CHƯƠNG VIII
Mở đầu cho truyền thuyết “Sơn Tinh Thuỷ Tinh” là một câu chuyện quen thuộc, đặt ra một mệnh đề lịch sử tiếp theo đó: ”Vào thời Hùng Vương thứ XVIII...”. Đó chính là dấu ấn khẳng định giá trị lịch sử của câu chuyện, phủ nhận cái nhìn hình thức quen thuộc. Hoàn toàn vô lý khi hiện tượng lũ lụt thường niên, kéo dài hơn 2000 năm chỉ bắt đầu vào thời Hùng Vương thứ XVIII, trước đó lại không có? Từ đó có thể khẳng định rằng: Hiện tượng lũ lụt đã có từ lâu ở vùng châu thổ sông Hồng Hà, đã được sử dụng làm bằng cớ cho câu chuyện được lưu truyền với thời gian.
Theo kết cấu của câu chuyện thì nguyên nhân để dẫn đến diễn biến toàn bộ nội dung sau đó là: Vua Hùng Vương chỉ có một người con gái duy nhất cực kỳ xinh đẹp, đã đến tuổi lấy chồng là Mỵ Nương. Chi tiết này chứng tỏ ai là rể vua Hùng thì đồng thời sẽ là người kế vị vua Hùng. (Thực tế theo những tư liệu sưu tầm được thì vị vua cuối cùng của thời Hùng Vương thứ XVIII có 20 quan lang và 6 Mỵ Nương – Truyền thuyết Hùng Vương - Thần thoại Vĩnh Phú, sách đã dẫn). Có hai chàng trai đến cầu hôn là Sơn Tinh và Thủy Tinh, hoàn toàn đối lập nhau về tính cách và khả năng: Thủy Tinh có tài dâng nước, làm mưa làm gió gây bão tố; Sơn Tinh thì ngược lại. Hình ảnh hai vị thần đối lập nhau là hình tượng của Âm Dương, thể hiện trong những vấn đề xã hội (tức Âm Dương xung khắc).
Thuyết Âm Dương ứng dụng trong việc điều hòa mâu thuẫn xã hội - tất nhiên thuộc về nền văn minh của thời Hùng Vương - lần đầu tiên được nhắc tới trong bộ sử tương đối xác tín của Trung Quốc là Sử Ký của Tư Mã Thiên - Trần Thừa tướng thế gia, có nội dung như sau:
... Hiếu Văn Hoàng đế sau khi đã quen việc nước, triều hội hỏi hữu thừa tướng Lưu Bột:
- Trong thiên hạ, một năm xét xử ngục hình bao nhiêu người?
Bột tạ lỗi nói:
- Thần không biết.
Nhà vua hỏi:
- Trong thiên hạ một năm tiền và thóc xuất nhập bao nhiêu?
Bột lại tạ lỗi nói:
- Thần không biết!
Bột mồ hôi ướt đẫm cả lưng vì thẹn không biết trả lời như thế nào. Vua bèn hỏi tả thừa tướng Trần Bình.
Bình nói:
- Đã có người lo việc ấy.
Vua hỏi:
- Ai lo việc ấy?
Bình nói:
- Bệ hạ nếu hỏi về việc xử ngục hình thì hỏi quan đình úy, nếu hỏi về tiền và thóc thì hỏi quan trị túc nội sử.
Vua hỏi:
- Nếu việc gì cũng có người lo thì ngươi còn phải lo việc gì?
Bình tạ lỗi và nói:
- Muôn tâu bệ hạ! Bệ hạ không kể thần tài hèn sức mọn, cho thần tạm giữ chức thừa tướng. Chức vụ thừa tướng trên thì giúp thiên tử chỉnh lý Âm Dương làm cho bốn mùa thuận, dưới thì vạn vật thỏa thích; bên ngoài thì trấn áp, vỗ về tứ di, chư hầu, bên trong thân với trăm họ, làm cho các quan khanh và đại phu ai cũng đảm nhiệm tốt chức vụ của mình.
Hiếu Văn Đế khen phải...
- Trong thiên hạ, một năm xét xử ngục hình bao nhiêu người?
Bột tạ lỗi nói:
- Thần không biết.
Nhà vua hỏi:
- Trong thiên hạ một năm tiền và thóc xuất nhập bao nhiêu?
Bột lại tạ lỗi nói:
- Thần không biết!
Bột mồ hôi ướt đẫm cả lưng vì thẹn không biết trả lời như thế nào. Vua bèn hỏi tả thừa tướng Trần Bình.
Bình nói:
- Đã có người lo việc ấy.
Vua hỏi:
- Ai lo việc ấy?
Bình nói:
- Bệ hạ nếu hỏi về việc xử ngục hình thì hỏi quan đình úy, nếu hỏi về tiền và thóc thì hỏi quan trị túc nội sử.
Vua hỏi:
- Nếu việc gì cũng có người lo thì ngươi còn phải lo việc gì?
Bình tạ lỗi và nói:
- Muôn tâu bệ hạ! Bệ hạ không kể thần tài hèn sức mọn, cho thần tạm giữ chức thừa tướng. Chức vụ thừa tướng trên thì giúp thiên tử chỉnh lý Âm Dương làm cho bốn mùa thuận, dưới thì vạn vật thỏa thích; bên ngoài thì trấn áp, vỗ về tứ di, chư hầu, bên trong thân với trăm họ, làm cho các quan khanh và đại phu ai cũng đảm nhiệm tốt chức vụ của mình.
Hiếu Văn Đế khen phải...
Trong lịch sử Việt Nam, ý niệm về sự cân bằng Âm Dương ứng dụng trong những vấn đề xã hội lần đầu tiên được ghi nhận trong Đại Việt sử ký toàn thư (Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội 1985, dịch giả Hoàng Văn Lâu, hiệu đính Gs. Hà Văn Tấn).
Tháng 6, hạn hán.
Bấy giờ Trần Khắc Chung làm hành khiển. Quan ngự sử dâng sớ nói: “Chức vụ của tể tướng, trước hết phải biết điều hòa Âm Dương. Nay Khắc Chung ở ngôi tể tướng, không biết phối hợp đất trời (33a) cho khí tiết điều hòa, để đến nỗi mưa nắng trái thời, thế là quan không được công trạng gì”. Khắc Chung nói: “Tôi tạm giữ chức quan tể tướng, chỉ biết cố sức làm việc gì mà chức vụ phải làm, còn như hạn hán thì hỏi ở Long Vương. Khắc Chung đâu phải Long Vương mà đổ tội được?”. Sau nước sông to lên, vua đích thân đi xem đắp đê. Quan ngự sử tâu: “Bệ hạ chăm sửa đức chính, xem làm gì việc đắp đê nhỏ nhặt?” Khắc Chung nói: “Khi dân bị nạn lụt, người làm vua phải cứu giúp tai họa khẩn cấp đó, sửa đức chính không có gì lớn hơn việc đó, cần gì phải ngôi thinh, tư lự hồi lâu bảo là sửa đức chính?”.
Thuyết cân bằng Âm Dương và sự vận động của Ngũ hành ứng dụng trong sự vận động xã hội - sau Sử ky của Tư Mã Thiên - còn thấy rải rác trong nhiều bộ chính sử, truyền thuyết lịch sử hay những tác phẩm văn học với đề tài lịch sử khác của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc. Nhưng nói chung đều mang tính huyền bí. Bởi vì, như phần trên đã trình bày: thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về một nền văn minh đã bị tàn phá, hậu thế phát hiện, khôi phục. Do đó nguyên lý lý thuyết (Lý) không hoàn chỉnh và sự phát hiện mang tính chắp vá, gần như thuần túy chỉ có phương pháp ứng dụng. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự huyền hoặc hóa học thuyết này.
Bạn đọc có thể tham khảo những nội dung sau đây trong Tam Quốc chí, để thấy được sự biến dạng huyễn hoặc của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, do cách hiểu sai lầm của đời sau. Đoạn nói về Viên Thuật tự lập làm vua có nội dung sau:
Viên Thuật nói: “Nhà Hán thuộc Hỏa, Hỏa sinh Thổ. Tên tự của ta là Công Lộ (tức đất trên đường - Lộ bàng Thổ - theo thuyết Âm Dương Ngũ hành ứng dụng trọng một chu kỳ 60 năm của Âm lịch, người viết). Đó là điềm trời ứng vào ta thay thế nhà Hán”.
Hoặc khi Tào Tháo bàn với các mưu sĩ dời kinh đô về Hứa Đô có nội dung như sau:
Nhà Hán thuộc Hỏa, Hứa Đô thuộc Thổ, Hỏa sinh Thổ, dời đô về đó khí số nhà Hán sẽ kiệt và Tào Tháo sẽ thay thế... (Những nội dung trên được thể hiện trong bộ Tam Quốc diễn nghĩa - tác giả La Quán Trung, dịch giả Phan Kế Bính, hiệu đính Bùi Kỷ, Nxb Phổ Thông Hà Nội đã phát hành vào khoảng năm 1960 - 1962).
Trong thực tế chẳng có nhà nào thay thế nhà Hán cả. Các trò bói toán vu thuật huyền bí được nói đến trong Tam Quốc, kể cả Quản Lộ chỉ để cho vui, chỉ có Tư Mã Đức Tháo là đáng chú ý. Thực tế nhà Tấn mới là kẻ thống nhất thiên hạ.
Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành nếu chưa được chính thức coi là một học thuyết khoa học, thì ít nhất cũng là sự tổng hợp một quá trình nhận thức của người Lạc Việt trải gần 3000 năm. Học thuyết này đã có sự ứng dụng rộng rãi trong mọi nhu cầu cuộc sống con người vào thời đại xuất hiện của nó, không thể là một học thuyết huyễn hoặc không thể lý giải. Vậy thực chất thuyết Âm Dương ứng dụng trong vấn đề xã hội là gì?
Ý nghĩa đầu tiên của Âm Dương là sự phân biệt. Thuyết Âm Dương ứng dụng vào tổng thể xã hội là quan hệ giữa hình thái ý thức xã hội và những mối quan hệ xã hội, được hình thành trên sự phát triển đời sống, kinh tế, khoa học kỹ thuật vì nhu cầu của con người. Hình thái ý thức xã hội thuộc Dương. quan hệ xã hội thuộc Âm. Sự hình thành những mối quan hệ xã hội trên cơ sở phát triển đời sống kinh tế xã hội, luôn tạo ra nhu cầu về hình thái ý thức cho nó (cân bằng Âm Dương). Một thí dụ hiện đại cho ý niệm này là: theo báo Thanh Niên phát hành khoảng tháng 5-6/1998 đưa tin có nội dung như sau:
Một cặp vợ chồng Hoa Kỳ không có điều kiện sinh con. Mua một cái trứng đã thụ tinh ở một cơ sở khoa học (sự phát triển đời sống, kinh tế xã hội). Thuê một người đàn bà chửa và đẻ dùm cho họ một đứa con (quan hệ xã hội mới nảy sinh). Chưa đến thời gian sinh nở, cặp vợ chồng nói trên ly hôn (xin lưu ý cái trứng đã thụ tinh thuộc về cặp nam nữ khác, không phải là của hai vợ chổng này). Vấn đề đặt ra: Ai là cha mẹ của đứa bé sắp ra đời? (nhu cầu về một hình thái ý thức cần có trong quan hệ xã hội mới nảy sinh).
Như vậy, trong trường hợp này phải có những hình thái ý thức xã hội tương ứng. Thí dụ: hoặc những đạo luật, hoặc là một giá trị đạo đức hay là một quy định, quy chế nào đó, để giải quyết những mâu thuẫn xã hội nhằm cân đối những quan hệ xã hội mới nảy sinh. Điều này giải thích vì sao cân bằng Âm Dương thuộc quyền năng của tể tướng ở các thời đại trước. Đồng thời cũng chứng minh quan niệm cho rằng: Âm động - Dương tĩnh đã trình bày ở phần trên, kể cả việc ứng dụng vào các vấn đề xã hội (So với quan niệm Dương động, Âm tĩnh như các nhà lý học cổ kim quan niệm). Khi những mối quan hệ xã hội (Âm) luôn chuyển dịch và phát triển là tiền đề cho sự hình thành những hình thái ý thức xã hội cho nó (Dương).
Qua những phần trình bầy ở các chương trên, bạn đọc cũng nhận thấy sự ứng dụng thuyết Âm Dương Ngũ hành vào việc điều hành xã hội, như một hệ tư tưởng chính thống. Dấu ấn của sự ứng dụng này – theo cổ thư chữ Hán – được ghi nhận trong Hồng phạm cửu trù từ thời nhà Hạ (Đại Vũ), trải đến thời Chu ( Cơ tử & Chu Vũ Vương), cho đến Tần Hán và mãi sau này như một sự tiếp nối liên tục. Nhưng qua dấu ấn ghi nhận trong Đại Việt sử ký và Sử ký – Tư Mã Thiên cho thấy: đều chỉ là những tri kiến hết sức mơ hồ và huyễn hoặc. Trong khi đó, sự ứng dụng của học thuyết này trong các nhu cầu khác của cuộc sống như: thiên văn, y lý, lịch số, dự đoán tương lai … lại chứng tỏ sự sâu sắc, vi diệu. Tính mâu thuẫn này chứng tỏ rằng: những dấu ấn của sự ứng dụng thuyết Âm Dương Ngũ hành trong việc điều hành xã hội, được ghi nhận trong cổ thư chữ Hán, chỉ là dư ảnh còn lại của một thực tế ứng dụng từ thời xa xưa của một nền văn minh khác đã thất truyền. Người viết đã minh chứng: Đó là nền văn minh Văn Lang, qua những di sản văn hoá còn lại.
Thời Hùng Vương với một nền văn hóa nhân bản đề cao Đức trị - thể hiện ở Hồng phạm cửu trù - trải gần 3000 năm. Mặc dù trong Hồng phạm cửu trù chứng tỏ thời Hùng Vương đã có luật pháp, nhưng chắc chắn rất khoan dung. Trước những mâu thuẫn xã hội thể hiện ở sự xung khắc Âm Dương (Sơn Tinh – Thủy Tinh), buộc vua Hùng phải lựa chọn biện pháp cho sự ổn định: hoặc là cứng rắn và thực tế hơn (hình tượng Thuỷ Tinh, thuộc Âm). Nếu biện pháp cứng rắn được thực hiện, sẽ đe dọa những giá trị nhân bản của nền văn hiến mà họ Hồng Bàng đã dầy công tạo lập và kiên trì theo đuổi gần 3000 năm trong khuôn khổ của Hồng phạm cửu trù. Hoặc là tìm cách giữ gìn những giá trị của một nền văn hiến siêu việt của người Lạc Việt cho con cháu mai sau ( hình tượng Sơn Tinh, thuộc Dương – tức là những giá trị tinh thần).
Hình tượng vua Hùng gả người con gái duy nhất – Mỵ Nương – thể hiện sự chấp nhận nhường ngôi cho Sơn Tinh, đã khẳng định giá trị tinh thần của nền văn hiến Văn Lang không thể tự thay đổi bằng chính những người tạo ra nó. Điều kiện mà vua Hùng đưa ra cho những người cầu hôn công chúa Mỵ Nương trong “Sơn Tinh Thủy Tinh”, chính là điều kiện mà người tiếp nối lãnh đạo đất nước tiếp theo phải thực hiện.
Phần 1
“Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Đây chính là những biểu tượng cô đọng nhất cho những giá trị của nền văn hiến Văn Lang – kết quả của nền văn minh Văn Lang được tạo lập qua hàng thiên niên kỷ – mà vua Hùng yêu cầu người kế vị có trách nhiệm gìn giữ. Đó là:
@ Voi chín ngà: là hình tượng của 5 dạng tồn tại ban đầu của Vũ trụ theo quan niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ và 4 trạng thái tương tác của nó (Tứ tượng) là: Tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ. tổng cộng 9. Đây là sự cấu thành căn bản của hệ tư tưởng vũ trụ quan thời Hùng, tư tưởng chủ đạo xuyên suốt tất cả mọi giá trị tinh thần trong xã hội Văn Lang.
@ Gà chín cựa: Kê nghi – đã được nhắc tới trong Hồng phạm cửu trù. Đây là những thành tựu của nền văn minh Văn Lang đã tạo dựng với một thời gian bằng nửa lịch sử nhân loại, kể từ khi quốc gia đầu tiên của loài người được thành lập - được thể hiện trong việc quan sát vũ trụ, tìm ra qui luật những hiệu ứng vũ trụ và sự ứng dụng trong cuộc sống, xã hội và con người được bắt đầu bằng Lạc thư – Hà đồ cửu cung.
@ Ngựa chín hồng mao: ngựa là phương tiện chinh chiến, hình tượng của sự thống trị, lãnh đạo. Ngựa chín hồng mao là hình tượng của Cửu trù Hồng phạm: những giá trị của một nền chính trị nhân bản trong thế giới cổ đại mà những con người ở thời ấy phải mơ ước, đã được nhắc tới rất nhiều trong các trước tác của Nho giáo. Trong câu chuyện, vua Hùng đã gả Mỵ Nương cho Sơn Tinh là hình ảnh thể hiện sự chọn giải pháp trao quyền cho người kế vị, để tiếp tục gìn giữ những giá trị tinh thần cuả tổ tiên mà dòng họ Hồng Bàng đã dày công tạo dựng.
Giải mã truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh” đã góp phần chứng tỏ trên thực tế lịch sử, vua Hùng truyền ngôi cho Thục Phán như truyền thuyết đã nói đến. Tuy Thục Phán không thuộc họ Hồng Bàng (hình tượng con rể trong truyền thuyết “Sơn Tinh - Thủy Tinh”), nhưng ông đã có công cùng các tộc Việt chống lại sự xâm lược của vua Tần. Sơn Tinh trong truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh” chỉ là một hình tượng không liên quan đến Tản Viên Sơn Thánh Nguyễn Tuấn, con rể thực sự của vua Hùng cuối cùng trong thời Hùng Vương thứ XVIII, người đã dàn xếp cuộc chiến Thục Phán - Hùng Vương. Phải chăng, việc làm của ngài nhằm bảo vệ những thành tựu văn hóa của người Lạc Việt trải gần 3000 năm văn hiến, điều này sẽ giải thích vì sao ngài là một trong bốn vị thần hộ quốc của người Lạc Việt. Việc truyền ngôi này phù hợp với truyền thống của các thời đại vua Hùng đã trình bày ở trên (Tổ chức xã hội Văn Lang). An Dương Vương đã dựng cột đá thề. Cho đến nay vẫn còn di tích ở đền Hùng Phú Thọ, nguyện gìn giữ cơ nghiệp tổ tiên và những giá trị của nền văn hiến lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Nhưng tiếc thay! Ngài đã không thực hiện được lời thề. Âu Lạc đã mất về tay Nam Việt.
Hình ảnh mặt biển mở rộng đón An Dương Vương đứng trên lưng thần Kim Quy đi xuống biển, đã chứng tỏ rằng: khi Âu Lạc mất nước đã khép lại một thời kỳ lịch sử vàng son của nền văn minh Văn Lang mà thần Kim Quy chính là biểu tượng cho nền văn minh đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét