Hang Soi Nhụ, còn được gọi là hang Miếu, cách áng Trà Thần khoảng 6 km đường biển về phía tây nam, cách cảng Cái Rồng khoảng 8 km. Đây là điểm dừng chân để du khách có cơ hội tìm hiểu về một trong những nơi phát tích của nền văn hóa người Việt thời tiền sử, và minh chứng cho lịch sử phát triển rất lâu đời của vùng đất này
Hang Soi Nhụ được khảo sát từ năm 1964 và khai quật năm 1967. Hang phân thành 3 ngăn: ngăn dưới, ngăn giữa và ngăn trên. Hang trên có kích thước nhỏ, nền cao 12 m so với mực nước biển, nền hang toàn cát, phân dơi và xương cá do chim ăn để lại. Từ nền tới trần cao 3,4m, rộng 3,5m, sâu 3,7m. Hang giữa là đối tượng chủ yếu của cuộc khai quật năm 1967. Hang này có chiều cao từ nền tới trần là 1,7m, nền hang nơi sâu nhất là 3,4m, nơi rộng nhất là 3,6m.
Những di vật tìm thấy ở hang Soi Nhụ có: 10 chiếc đồ đá gồm 2 công cụ đá ghè đẽo, 3 rìu đá mài, 2 hòn cuội tự nhiên, 2 mảnh bàn mai, 1 chày đá. Đồ gốm hang Soi Nhụ đều là những mảnh vỡ vụn, có hai mảnh tương đối lớn của một chiếc nồi thấy trong tầng vỏ ốc sát vách hang dưới. Căn cứ vào các mảnh miệng, hoa văn, và màu sắc, nhà khảo cổ học Đỗ Văn Ninh phán đoán tổng số hiện vật gốm ở đây có 4 chiếc khác nhau, được trang trí bằng văn đắp thêm hình nàn sóng, “văn chải”, văn “nan rá”.
Hang dưới có nền hang cao khoảng 1 m so với mực nước thủy triều cao nhất. Hang rộng 12 m, cao 9 m, sâu 21 m. Tầng văn hóa bao gồm các vỏ ốc biển gắn kết với đất cát rất rắn, dày 1,5 m. Trong tầng văn hóa có 1 xương chi bò và 400 đốt xương sống cá và các loại vỏ ốc tích tụ thành tầng dày 1,5m ở phía vách hang dưới. Điều đó chứng tỏ các chủ nhân đã sống ở đây khá lâu và phương thức sống chủ yếu là bắt sò ốc, hái lượm hoa quả, đào củ, rễ cây.
Những di vật tìm thấy ở hang Soi Nhụ có: 10 chiếc đồ đá gồm 2 công cụ đá ghè đẽo, 3 rìu đá mài, 2 hòn cuội tự nhiên, 2 mảnh bàn mai, 1 chày đá. Đồ gốm hang Soi Nhụ đều là những mảnh vỡ vụn, có hai mảnh tương đối lớn của một chiếc nồi thấy trong tầng vỏ ốc sát vách hang dưới. Căn cứ vào các mảnh miệng, hoa văn, và màu sắc, nhà khảo cổ học Đỗ Văn Ninh phán đoán tổng số hiện vật gốm ở đây có 4 chiếc khác nhau, được trang trí bằng văn đắp thêm hình nàn sóng, “văn chải”, văn “nan rá”.
Hang dưới có nền hang cao khoảng 1 m so với mực nước thủy triều cao nhất. Hang rộng 12 m, cao 9 m, sâu 21 m. Tầng văn hóa bao gồm các vỏ ốc biển gắn kết với đất cát rất rắn, dày 1,5 m. Trong tầng văn hóa có 1 xương chi bò và 400 đốt xương sống cá và các loại vỏ ốc tích tụ thành tầng dày 1,5m ở phía vách hang dưới. Điều đó chứng tỏ các chủ nhân đã sống ở đây khá lâu và phương thức sống chủ yếu là bắt sò ốc, hái lượm hoa quả, đào củ, rễ cây.
Theo nhà khảo cổ học Nguyễn Văn Hảo, di tích Soi Nhụ bao gồm 2 nền văn hóa thuộc hai thời đại hoàn toàn khác nhau. Hang giữa chứa trầm tích Pleistocene và đặc biệt là các công cụ đá được chế tác ở trình độ thấp, chủ yếu vẫn là lợi dụng các mảnh tước cuội, ghè sơ qua một mặt để sử dụng và các tích tụ nhuyễn thể nước ngọt. Niên đại của 4 mẫu vỏ nhuyễn thể nước ngọt lấy từ ngăn giữa dao động từ 12.500 đến 15.650 năm cách ngày nay, thuộc giai đoạn sơ kỳ đá mới. Điều đó chứng tỏ rằng thời gian ấy khu vực Bái Tử Long, Hạ Long vẫn là đất liền và đường bờ biển cổ lúc đó ở rất xa bên ngoài vùng này.
Cũng theo Nguyễn Văn Hảo thì chiếc nồi được tìm thấy trong tầng ốc biển ở vách hang dưới lại có hình dáng, chất liệu và được trang trí bằng văn thừng mang đặc trưng của gốm Văn hóa Hạ Long - thuộc Hậu kỳ đá mới cách ngày nay 4000-5000 năm.
Trong Vịnh Bái Tử Lòng chắc chắn còn rất nhiều hang động chưa được phát hiện và khám phá. Hy vọng những cuộc khai quật tiếp theo sẽ phát hiện được thêm nhiều di chỉ khảo cổ để minh chứng cho nền văn hóa Soi Nhụ và nguồn gốc của Văn hóa Hạ Long.
Cũng theo Nguyễn Văn Hảo thì chiếc nồi được tìm thấy trong tầng ốc biển ở vách hang dưới lại có hình dáng, chất liệu và được trang trí bằng văn thừng mang đặc trưng của gốm Văn hóa Hạ Long - thuộc Hậu kỳ đá mới cách ngày nay 4000-5000 năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét