Việt - Chăm.
Bên cạnh đó, đây cũng là vùng giáp lưu chịu ảnh hưởng của hai nền văn hoá khổng lồ, đó là nền văn hoá Trung Hoa từ phương Bắc tràn xuống và nền văn hoá Ấn Độ từ phía Nam tràn lên. Tuy vậy, dù là “Hán hoá bắt buộc” hay “Ấn hoá tự nguyện”, thì cư dân nơi đây vẫn không bị đồng hoá mà lại tiếp thu được những tinh hoa của nó để tạo một thế ứng xử văn hoá mềm dẻo, tiếp biến có chọn lọc, trên cơ sở vẫn giữ vững bản sắc dân tộc và góp thêm nhiều yếu tố làm đa dạng, phong phú cho nền văn hoá Việt Nam.
Sức sống dai dẳng của văn hoá truyền thống một phần cơ bản phụ thuộc vào sự gạn đục khơi trong của văn hoá vùng. Đó là do sự tập trung đậm đặc của biểu tượng, giá trị văn hoá trên một không gian lãnh thổ nhất định có sức đề kháng tr­ước sự xâm thực bên ngoài và bảo l­ưu cái truyền thống văn hoá bản địa” (Huỳnh Khái Vinh, Chấn h­ưng các vùng và tiểu vùng văn hoá ở n­ước ta hiện nay, trang 123). Chính tính chất “cố thủ”, hơi cứng đó đư­ợc thể hiện rất rõ trong tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ, ngay ở tính cách, lối ứng xử của con người trong sinh hoạt văn hoá.
Có thể chia vùng văn hoá Bắc Trung Bộ làm 3 tiểu vùng sau:
                 Tiểu vùng Thanh Hoá với l­ưu vực sông Mã, sông Chu, ruộng đất rộng và phì nhiêu, có di chỉ Núi Đọ, di chỉ văn hoá Đông Sơn, có quê h­ương Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, có thành nhà Hồ, có Yên Tr­ường, bia Vĩnh Lăng. Đây cũng là quê hương của họ Trịnh, của nhà Nguyễn Gia Long. Giọng nói của c­ư dân gần giọng Bắc và nói chung văn hoá truyền thống có nhiều nét giống miền Bắc, nh­ư: sự phong phú của lễ hội, sự phát triển của nghệ thuật chèo, sự giàu có về dân ca, dân vũ như­ hò sông Mã, hát ghẹo, hát trống quân, hát khúc Tĩnh Gia, chèo chải, múa đèn... và cũng là nơi tập trung phong phú của các loại hình trò diễn dân gian.
                 Tiểu vùng xứ Nghệ (Nghệ Tĩnh) với núi Hồng, sông Lam, sông La, có di chỉ văn hoá Thẩm Ồm, đồi Dùng, đồi Rạng, núi Dầu, rú Ta, làng Vạc... Dân c­ư có giọng nói trầm, ít cung bậc, nhiều từ cổ, nh­ưng lại là nơi có nhiều đền thờ nổi tiếng như­ “Nhất Cờn, nhì Quả, Bạch Mã, Chiêu Tr­ưng”, quê h­ương của đại thi hào Nguyễn Du, chí sĩ Phan Bội Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh và của rất nhiều anh hùng hào kiệt, danh nhân văn hoá, lãnh tụ cách mạng, quê h­ương Xô Viết Nghệ Tĩnh, nơi đã sinh ra các loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian như­: hò, ví dặm, hát đò đ­ưa.
                 Tiểu vùngxứ Huế (Bình - Trị - Thiên) với núi đầu Mâu, sông Nhật Lệ, núi Mai, sông Hãn, núi Ngự, sông Hương, giọng nói và phương ngữ cũng gần Nghệ Tĩnh. ở đây có Luỹ Thầy, truông nhà Hồ, phá Tam Giang, có kinh đô Phú Xuân với triều đại Tây Sơn, có cung điện và lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn, có chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, quê hương của hò giã gạo, hò mái nhì, các điệu lý, ca nhạc cung đình Huế, tuồng đồ dân gian.

2.2. Tiểu vùng văn hoá xứ Thanh và xứ Nghệ:
Xét từ góc độ hành chính, Thanh - Nghệ - Tĩnh thuộc vùng văn hoá Bắc Trung Bộ.
Song, cũng có ý kiến của các nhà địa lý học nói rằng, trên một ý nghĩa nào đó, châu thổ sông Mã, sông Cả chỉ là sự “nối dài của châu thổ Bắc Bộ”. Và về mặt văn hoá, từ trước đến sau Công nguyên, Thanh - Nghệ - Tĩnh đã thuộc không gian văn hoá Đông Sơn. Trước đó nữa, có những di tích có tính chất của văn hoá Phùng Nguyên, nếu phải nhìn xa hơn thì Cồn sò hến Đa Bút, Cồn Cổ Ngựa và các di chỉ hang động xứ Thanh là thuộc về không gian văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn.
Cả giới địa lý học, dân tộc học và văn hoá học đều coi miền núi Thanh - Nghệ - Tĩnh là sự nối dài cùng một dải của sơn hệ Tây Bắc - Bắc Bộ. Và với cội nguồn là không gian văn hoá Việt Cổ, nên nhiều nhà nghiên cứu đã coi Thanh - Nghệ - Tĩnh thuộc vùng văn hoá Bắc Bộ.
Tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu, lâu nay, khi xem xét văn hoá ở châu thổ Bắc Bộ, người ta thường đặt xứ Nghệ Tĩnh ra ngoài và xếp thành một vùng riêng. GS. Đinh Gia Khánh trong “Các vùng văn hoá Việt Nam cũng đặt riêng vùng văn hoá Nghệ - Tĩnh bên cạnh vùng văn hoá đồng bằng miền Bắc, ngoài việc tách riêng vùng văn hoá Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
PGS. Ngô Đức Thịnh không tách riêng vùng văn hoá Nghệ - Tĩnh, mà quan niệm rằng đồng bằng Bắc Bộ bao gồm lưu vực của sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã.
Thực ra, tách vùng văn hoá Nghệ Tĩnh ra khỏi vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ cũng có cơ sở khoa học của nó, nhưng nếu nhập chung vào như ý kiến của GS. Ngô Đức Thịnh, cũng có cái lý của nó. Nghệ Tĩnh, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, chỉ rõ sắc thái riêng khi đặt chúng vào bối cảnh lớn hơn của vùng văn hoá lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, nói cách khác, đó là những tiểu vùng văn hoá, một mặt mang tính chất của châu thổ Bắc Bộ, một mặt có những nét riêng.
Như vậy, vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ nằm giữa lưu vực những dòng sông Hồng, sông Mã. Đây là vùng văn hoá như GS. Ngô Đức Thịnh nhận xét: “Trong các sắc thái phong phú và đa dạng của văn hoá Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ như là một vùng văn hoá độc đáo và đặc sắc”. Dẫn đến điều này là một hệ quả, một tổng hoà các quan hệ của nhiều vấn đề khác nhau. Trước hết là những đặc điểm của môi trường tự nhiên Bắc Bộ.
Nhiều nhà nghiên cứu khi nói đến Bắc Trung Bộ nói riêng hay miền Trung nói chung, người ta thường cho rằng đây là một tổng thể hệ thống nằm trong tổng thể hệ thống Việt Nam với các đặc điểm: Địa hình miền Trung hẹp theo chiều ngang Đông Tây, nếu quay mặt về đông thì trước mặt là Biển Đông, sau lưng là dãy Trường Sơn; Địa hình miền Trung chia cắt theo chiều dọc Bắc Nam, bởi các đèo là những dãy núi đồi tách từ Trường Sơn đâm ngang ra biển.
GS. Trần Quốc Vượng trong “Việt Nam cái nhìn địa - văn hoá” đã nhìn nhận không gian văn hoá xứ Thanh, xứ Nghệ là cái nhìn địa văn hoá trong bối cảnh miền Trung. Ở đó, mặt cắt của không gian địa lý có thể nhìn thấy rõ nhất và được mô hình hoá như một hình hộp chữ nhật đứng gồm:  Đèo Ba Dội - Thanh - Hoàng Mai - Nghệ - Đèo Ngang. Bao quanh của hình hộp chữ nhật này một bên là núi và một bên là biển.
Cũng cần nói thêm về Nghệ An, Hà Tĩnh, ngay từ thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc, thậm chí ngược lên xa hơn, Nghệ An - Hà Tĩnh vẫn gắn bó với Bắc Bộ. Và việc tách ra theo địa giới hành chính để có khu Bốn, chỉ có thời chống Pháp, chống Mỹ mà thôi.
Vì vậy, xác định không gian văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ, chúng ta phải kết hợp giữa vị trí địa lý và môi trường sinh thái quy định nên đặc trưng văn hoá của vùng. Mặt khác, cũng cần phải xem xét trên phương diện nguồn gốc lịch sử, nguồn gốc tộc người để nhận chân ra được những đặc trưng văn hoá của vùng một cách đầy đủ nhất, đặc biệt là quá trình giao lưu tiếp xúc văn hoá của các tiểu vùng đối với các không gian văn hoá liền kề.

2.3. Kết luận:
Có thể tạm đưa ra một vài kết luận rằng:
*                Vùng Bắc Trung Bộ là một vùng văn hoá quan trọng, nối liền hai miền Nam - Bắc của đất nước.
*                Xét về phương diện lịch sử, đây là vùng văn hoá có từ cội nguồn của lịch sử dân tộc, là cái nôi của người Việt cổ.
*                Vùng Bắc Trung Bộ sớm có sự giao lưu tiếp xúc văn hoá trong lịch sử, giữa Đại Việt và Chăm Pa, giữa văn hoá Việt với văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa. Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá có chọn lọc đã làm phong phú thêm cho văn hoá của dân tộc Việt.







BÀI 2:    TIỂU VÙNG VĂN HOÁ XỨ THANH

Xứ Thanh là dải đất cổ kính kết nối hai đại vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ và ven biển miền Trung. Vì vậy, xét trên phương diện lịch sử văn hoá, xứ Thanh có thể được xem là “vùng đệm”, vùng “trung gian chuyển tiếp” giữa miền Bắc (Bắc Bộ) và miền Trung (Trung Bộ). Trên mảnh đất này, những đặc trưng văn hoá vừa mang đậm dấu ấn của văn hoá Việt - Bắc Bộ, vừa có sự chuyển tiếp - tiếp biến văn hoá Việt Trung Bộ. Điều đó được thể hiện rõ trong đặc điểm vị trí địa lý, môi trường sinh thái, nguồn gốc lịch sử và trong các giá trị lịch sử văn hoá vật thể và phi vật thể còn lưu lại cho đến ngày nay như: ngôn ngữ, văn hoá dân gian, tâm lý tính cách con người, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội...

1. Đặc trưng văn hoá xứ Thanh:
1.1. Đặc điểm vị trí, môi trường sinh thái quy định đặc trưng văn hoá của vùng.
Xứ Thanh với khí hậu nhiệt đới nhưng lại có cái rét ngọt, rét đậm của mùa đông Bắc Bộ, có những ngày mưa xuân ẩm ướt, mưa phùn kéo dài, có mùa thu lá rụng và có cả hơi nóng oi ả của gió Lào miền Trung.
Thanh Hoá có nhiều danh thắng đẹp như bãi biển Sầm Sơn, sông Mã, động Bích Đào (còn gọi là động Từ Thức), vườn quốc gia Bến En, suối cá Cẩm Lương, hang Kho Mường...
Xứ Thanh nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh phía Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ; có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217..., cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc - Nam, phục vụ cho phát triển kinh tế, du lịch và giao lưu văn hoá với các vùng trong nước và quốc tế...

1.2. Nguồn gốc lịch sử:
Xứ Thanh là địa phương gắn rất chặt với lịch sử dân tộc, như: văn hoá Đông Sơn, các triều đại vua chúa xuất hiện ở Thanh Hoá (vua Lê, chúa Nguyễn, vua Nguyễn...).
Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, phản ánh một thời kỳ phát triển văn hoá rực rỡ mà chủ nhân của nó là những người Việt cổ. Văn hoá Đông Sơn thời các vua Hùng được khởi dựng ở vùng châu thổ, trung du nhiều sông ngòi, có nghề trồng lúa nước sớm phát triển, một ngành luyện kim đạt tới đỉnh cao. Vì vậy, khi nói đến văn hoá Đông Sơn là nói đến trống đồng với kỹ thuật đúc đồng đạt tới đỉnh cao. Nền văn hoá Đông Sơn là niềm tự hào của xứ Thanh, và là dấu ấn cội nguồn của dân tộc Việt trên mảnh đất này.
Xứ Thanh cũng là quê hương của nhiều anh hùng dân tộc, là đất anh hùng và đế vương với nhiều danh nhân tiêu biểu như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Hồ Quý Ly, các chúa Trịnh, chúa Nguyễn, vua Nguyễn... Vì vậy trong dân gian đã từng truyền tụng rằng: “Thanh cậy đế, Nghệ cậy thần” để chỉ đây là mảnh đất của nhiều đế vương.

2. Những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể.
2.1. Những giá trị văn hoá vật thể:
*/. Phương thức sản xuất:
Ở Xứ Thanh, người dân với lối sống quần tụ dọc theo nguồn nước tạo nên nhiều làng xóm liên hoàn rất thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp. Hệ thống sông ngòi cùng chi lưu chảy theo trục từ phía tây Trường Sơn đổ ra biển Đông tạo nên mạng lưới tưới tiêu, đưa phù sa bồi đắp các tiểu vùng đồng bằng nhỏ.
Ngày nay, những làng nghề như làng Chè (Thiệu Trung, Thiệu Hoá), nghề đúc đồng truyền thống vẫn được phát huy và là nguồn thu nhập chính của các nghệ nhân và thợ đúc Trà Đông. Kỹ thuật thêu dệt thổ cẩm và trang trí các hoạ tiết hoa văn trên những tấm phá, cạp váy, khăn áo của phụ nữ dân tộc được đồng bào Mường rất yêu thích. Người phụ nữ Mường rất giỏi thêu dệt, chọn vải, nhuộm màu, sáng tác màu in hoa văn mà còn truyền nghề cho lớp trẻ về kỹ thuật và hoa văn đặc sắc theo hoạ tiết in trên trống đồng Đông Sơn.

*/. Văn hóa ẩm thực:
Văn hoá ẩm thực là chuyện ăn uống nhìn từ góc độ văn hoá. Bữa ăn của người Việt miền Trung đã bắt đầu có sự thay đổi, nghiêng về các hải sản, đồ biển. Yếu tố biển đã đậm đà hơn trong cơ cấu bữa ăn của cư dân nơi đây.
Các món ăn đặc sản nổi tiếng của xứ Thanh như: nem chua Hạc Thành, chè lam Phủ Quảng, bánh gia Tứ Trụ, cua biển, ghẹ, sò huyết, tôm, mực, cá thu, cá trà Sầm Sơn, Hải Thanh, Tĩnh Gia. Bên cạnh đó còn có cam Giàng, dứa Thạch Thành, mía Kim Tân, rồi ong Yên Khương, bánh đa Cầu Bố, rượu cần dân tộc Thái... đã tạo nên một hương vị xứ Thanh rất gần gũi nhưng lại rất riêng.

*/. Di tích lịch sử văn hoá:
Thanh Hoá có bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hoá độc đáo. Cùng với những trang lịch sử oai hùng, Thanh Hoá có 1.535 di tích, trong đó có 134 di tích được xếp hạng quốc gia, 412 di tích đã xếp hạng cấp tỉnh với các di tích nổi tiếng như Núi Đọ, Đông Sơn, khu di tích Bà Triệu, Lê Hoàn, thành nhà Hồ, Lam Kinh, Ba Đình, Hàm Rồng... đã khẳng định xứ Thanh là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”.
- Vào sơ kỳ thời đại đá cũ, bằng sự phát hiện và khai quật khảo cổ các di chỉ Núi Đọ, núi Quan Yên, núi Nuông đã khẳng định Thanh Hoá là nơi sinh sống của người nguyên thuỷ, đặc biệt Hang Con Moong là nơi chứng kiến các giai đoạn phát triển liên tục của con người từ hậu kỳ đá cũ sang thời đại đá mới.
Thanh Hoá có nhiều di chỉ đá cũ, đá mới, đồng thau như: Núi Đọ, Đa Bút, Đông Sơn...; nhiều làng mạc cổ: Kẻ Rỵ, Kẻ Chè, Cổ Bôn, Cổ Đô, Bột Đà Trang, Bô Lỗ Trang...
Quá trình chinh phục đồng bằng trên đất Thanh Hoá của cư dân đồ đá mới đã để lại một nền văn hoá Đa Bút, là một nền văn hoá khảo cổ tiến bộ cùng thời trong khu vực cách đây 6.000 năm. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hoá Đông Sơn, Thanh Hoá đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hoá Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Đó là quá trình chuẩn bị mọi mặt để đến văn minh Văn Lang cách đây hơn 2000 năm lịch sử, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hoá đã toả sáng rực rỡ trong đất nước của các vua Hùng.
- Trong lịch sử, tiểu vùng văn hoá xứ Thanh đã từng có dấu ấn của các kinh đô một thời của nước Việt. Nơi đây lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị và là chứng tích một thời vàng son của lịch sử dân tộc. Các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng của Thanh Hoá bao gồm: đền Bà Triệu, đền vua Lê Đại Hành, thành Tây Đô (thành nhà Hồ), khu di tích Lam Kinh...
+ Đền thờ Bà Triệu: Sau khi người anh hùng chống giặc Ngô là Triệu Quốc Đạt mất, cô em Triệu Thị Trinh, dân gian quen gọi là Bà Triệu, được tướng sĩ tôn lên làm chủ soái thay anh. Bà mặc áo giáp vàng, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi trận, nói lời khí phách: “Ta chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình biển đông, đánh đuổi giặc Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chớ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp...”. Bà lập căn cứ tại làng Đồ Biển (Hậu Lộc ngày nay) và đã nhiều lần đánh bại quân Ngô.
Tháng 2 năm 248, tướng Ngô là Lục Dận đem đại quân đến đánh, bà anh dũng hi sinh tại Bồ Điền. Đền Bà được dựng tại đấy, dưỡi chân ngọn núi Bân. Cách đền 1km trên đỉnh núi Tùng là mộ Bà; dưới chân núi có mộ 3 anh em họ Lý cũng người làng Bồ Điền, là tuỳ tướng của Bà. Hàng năm, đến 22 và 23 tháng hai âm lịch, hàng vạn dân khắp vùng, khắp tỉnh hành hương về đây tưởng nhớ vị anh hùng trong một lễ hội lớn có rước kiệu, múa rồng, biểu diễn võ thuật...
+ Đền thờ Lê Đại Hành dựng tại xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, trên mảnh đất rộng 40.000 m2. Hiện nay trong đền vua Lê còn giữ nhiều hiện vật quý hiếm: hai trống đồng Đông Sơn cỡ lớn, một đỉnh đồng, một bình hương đồng đen, một chục chiếc choé, một chiếc đĩa đá màu hồng gọi là đĩa Ngọc Tuyết, đường kính 50cm, ở giữa lòng đĩa có hai dòng chữ Nho màu đỏ: “Sông Nam một mảnh tuyết; Vượng khí vạn năm còn”. Lễ hội đền vua Lê, diễn ra hai ngày 7, 8 tháng ba âm lịch, với các trò đấu vật, múa võ... là một lễ hội lớn của xứ Thanh.
+ Thành Tây Đô (còn gọi là thành nhà Hồ, thành Tây Kinh, thành Tây Giai): Cách thành phố Thanh Hoá 45km, trên địa phận của ba làng Tây Giai, Xuân Giai và Đông Môn (huyện Vĩnh Lộc), một bức thành đá đồ sộ đứng sừng sững từ hơn 600 năm nay, với người chủ trương xây dựng là Hồ Quý Ly, đứng đầu một triều đại ngắn ngủi đầu thế kỷ 15 (1400-1407).
Trong giai đoạn này, nhà Trần suy thoái nghiêm trọng. kinh đô Thăng Long hai lần bị quân Chămpa cướp phá. Triều Minh ở phía bắc nước Đại Việt cũng có âm mưu thôn tính nước ta. Hồ Quý Ly lúc ấy là quan đầu triều giỏi chữ nghĩa, giàu tham vọng, muốn lật đổ nhà Trần lên làm vua để thực hiện những cải cách cần thiết hòng cứu vãn tình thế. Năm 1397, Hồ Quý Ly từ Thăng Long cử Đỗ Tỉnh vào Thanh Hoá, quê hương của họ Hồ, tìm một căn cứ địa vững chắc để xây dựng thành trì và chuẩn bị dời đô. Vùng đất huyện Vĩnh Lộc có địa thế khá hiểm yếu nên đã được chọn làm nơi dựng đô mới sẽ gọi là Tây Đô.
Thành Tây Đô được xây cấp tốc chỉ sau ba tháng (1-3/1397) đã hoàn thành về mặt phòng thủ. Thành hình chữ nhật, hai mặt nam - bắc dài 900m, hai mặt đông - tây dài 700m, cao trung bình 5-6m, có nơi đến 10m. Thành được đắp bằng đất, mặt ngoài trường thành được ốp đá, toàn những phiến đá rất lớn, dài tới 4,5m rộng trên 1m, nặng tới 15-20 tấn. Mặt trong tường thành đắp đất thoai thoải để quân lính lên xuống dễ dàng. Khối lượng đất sử dụng ước tính trên dưới 1 triệu m3. Mặt thành rộng có đường để voi ngựa đi lại và bố trí các u pháo. Thành có bốn cổng: tiền, hậu, tả, hữu. Ba cổng hậu, tả, hữu cao 5,4m, rộng 5,8m, dày 13,7m. Riêng cổng tiền hướng chính nam đồ sộ nhất và vẫn còn hầu như nguyên vẹn: dài tới 30m, dày 14m gồm 2 cửa: hai cửa hai bên cao 7,8m, rộng 5m, cửa giữa cao 8m, rộng 5,8m.
Trong nội thành Tây Đô có điện Hoàng Nguyên, Thái miếu, các cung Diên Thọ, Phú Cực, hồ Dực Tương... nguy nga tráng lệ không thua kém Thăng Long. Tại Tây Đô đã được tổ chức hai kỳ thi thái học sinh (tiến sĩ), năm 1400 và 1405.
+ Khu di tích Lam Kinh (tên ghép tờ Lam Sơn và Kinh Đô) cách Thanh Hoá 50km, thuộc xã Xuân Lam, Thọ Xuân, quê hương anh hùng dân tộc Lê Lợi, căn cứ địa đầu tiên của khởi nghĩa Lam Sơn, đã có từ đầu thế kỷ 15, sau khi triều hậu Lê được thành lập. Từ đó về sau đã được giành đã được nhiều lần bổ sung, tu sửa. Ngoài những cung điện như Quảng Đức, Sùng Hiếu... Lam Kinh còn có nhiều lăng miếu như Vĩnh Lăng của Lê Thái Tổ, Hựu Lăng của Lê Thái Tôn, Chiêu Lăng của Lê Thánh Tôn...
Trải qua bao biến thiên lịch sử, các công trình kiến trúc xưa đã bị huỷ hoại, chỉ còn một số dấu tích: bốn con rồng đá, những kiệt tác điêu khắc thế kỷ 15 và quý nhất là bia Vĩnh Lăng làm bằng một phiến đá cao 2,97m, rộng 1,94m, dày 0,27m, đặt trên lưng một con rùa đá lớn. Bia được dựng năm 1433, trên mặt bia ghi tiểu sử và công trạng Lê Thái Tổ (Lê Lợi) do Nguyễn Trãi soạn. Đây là tấm bia thuộc loại đẹp nhất, lớn nhất, có giá trị lịch sử và văn học trong kho tàng bi ký Việt Nam.
+ Đền Độc Cước: ở thị xã Sầm Sơn, gắn liền với sự tích chàng trai khổng lồ đã tự xé đôi thân mình để vừa đánh giặc quỷ biển ngoài khơi và đánh giặc trong đất liền cứu dân làng. Tưởng nhớ công ơn của chàng, người dân Sầm Sơn đã lập miếu thờ chàng ngay bên tảng đá có vết lõm dấu chân khổng lồ tương truyền là bàn chân của chàng và sau này là đền Độc Cước. Đền được lập từ đời Trần, dựng lại vào thời Lê và đã được trùng tu nhiều lần. Muốn lên đền phải đi qua 40 bậc đá. Phía sau đền có Môn lâu bằng gỗ dựng năm 1863. Trong đền có tượng thần Độc Cước bằng gỗ, chỉ có một tay, một chân. Chân tượng dựng vững chắc trên hòn đá tảng, tay tượng có cây búa ở tư thế đang vùng về phía sau lấy đà chém loài quỷ biển.

2.2. Những giá trị văn hoá phi vật thể:
*/. Ngôn ngữ: 
Phương ngữ xứ Thanh nặng nhưng ngữ âm lại giống các tỉnh phía Bắc nhiều hơn là các tỉnh Trung Bộ. Về tên gọi, cũng như ở Bắc Bộ, Thanh Hoá có các tên gọi: kẻ, xá, trang, hương, phường, vạn... Từ kẻ bắt nguồn từ tiếng Mường quel. Ngày nay, từ kẻ cũng được nhiều làng xã tỉnh Thanh gọi: kẻ Rị, kẻ Chè, kẻ Lở, kẻ Lào, kẻ Xộp, kẻ Mơ, kẻ Trường, kẻ Mom...
GS. Trần Quốc Vượng nhận xét: Người xứ Thanh có một cách phát âm tiếng Việt khó lẫn, không nhẹ lướt như tiếng Hà Nội xứ Bắc, không nặng - lặng trầm như tiếng Nghệ - xứ Trung. Xứ Thanh là sự mở đầu của mô - tê - răng - rứa, của miền Trung, dân Hà Nội phải nghe lâu và phải học thì mới biết được.

*/ Sinh hoạt văn hoá dân gian:
Xứ Thanh là một vùng phong phú về dân ca như: hát cửa đình Thanh Hoá (còn gọi là hát Nhà trò - một dị bản của ca trù), hát trống quân, hát ghẹo (hát huê tình), chèo chải Thiệu Hoá, Hoằng Hoá, hát khúc Tĩnh Gia... và nổi tiếng nhất là tổ khúc hò sông Mã. Ở các dân tộc thiểu số có các hình thức diễn xướng dân gian như: múa Sạp (Mường), khua luống (Thái)...
Về truyện cười, truyện trạng xứ Thanh, đã có giả thuyết về mối liên hệ giữa nhân vật lịch sử Nguyễn Quỳnh quê ở Thanh Hoá và Trạng Quỳnh dân gian, hình tượng trung tâm của một chùm 40 truyện Trạng được truyền tụng khắp nước ta từ Nam ra Bắc, và được coi là đỉnh cao của di sản truyện cười, truyện trạng Việt Nam.
Thanh Hoá cũng là nơi sinh ra nhiều truyền thuyết, giai thoại về các nhân vật lịch sử, tạo thành những vùng thể loại văn hoá như: vùng truyền thuyết - nghi lễ Lam Sơn, vùng truyền thuyết Bà Triệu, vùng trò diễn Đông Sơn, các tích chuyện về Thần Độc Cước, Từ Thức...
Hò sông Mã là đỉnh cao của sinh hoạt văn hoá dân gian ở xứ Thanh. Sông Mã là nơi giao thương trao đổi hàng hoá giữa miền xuôi với mạn ngược. Hò sông Mã với hơn mười làn điệu, có quy cách, thủ tục hẳn hoi gắn liền với quá trình lao động của anh trai đò.
Hò sông Mã với hơn một chục làn điệu, có quy cách, thủ tục hẳn hoi gắn liền với quá trình lao động của anh trai đò. Bắt đầu là hò rời bến (còn gọi là hò mời khách). Khi trời trở gió, thuyền bị ngược nước, trai đò dùng sào song vừa chống vừa hò đò ngược, còn gọi là hò chống sào hay sắng nước ngược. Khi thuận buồm xuôi gió, trai đò hò đò xuôi gồm nhiều làn điệu: hò bắc cái, hò nhịp đôi, hò đường trường, hò niệm Phật, hò làn ai, hò làn văn, hò ru ngủ. Khi chẳng may thuyền mắc vào bãi cát ngầm, trai đò vừa hò mắc cạn vừa lội xuống vác thuyền ra khỏi lạch. Hò mắc cạn có hai lan điệu: lúc mực nước quá cạn thuyền chìm sâu trong cát, phải vác thuyền thì họ hò vác; nếu có thể buộc dây vào kéo cho thuyền ra khỏi lạch thì họ hò kéo. Những điệu hò này chỉ có ở sông Mã mà thôi.

*/. Văn hoá tâm linh - lễ hội:
Về tín ngưỡng dân gian, Thanh Hoá vẫn còn lưu giữ được nhiều lễ tục phong phú, đa dạng và đặc sắc. Điều dễ nhận thấy là tín ngưỡng phồn thực khá phổ biến ở khắp mọi vùng miền, tiêu biểu như: Trò Chụt, trò Lý Liên, tục chơi Hang Lãm... thể hiện khát vọng của nhân dân mong cho mùa màng, cây trái tốt tươi, vật nuôi sinh sôi nảy nở, dân khang vật thịnh.
Các tôn giáo Phật, Lão, Mẫu cũng du nhập vào Thanh Hoá từ rất sớm, trước thế kỷ X, nên ở đây có nhiều chùa chiền, bia, tượng khá cổ như: chùa Sùng Nghiêm (Hậu Lộ), chùa Linh Xứng (Hà Trung), đền Đồng Cổ (Thiệu Yên), đền Sòng Sơn (Bỉm Sơn)...
Trong văn hoá dân gian của người Việt, có di tích là có lễ hội, và lễ hội cũng do bởi tính chất của từng loại hình di tích tạo nên để người dân có cơ hội được hướng tâm linh về với cội nguồn, để được cộng cảm, cộng mệnh, thoã mãn nhu cầu giải trí và hưởng thụ văn hoá.
Ở xứ Thanh lễ hội rất phong phú, đa dạng, mang đậm dấu ấn phong tục tập quán, ký ức lịch sử từ thời dựng nước cho đến nay. Lễ hội đền Bà Triệu diễn ra vào ngày 22 - 23 tháng hai âm lịch hàng năm. Lễ hội đền vua Lê, diễn ra hai ngày mồng 7 và mồng 8 tháng ba âm lịch, với các trò chơi dấu vật, múa võ là một trong những lễ hội lớn của xứ Thanh. Lễ hội đền Độc Cước...
Mảnh đất này từng là đất đóng đô của các triều đại quân chủ Việt Nam: Tây Đô của nhà Hồ, Lam Kinh của nhà Lê và thời Lê Trung Hưnh là kinh đô Vạn Lai. Nhờ đó mà xứ Thanh có sự ảnh hưởng và tiếp cận văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng chính thống của các triều đại đương thời, ngược lại, địa phương và yếu tố trội của văn hoá xứ Thanh cũng lan toả và hoà quyện vào văn hoá Việt.

*/. Quan hệ giao lưu ảnh hưởng văn hoá:
Tính chất trung hoà của khí hậu, có thể cũng là một tác nhân quan trọng tạo nên tính cách của người xứ Thanh trong ứng xử, vừa có cái thật thà, chân tình, thẳng thắn, nồng hậu của miền Trung, vừa có nét hào hoa, đôn hậu của xứ Bắc.
Với vị trí mở, nơi giao lưu của các luồng văn hoá Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Hoa... Thanh Hoá từ xa xưa đã là nơi gặp gỡ và thông thương với nhiều nền văn hoá bên ngoài.
Từ nhiều thế kỷ trước, đặc biệt là thế kỷ XV trở đi, những lưu dân của xứ Thanh đã theo các vua chúa Lê, Trịnh, Nguyễn... ra Bắc vào Nam, tiên phong trong việc giữ vừng cương vực đất nước, mở mang bờ cõi avf mang theo những sắc thái văn hoá xứ Thanh đến vùng đất mới.
Với vị trí xã trung tâm chính trị của cả nước, nên trình độ phát triển kinh tế – xã hội có phần thấp hơn, ảnh hưởng giao lưu văn hoá với khu vực và Trung Hoa có phần bị hạn chế hơn, nên xứ Thanh vẫn còn lưu giữ được nhiều yếu tố văn hoá Việt cổ hơn chốn kinh kỳ vùng Bắc Bộ.
Tiểu vùng xứ Thanh với vị trí tiếp giáp với vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ, ngay từ thời kỳ Đông Sơn và đầu công nguyên đã có sự giao lưu văn hoá chủ yếu men theo dòng sông Mã với phía thượng nguồn. Và lùi vào miền Trung xứ Nghệ, dấu ấn của việc giao thương bằng đường thuỷ nối vùng miền núi trường sơn với miền biển càng rõ nét hơn.

BÀI 3:   TIỂU VÙNG VĂN HOÁ XỨ NGHỆ

1. Đặc trưng văn hoá xứ Nghệ:
Xứ Nghệ bao gồm Nghệ An và Hà Tĩnh. "Nếu xét về mặt quản lý hành chính thì chia làm hai cũng có mặt thuận tiện. Nh­ưng nếu xét về mặt văn hoá thì gộp làm một lại hợp lý hơn; nhân dân gọi chung vùng Nghệ Tĩnh là xứ Nghệ. Xét cho kỹ thì Nghệ Tĩnh tuy một mà hai, và mặt khác Nghệ An và Hà Tĩnh tuy hai mà một" (Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận trong Các vùng văn hoá Việt Nam).
Ngoài những đặc điểm chung của vùng văn hoá Bắc Trung Bộ, xứ Nghệ có nhiều đặc tr­ng văn hoá nổi bật so với các tiểu vùng khác trong cả nư­ớc.

1.1. Môi tr­ường tự nhiên quy định đặc trưng văn hoá của vùng:
Xứ Nghệ trong tổng thể không gian văn hoá Bắc Trung Bộ là sự hợp phân, đan xen và thâm nhập giữa “núi rừng - đồng bằng - biển”, dẫn tới sự đa dạng trong các hoạt động sản xuất và đa dạng về văn hoá.
Nói đến xứ Nghệ, GS Trần Quốc Vượng đã dựa trên câu thơ nổi tiếng của Hồ Xuân Hương: “Một đèo, một đèo, lại một đèo” để mô hình hoá địa hình xứ Nghệ nói riêng và toàn bộ miền Trung nói chung như một hình hộp chữ nhật đứng, được các đèo và các sông chảy dưới đèo theo chiều từ Tây sang Đông, nét sơn văn quy định nét thuỷ văn theo địa lý học: núi - biển - sông - đèo.
Địa hình nơi đây còn được mở rộng ra bởi quá trình “biển lùi”, bãi Sò ở Diễn Châu, những ngấn nước trên vách đá vôi ở Quỳnh Lưu chẳng hạn là hiện tượng khẳng định đáy biển cũ được nâng lên dần theo thời gian. Và sự tồn tại của các cửa - cảng của sông Lam - sông La như: Cửa Lò, Cửa Hội, Cửa Cờn... tạo nên các con đường giao thương và vị trí quan trọng cho vùng đất xứ Nghệ. Chính vì thế mà GS Trần Quốc Vượng đã thêm cho xứ Nghệ - miền Trung một hằng số nữa bên cạnh bốn hằng số núi - biển - sông - đèo là hằng số cảng - thị.
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như­: nắng nóng, gió Lào, bão lũ… làm cho con ng­ười gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống. Núi - sông hiểm trở đã tạo cho mảnh đất xứ Nghệ vẻ gân guốc, rắn rỏi; thiên nhiên hiểm trở gập ghềnh gây khó khăn cho trồng trọt và buộc con người phải vất vả và cố gắng nhiều. Nhìn chung khí hậu khắc nghiệt đối với sinh vật và con người xứ Nghệ, cuộc vật lộn giữa con người với thiên nhiên diễn ra liên tục, được phản ánh khá đậm nét trong các thể loại văn hoá dân gian của nhiều tộc người nơi đây.

1.2. Nguồn gốc lịch sử:
Cái tên cổ nhất đ­ược biết đến từ thời Văn Lang là Việt Th­ường. Qua các tên gọi Hàm Hoan (thời nhà Hán đô hộ), Cửu Đức (thời Tam Quốc) và Hoan Châu (nhà Đ­ường 622), mãi đến đời Lý Thái Tông (1033) mới đặt là Nghệ An thay cho tên Hoan Châu. Và tên đất Nghệ An (xứ Nghệ) đ­ược dùng đến giữa thế kỷ XIX thì chia ra hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Năm 1976, hợp lại Nghệ Tĩnh và đến tháng 8-1991 lại tách ra hai tỉnh.
Tuy là hai tỉnh như­ng lại có những nét chung t­ương đồng về khí hậu, phong thổ, tập tục, văn hoá, tín ngư­ỡng... nên trong nghiên cứu, tìm hiểu về văn hoá, các nhà nghiên cứu đã xác định đây là một tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ.
Hiện nay, chiếm tuyệt đại đa số cư dân đồng bằng ở Nghệ Tĩnh là dân tộc Kinh (Việt), ở miền núi chủ yếu là người Thái, H’Mông... Ngoài ra còn có những tộc người cư trú thành từng làng nhỏ trên ven dãy Trường Sơn như: người Đan Lai, Ly Hà, Cuối, Thổ, Tày Poọng, Chứt, Bồ Lô, Mã Liềng, Cọi... Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, đất Nghệ Tĩnh xưa vốn là một trong những địa bàn sinh tụ của người Việt cổ, và bảo lưu nhiều yếu tố tiêu biểu cho nền văn hoá Việt Nam.

2. Những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể:
2.1. Những giá trị văn hoá vật thể:
Văn hoá dân gian xứ Nghệ bao gồm cả một đời sống văn hoá nghệ thuật khá phong phú và độc đáo thể hiện trong các tác phẩm kiến trúc, điêu khắc, trong lối ứng xử với các dạng thức văn hoá hàng ngày như: ăn, mặc, ở, đi lại..., trong hệ thống đình, chùa, miếu mạo, nhà thờ... của người dân, tạo nên sự trù phú trong di sản văn hoá vật thể dân gian Nghệ Tĩnh.
Trong môi trường tự nhiên và điều kiện sống nhiều khó khăn, khắc nghiệt, người dân xứ Nghệ đã tích lũy, hội tụ và sáng tạo ra nhiều nét độc đáo trong cách nghĩ, cách sống và sinh hoạt hàng ngày. Người ta sáng tạo văn hoá không phải để đi đến một tầm hiểu biết cao siêu hay nâng cao trình độ mà là để phục vụ cho chính cuộc sống của mình, đáp ứng nhu cầu hằng xuyên của con người. Bởi vậy, những sáng tạo văn hoá đó không mang tính chất chạy đua, so bì, mà là sự phát triển tự nhiên được thôi thúc bởi nhu cầu sống và hoạt động của con người. Văn hoá dân gian xứ Nghệ bởi thế không chỉ phong phú về hình thức, thể loại mà còn phong phú cả về số lượng, có sự đóng góp to lớn trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá của một vùng quê Việt Nam.

*/. Phương thức sản xuất:
Ở vùng đất này, đặc trưng khó khăn thì nhiều mà thuận lợi ưu đãi của thiên nhiên thì ít. “Xứ Nghệ An (xứ Nghệ ngày nay) gần núi giáp biển, đất đai sỏi sạn, cằn cỗi lại không có mấy nơi bằng phẳng rộng rãi, nên từ xưa không có chính sách đắp đê, thế thì ruộng đất ở đây hẹp và chênh là khá rõ”. “Do đất xấu, dân nghèo nên chịu khổ nhẫn nại, cần cù kiệm ước đã quen nền nếp” (Bùi Dương Lịch - Nghệ An ký). Môi trường tự nhiên đã ảnh hưởng và chi phối rất nhiều đến kinh nghiệm sản xuất, lối ứng xử và tính cách của con người nơi đây. Người dân vẫn làm nông nghiệp (lúa nước) là chính nhưng bên cạnh đó còn phát triển các nghề đi biển (dân miền biển) và đi rừng (dân miền núi), tạo nên tính chất thuần nông pha rừng, pha biển. Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt do ảnh hưởng của gió Lào (gió Phơn Tây Nam), của mưa ngàn, bão biển, lũ lụt, thiên tai và đất đai cằn cỗi nghèo nàn, các ngành nghề thủ công ít phát triển trên quy mô lớn mà chủ yếu phục vụ nền kinh tế tự cấp tự túc mà thôi.
GS Trần Quốc Vượng cho rằng: “Có một nền văn hoá cảng - thị của xứ Nghệ - miền Trung ở mặt tiền, hướng ra biển với sự kết hợp thương - sĩ cả ở thương trường và chính trường. Và cũng có một nền văn hoá nông nghiệp của xứ Nghệ miền Trung ở hậu phương với hai nhánh:
Văn hoá nương rẫy trồng khô ở miền đồi - chân núi
Văn hoá ruộng nước, có đê, có kênh lạch ở miền châu thổ Lam giang và các chi lưu”.
Bên cạnh đó nền thương nghiệp nhỏ, manh mún, chỉ phát triển ở một thời kỳ nhất định, chất lượng hàng hoá cao nhưng số lượng ít, làm cho đời sống người dân vẫn không cải thiện được.

*/. Văn hoá ẩm thực:
Ngoài những đặc điểm chung trong cơ cấu bữa ăn của người Việt là Cơm + rau + cá, thức ăn và cách chế biến món ăn của người dân xứ Nghệ đã cho thấy ở vùng đất này một “bản sắc văn hoá độc đáo” thể hiện trong văn hoá ẩm thực nói riêng và trong các sinh hoạt văn hoá của người dân nói chung.
Xứ Nghệ không được thiên nhiên ưu đãi nên không có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp nhưng lại là vùng đất có đầy đủ các dạng cảnh quan môi trường sinh thái khí hậu khác nhau. ở đây có cả yếu tố rừng núi, trung du, đồng bằng ven sông và duyên hải ven biển. Cơ cấu bữa ăn không “xa rừng nhạt biển” như ở châu thổ Bắc Bộ mà nghiêng dần về việc sử dụng nguồn thực phẩm từ thuỷ hải sản. Bởi vậy, đã tạo nên sư phong phú trong việc chế biến các món ăn đời thường cũng như các món ăn lễ tết và cao hơn nữa là các món quà đặc sản. Người Nghệ không chế biến món ăn cầu kỳ, trước khi ăn ngon thì nhu cầu ăn lấy no thôi thúc việc sáng tạo văn hoá ẩm thực. Vì vậy, các món ăn của người Nghệ rất dân dã, cho thấy rõ yếu tố kiệm ước do bởi nguồn lương thực, thực phẩm không được dồi dào.
Tuy vậy, trên mảnh đất xứ Nghệ cũng đã kết tinh nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng như: Cam Xã Đoài, bưởi Phúc Trạch, hồng Nam Đàn, cháo lươn, cháo hến, cà pháo Nghi Lộc, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, kẹo Cu đơ, mực nháy, cá thu, cá cơm... Đặc biệt phải kể đến chè xanh xứ Nghệ là một nét văn hoá độc đáo, đặc sắc, không giống với bất kỳ một vùng văn hoá nào trong cả nước. Chè xanh được trồng ở khắp cả nước, nhưng chè xanh xứ Nghệ vẫn được xem là ngon nhất. Có lẽ do chúng đưcợ trồng ở một mảnh đất nhiều sỏi đá, thời tiết khắc nghiệt, mùa hè thì gió Lào rát bỏng, mùa đông thì giá lạnh thấu xương nên trong cây chè dường như đã hội tụ vị chát đắng đặc biệt của trời đất và mồ hôi của những người dân lam lũ. Tất cả những đặc trưng văn hoá ẩm thực này đã làm nên “bản sắc” văn hoá của xứ Nghệ, không trộn lẫn với bất kỳ vùng nào trong cả nước.

*/. Di tích lịch sử văn hoá:
Từ thưở đất nước có tên là Văn lang, xứ Nghệ đã là một trung tâm của nền văn hoá Đông Sơn nổi tiếng, với di chỉ Làng Vạc và nhiều di chỉ khác (theo GS. Hà Văn Tấn, Văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam, 1994). Từ thời Bắc thuộc đến thời cận - hiện đại, xứ Nghệ đã ghi lại dấu tích của bao anh hùng hào kiệt với hệ thống di tích lịch sử văn hoá đa dạng:
- Từ vua Thục (đền Cuông), vua Mai (đền Mai Hắc Đế), vua Quang Trung (Phượng Hoàng Trung Đô)... Xứ Nghệ có hai nơi thờ Thục An Dương Vương là đền Đức Vua (ở Nghi Xách, Nghi Lộc) và đền Cuông (ở Diễn An, Diễn Châu). Đền Cuông được đặt giữa sườn núi Mộ Dạ.
Cách thành phố Vinh hơn 20km, trân địa phận thị trấn Nam Đàn có đền thờ Mai Thúc Loan, người anh hùng đã có công đánh đuổi giặc Đường, lập nước Vạn Xuân vào thế kỷ thứ 8.
Năm 1788, Nguyễn Huệ quyết định đóng đô ở Nghệ An, giao cho trấn thủ Thận và cố vấn Nguyễn Thiếp tổ chức xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô ở khu vực núi Dũng Quyết, Bến Thủy. Thành ngoài xây bằng đất và đá ong, hình tứ giác, chu vi 2.820m, bờ thành cao 3-4m, diện tích 22ha, bao quanh thành ngoại là con hào rộng 30m, sâu 3m. Thành nội xây bằng gạch vồ và đá ong, chu vi 1.680m, với hai dãy hành lang nối liền với điện Thái Hoà, nơi vua thiết triều. Tuy nhiên, do vua mất sớm nên không kịp dời đô từ Phú Xuân ra Trung Đô. Ngày nay, nhân dân lập đền thờ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết để tôn thờ.
- “Nhất Cờn, nhì Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng” là bốn ngôi đền đẹp nhất của xứ Nghệ. Đền Chiêu Trưng còn gọi là đền Võ Mục (Thạch Bàn, Thạch Hà). Đền thờ Lê Khôi (thuỵ là Võ Mục), tham gia nghĩa quân Lam Sơn và mất tại Cửa Sót dưới chân núi Nam Giới. Đền Chiêu Trưng gồm 3 toà nhà được xây dựng năm Đinh Mão (1477) một năm sau khi ông mất. Thượng điện trên hương án sơn son thiếp vàng là bức tượng Chiêu Trưng Lê Khôi bằng gỗ sơn son.
- Chùa Hương Tích nằm trên ngọn Hương Tích trong dãy Hồng Lĩnh (Thiên Lộc, Can Lộc). Tục truyền chùa do công chúa Diệu Thiện, con gái của Sở Trang Vương tạo dựng khi đến tu hành ở đây. Theo truyền thuyết kể lại: Xưa kia người ta thường đến am Thánh Mẫu để cầu tự, ông Hiệp trấn họ Trần cầu tự ở đây sinh được 3 con trai đặt tên là Hồng, Hương, Tích và một chúa Trịnh không rõ chúa nào cũng vào cầu tự và sinh được thế tử. Hàng năm chúa sai người vào đây tạ ơn Phật tổ, sau thấy vùng Hương Sơn – Hà Tây phong cảnh đẹp lại gần kinh thành nên cho xây chùa để tiện đi lễ Phật, khỏi phải vào Ngàn Hống xa côi. Vì vậy, chùa Hương Hà Tây cũng gọi theo tên chùa chính là Hương Tích tự. Quần thể di tích chàu Hương gồm có: 2 toà chùa ngoài và trong, am Thánh Mẫu, đền Thiên Vương (đền thờ Hồng Sơn Đại Vương), và lên cao nữa có đền Trang Vương. Chùa Hương Tích là sự phối hợp tài tình giữa cảnh đẹp thiên nhiên và quần thể kiên trúc tôn giáo.
Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống các di tích liên quan đến các danh nhân văn hoá như: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh... ; những công trình nghệ thuật như: đình Hoành Sơn, đình Trung Cần... cũng là những di sản văn hoá vật thể hiện hữu trong đời sống của người dân nơi đây.

2.2. Những giá trị văn hoá phi vật thể:
*/. Ngôn ngữ:
          Đây là một nhân tố quan trọng và là một đặc trư­ng cơ bản của tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ. Ph­ương ngữ Nghệ Tĩnh là một tiểu ph­ương ngữ nằm trong ph­ương ngữ Bắc Trung Bộ.
          Ở Nghệ Tĩnh còn tồn tại một số từ vựng d­ường như­ không đư­ợc dùng ở Bắc Bộ, như­ từ: (núi, rừng), trành (vại cong bằng sành), chủi (chổi), ch­ởi (chửi), c­ơi (sân)… Tiếng mẹ đẻ của đồng bào nói chung cũng gần gũi với ngôn ngữ Việt - Mường. Chẳng hạn: trời = blời, plời; đá = kholtá (Việt cổ = lađá); đầu = klôộc (Nghệ Tĩnh = trôốc); trâu = klu, klâu (Nghệ Tĩnh = tru).
           “Thổ âm ng­ười Nghệ An đục và nặng (trọc), nh­ưng đều có thể bắt ch­ước tiếng khác đ­ược” (Bùi D­ương Lịch, Nghệ An ký). Và trong tiếng Nghệ, sự phong phú không chỉ là ở ngôn từ địa ph­ương mà còn ở ngữ âm, thanh điệu của tiếng nói, có khi hai làng gần nhau như­ng có giọng nói khác nhau, tạo nên tính hấp dẫn lạ thư­ờng trong nghiên cứu ph­ương ngữ học.
Đây là một đặc trưng cơ bản và rất quan trọng đối với xứ Nghệ. Thổ âm người xứ Nghệ không giống với các nơi khác, dân cư có giọng nói trầm, nặng, ít cung bậc, ít bóng bẩy và nhiều từ cổ. Phương ngữ của người xứ Nghệ nói chung không có sự phân biệt giữa thanh ngã và thanh nặng, giữa một số địa phương với nhau thường có sự phân biệt về thổ ngữ:
Tiếng làng Tràm nói chua lét lét
Tiếng Thạch Động nói trẹt bè le
Chỉ có làng ta nói dễ nghe.
Việc sử dụng nhiều từ vựng địa phương là một trong những nét văn hoá của xứ Nghệ. Tính cách con người xứ Nghệ cũng được biểu hiện khá rõ trong việc sử dụng vốn từ địa phương và âm điệu của giọng nói, qua đó thể hiện sự rắn rỏi, kiên quyết, thông minh nhưng cũng rất nghĩa tình.
Tiếng Nghệ với những đặc trưng và sắc thái riêng của nó, mang đầy đủ tính chất của một phương ngữ tiếng Việt, một phương ngữ mang nhiều dấu vết của tiếng nói người Việt cổ.

*/. Quan hệ, giao lưu, ảnh hưởng văn hóa :
Nghệ Tĩnh là phên dậu phía Nam của Đại Việt. Do vị thế địa - chính trị cho nên Nghệ Tĩnh, cụ thể là Hà Tĩnh có sự hỗn dung sắc thái văn hóa Việt - Chăm khá rõ nét. Không chỉ trong ngôn ngữ, tín ngưỡng có sự giao thoa ấy mà cả trong kiến trúc, điêu khắc cũng còn lưu giữ nhiều yếu tố đan xen Việt - Chăm. Sự hỗn dung ngoại vùng đó là kết quả của quá trình giao thoa văn hoá.
Nghệ Tĩnh là nơi giao lưu ảnh hưởng giữa hai luồng văn hoá khổng lồ của Ấn Độ từ phía nam tràn lên và của Trung Quốc từ phía bắc tràn xuống. Tuy nhiên, qua quá trình giao lưu và tiếp biến đó, sức sống của văn hoá bản địa, văn hoá dân tộc qua sự hội nhập mạnh mẽ, toàn diện và lâu dài đã không làm cho nó mất sắc thái mà ngược lại càng làm cho văn hoá vùng đất xứ Nghệ đa dạng, phong phú hơn.
Đây là vùng chuyển cư giữa các tộc người thuộc ngữ hệ Môn - Khơmer từ phía nam lên rồi dừng lại ở phía nam đèo Ngang như người Rộc, Vân Kiều... và của các tộc người thuộc ngữ hệ Tày Thái hoặc H'Mông Dao từ phía bắc xuống. Bên cạnh đó đây cũng là nơi giao lưu các sắc thái văn hoá của hai miền đất nước thể hiện ở một số loại hình như kiến trúc, ngôn ngữ, văn học nghệ thuật, văn hoá tâm linh, phương thức sản xuất, trang phục, ẩm thực, văn hoá ứng xử...
Ở Nghệ Tĩnh còn có mối quan hệ qua lại giữa văn hoá dân gian và văn hoá bác học, và nó có ảnh hưởng rất mạnh đến nội dung và hình thức của văn hoá dân gian. Đây vừa là một nhân tố nội sinh, vừa là một đặc trưng của tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ.

*/. Tính cách con người xứ Nghệ:
Chính trong điều kiện tự nhiên và lịch sử nhất định, trải qua trường kỳ đấu tranh với thiên tai và ngoại xâm, đã tạo cho con người xứ Nghệ một nét tính cách riêng dễ phân biệt với các địa phương khác. “Người Nghệ An khí chất chất phác, đôn hậu, tính tình từ tốn, chậm chạp, không sắc sảo, cho nên làm việc gì cũng giữ cẩn thận, bền vững, ít khi bị xao động bởi những lợi trước mắt”. “Phong tục thì thuần hậu, người thuận hoà, chăm học” (Bùi Dương Lịch, Nghệ An ký).
Con người mới đây đã mang trong mình đậm nét văn hoá đặc trưng, đặc biệt là trong tính cách ứng xử giữa con người với con người thì cương trực, thẳng thắn "có răng nói rứa"; trong văn hoá ăm thực "chặt to kho mặn"; trong trang phục "ăn chắc mặc bền"; hay trong giao tiếp thì "ăn to nói lớn".
Người Nghệ có những thô ráp vụng về trong quan hệ ứng xử. Song người Nghệ lại có cái chất phác đáng yêu và cái khí khái đáng trọng. Đặc điểm lịch sử tạo cho người Nghệ có những cá tính khác thường trong nếp sống, trong phong tục, trong đạo lý “Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần”. Nghệ Tĩnh bảo lưu có lúc tới trì trệ, cái mới nhập vào cũng khó và cái cũ tan đi lại không phải dễ. Cho nên trong nếp sống và quan hệ ứng xử, tuy vẫn có sự phân hoá nhưng người Nghệ vẫn giữ được nhiều cốt cách của truyền thống.
Con người nơi đây rất giàu lý tưởng, lý tưởng vươn lên tới cái đích cao, vượt lên thực tại. Nhưng trong đó cũng có tính chủ quan, bảo thủ đã trở thành nhược điểm trong suy nghĩ và hành động. Người xứ Nghệ còn nổi bật với chất trung kiên, sự chất phác, tính chân thực, khí tiết bền bỉ. Chính sự khắc khổ trong sinh hoạt do hoàn cảnh thiên nhiên nghiệt ngã đã tạo nên bản năng tự vệ, sẵn sàng ứng phó với mọi nguy nan có thể xảy ra. Trong sinh hoạt hằng ngày người dân phải phòng xa, hạn chế dục vọng, thiết thực trong nhu cầu ăn ở, thận trọng trong xử thế, dè dặt trong quy mô. Bên cạnh cái khô khan, khắc khổ người ta còn gặp ở con người xứ Nghệ nét bướng bỉnh, ngang tàng nhưng phong cách sống rất cần kiệm, cẩn thận. Phải chăng những nét đối lập đó đã tạo nên một nền văn hoá dân gian phong phú, đóng góp vào sự đa dạng của nền văn hoá dân tộc.
Ông Đồ Nghệ xưa đã trở thành một hình tượng rất độc đáo, kết tinh những nét tiêu biểu trong tính cách người Nghệ Tĩnh, những tính cách chỉ có thể được hun đúc trên một vùng đất gió Là nắng lửa, bên núi Hồng sông Lam, với những câu hò, câu ví dặm đậm đà muối mặn gừng cay.

*/. Sinh hoạt văn hoá dân gian:
Đây là lĩnh vực diễn ra vô cùng phong phú trên mảnh đất giàu truyền thống - xứ Nghệ. Đó là một kho tàng văn hoá dân gian phong phú và độc đáo, được các nhà nghiên cứu tập hợp trong cuốn “Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh” do cố GS Nguyễn Đổng Chi chủ biên. Đó là vô vàn truyện dân gian, từ sự tích các thắng cảnh thiên nhiên (núi, sông, đầm, rú...), sự tích về các nhân vật thần thoại, về người tiên Phạm Viên, về ông Thánh địa lý Tả Ao, và đặc biệt là các truyền thuyết về anh hùng lịch sử như Nguyễn Biểu, Lê Lợi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt... Đó là kho tàng tục ngữ, thành ngữ, câu đố, câu đối, hình thức nói lái... hết sức phong phú gắn với đặc điểm ngữ âm và từ vựng của xứ Nghệ.
Xứ Nghệ lại có một di sản dân ca rất khác với xứ Thanh: hát ả đào Cổ Đạm, hát giặm Hà Tĩnh, hát ví Nghệ Tĩnh. Hát giặm không phổ biến khắp xứ mà chỉ thịnh hành ở một số địa phương như Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh... với hai hình thức hát giặm nam nữ và hát giặm vè.
 Truyền thống sinh hoạt phường hội, sinh hoạt văn hoá dân gian như hò, vè, ví dặm là nét đặc trưng của Nghệ Tĩnh, đặc biệt là những nơi có phường lao động như phường vải, phường cấy, phường nón, phường võng, phường văn... Chăn trâu có ví mục đồng, đi củi có ví trèo non, đi thuyền có ví đò đưa... Hát ví ở mỗi phường lại có nét riêng. Ví phường vải Nam Đàn khác ví phường vải Thạch Hà, ví trèo non Diễn Châu khác ví trèo non Hồng Lĩnh. Riêng ví đò đưa cũng có dăm bảy điệu, ví sông ngàn phố mộc mạc, ví sông La sâu lắng, ví sông Lam đậm đà, ví đò đưa xuôi êm ả, thiết tha, ví đò đưa ngược lại gập ghềnh, gấp khúc...
Hai đỉnh cao của dân ca xứ Nghệ, xứ Thanh là hát phường vải và hò sông Mã. Hát phường vải phổ biến nhất ở các vùng Nam Đàn, Đô Lương, Hưng Nguyên, Diễn Châu, Can Lộc, Đức Thọ, Yên Thành, Hương Sơn... là những nơi thịnh hành nghề kéo sợi, dệt vải, cũng là nơi trước đây nhiều anh khoá, nhà nho thích dự các cuộc hát phường vải vừa phụ nghệ nhân tài tử, vừa làm “cố vấn nghệ thuật” trong cuộc thi tài. hát phường vải trước đến nay bao giờ cũng tuân theo thủ tục chặt chẽ, và ở Nghệ Tĩnh là nơi mà hát phường vải phổ biến nhất, có truyền thống nhất, có nền nếp và quy cách nhất, có nhiều tay bẽ câu hát lỗi lạc nhất (như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, phan Bội Châu...).
Trong các làn điệu dân ca của người Nghệ Tĩnh, hát ru là một sản phẩm văn hoá dân gian độc đáo. Điệu ru con địa phương nào cũng nhẹ nhàng, êm ái, thiết tha nhưng điệu ru con Nghệ Tĩnh nghe trầm trầm, chậm rãi, thiết tha và thông qua đó truyền dạy đạo lý nghĩa tình cho con trẻ.
Hò sông nước Bắc Trung Bộ là sản phẩm tinh thần, biểu hiện sự cố kết cộng đồng người Việt. Những làn điệu hò lan toả trên một không gian rộng lớn, ở mỗi vùng lại có lối hò riêng biệt. Hò sông nước xứ Nghệ đầy ân tình, biểu lộ nội tâm như muốn gửi gắm tình cảm cá nhân vào trong lời ca, do đó trên những con thuyền chở khách sông Lam, sông La luôn có nhịp điệu chậm mang tính chất kể lể, tạo ra sự hoà nhập cùng đồng cảm giữa người hò và người nghe. Sự hoà nhập, pha trộn các lối hát giữa hò, ví, giặm trong môi trường sông nước cho thấy âm điệu vùng này nhất quán, chịu tác động sâu sắc của hệ thống năm thanh điệu (không có thanh ngã).
Bên cạnh nền văn hoá dân gian phong phú còn tồn tại song song và có tác động qua lại của nền văn hoá bác học. Điều này đã làm cho văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh mang một nét riêng, tạo yếu tố bác học trong ca dao, tục ngữ và các thể diễn xướng dân gian... mang đậm đà phong cách xứ Nghệ.

*/. Lễ hội:
Xứ Nghệ là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như: lễ hội Cầu Ngư, Rước Hến, Đua Thuyền... Lễ hội làm sống lại những kỳ tích lịch sử được nâng lên thành huyền thoại, giàu chất sử thi, đậm đà tính nhân văn như lễ hội Đền Cuông, Đền Cờn, lễ hội làng Vạn Lộc, làng Sen... Miền núi có các lễ hội như: lễ hội Hang Bua, lễ hội Xăng Khan, lễ mừng nàh mới, lễ uống rượu cần... Các hội lễ với các tục hèm đa dạng, với việc diễn xướng sự tích, múa hát, với các trò vui như bơi chải, đua thuyền...
- Lễ hội đền Vua Mai: Hàng năm tại đền và mộ Vua, nhiều hội lễ được tổ chức trọng thể như: Hội đền rằm tháng Giêng, Hội giỗ Hoàng hậu rằm tháng 7, Hội giỗ Vua rằm tháng 9 âm lịch. Phần lễ được tổ chức vào Rằm tháng Giêng bao gồm: lễ yết cáo, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ để tỏ lòng biết ơn công đức Vua Mai cùng các thần tướng nghĩa binh của ông. Hội đền mùa xuân có quy mô lớn, trang nghiêm và đông đảo nhất với nhiều trò vui: rước kiệu, đẩy gậy, leo núi, đánh vật, bắn nỏ, chọi gà, đua thuyền, đánh đu, cờ người, múa hát rôm rả trong nhiều ngày, thi chế biến các món ăn truyền thống....
- Lễ hội đền Chiêu Trưng: Vào ngày 1, 2, 3 tháng 5 âm lịch hàng năm. Trước ngày chính giỗ thường có trận mưa rào chiều hoặc tối mồng Một. Nhân dân trong vùng nói rằng đó là trận mưa “tắm tượng”, “rửa đền” đón khách thập phương về tế lế. Sau tế lế có rước kiệu đua thuyền trên sông từ Mai Phụ đến Cửa Sót.
- Hội Chùa Hương Tích vào ngày 18 - 2 âm lịch hàng năm, ngày Diệu Thiện hoá Phật. Cứ 3 năm mới có chính hội một lần, kéo dài suốt hàng tháng.
- Lễ hội đền Quả Sơn: Đền Quả thuộc xã Bạch Ngọc, Đô Lương, đền thờ Lý Nhật Quang (Uy Minh Đại Vương Lý Hoàng, con trai vua Lý Thái Tổ). Lễ hội diễn ra vào ngày 15-16 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Hội có tế thờ, rước 12 thuyền lộng lẫy, có đua thuyền.
- Lễ hội Rước Hến (hay còn gọi là hội Thanh Đàm): Hội diễn ra từ 15-18 tháng hai âm lịch hàng năm tại làng Thanh Đàm, xã Nam Tân, huyện Nam Đàn. Đây là lễ hội của địa ph]ơng cầu no đủ. Vào ngày chính hội, có đoàn rước hến (đủ nghi tương) đi giữa sông. Chủ tế thả dần từng nắm hến cầu mong thuỷ thần giúp cho hến sinh nở nhiều để dân có đủ thức ăn.
Ngoài ra, còn có rất nhiều lễ hội đặc sắc tiêu biểu như: Lễ hội làng Sen (vào ngày 19 tháng 5 sinh nhật Bác); Hội đền Vua Lê (ngày 1 tháng 2 âm lịch ở Hưng Nguyên); Lễ hội đền Nguyễn Xí (ngày 30 tháng Giêng và ngày 1 tháng hai âm lịch, tại Nghi Hợp, Nghi Lộc); Lễ hội Đức thánh Hoàng Mười (vào ngày 10 tháng 10 âm lịch tại Hưng Nguyên); Lễ hội sông nước Cửa Lò (vào dịp 30 – 4 hàng năm); Lễ hội đền Cờn (vào ngày 19-20-21 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu); Lễ hội Xăng Khan của người Thái (được tổ chức 3 – 5 năm một lần vào khoảng tháng 11 âm lịch, hoặc tháng 2, 3 năm sau)...

*/. Danh nhân đất Nghệ:
Nói đến xứ Nghệ, người ta vẫn thường nhắc đến một đặc trưng dễ nhận thấy đã được truyền thống lịch sử dân tộc ghi nhận từ bao đời nay, đó là vùng địa linh nhân kiệt, đã sản sinh ra những vị anh hùng dân tộc, những con người học rộng tài cao.
Người xứ Nghệ có rất nhiều nhân vật nổi tiếng, tài cao, học rộng, thể hiện sự vượt lên trước khó khăn, nghèo khổ của con người nơi đây. Đó là hình tượng “ông Đồ Nghệ” trong dân gian, đó là Nguyễn Biểu, Đặng Thai Mai, Phân Bội Châu, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh..., là những người đóng góp công lớn trong việc sáng tạo văn hoá tiểu vùng, vùng và đất nước.
Trên dải đất Hồng Lam còn lưu lại bao nhiêu di tích và di vật lịch sử. Nhiều làng xã dọc vùng sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố vẫn đặt đền thờ Hoàng hậu Bạch (vợ vua Trần Duệ Tông) và công chúa Huy Châu (cung phi vua Lê Thái Tổ) đã có công chiêu dân lập ấp. Núi Cao Vọng, núi Thiên Nhẫn là di tích về sự chống trả cuối cùng của cha con Hồ Hán Thương. Đền thờ Mai Hắc Đế, Chiêu Trưng Vương Lê Khôi, Nguyễn Chích, Đinh Lễ, Đinh Liệt, Nguyễn Xí, cha con Đặng Dung, Đặng Tất, Nguyễn Biểu, Phan Đình Phùng... rải rác khắp vùng Nghệ Tĩnh. Từ các danh nhân, sĩ tử là người đất Nghệ như: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Lê Hữu Trác, Hồ Xuân Hương (TK 18), Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Trần Phú, Hà Huy Tập, Hồ Chí Minh... là những danh sĩ có tài kinh bang tế thế ở quốc sự triều đình và cả ở sự nghiệp dạy chữ nghĩa cho các vùng khác nhau trên đất nước, đặc biệt là lãnh tụ Hồ Chí Minh, người khai sinh ra nước Việt Nam, danh nhân VH thế giới.
Truyền thống văn hiến đó được đời đời con cháu xứ Nghệ noi theo, phát huy và tiếp bước những thế hệ cha anh đi trước, làm nên hưng danh rạng rỡ cho dân tộc Việt Nam.

*/.  Vai trò của vùng trung tâm :
Xứ Nghệ với vai trò quan trọng của thành phố Vinh - một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của Bắc miền Trung. Vinh là trung tâm văn hoá với nhiều cơ sở và tổ chức văn hoá, khoa học, văn học nghệ thuật... Nó vừa có vai trò là nơi phát sinh, nâng cao và tiếp nhận những yếu tố nội sinh và ngoại lai, từ đó gạn lọc và lan toả ra các vùng xung quanh. Vinh vừa là đầu mối giao thông xuyên Việt, là đô thị xưa và nay, vừa đóng vai trò trụ sở của chính quyền, vừa có yếu tố cảng - thị... nên nó có đủ điều kiện thực hiện những nhiệm vụ của một vùng trung tâm.
Tiểu vùng văn hoá Nghệ Tĩnh là một tiểu vùng văn hoá quan trọng, góp phần làm phong phú và đa dạng nền văn hoá dân tộc, đặc biệt là bảo lưu, gìn giữ, góp phần tô đậm thêm bản sắc của nền văn hoá ấy.



Tài liệu tham khảo chính:
1.     Ban Nghiên cứu lịch sử tỉnh Nghệ Tĩnh, Lịch sử Nghệ Tĩnh (tập I), Nxb Nghệ Tĩnh, Vinh 1984.
2.     Nguyễn Đổng Chi, Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ An, Vinh 1995.
3.     Ninh Viết Giao, Về văn hoá xứ Nghệ, Nxb Nghệ An, 2003.
4.     Đinh Gia Khánh - Cù Huy Cận, Các vùng văn hoá Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội 1995.
5.     Ngô Đức Thịnh, Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà Nội 2004.
6.     Trần Viết Thụ, Địa danh lịch sử - văn hoá Nghệ An, Nxb Nghệ An, 2006.
7.     Trần Quốc Vượng, Việt Nam cái nhìn địa - văn hoá, Nxb VHDT và Tạp chí VHNT, Hà Nội 1998.
8.     Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2001.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét