Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Kỷ yếu hội thảo về Thời kỳ Hùng Vương, phần 2


Nếu chúng ta chiếu trên bản đồ thì sẽ thấy khu vực có tộc danh Lang dài ra từ sông Dương Tử cho đến miền Trung Bộ Việt Nam, tập trung nhất ở vùng Lưỡng Quảng và Bắc Bộ và bắc Trung Bộ Việt Nam. Còn những danh từ chung chỉ “người” có dạng tương tự: lang, drang-lô, o-rang... chiếm một địa bàn lớn hơn: cả vùng đồng bằng duyên hải và các hải đảo bao quanh và tạo thành Nam Hải. Nếu vì vai trò của Nam Hải trong lịch sử các dân tộc Đông Nam Á với Địa Trung Hải đối với các nước Nam Âu và Bắc Phi thì cũng không có gì quá đáng.
Mộl lần nữa, chúng ta lại bắt gặp sự liên quan về nguồn gốc giữa tên riêng với danh từ chung. Xét về phương diện địa lý thì vùng các dân tộc danh Lang nằm gọn trong lõi của địa bàn có danh từ chung tương tự. Thông thường, tên riêng gắn liền với quê hương cũ, nơi đó được sinh ra, còn danh từ chung theo với sự trao đổi, tiếp xúc giữa các tộc người và giữa các ngôn ngữ có thể đi xa hơn.
Sự xuất hiện tộc danh đánh dấu thời kỳ bắt đầu phân hoá, cá tính hóa giữa các tộc người để hình thành các dân tộc (hiểu theo nghĩa rộng). Vậy tộc danh Văn Lang, đúng như truyền thuyết đã lưu lại, có thể là một trong những tộc danh cổ nhất của dân ta, đồng thời nó cũng chỉ cho chúng ta mối quan hệ chặt chẽ về họ hàng, về ngôn ngữ với những tộc người xung quanh và địa bàn sinh sống của họ. Theo Lĩnh Nam chích quái về các sách sử của nước ta như: Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư thì Hùng Vương hưng khởi ở “bộ” Văn Lang, tức là đất Phong Châu cũ, bao gồm các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Tây, Hà Nội hiện nay, và từ đây thu phục các “bộ” khác xung quanh gồm cả thảy 15 bộ (con số theo truyền thuyết), chiếm cả một phần miền Lưỡng Quảng, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Xem thế thì khu vực chúng ta tìm thấy các tộc danh Lang khá ăn khớp vớt cương vực nước Văn Lang trong sử sách. 
Bây giờ chúng ta chuy ển sang một loại tài liệu địa danh khác có thể xác minh thêm về cương vực nước Văn Lang: tên xã thôn. 
Với phương pháp thống kê địa danh học có thể vạch một cách khái quát ngay trên bản đồ những vùng dân cư có nguồn gốc khác nhau. Tây Bắc là vùng tập trung tên nơi cư trú với từ mường, chiền.
Vùng Việt Bắc thì tập trung địa danh với từ bản, nà.
Địa danh ở Tây Nguyên được chia thành hai cụm: 
-trên cao nguyên Đắc Lắc là cụm địa danh với từ buôn
-ở cao nguyên Côn Tum lại là cụm địa danh với từ plây.
Những từ như mường, bản, buôn, plây đều là những danh từ chung trong các ngôn ngữ dân tộc để chỉ những đơn vị cư trú tương đương với xã thôn. Bên cạnh những cụm địa danh ấy là một mảng rộng lớn những địa danh Hán Việt trải dài từ Bắc đến Nam. Nhưng đấy chỉ là quan sát địa danh theo sự phân bố hiện nay. Nhưng nếu chúng ta thử đào sâu xuống mảng địa danh Hán Việt đang trùm kín hầu như khắp nơi vùng người Việt ở thì có thể thấy, phía dưới còn có một lớp địa danh cổ hơn, đây là lớp tên nôm với yếu tố cấu thành là từ Kẻ. 
Không phải đi xa, chỉ cần ra ngoại thành Hà Nội, chúng ta có thể nghe các ông già, bà cả hay trong nhưng câu chuyện thân mật giữa những người cùng làng, những tên nôm như Kẻ Mẩy (tên Hán Việt là Mễ Trì, Kẻ Cót (tức là làng Yên Quyết), Kẻ Vọng (Dịch Vọng)… Những tên nôm như thế rất nhiều và có thể nói rằng hầu hết các xã thôn Việt Nam ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, bắc Trung Bộ (Khu 4 cũ) đều có. Nhưng đi quá hơn nữa vào nam Trung Bộ và Nam Bộ thì không thấy nữa. Ở vùng thượng du Bắc Bộ và miền núi bắc Trung Bộ cũng không có. 
Tên nôm hiện nay đang bị quên dần vì ít được dùng đến, nhưng nó đã tồn tại rất lâu và trước đây trong một thời gian dài đó lồn tại song song với tên Hán Việt, với sự phân công khá rõ ràng, tên nôm dùng để gọi, tên Hán Việt dùng để viết. Do đó, mà tên Hán Việt còn được gọi là tên chữ. Như chúng ta đều biết, tên đặt ra trước tiên để gọi, và khi xã hội phát triển ở mức độ khá cao mới nảy sinh ra nhu cầu ghi chép. Hơn nữa, xét tương quan ngữ âm giữa cặp tên nôm và những tên chữ thì chúng ta thấy rất rõ là tên chữ được đặt ra bằng cách phiên âm tên nôm (và trong một vài trường hợp riêng biệt, bằng cách dịch nghĩa). Điều này một lần nữa, khẳng định nhu cầu ghi chép là điều kiện xuất hiện của tên Hán Việt. 
Sự tồn tại lâu đời của tên nôm còn có thể hiện ra ở bản thân nó là những từ khó hiểu, nhiều từ không tìm thấy trong từ vựng tiếng Việt hiện đại. Vì nhưng từ này càng cổ thì càng khó hiểu. Đọc thơ của Nguyễn Trãi, cách chúng ta có năm thế kỷ mà cũng lắm từ rất xa lạ với tiếng Việt ngày nay. Và cuối cùng cái biên giới mà lớp tên nên dừng lại, như đã nói ở trên, không vượt quá phía nam vùng Trị Thiên, cũng chứng tỏ rằng lớp địa danh này gắn bó với địa bàn sinh tụ của người Việt từ cổ cho đến đời Lý, Trần. Những miền đất đai người Việt đến ở về sau chỉ thấy có tên Hán Việt, không có tên nôm đi với từ kẻ nữa. Như thế tức là việc đặt tên nôm vời từ kẻ bây giờ bắt đầu lỗi thời và kiệu địa danh đặt bằng từ Hán Việt đã trở thành hợp thời, và từ kẻ từ sau thời Lý, Trần trở đi bị đẩy ra khỏi vốn từ vựng tích cực và đã trở thành từ cổ. Đến nay thì không ai biết đến nghĩa của nó nữa. Tuy nhiên xét vị trí và chức năng của chúng trong địa danh, chúng ta có thể hiệu được.
-Từ kẻ đặt trước tên nôm để gọi một địa điểm cư trú tương đương với xã thôn hiện nay. Từ kẻ có thể thay thế bằng từ làng. Hiện nay từ kẻ không thấydùng một mình ngoài tên nôm nữa, vì nó là một bộ phận của tên nôm.
Trong tiếng Mường cũng có một từ tương tự về nghĩa và âm với từ “kẻ”, đó là từ “ku-el”. Ku-el là một đơn vị hành chính cơ sở trong tổ chức xã hội người Mường tương đương với xã thôn của người Việt và cùng có một nội dung như từ kẻ. Ở thế kỷ thứ 17, còn thỉnh thoảng gặp từ “kẻ” trong tiếng Việt, và có nghĩa là “quê hương”, “xứ sở”. Từ quê có thể cũng là một dạng biến đổi của từ kẻ trong quá trình sinh sôi nảy nở danh từ chung trong vốn từ vựng tiếng Việt. 
Về vùng địa danh có từ “kẻ”, nhiều học giả còn chỉ thêm rằng, những từ có âm tương tự với từ “kẻ” Việt Nam như “cô”, “cổ”, “qua”, “quá“ là đặc điểm của tên nơi cư trú vùng Lưỡng Quảng (Từ Tùng Thạch, R.Xtai-nơ). Trong nhiều tên làng Việt Nam, từ “kẻ” trong tên nôm cũng được phiên âm ra tên Hán Việt bằng từ “cổ” như: Kẻ Trai thành Cổ Trai (ở Thừa Thiên), Kẻ Nưa thành Cổ Ninh (ở Thanh Hóa), Kẻ Noi thành Cổ Nhuế (ở ngoại thành Hà Nội), Kẻ Giai thành Cổ Trai (ở Duyên Hà, Thái Bình), Kẻ Nét thành Cổ Niệt (ở Hải Phòng, vùng Kiến An). Đào Duy Anh cũng cho rằng từ “Cổ” trong tên Cổ Loa có lẽ được chuyển âm từ kẻ mà ra. Tuy nhiên Từ Tùng Thạch lại nghĩ rằng có, cổ, qua, quá, trong địa danh vùng Lưỡng Quảng là chuyển âm từ danh từ cá có nghĩa là “người”, cũng như Đào Duy Anh đã giải thích từ kẻ trong địa danh cổ Viểt Nam bằng một từ của tiếng Việt hiện đại, kẻ tức là “người”.


Như thế là tên nơi cư trú có từ kẻ và những dạng tương tự như: cô, cổ, qua, quá... chiếm một khu vực bao gồm miền Lưỡng Quảng nối liền với vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và bắc Trung Bộ Việt Nam. 
Vậy một lần nữa, lần thứ ba, chúng ta lại tìm thấy một địa bàn, được vẽ lên bằng hệ thống tên xã thôn, cấu tạo với yếu tố “kẻ, cổ...” hoàn toàn khớp với địa bàn các tộc danh Lang và với cương vực nước Văn Lang được ghi lại trong truyền thuyết dựng nước. 
Có một điều đáng chú ý là trong địa danh bằng tiếng dân tộc chỉ nơi cư trú của người Việt, người Thái, người Tày, người Khơ-me, người Ba-na, Xtiêng, Ê-đê, Gia-rai và những dân tộc khác trên đất nước Việt Nam đều phản ánh một đơn vị tổ chức xã hội duy nhất và giống nhau ở mọi nơi. Đây là kẻ, là bản, là mường, là srok, là buôn, là plây... tức là đơn vị cơ sở, tương đương với xã thôn hiện nay. Những địa danh này không hề phản ánh những đơn vị tổ chức ở các cấp bậc cao hơn như quận, huyện, tỉnh mà như chúng ta biết, việc phân chia quận huyện ở nước ta đã có từ lâu, lúc bắt đầu thời kỳ Hán thuộc.
Xét sự phát triển nghĩa của danh từ chung, chúng ta cũng thấy kẻ, mường, srok là những danh từ có nghĩa ban đầu là “làng, xóm” chuyển thẳng thành nghĩa “xứ, nước” mà không qua các cấp bậc trung gian: quận huyện, tỉnh. Trong tiếng Việt cũng như trong các ngôn ngữ dân tộc anh em không hề có danh từ để gọi các đơn vị ở các cấp bậc cao hơn mà chỉ có danh từ gọi “làng” mà thôi, chúng ta phải vay mượn từ Hán để gọi những đơn vị kia. Ngôn ngữ dân tộc không chịu đặt tên cho chúng.
Tất cả những sự việc vừa kể trên đều nói lên rằng kẻ hay bản, buôn, plây là những tổ chức cơ sở và đồng thời là tổ chức duy nhất-không có một tổ chức nào khác nữa-trong xã hội người Việt cổ và ở các dân tộc anh em gần đây.
Hiện tượng khác biệt thổ ngữ giữa những thôn xã ở đồng bằng và Trung du Bắc bộ, Bắc Trung bộ Việt Nam rất đáng cho chúng ta chú ý.  Ở đây, có khi hai thôn chỉ cách nhau một con đường hai một hàng cây mà thổ ngữ của hai bên rất khác nhau, nghe qua giọng nói có thể phân biệt ra người thôn nọ với người thôn kia. Trái lại, ở vùng thượng du Bắc Bộ, vùng nam Trung Bộ và Nam Bộ không có nhiều thổ ngữ phức tạp đến thế. Ở đây, tiếng Việt trong những vùng rộng lớn gồm đến hai ba tỉnh, cũng rất ít khác nhau, nhất là ở Nam Bộ khó tìm ra được những nét khác biệt trong tiếng nói các tỉnh.
Hiện tượng thổ ngữ đa dạng, phức lạp nói trên ở nông thôn miền Bắc, một mặt phản ánh cội rễ lâu đời và bền vững, mặt khác cũng nói lên tính chất biệt lập của tổ chức xã thôn ở đấy. Vì những nét khác biệt này là kết quả của tập quán ngôn ngữ được hình thành dần dần từ thế hệ này qua thế hệ khác và chỉ có thể được tạo ra trong điều kiện gần như cô lập với những địa phương xung quanh. Chính thổ ngữ là sản phẩm trực liếp của các tổ chức gọi là “kẻ”, là con đẻ của cái “bầu trời riêng” đó-nếu ta dùng cách nói của Mác. Sau khi được hình thành, thổ ngữ lại trở thành một trong những đặc trưng khu biệt chủ yếu giữa các “kẻ”. Vì thế, chúng ta không lấy làm lạ khi thấy vùng thố ngữ đa dạng miền Bắc Việt Nam hoàn toàn khớp với khu vực địa danh có tử kẻ. Ở những miền khác không có “kẻ” thì không có hiện tượng thổ ngữ khác biệt giữa những xã thôn liền nhau. 
Vậy tính chất của “kẻ” phù hợp vời tính chất của những “công xã kiểu châu Á” mà Mác rất chú ý nghiên cứu khi Người chuẩn bị viết cuốn “Tư bản”. 
Kết luận
Thế là lần đầu tiên chúng ta đã áp dụng ngôn ngữ học để nghiên cứu một cách có hệ thống một vấn đề lịch sử lớn: thời kỳ lịch sử Hùng Vương và đã thu được vài kết quả bước đầu trong việc xác minh vùng đất đai cư trú cổ của người Việt. 
Như trên tôi đã lưu ý, không nói về từ kẻ, khả năng của ngôn ngữ học góp được phần soi sáng lịch sử cả về tổ chức xã hội và chính trị nữa. Chúng tôi cũng đã bước đầu nghiên cứu những từ cổ chỉ chức vị, thân phận xã hội, từ đó đã có một số kết luận đầu tiên về mặt này. Xin sẽ có dịp khác trình bày.
Ở đây, xin kết luận về cương vực nước Văn Lang:
1.Về mối quan hệ ngôn ngữ và dân tộc với người Việt cổ.-Hệ thống tên sông đã chỉ ra khu vực, trên đó hình thành các nhóm ngôn ngữ cùng ngữ tộc ở Đông Nam Á. Sau đó, các hệ thống tộc danh và tên xã thôn giúp chúng ta thu dần địa bàn và thời điểm thăm dò từ khu vực rộng đến hẹp, từ lúc chưa hình thành các tộc người đến lúc tổ tiên ta dựng làng, lập nước: thời kỳ nước Văn Lang. 
Có một điều đáng chú ý là tộc danh, địa danh của ta ở thời kỳ này (cũng như một số từ xưng hô trong xà hội Văn Lang) được truyền thuyết lưu lại đều tìm thấy trong nhiều ngôn ngữ nhóm Thái và nhóm Mã-lai (như Chàm, Ê-đê, Gia-rai, Mã-lai, In-đô-nê-xi-a), tức là ngôn ngữ của những dân tộc ở miền duyên hải và hải đảo bao quanh Nam Hải, vùng Địa Trung Hải của châu Á. Điều này cho thấy rằng: ý kiến của Bê-nê-đích và sau đó của Ô-đri-cua về quan hệ gần gũi giữa hai nhóm ngôn ngữ Thái và Mã Lai là có cơ sở.
2.Đất đai “nước Văn Lang” của Hùng Vương nằm trong vùng có hệ thống tộc danh-Lang và tên xã thôn Kẻ, Cổ bao gồm một phần Lưỡng Quảng và miền Bắc nước ta hiện nay.

4. ĐẤT NƯỚC VÙNG TRUNG CHÂU KỂ CHUYỆN ÔNG DÓNG

Nhân dân vùng trung châu ngày nay còn nhớ được nhiều chi tiết đẹp về người anh hùng làng Dóng. Vì trung châu là nơi đã gắn những đặc điểm xã hội và thiên nhiên của mình với cuộc đời và chiến công thần kỳ của Dóng, là nơi đã dựng lên ngôi đền Dóng uy nghi và mở hội Dóng náo nhiệt hàng năm. Đền Dóng và hội Dóng ấy đã khắc sâu vào trí nhớ muôn đời của nhân dân hình tượng vô cùng rực rỡ của người anh hùng. Hình tượng này xa xưa nhất, nhưng ngày nay đã trở nên sinh động trong lòng nhân dân Việt-nam anh hùng đang chống Mỹ, cứu nước. Khác với sử sách, giàu hơn sử sách, có những lời kể khi văn xuôi, khi vần vè của nhiều cụ già trên sáu mươi tuổi[1] về hình ảnh Dóng sinh ra, lớn lên và phóng ngựa đuổi giặc, gắn chặt với con người, cây cỏ, đất nước và nghi lễ hội hè miền trung châu. Thử chắt lọc lại những hình ảnh ấy, chúng ta sẽ có dịp suy nghĩ thêm về quá trình hình thành và ý nghĩa phong phú của truyện Ông Dóng [2]

Trước hết là hình ảnh dấu chân khổng lồ trên một tảng đá ở Dóng - mốt (bây giờ là thôn Đổng viên, xã Phù Đổng). Dấu chân này là đấu mối truyện Ông Dóng, các cụ già kể rằng:

Đây là dấu chân ông Đổng, Ông Đổng cao lớn lạ thường. Đầu đội trời, chân đạp đất, vai chạm mây. Ông cào đất thành đồng ruộng, vun đá thành đồi gò, xẻ cát thành sông bãi. Ông bước dài từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Dấu chân ông lún cả đá,  thủng cả đất. Tiếng nói ông vang ầm thành sấm. Mắt ông sáng loè chớp lửa. Hơi thở ông phun ra mày đen, gió bão và mưa dông. Ông hay hiện ra trong những ngày hè có dông. Ông đi đủ mọi chiều, lúc tốc thẳng, lúc xoáy vòng. Ông đi đàng Tây sang đàng Đông là Bão Tây. Ông đi đàng đông sang đàng Tây là Bão Đông. Ông làm dập hết lúa, rụng hết cà và gãy bật bao nhiêu là tre pheo, đa đề.

Ngày nay dấu chân ông Đổng còn thấy ở nhiều nơi: làng Bình - tân (Xã Thị Cầu - Quế Võ) núi Đạm (xã Nam Sơn - huyện Quế Võ), núi Khám (xã Việt Đoàn, huyện Tiên Sơn), bờ giếng làng Bưởi - nồi (xã An Bình - huyện Gia Lương) đỉnh Sóc (huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phú) và đặc biệt là làng Dóng  mốt (còn gọi là Vườn Đổng, Đổng Viên hay Cố Viên), được nhận là vườn quê bà mẹ Dóng.

Từ lâu người ta đã thờ Ông Đổng - cha khổng lồ ở một cái miếu cổ và cúng ông bằng bát cơm đĩa cà (cúng chay vào tiết mưa dông đầu hè mồng 9 tháng 4 âm lịch). Theo các cụ, trước và trong ngày ấy bao giờ cũng có gió bão sấm chớp mưa to. Các cụ nói: đó là “Ông Đổng về hái cà” hay “Gió hái cà”. Cũng từ lâu làng Dóng được gọi là Kẻ - Đổng[3] và có tục trồng riêng một sào cà để dành cho Ông Đổng về hái. ở các ruộng khác, người ta thường cắm cạnh mỗi cây cà một “que bông”, tức là những que tre dài, ở một đầu có vót thành xơ xoắn xuýt dính vào thân que như hoa cà, ngụ ý đẻ dành cho Ông Đổng, kẻo ông trảy cà, gây thiệt hại đến mùa c6]

Dân làng nhiếc móc bà và đuổi và ra khỏi làng. Bà đau khổi, bỏ lên rừng Trại-nòn (tên cũ thôn Phù-đực) ở, rồi đẻ ra Ông Đổng con hay Dóng dưới bóng cây trên một cái gò nổi giữa đầm. Trời bỗng cho nhiều cua, ốc, nhiều cá để bà ăn lấy sữa nuôi con. Trời cũng đẽo đá thành thống để bà tắm rửa cho con, thành liềm để bà cắt rốn cho con và thành chõng để bà đặt con nằm. Trong ba năm liền Dóng cứ nằm im trên chõng đá cho đến lúc mở to mắt “sáng như sao” và cất tiếng đầu tiên âm vang như sấm đòi ra đánh giặc Ân [7] . Đến lúc đó, Dóng mới rời chõng đá đứng phắt dậy, vươn mình thành người khổng lồ như Đổng cha. Vì vậy mà sau này đến ngày hội Dóng, người ta hay hát

Trời thương Bách-Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài [8]

Khi Dóng trở về thành người khổng lồ như ông bố thiên nhiên của mình thì cũng là lúc Dóng trở thành con người anh hùng của nhân dân và nhân dân nuôi Dóng. Lời kể dân gian nói về những người đã giúp Dóng, những người theo Dóng đi đánh giặc, những người tin rằng Dóng thế nào cũng xuất hiện khi có giặc, những người đã khắc lên hình ảnh Dóng và giúp những người tin rằng Dóng sống mãi để cứu giúp dân.

Khi anh s11]
Ngựa sắt vọt sắt ta dùng dẹp cho.

Thế là mọi người đều làm theo lời  Ông Dóng:

Trước hết là ông tổ nghệ thợ rào (thợ rèn) ở quê Dóng, ở hai làng Na (Y-na) và Mòi (Mai-cương) thuộc Vũ-ninh (Quế-võ)

Không còn biết ông này tên là gì nữa, chỉ biết là một vị thần trời đã thầm mách bảo cho Ông Dóng rèn đồ sắt mà đánh giặc thì thế nào cũng thắng [12] . Ông Dóng bèn xẻ núi lấy sắt, gọi một ngàn thợ rào ở các vùng nói trên đến thổi bễ đúc ngựa sắt, roi sắt, áo sắt và nón sắt. Sắt nhiều như vậy thế mà áo sắt, Dóng mặc vẫn không kín mình, phải quấn thêm bông lau. Sắt nhiều như vậy, thế mà lúc đầu chỉ đúc được một con ngựa rỗng. Thợ rào đem ngựa đến, Dóng mới vỗ nhẹ mà ngựa đã bẹp dí, bèn hỏi thợ rào: “Sao cùng cực thế này?”. Từ đó các thợ rào phải chọn thêm sắt đúc một con ngựa khác. Tiếng búa đe thợ rào cũng từ đó phát ra hai tiếng kêu “cùng cực, cùng cực…” in như tiếng Dóng bảo. Nhưng rồi ngựa cũng đúc lại được, có đủ tim, phổi, ruột gan, Dóng mới vừa lòng.

Các cụ còn kể thêm: Chính xưa kia thợ rào đã họp lại rất đông ở làng Mòi để rèn ngựa sắt cho ông Dóng. Cứt sắt hiện còn rải rác khắp nơi trong làng. Cồn Phó lò, cồn Cây táo trong, cồn Cây táo ngoài  hiện nay ở bên rìa làng-theo các cụ là đe của các ông phó rào ngày xưa đó, 99 ao chuôm chi chít vây lấy làng hiện nay chính là dấu chân ngựa sắt đã rèn xong mà người ta đem dạo thử, trước khi dắt đến nộp cho Ông Dóng.

Xưa kia ở làng Mòi có các nghè thờ tổ sư thợ rào đã rèn đồ sắt cho ông Dóng gọi là Nghè Ba Chạ, do ba chạ kết nghĩa anh em cùng thờ chung một thần[13]

Kế đến là bà mẹ và dân làng đã dọn cho Dóng một bữa cơm cà đồ sộ. Trước khi lên đường ra trận, Dóng ăn liền một lúc hết:

Bảy nong cơm, ba nong cà
Uống một hơi nước, cạn đà khúc sông

Cứ ăn xong một nong thì Dóng lại cao lên bằng một cây sào[14] . Cho nên về sau có câu nói: “Ra Dóng lấy cà, về nhà lấy cơm” để nhớ chuyện Dóng ăn cơm cà của làng Dóng mà đánh giặc. Hay là câu vè để mô tả em bé - khổng lồ.

Đứa con trai nọ
Thật rõ lạ đời
Chẳng nói chẳng cười
Bỗng người lớn tướng
Hay là nghiệp chướng
Hay tướng trời sinh
Hay ứng điềm lành
Gió mây rung động[15]

Sau nữa là những người đi đánh giặc Ân trước Dóng hay là theo Dóng đi đánh giặc Ân.

Ở núi Nùng (Hà Nội) có Lý Tiến đi đánh giặc Ân trước Dóng, bị trúng tên ở ngực, nhưng vẫn phi ngựa về trở lại núi Nùng rồi hoá ở đó. Hiện nay con có đền thờ ở phố hàng Cá, Hà Nội.

Ở Hội Xá gần làng Dóng, có đoàn trẻ chăn trâu bò. Chúng đang rước cờ bông lau, đánh trống da ếch và gõ khăng tre chơi tập trận, thì đoàn quân Dóng ồ ạt kéo qua. Ông Dóng gọi chúng : “Có đi đánh giặc không?” Cả bọn vội vàng buộc trâu bò lại, rồi nhập quân của Dóng. Chúng thấy Dóng mặc áo sắt không kín hở cả lưng, bèn lấy bông lau dắt vào mình cho Dóng. Một người câu cá bên sông, thấy thế cũng vác cả càn câu chạy theo luôn. Mấy người mang nỏ đi săn ở gần đấy đều hoà vào đám đông. Và hổ nữa, hổ ở trong rừng phóng ra, sụp lạy Dóng xin đầu quân[16]

Ở làng Trung Mầu (Gia Lâm) có một người đang cầm vồ đập đất giữa ruộng, nghe tin Dóng đi đánh giặc, vội vàng bỏ công việc, vác bồ đi theo. Vì vậy ở đình Trung Màu có thờ ông Cầm vồ. Và đến ngày hội Dóng, người ta rước ông Cầm Vồ lên đền Dóng dự hội. Ông Cầm Vồ còn có tên là Đường Ghênh (tên một cánh đồng làng Trung mầu) hay Quách Nhân (tên trong thần tích)

Ở Võ-giàng (ngày nay và Quế-võ) có hai anh em sinh đôi ra ở riêng. Anh ở làng Cán (Can-vũ) em ở làng Ngườm (Nghiêm-xá)

Một hôm hai anh em đang làm ruộng, cầm vồ đập đất. Bỗng có quân ông Dóng đo đánh giặc Ân, tiến quá đó. Hai anh em vội vàng ném vồ, đến gặp ông Dóng xin đi theo. Sau khi thắng giặc, hai anh em theo Dóng lên Sóc Sơn. Dóng hoá ở đấy. Còn họ lại trở về quê và ít lâu sau cũng biến mất.

Chiếc vồ của em bằng tre về sau biến thành rừng tre, chiếc vồ của anh bằng gỗ biến thành rừng gỗ. Rừng tre ấy ngày ngay là rừng tre quanh đền Ông em ở làng Ngườm. Rừng gỗ ấy ngày ngay là rừng gỗ quanh đền Ông anh ở làng Cán[17].

Các cụ có kể thêm chuyện rừng tre như sau: Đó là một rừng tre rậm, rộng chừng mươi mẫu đất quanh năm luôn luôn có cò, vạc ở. Bốn bên có bốn ao chuôm, là dấu chân ngựa Ông Dóng đi qua. Ở giữa rừng là một thứ tre dài gọi là “tre cả”, mỗi búi rộng đến năm, sáu thước, mọc cao vút lên như cột cờ. Xung quanh là tre ngà, có gai sắc nhọn, mọc thấp hơn, theo vòng xoáy ốc, để lọt đường cho người vào trong được. Xưa kia ở trong lùm tre cả (chính giữa rừng) còn có một tượng đất hình người đóng khố, cao lớn, vạm vỡ. Ở dưới chân tượng là một các mộ tổ chim mà các cụ già gọi là “Mộ thước sào”. Cứ sáu mươi năm, rừng tre lại “hoá” một lần: Vào tiết cuối đông, tre bỗng nhiên vàng rực cả lá, cành lẫn cây rồi chết rụi đi. Dân làng có thể chặt về làm nhà cửa và các thứ đồ dùng. Nhưng sang xuân tre lại mọc xanh um và không bao giờ tiệt giống. Hằng năm đến ngày Hội Dóng, người Phù Đổng và Sóc Sơn đến đó để chặt chẽ về vót “que bông cà” để rước Dóng và đũa để thờ Dóng.

Ở làng Y-na có một người đàn bà ăn ở phúc đức, chữa bệnh cho dân làng, ai cũng mến phục.

Một hôm có một cái cầu vồng năm sắc hiện lên trời và nhằm thẳng người đàn bà mà sa xuống. Bà thấy thụ thai và đẻ ra một bọc nở ra năm người con trai. Năm anh em lớn đến năm 12 tuổi thì bà mẹ chết.

Bỗng có giặc Ân tiến đánh đất nước. Vua Hùng sai người đi cầu tài, qua làng Y-na. Năm anh em xin ra đánh giặc. Các bô lão trong làng họp lại cử ba mươi nhăm người trai khoẻ đi theo 5 ông. Cả làng mổ bò tế trời đất khao quân mừng tướng. Năm ông thúc quân tiến đánh giặc Ân nhưng không thắng, phải rút về. ít lau sau, họ đến nhập với quân ông Dóng ở gần núi Trâu. Giặc Ân bị đánh tơi bời thua chạy, không biết đi đâu mất. Từ đấy nước nhà được yên lành. Vua Hùng phong cho năm ông giữ đất Vũ-ninh và cho năm ông lấy làng Y-na làm doanh cư.

Các bô lão và dân làng lại mở hội mừng tướng khao quân. Giữa lúc mọi người vui vẻ, bỗng cầu vồng năm sắc lại hiện xuống đưa năm ông bay lên trời và biến mất. Nhân dân luyến tiếc lập đền thời cúng năm ông.

Về sau làng Y-na chia làm hai làng: Làng anh vẫn giữ tên Y-na và thờ ba ông đầu. Làng em lấy tên là làng Bò (ngày nay gọi là Bò-sơn) và thờ hai ông sau. Hai làng kết nghĩa lâu đời, từ đó đến nay, trai gái giữa hai làng không lấy nhau. Ngày hội Lim (hát quan họ), hai làng đi lại với nhau thân thiết và trao đổi quan họ với nhau.

Ở làng Hà-lỗ và Hà-phong (ngày nay là xã Liên-hà, huyện Đông Anh), có hai anh em cùng từ một bọc sinh đôi, tên là Dục và Minh. Dục và Minh trước kia đã đánh giặc Mũi đỏ, nay lại ra quân đánh Giặc Ân. Hai anh em đánh nhau với giặc Ân rất lâu mà không được. Về sau phải nhập quan ông Dóng ở Cầu Bài, làng Rỗ.

Sau khi Dóng thắng giặc và lên trời, người em phi ngựa đến gò Hà-nham núi Độc[18] rồi biến mất. Người anh đi tìm em mãi không thấy cũng “hoá” ở làng Tuy-xá (ngày nay thuộc huyện Đại Từ - Bắc Thái)

Ngoài ra còn một số người nữa theo Dóng đi đánh giặc là: Ông Trấn Quốc ở làng Phù Đổng, hiện nay được thờ ở miếu chợ làng này; ông Trâu người thôn Phù-dực còn có lăng thờ ở trước đền chính làng Phù Đổng và được thờ làm thần thành hoàng tại các làng Lê Chi (xã Lệ Chi) và làng Trung (xã Phù Ninh cũ), ông Bạch Sam được thờ ở thôn Hiệp Phù phía bắc làng Phù Đổng[19].

Và cuối cùng là những người đã thoát được sự hành hạ của giặc, những người tin rằng Dóng thế nào cũng ra đời dẹp tan giặc, những người đã khắc nên hình ảnh Dóng và những người tin rằng Dóng sống mãi để cứu giúp dân khỏi mọi điều tai họa.

Giặc Ân rất tàn bạo. Chúng bắt đàn bà, con gái làm vợ. Chúng bắt nhân dân trồng ngược cây, cây chết thì chúng giết. Chúng bắt đàn ông và trai trẻ đi cắt cỏ cho ngựa chúng ăn, ngựa đá không ăn, chúng giết. Rất nhiều người đã chết vì tội ác như vậy của giặc.

Một bà mẹ ở làng Ngườm bị giặc lùng, phải vào rừng tre, chui trong một các hốc. Chó săn của giặc đi lùng đến đó sủa inh ỏi. Bỗng nhiên lúc đó có mọt con rùa hiện ra trong hốc. Bà mẹ nảy kế, dẫn con rùa ra ngoài. Giặc thấy rùa, mới hết nghi, liền bỏ đi. Bà mẹ thoát khỏi tay giặc[20].

Có nhà nọ con trai sắp đến phiên phải đi cắt cỏ ngựa cho giặc. Ông bố thương con muốn đi thay. Con lại không muốn bố chết. Hai cha con đang dùng dằng thì một người cao lớn từ núi Phả-lại hiện xuống, bày cho hai cha con dùng gậy tre đực có gai tọng cỏ vào miệng ngựa đá, ngựa đá nhất định phải há mồm nuốt cỏ. Hai cha làm như thế và tọng cỏ được vào bụng ngựa đá. Giặc thấy thế sợ không dám giết. Nghe chuyện, ai cũng tin rằng sẽ có người tài giỏi tìm được cách cùng dân đánh tan giặc. Người tài giỏi đó sẽ là Ông Dóng hay là hoá thân của người Khổng lồ kia.

Ở làng Mã (gần Sóc sơn, nơi Dóng dừng ngựa rước khi lên núi về trời) có một người đang cày ruộng vừa thấy bóng Dóng trên mình ngựa vút lên núi bèn chạy theo thì không kịp nữa, chỉ còn thấy một đám mây mù che  khuất đỉnh núi. Người đó đang phân vân, thì một người cao lớn hiện ra trước mặt bảo rằng:

“Anh cứ trèo lên đỉnh núi, Dóng đã hoá vào cây trầm kia rồi, áo sắt Dóng còn treo trên cành, hãy lấy gỗ trầm ấy tạc tượng Dóng”. Vu Điền (tên người thợ cày) làm y như người khổng lồ nói. Các cụ cho rằng tượng Dóng ấy hiện còn được thờ trong đền Sóc-sơn, cây trầm ấy ngày nay còn gọi là cây Cởi áo[21] . Vu Điền người tạc tượng Dóng cũng được thờ sở ngôi phụ bên cạnh Dóng trong đền Sóc-sơn.

Lại  có chuyện bà lão bán nước vối ở một làng ven sông cầu không xa núi Sóc lắm cũng đã gặp một người cao lớn. Một ngày tiết trời đại hạn, người cao lớn này đến xin nước, bà lão bà mời uống, Người cao lớn khen bà lão, bảo bà về nói với dân làng lên núi Sóc sơn mà cầu mưa. Quả nhiên dân làng làm theo thì mưa trút xuống trời khắp vùng cho cây cỏ mùa màng tươi tốt. Từ đấy ở đó có hội cầu mưa rất lớn, mỗi khi đại hạn. Bảy làng vùng đó (Tổng Bàu) cùng rước thần thành hoàng lên đền Sóc-sơn để xin nước.

Không những là con người, mà cả đất nước vùng trung châu đều đã gắn tên mình với con đường của Dóng phóng ngựa đuổi giặc. Lời dân gian kể rằng:

Các thợ rào vừa dắt con ngựa đặc đến, Dóng lập tức phóc lên ngựa, vỗ một cái, ngựa thét ra lửa cháy cả một bãi rộng, ngày nay là làng Cháy[22] cạnh Phù-đổng, rồi lao vút đi như bay, làm bão táp nổi lên xiêu bạt cả ngàn cây nội cỏ, chân ngựa giẫm lún cả đất tạo thành ao chuôm, phân ngựa rơi vãi ra thành đá ong cứt sắt. Ao đầm ấy nằm rải rác dọc các đường cái, ngày nay còn trông rõ từ cuối huyện Thuận-thành đến Quế-võ. Đá ong cứt sắt hiện còn thấy ở Quế-tân, ở Dùng và ở Mòi (Quế-võ) là những nơi Dóng thắng cương ngựa.

Dóng nhằm thẳng hướng núi Trâu ở Vũ Ninh, nơi giặc Ân đóng mà xông tới, quất roi sắt vào giặc. Tướng nữ của chúng[23] bị Dóng giết tại trận. Ngựa đá của nó sứt đầu. Mình ngựa lăn ra ở trên đồi làng Cựu-tự (cuối xã Ngọc-xá, giáp xã Châu-phong hiện nay). Còn đầu ngựa thì văng xa đến tận chân núi Phả-lại. Hiện nay ở những nơi đó còn những tảng đá có hình thù tương tự.

Nhưng roi sắt của Dóng cũng gãy làm đôi. Một đoạn rơi cắm trên đỉnh núi Trâu, hiện nay ở đó còn hình thu na ná. Một đoạn còn lại, Dóng đeo bên mình, cho đến khi dẹp giặc xong về qua làng Cáo (Xuân-tảo, Hà-nội) mới bỏ lại đó. Bây giờ làng Cáo còn thờ đoạn roi sắt tượng trưng.

Roi sắt gãy, bọn địch lại xông lên. Nhưng thừa thắng, Dóng nhanh tay nhổ luôn những búi tre ngà quay tít hàng trăm vòng rồi vụt xuống đầu giặc, khiến chúng ngã lăn ra vừa chết, vừa bị thương:

Đứa thì sứt mũi sứt tai
Đứa thì chết chóc vì gai tre ngà

Tre ngà ấy nguyên là mọc thành một rừng dày ở phía Đông Bắc làng Thất Gian (xã Châu-phong) ngày nay. Sau khi Dóng nhổ bật cả lên như vậy, đất hõm xuống thành một cái đầm nước ngày nay vẫn còn, gọi là đầm Thất Gian. Còn tre mà Dóng vứt tung đi các ngả, ngày nay còn lơ thơ từng búi nhỏ ở giữa đồng, cạnh những ao đầm (vết chân ngựa) từ Ngọc-xá, Dũng-quyết, Đức- thành, Mai-cương (Quế-võ) đến Giang-sơn, Đông-cứu, Lãng-ngâm, An-bình (Gia-lương) sang Đông-côi, Gia-định (Thuận-thành). Những búi tre ấy - theo lời kể dân gian - đã bao lần người ta đẵn đi, vẫn cứ mọc lại như thường.

Giặc thua thảm hại. Thắng trận, Dóng buộc ngựa vào hai cọc đá lớn rồi ngồi nghỉ (hiện nau còn thấy ở làng Cựu-tự mỗi cọc đá cao chừng 3 mét, vòng rộng chừng 0,60m, xâu thẳng xuống một bệ đá tự nhiên hình bầu dục). Ngựa sắt sùi bọt mép ra thành bãi cát trắng xoá luôn luôn lấp lánh dưới ánh trời. Đó là bãi-bùng hay Bach-nhạn-xa, ngày nay thuộc xã Ngọc-xá, huyện Quế-võ, một bãi cát tự nhiên, màu trắng tinh rất quý, ở xa hẳn bờ sông.

Trên đường về, Dóng ghé thăm làng Mai-cương, nơi rèn ngựa sắt. Khát nước, Dóng buộc ngựa ở đấy, rướn mình qua sông Đuống và quỳ gối vục đầu xuống uống nước ở tận làng Bưởi-nồi (xã An-bình, Gia-lương) Dóng vừa mới ăn trầu xong, nên nước giếng làng Bưởi-nồi có màu đỏ như bây giờ. Một phiến đá bên bờ giếng ấy vẫn giữ vết quỳ gối của Dóng.

Dóng không về thăm mẹ, thăm nhà mà phi ngựa thẳng đến Bồ Đề, dừng lại uống nước một lần nữa bên bờ sông Hồng. Chân ngựa Dóng lại in thêm một dấu lõm ở đó, trên một phiến đá lớn tại thôn Phú-viên ngày nay[24].

Dóng lại vượt sông Hồng, cả người lẫn ngựa, và đến thẳng làng Cáo (Xuân-tảo) bên bờ hồ Tây. Ở đấy Dóng phanh áo ngồi nghỉ, giờ cơm nắm ra ăn, rồi xuống hồ tắm mát. Đoạn nhằm phía Sóc-sơn mà ruổi ngựa, bỏ lại một đoạn roi sắt ở đấy (như đã kể trên). Qua Đông-đồ (Xã Nam-hồng, Đông-anh) Dóng còn nghỉ lại một lần nữa để thu xếp đồ đạc. Đến làng Sổ (Phủ-lỗ bây giờ) Dóng còn đánh một giấc ngủ ngon lành ở đấy rồi mới lên Sóc-sơn. Do đó mà ở Đông-đồ và Phù-lỗ về sau cũng có đền lớn thờ Dóng. Hai bên đường Dóng từ Đông-anh, Kim-anh đến Đa-phúc, đều in dấu chân ngựa (ao chuôm) những dấu chân ấy càng gần đến Sóc-sơn càng trông rõ, như những cái giếng đào theo hai hàng thẳng và so le nhau mà các cụ già bảo rằng không bao giờ sứt bờ và cạn nước.

Trước khi đến Sóc-sơn, Dóng còn đi qua Nhan-tái và nghé thăm làng Khốn. Lúc bấy giờ trời nắng to. Dóng đến gặp bọn trẻ chăn trâu nói chuyện và mượn nón xuống khe múc nước uống. Dóng hỏi bọn trẻ:

- Làng này tên gọi là gì?

Bọn trẻ đáp:

- Kẻ Khốn.

- Mát thế này sao gọ là Khốn? Các em hãy về bảo với các cụ già đổi tên là làng Mát đi.

Sau câu chuyện ấy, làng Khốn được đổi tên là Kẻ Mát, sau mang “tên tự” là Thanh-nhàn. Và từ ấy, ở đó người ta tin rằng hễ cứ giao cho chăn râu cầu đảo thì bao giờ trời cũng mưa cả. Hai bên bờ khe làng Thanh-nhàn hiện còn chi chít nhiều vết lõm trên đá. Nhân dân đồn rằng đó là dấu chân người và dấu chân ngựa của Ông Dóng.

Đến chân núi Sóc-sơn, Dóng ghìm cương: Ngựa hí và giẫm chân xoay bốn phía. Bây giờ ở đấy là làng Mã ó những ao chuôm dày chi chít là vì vậy. Dóng nhìn đất nước lần cuối rồi phóng thẳng lên đỉnh cao, cởi áo sắt vắt lên cành cây trầm, trong nháy mắt cả người lẫn ngựa vụt biến lên mây. Bây giờ dấu chân ngựa còn đó, in thành một lõm sâu bên sườn núi: “Cây cởi áo” cũng còn đó trên đỉnh núi Phù-mã gắn với dãy Tam-đảo nhìn bao quát cả vùng trung châu.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

[1] Những câu vần vè không có chú thích dẫn trong các chương này là của các cụ

[2] Chúng tôi đã có dịp trình bày một số tài liệu trong bài Người anh hùng làng Dóng trong lòng nhân dân ở Tạp chí văn học số tháng 7-1967.

[3] Sách Thiên Nam ngữ lục cũng kể là Kẻ-Đổng:

Sứ rao đến Tiên du này
Đến làng Kẻ-Đổng vè rày hôm mai

(Câu 287-288) Nguyễn Lương Ngọc và Đinh Gia Khánh phiên âm, chú thích và giới thiệu. Nhà xuất bản Văn Hoá - Hà Nội. 1958

[4] Vũ Thần Sán giải thích: “Thánh vốn ham chơi như mọi em thiếu nhị khác, khi về hái cà sẽ thích thú tháy những que bông mà xao nhãng một phần việc trảy cả”. Sự tích Thánh Dóng qua các tuyền thuyết, tạp chí Truyền thống Thủ đô số 6-1968. Đó là cách giải thích dân gian sau này hợp với người anh hùng trẻ nhỏ hồn nhiên. Theo chúng tôi đây là một lễ tục nông nghiệp cổ có quan hệ đến cà, gió bão và thần thoại Ông Đổng.

[5] Câu thơ trọn mà các cụ nhắc lại là “Ướm tay đo thử vừa tày năm gang”

[6] Vũ Tuấn Sán đã ghi theo Đổng thiên vương tích ký và Phù đổng thiên vương sự tích:Bà lấy chân mình ướm vào thử (vết chân to lớn) và sau thấy rau bị dẫm nát. nhưng vẫn còn chưa bị vàng úa hẳn, bà tiếc rẻ hái về nấu canh ăn, sau đó thấy trong mình chuyển động rồi có thai. Vũ Tuấn Sán cũng căn cứ vào chi tiết này đề giải thích: “Nhưng ở đây truyết thuyết về việc sinh Thánh Dóng vẫn có tính độc đáo của dân tộc ta, bà mẹ không những ướm chân mình vào vết chân to lớn mà còn tiếc rẻ những khóm rau bị chân khổng lồ dẫm nát, nên hái đem về nhà nấu ăn. Đúng kà tính cần kiệm của con người lao động, của một bà mẹ nông thôn Việt Nam” (tài liệu đã dẫn).

Dumoutier kể: Bà mẹ này nhân đi qua làng Bình tân (Võ Giảng) ướm chân vào vết chân đá mà thụ thai (Une fete religión ânnmite a Phù Đổng - Revue des histoires des religion. N.1t XXVIII (Juil-Aout 1893) Paris 1893. Truyền thuyết ở vùng này cũng nói như vậy. Nhiều truyền thuyết mà chúng tôi kể sau cũng nói đến làng Phù Đổng.

[7] Có người kẻ: Thánh Gióng cả ngày chỉ nằm trên thúng tre treo trên gióng, do đó mà có tên là Thánh Gióng và Làng Gióng. Vũ Ngọc Phan trong Truyện cổ tích Việt Nam, văn sử địa 1955. Vũ Tuấn Sán (trong tài liệu đã dẫn) đều dùng chi tiết này

Trần Thanh Mại không công nhận chi tiết này, cho là lời bịa đặt vô căn cứ (Quan điểm duy vật máy móc và duy vật biện chứng trong cách nhận định một truyện cổ tích. Sông lô - 1955)

Chúng tôi nghĩ: Chi tiết này có thể coi như một biến dạng của đề tài truyện dân gian sau này. Thật ra thì cách giải thích đó không được phổ biến lắm. Chỉ có một vài cụ đồ nho giải thích như thế mà thôi. Còn nhân dân làng Phù-Đổng và vùng trung châu nói chung, người ta nhắc đến thống đá, liềm đá và chõng đá nhiều hơn. Di tích còn rõ ràng, như đã kể trên.

[8] Thảo mãng: là bãi cỏ rậm, chỉ nơi thôn dã hoang vu.

                Cả câu trích ở bài hát của phường hát ải-lao trước đền Dóng trong ngày Hội - xem thêm: Nguyễn Văn HUyên: Leschants et les danses d’ ải-lao aux fêtes de Phù-Đổng-Appendice,Hà Nội 1941.

[9] Anh mõ, anh seo

[10] Giục

[11] Gánh

[12] Có người kể rằng: Ông này xưa có tên là ông Hồng, về sau vì tên hèm, nên gọi chệch đi là Hường. Ông này có phải là thần lửa hay thần Rèn không, đó là nghi vấn?

[13] Tiếng chạ rất cổ, có nghĩa là chung, cong lại trong chung chạ. Chạ có nghĩa như một thị tộc. ở trong tiếng rao mõ của anh seo làng, vẫn còn tiếng đó: “Hiềng làng, chiềng chạ, thượng hạ đông tây…” ở Nghệ An, trong trò chơi hú tìm trẻ em còn có câu:

Chu chi chập chành, đóng đanh thổi lửa…

Ba chạ đi tìm, ù tim ập”

Nghè ba chạ sau này mất hẳn dấu vết thờ tổ sư thợ rào và iến thành đình thờ một ông tiến sĩ thời Lê, nay thần tích cùng đã bị thất lạc

 

[14] Các sách, các lời tryền miệng kể khác nhau về kích thước khổng lồ của ông Dóng. Điều đó không quan trọng. Căn bản là ông Dóng trong chốc lát đã biến thành người khổng lồ.

[15] Xem thêm: Phạm Văn Thụ, Sóc sơn từ phả 1921 Bản in khắc gỗ ở đền phủ lỗ.

[16] Theo Vũ Tuấn Sán. Sự tích Thánh Dóng qua các truyền thuyết.Tạp chí rô-nê-ô. Truyền thống Thủ Đô số 6/1968

[17] Nguyễn Văn Huyên ghi chi tiết này như sau: “Sau khi thắng trận, hai người biến mất đềvồ của họ lại…” Xem les fêtes de Phù Đổng - Hà Nội, 1938.

Cũng có người kể: Chỉ một người, người đó đánh rơi dùi vồ, cán bằng tre long ra, biến thành rừng tre, vồ bằng gỗ biến thành rừng gỗ. Cách kể này không sát với di tích và truyền thuyết còn lại ở địa phương đó.

[18] Núi này ở châu Định-hoá tỉnh Bắc Thái

 

[19] Theo Vũ Tuấn Sán, tài liệu đã dẫn.

[20] Mô típ này có ở trong nhiều truyền thuyết địa phương, truyện Lê Lợi sau này cũng sử dụng mô típ này (xem Nam Hải Dị Nhân Hà Nội, 1950.tr.9)

[21] Trong truyện Hùng Vương cũng có một môtíp này (truyền thuyết làng Cổ tích, Lâm-thao, Phú-thọ cũ nơi dựng đền Hùng Vương.

[22] Gồm 3 thông Phù-luân,  Phù-tảo, Phù-chẩn.

[23]Nhớ xưa thứ sáu Hùng Vương
Hai mươi tám tướng, tướng cường nữ nhung
Cậy thế xâm thượng khoe vùng
Quân sang đóng chặt một vùng Vũ-ninh…

(Bài hát trước cửa đền Dóng ngày hội)

[24] Theo Vũ Tuấn Sán, tài liệu đã dẫn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét