Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Các thảo luận về chữ Việt cổ do ông Đỗ Văn Xuyền khảo cứu

Các thảo luận về chữ Việt cổ do ông Đỗ Văn Xuyền khảo cứu

Trước hết xin ghi lại đây những ý kiến của nhà sử học Phan Huy Lê tại hội thảo ( ghi lại theo trí nhớ - bản đầy đủ hiện đang được ghi xuống).

"Về phương pháp nghiên cứu chữ Việt cổ có 3 phương pháp chính:
1. Phương pháp dựa trên các di vật khảo cổ - do GS Hà Văn Tấn (xem ở đây) khởi xướng và đã tìm ra được một số hình như là ký tự trên các di vật khảo cổ có niên đại xác định khác nhau, tuy chưa giải mã được hoàn toàn

2. Phương pháp dựa vào các hình khắc cổ trên đá - do một nhà nghiên cứu người Pháp đã và đang dựa trên hàng ngìn bản in từ đá cổ Sapa và các bãi đá cổ khác - sau khi tổng hợp và phân loại ông đã xác định được một số motif lặp lại trong nhiều hình vẽ có thể là một dạng ký tự - tuy nhiên chưa công bố kết quả cụ thể nào

3. Phương pháp phỏng đoán chữ Việt cổ còn lại ở Tây Bắc và đi sưu tầm và hệ thống hóa - phương pháp này do GS Lê Trọng Khánh (xem ở đây) khởi xướng và ông Đỗ Văn Xuyền đi theo hướng này, trong đó ông Xuyền dựa vào ( giải mã được) tài liệu quan trọng của Tham tri Bộ Lại Phạm Thận Duật ( tài liệu Thái Cổ Tự - sẽ câp nhật trong phần tư liệu )

Và ông Lê kết luận (trích từ báo Thanh Niên)

GS Lê cho rằng ông Xuyền tiếp nối, có sự bổ sung theo hướng đi của GS Lê Trọng Khánh, nghiên cứu từ chữ Thái cổ nhằm xác định chữ Việt cổ và nhấn mạnh: “Nhưng việc tìm ra và giải mã được chữ Việt cổ là quá trình không chỉ gian khổ mà còn khắc khổ. Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác”.

Trao đổi với Thanh Niên sáng 5.5, GS Phan Huy Lê nói: “Chữ của người Việt cổ là đề tài được một vài nhà nghiên cứu theo đuổi. Một đề tài nghiên cứu chuyên môn sâu cần nhà nghiên cứu chuyên môn sâu”. Ông từ chối đưa ra đánh giá cụ thể về chất lượng nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền. 

Đúng là cần phải thảo luận về Chữ Việt cổ:Có rất nhiều sách sử Trung Quốc viết về sự kiện ngoại giao đầu tiên giữa quốc gia Nam - Bắc này. Trong bộ “Thái Bình ngự lãm” ở quyển thứ 131 dẫn lại một số sách khác về việc này như sau: “Thuật dị kí” của Nhậm Phưởng (thời Nam Bắc triều) viết: Thời Đào Đường, nước Việt Thường dâng rùa thần nghìn tuổi, rộng hơn ba thước. Trên lưng có hoa văn, đều là chữ khoa đẩu, ghi lịch rùa từ thủa mới mở mang đến nay. “Thuật Đế cống nguyệt minh” của Phục Thao viết: Văn lịch rùa là chữ của người Hồ Man”. Trong Sách “Thông giám cương mục” có đoạn chép: “Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ 5 (2353 TCN), có Nam di Việt Thường thị đến chầu, hiến con rùa lớn”; sách Cương mục tiền biên cũng cho biết: “Vào đời Đào Đường thị, năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ 5, Việt Thường thị sang chầu dâng rùa thần”. 

Sách “Thông chí” thì viết rõ hơn: “Đời Tào Đường, Nam di có Việt Thường thị qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thần. Rùa được nghìn tuổi, rộng hơn 3 thước, trên lưng có chữ khoa đẩu, chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay, vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là lịch rùa”….

Một số thư tịch, cổ sử của nước ta cũng viết về điều này, như “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn có viết: “Xứ Việt Thường Thị đem dâng rùa thần sang Trung Quốc, sau hai lần thông dịch mới hiểu được nhau. Rùa thần sống nghìn năm, vuông hơn ba thước, lưng có chữ khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở trở về sau. Vua Nghiêu sai người chép lại, gọi là lịch rùa”.

Thư tịch đầu tiên nói Việt Thường thị ở phía Nam hiến chim trĩ trắng cho Chu Thành Vương được thấy ở sách “Thượng thư đại truyện”, “Trúc thư kỷ niên” và “Hiếu kinh” của Trung Quốc. Chuyện ấy được chép lại ở sách “Hậu Hán thư” và một số sách đời sau. Cuốn “Sử ký” của Tư Mã Thiên viết: “Đất Giao Châu, ở phía Nam có Việt Thường thị, qua nhiều lần thông dịch, đến hiến một con chim trĩ trắng”; một cuốn “Sử ký” khác chép: “Năm Tân Mão thứ sáu (1110 TCN) đời Thành Vương nhà Chu, họ Việt Thường thị ở bộ Giao Chỉ sai sứ dâng chim trĩ trắng. Sứ giả không thuộc đường về, Chu Công cho 5 cỗ xe làm theo lối chỉ nam theo đường ven biển về nước, đi tròn năm mới về đến nước”. Hay như sách “Thượng Thư đại truyện” có đoạn viết: “Giao Chỉ ở phương Nam, có nước Việt Thường… Họ Việt Thường đến dâng chim trĩ trắng”.

Tới thời Xuân Thu chiến quốc, ngài Khổng Tử đã san định từ sách cổ viết bằng chữ Khoa đẩu qua 5 bộ sách Kinh Thi, Thư, Dịch...

Thời Nghiêu - Chu nước Việt có chữ viết gọi là Khoa đẩu, rõ ràng nó phải là chữ chính thống của Văn Lang khi thông sứ. Tuy nhiên, tại vùng dọc sông Dương Tử, các dân tộc Văn Lang cũng có thể biết ngôn ngữ thời Nghiêu - Chu để giao tiếp, làm ăn.

Chữ viết trên giáp cốt văn thời Ân Thương cho biết dòng chữ của thời này vùng Hoa Bắc phải khác chữ Khoa đẩu, cho nên sự phát triển thay đồi của dòng chữ này tới nay cũng không phải là chữ Khoa đẩu. Vì nếu tương đương thì nhà Chu kế thừa đã hiểu nó rồi mà không qua nhiều phiên dịch.

Posted Image Posted Image

Cho tới thời An Dương Vương là bước ngoặc của lịch sử Văn Lang với vị vua cuối cùng xuất phát từ Quảng Tây - Vân Nam mà đóng đô tại thành Cổ Loa, vậy thì chữ viết thời ký này cũng là chữ Khoa đẩu vì nếu chữ "Thái" của Tây Âu áp dụng thì cả Văn Lang học lại chữ là không hợp lý, An Dương Vương lấy tên nước Âu Lạc cũng nhắc nhở điều này. Như vậy, tới thời An Dương Vương vẫn còn chữ Khoa đẩu (có thể phát triển).

Tới thời nhà Triệu, bắt buộc cũng tương tự như thời An Dương Vương để thống nhất lãnh thổ và suy tôn Triệu Đà là vua Nam Việt, nhưng rõ ràng khả năng chữ Hán cũng có thể sử dụng nhằm giao thương giữa Nam Việt và nhà Hán như lịch sử đã viết. Sau này chữ Hán được sử dụng khi nước ta bị Bắc thuộc.

Dân tộc Thái còn lại ở Việt Nam hoặc Quảng Tây, Vân Nam... có chữ viết riêng nhưng xác suất là chữ Việt cổ là rất cao, đặc biệt là người Thái tại Việt Nam bởi vì là chủng tộc lớn trong Văn Lang. Họ sống ở những nơi hẻo lánh thì khả năng còn lưu giữ bản sắc văn hóa của mình.

Chữ Khoa đẩu phải còn xuất hiện trên các bia ký, giấy viết (lưu trữ và viết lại bằng ngôn ngữ mới hoặc phát triển), công cụ như đồ đồng Đông Sơn. Nếu thí nghiệm C14 xa hơn thời Nam Việt thì rõ ràng đây là một loại chữ cổ của Văn Lang. Sau đó so sánh tới chữ Thái Cổ, trong một sự so sánh tương đối với các chữ khác như Hmong, Khmer... nhưng không quá quan trọng.

Theo tâm linh, tại đền Mẫu Thánh Gióng còn có tấm bia thời Hùng Vương VI ghi rõ lịch sử Thánh Gióng, chôn dưới đất nhưng phải nhờ các nhà ngoại cảm giao tiếp thì Mẫu mới chỉ cho (cần lưu tâm, vì linh hồn là vĩnh cửu): QUAN TRỌNG.

Phát hiện chữ viết tại Quảng Tây cho phép có sự so sánh tới chữ Thái hiện nay và chữ Khoa đẩu của bác Xuyền.

Ngày nay, chữ viết Việt được La tinh hóa -điều này chỉ ra có sự ảo diệu trong ngôn ngữ Việt cổ để có thể chuyển hóa từ chữ viết của mình sang La tinh, không như chữ Tàu, Nhật, Hàn, Lào, Campuchia... hiện nay. Như vậy, tài liệu hướng dẫn hay tương đương thời trước nói về sự chuyển đổi này cũng cần được lưu tâm. Nếu chuyển đổi từ chữ Nôm sang La tinh có hợp lý không vì thời kỳ này có chữ Nôm - Hán - hoặc/ và chữ Việt cổ Khoa đẩu (phát triển)?. Nếu trong các tài liệu chỉ ra một loại chữ khác chữ Nôm, Hán hoặc Thái thì rõ ràng phải là chữ Việt Cổ. Nếu nó là chữ Thái thì rõ ràng chữ Thái là chữ Việt cổ được xem xét trong mối tương quan với chữ người Thái hiện nay và trước đây. Chung quy đây chính là một đầu mối quan trọng nhất.

Sau đó mới tới luận về thanh âm của chữ Khoa đẩu???
Việc La tinh hóa với các dấu rõ ràng phải tương ứng sự chuyển đổi chữ Việt cổ tương ứng là có dấu???

Nếu không thanh thì có thể diễn kinh Thi, Dịch, Lễ, Thư, Nhạc được không?. Việc có thanh cũng thường tình khi mà có cả học thuyết âm dương ngũ hành đồ sộ như thế thì cũng dễ hiểu hơn, thậm chỉ là bắc buộc nhằm thể hiện sự biến hóa ngôn ngữ tương ứng với vũ trụ quan qua học thuyết nêu trên.
Cách đánh dấu trong chữ Khoa đẩu của bác Xuyền hình như giống quy ước Âm dương Ngũ hành như dương trước, âm sau, dương trên, âm dưới...

Mật mã chữ Khoa đẩu:
Người xưa gửi gắm kiểu chữ Khoa đẩu qua bộ bài Tổ Tôm cho hậu thế - tôi chắc chắn như thế.

Posted Image


Ba bước ngoặt lớn trong lịch sử văn hóa người Việt
Về việc sáng tác ra chữ Quốc-ngữ, giáo sư Dương Quảng Hàm và nhiều nhà nghiên cứu khác sau này đã xác nhận: “Việc sáng tác ra chữ Quốc-ngữ chắc là một công cuộc chung của nhiều người, trong đó có cả giáo sĩ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp Lan Tây (tiếng La-tinh là ngôn ngữ dùng để truyền đạo Ki-Tô). Nhưng người có công nhất trong việc ấy là cố đạo người Pháp Alexandre de Rhodes, vì chính ông là người đầu tiên đem in những sách bằng chữ Quốc-ngữ, thứ nhất là một cuốn tự điển khiến cho người sau có tài liệu mà học và nghiên cứu” [2]. Như vậy, với cuốn Dictionarium annamiticum, lusitanum et latinum (Từ điểnViệt-Bồ-La, Romae, được xuất bản năm 1651) của Alexandro de Rhodes, có thể nói chữ viết tiếng Việt theo mẫu tự La-Tinh, tức chữ Quốc-ngữ, đã ra đời. Cuốn sách được làm ra như là một công cụ cần thiết cho những nhà truyền giáo Âu Châu, cho các thầy giảng giáo lí Việt Nam, và nhắm vào việc in ấn sách tôn giáo có chất lượng. Dụng ý của nó thật quá rõ, như Pierre Pigneaux – một nhà truyền giáo trẻ tuổi kế nghiệp giám mục phụ trách giáo phận Đàng Trong và đã từng gặp Nguyễn Ánh khoảng năm 1775, phò Nguyễn Ánh trong 24 năm trời – đã viết: “Phải truyền đạo bằng cách tấn công vào cái tim và cái đầu của xã hội mà ta muốn xâm nhập. Muốn được như vậy phải gây ấn tượng với giới có học, trên mặt khoa học cũng như trên mặt văn hoá. Muốn kéo vào đạo Ki Tô những nhà nho hay những quan chức có thế quyền trong xã hội Đàng Trong, thì phải nhữ họ và chinh phục họ ở lĩnh vực mà họ giỏi. Tôn giáo phải được trình bày với họ trong một ngôn ngữ và phong cách toàn hảo. Cuốn sách được làm ra như là một công cụ cần thiết cho những nhà truyền giáo Âu Châu, cho các thầy giảng giáo lí Việt Nam, và nhắm vào việc in ấn sách tôn giáo có chất lượng. Cuốn sách không phải là một thứ tiêu khiển trí thức mà là một công cụ truyền đạo trong giới Hán-Việt “ [3] . Thế là bước ngoặt thứ hai về mặt ngôn ngữ văn tự Việt nam đã bắt đầu từ đó.

Posted Image

Qua quá trình nghiên cứu của nhà giáo về hưu Đỗ Văn Xuyền, các thư tịch cổ ở nhiều nơi trong cả nước đã ghi lại danh sách các thầy giáo và học trò thời Hùng Vương. Bước đầu chúng ta biết từ Hùng Huy Vương – Hùng Vương thứ 6 đến An Dương Vương có 19 thầy giáo dạy 18 trường ở kinh đô và địa phương, với số học trò được biết  23 người. Học trò học ở các trường mà trong thần tích, thần phả không nêu tên thầy giáo  17 trường với số học trò  35 người. Như vậy có 19 thầy giáo và 35 trường học rải khắp các địa bàn trong cả nước và 58 học trò tiêu biểu. Ta khiêm tốn gọi đó  những dấu tích của nền giáo dục thời Hùng Vương. Cũng trong quá trình nghiên cứu đó, ông Xuyền còn tìm thấy thời Bắc thuộc lần thứ I từ năm 111TRCN đến năm 39 –thờiBà Trưng có 10 thầy giáo, 68 học trò và 36 trường ở các địa phương. 

Theo nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền: Bộ chữ do Phạm Thận Duật mô tả  bộ chữ không có dấu, trong đó 17 chữ vần bằng  phụ âm, đi với thanh không. 16 thể chữ theo vần trắc  phụ âm đi với thanh huyền. 11 nét phụ (tứ bàng phụ họa) cho những từ vần bằng chính  nguyên âm. Sau nhiều năm khảo sát ở nhiều miền trong cả nước, Đỗ Văn Xuyền sưu tầm được một khối lượng lớn tư liệu về chữ Việt cổ, và khu biệt được một bộ chữ gồm 47 chữ cái mà Ông tin chắc  chữ Việt cổ, vì bộ chữ này thỏa mãn được 03 tiêu chuẩn kiểm tra ký tự của một dân tộc, được các nhà khoa học đề ra, đó 
- Có ghi lại được đầy đủ tiếng nói của dân tộc đó không ?
- Những đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc có thể hiện qua các đặc điểm của kí tự đó không ?
- Có giải quyết được các "nghi án" về ngôn ngữ, ký tự của dân tộc đó trong quá khứ ? 
(Chứng minh bằng các cuộc kiểm tra thực tế ở các địa phương, bằng cách dịch lại các văn bản còn tồn nghi và đọc các văn bản cổ mới sưu tầm) 

Qua sự phân tích ở trên, tựu trung lại là có thể nghi ngờ chữ Thái hoặc Khoa đẩu. Tuy nhiên, với các tài liệu thu thập về thầy giáo và học trò thời Hùng Vương tại Phú Thọ là khả năng là chữ Khoa đẩu, cho nên bước tiếp theo là so sánh nó với chữ Thái hiện nay hoặc chữ Thái được gọi là cổ. Thấy, chúng khác nhau thì rõ ràng là chữ Khoa đẩu, còn chúng giống nhau thì phải phân tích tiếp theo về vùng địa lý.

Nếu giống nhau thì khu vực phát hiện chữ là vùng người Việt sinh sống phải là chữ Khoa đẩu và lúc này chúng ta hiểu rằng người Thái cũng đang dùng chung môt loại chữ viết thống nhất cho tới tận thời gian phát hiện.

Vào năm 1903 Tổng đốc Thanh Hóa lúc ấy  Vương Duy Trinh công bố việc tìm ra một văn bản viết bằng thứ chữ lạ, trông như những ngọn lửa vờn cháy mà Ông gọi  chữ Hỏa tự. Dựa vào những chữ Hán ghi chú bên cạnh ông dịch được nội dung, thì ra đây  một bài thơ có tựa đề "Mời trầu" có nội dung ca ngợi tình yêu. 

Vương Duy Trinh cho rằng, đây chắc chắn  chữ của tổ tiên ta từ thời các vua Hùng. Do âm mưu đồng hóa của kẻ thù, chúng tìm cách triệt phá, không để lại dấu tích của thứ văn tự cũ, nay vẫn còn truyền lại và lưu hành trong một bộ phận nhỏ xã hội. Theo nghiên cứu của Ông thì:" Thập châu  vùng biên viễn, nhân dân ta còn lưu giữ được thư chữ này".

Thanh hóa là vùng đất người Việt cư ngụ là chính, vậy kiểu chữ hỏa tự này được xem xét và so sánh tương ứng tới chữ Khoa đẩu theo chuỗi phân tích trên, ngay cả các kiểu chữ khác. Khối lượng công việc giảm nhiều. Tuy nhiên, quân bài Tổ Tôm cũng cần được xem xét tới chữa Khoa đẩu mà bác Xuyền đã giải ra vì các dấu rất giống nhau và có vẻ "bốc lên" như "hỏa tự".

Các tài liệu vùng Hoa Nam rất quan trọng, hiện nay mạng internet đã có nên các nhà nghiên cứu biết chữ Hán rất thuận lợi khi thu thập dữ liệu này.

Vùng Hoa Bắc cũng không ngoại lệ, vì thời Khổng Tử cũng đã có chữ Khoa đẩu vùng này hay hiểu là có một quốc gia thời chiến quốc (nước Lỗ???) đã sử dụng chữ này.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét