Một chiều xưa, trăng nước chưa thành thơ
Trầm trầm không gian, mới rung đường tơ
Vương vấn heo may, hoa yến mong chờ
Ôi ! Tiếng cầm ca, thu đến bao giờ… (*)
Trầm trầm không gian, mới rung đường tơ
Vương vấn heo may, hoa yến mong chờ
Ôi ! Tiếng cầm ca, thu đến bao giờ… (*)
* Chú thích: Lời trong nhạc phẩm Trương Chi của Văn Cao
Thơ và nhạc là những rung cảm vi diệu của tâm hồn. Nếu bạn được nghe những giai điệu mở đầu của nhạc phẩm “Trương Chi” với lời ca diễn cảm trong một trạng thái hoàn toàn thư giãn, bạn sẽ thấy sự huyền ảo của thơ nhạc như hòa quyện vào nhau, nâng hồn người ra khỏi mọi sự vướng bận của trần gian. Nhạc phẩm nổi tiếng này của Văn Cao đã lấy cảm hứng từ “Chuyện tình Trương Chi” - một tác phẩm văn học vượt thời gian của người Lạc Việt thời Hùng Vương.
Thời đại Hùng Vương có thời gian tồn tại lâu nhất trong lịch sử các quốc gia của nhân loại kể từ khi có loài người, bằng một nửa thời gian lịch sử hình thành các dân tộc trên thế giới. Những giá trị của nền văn minh lâu đời đo, dù tan nát theo những diễn biến lịch sử. Nhưng những mảnh vụn còn lại, mặc dù chưa được phục chế hoàn hảo cũng đủ làm cho trí tuệ hiện đại của nhân loại phải kinh ngạc. Trong lịch sử văn minh nhân loại, có lẽ ít thấy một quốc gia nào sử dụng khái niệm văn hiến để nói về đất nước 5000 năm, kể từ vua Hùng Vương thứ I. Bởi vì, bắt đầu từ thời Hùng Vương, nền văn hóa của đất nước này đã hướng con người tới sự hòa nhập trong tình yêu của con người đầy nhân bản. Những truyền thuyết, huyền thoại của nền văn học nghệ thuật thời Hùng dù còn lại rất ít, đều chứng tỏ điều đó. Đó là: Mỵ Châu - Trọng Thủy, Thạch Sanh, chuyện tình Trương Chi và rải rác trong những truyền thuyết lịch sử khác.
Bắt đầu từ chuyện tình Trương Chi, nguồn cảm hứng cho nhạc phẩm Trương Chi của nhạc sĩ Văn Cao.
Vì là một tác phẩm văn học, nên chuyện tình Trương Chi khác với truyền thuyết lịch sử là không có sự hiện diện của vua Hùng. Nhưng người Việt gốc Văn Lang vẫn nhận ra dấu ấn của tổ tiên qua người con gái diễm hằng với thiên thu: đó là Mỵ Nương con quan tể tướng. May thay! Nếu không phải là Mỵ Nương, mà là một thiên thần thì câu chuyện đã nhạt nhòa với thời gian, còn đâu chất lãng mạn của tình yêu con người trong áng văn chương trác tuyệt, vượt thời gian đến tận bây giờ và mãi mãi về sau...
Thời đại Hùng Vương có thời gian tồn tại lâu nhất trong lịch sử các quốc gia của nhân loại kể từ khi có loài người, bằng một nửa thời gian lịch sử hình thành các dân tộc trên thế giới. Những giá trị của nền văn minh lâu đời đo, dù tan nát theo những diễn biến lịch sử. Nhưng những mảnh vụn còn lại, mặc dù chưa được phục chế hoàn hảo cũng đủ làm cho trí tuệ hiện đại của nhân loại phải kinh ngạc. Trong lịch sử văn minh nhân loại, có lẽ ít thấy một quốc gia nào sử dụng khái niệm văn hiến để nói về đất nước 5000 năm, kể từ vua Hùng Vương thứ I. Bởi vì, bắt đầu từ thời Hùng Vương, nền văn hóa của đất nước này đã hướng con người tới sự hòa nhập trong tình yêu của con người đầy nhân bản. Những truyền thuyết, huyền thoại của nền văn học nghệ thuật thời Hùng dù còn lại rất ít, đều chứng tỏ điều đó. Đó là: Mỵ Châu - Trọng Thủy, Thạch Sanh, chuyện tình Trương Chi và rải rác trong những truyền thuyết lịch sử khác.
Bắt đầu từ chuyện tình Trương Chi, nguồn cảm hứng cho nhạc phẩm Trương Chi của nhạc sĩ Văn Cao.
Vì là một tác phẩm văn học, nên chuyện tình Trương Chi khác với truyền thuyết lịch sử là không có sự hiện diện của vua Hùng. Nhưng người Việt gốc Văn Lang vẫn nhận ra dấu ấn của tổ tiên qua người con gái diễm hằng với thiên thu: đó là Mỵ Nương con quan tể tướng. May thay! Nếu không phải là Mỵ Nương, mà là một thiên thần thì câu chuyện đã nhạt nhòa với thời gian, còn đâu chất lãng mạn của tình yêu con người trong áng văn chương trác tuyệt, vượt thời gian đến tận bây giờ và mãi mãi về sau...
Câu chuyện kể rằng:
Ngày xưa, có một chàng trai đánh cá nghèo, mồ côi cha mẹ tên là Trương Chi. Anh rất xấu xí, nhưng thổi sáo rất hay. Đêm đêm anh thường đem sáo ra thổi. Bến sông anh đậu thuyền ngay gần dinh quan tể tướng, nên tiếng sáo của anh vang vọng đến dinh của ngài. Quan tể tướng có một người con gái tên là Mỵ Nương đã đến tuổi lấy chồng rất xinh đẹp. Mỗi khi Trương Chi thổi sáo, nàng lại ra cửa sổ phòng mình hướng về phía sông để được nghe tiếng sáo của chàng và nàng đã say mê tiếng sáo ấy.
Rồi có một thời gian, Trương Chi ốm bệnh, Mỵ Nương không còn được nghe tiếng sáo của chàng. Nàng buồn bã tưởng nhớ tiếng sáo đến tương tư, rồi phát bệnh. Quan tể tướng hỏi nguyên nhân, biết chuyện, ông cho mời Trương Chi đến để thổi sáo cho nàng nghe.
Được nghe lại tiếng sáo, Mỵ Nương khỏi bệnh. Nhưng vừa nhìn thấy Trương Chi, nàng đã quay mặt đi vì chàng quá xấu. Còn Trương Chi lại đem lòng yêu Mỵ Nương, sau khi được gặp nàng.
Biết không thể gần nhau, Trương Chi buồn bã bệnh chết.
Trải bao năm tháng chôn vùi dưới đất, thân xác đã tiêu tan. Nhưng trái tim Trương Chi kết thành một khối ngọc đỏ thắm như thách thức với thiên thu, thủy chung chờ đợi. Về sau có người tình cờ tìm được khối ngọc này, tiện thành một bộ đồ trà và đem dâng quan tể tướng.
Trong một tiệc yến có Mỵ Nương cùng dự, quan tể tướng sai lấy bình trà quí ra dùng. Nhưng khi rót nước vào, Mỵ Nương chợt thấy trong chén trà của mình hình bóng con thuyền của Trương Chi và tiếng sáo ngày xưa vọng về. Công chúa khóc, nước mắt nhỏ vào trong chén và chén trà tan đi trong tay nàng.
Rồi có một thời gian, Trương Chi ốm bệnh, Mỵ Nương không còn được nghe tiếng sáo của chàng. Nàng buồn bã tưởng nhớ tiếng sáo đến tương tư, rồi phát bệnh. Quan tể tướng hỏi nguyên nhân, biết chuyện, ông cho mời Trương Chi đến để thổi sáo cho nàng nghe.
Được nghe lại tiếng sáo, Mỵ Nương khỏi bệnh. Nhưng vừa nhìn thấy Trương Chi, nàng đã quay mặt đi vì chàng quá xấu. Còn Trương Chi lại đem lòng yêu Mỵ Nương, sau khi được gặp nàng.
Biết không thể gần nhau, Trương Chi buồn bã bệnh chết.
Trải bao năm tháng chôn vùi dưới đất, thân xác đã tiêu tan. Nhưng trái tim Trương Chi kết thành một khối ngọc đỏ thắm như thách thức với thiên thu, thủy chung chờ đợi. Về sau có người tình cờ tìm được khối ngọc này, tiện thành một bộ đồ trà và đem dâng quan tể tướng.
Trong một tiệc yến có Mỵ Nương cùng dự, quan tể tướng sai lấy bình trà quí ra dùng. Nhưng khi rót nước vào, Mỵ Nương chợt thấy trong chén trà của mình hình bóng con thuyền của Trương Chi và tiếng sáo ngày xưa vọng về. Công chúa khóc, nước mắt nhỏ vào trong chén và chén trà tan đi trong tay nàng.
Giọt lệ của Mỵ Nương không phải chỉ nhỏ vào chén trà khiến mối tình u uẩn của Trương Chi tan đi trong tình yêu của thiên thần. Cùng với trái tim ngọc đá của Trương Chi, giọt lệ từ cảm xúc trong tâm hồn Mỵ Nương đã rơi vào tận cõi thiên thu, đưa tình yêu đôi lứa đến đỉnh cao nhất của sự hòa nhập tâm hồn.
Mỵ Nương - nàng công chúa diễm hằng - bước vào không gian của tuổi buồn trinh nữ. Tâm hồn trong trắng của nàng chưa một lần rung lên với nhạc khúc tình yêu. Nhưng nàng lại tìm được sự đồng cảm trong tiếng sáo chơi vơi, đong đầy chất u buồn nhân thế của Trương Chi... đã đến trong nàng không biết tự bao giờ...
Qua hơn 2000 năm thăng trầm của lịch sử, bao lời thơ nét nhạc đã rung động vì cảm xúc với câu chuyện tình Trương Chi. Nhưng, có lẽ không ai miêu tả tâm hồn trinh trắng như cả một trời thơ với những rung cảm đầu đời của nàng công chúa diễm hằng, hay hơn nhạc khúc của Văn Cao.
Mỵ Nương - nàng công chúa diễm hằng - bước vào không gian của tuổi buồn trinh nữ. Tâm hồn trong trắng của nàng chưa một lần rung lên với nhạc khúc tình yêu. Nhưng nàng lại tìm được sự đồng cảm trong tiếng sáo chơi vơi, đong đầy chất u buồn nhân thế của Trương Chi... đã đến trong nàng không biết tự bao giờ...
Qua hơn 2000 năm thăng trầm của lịch sử, bao lời thơ nét nhạc đã rung động vì cảm xúc với câu chuyện tình Trương Chi. Nhưng, có lẽ không ai miêu tả tâm hồn trinh trắng như cả một trời thơ với những rung cảm đầu đời của nàng công chúa diễm hằng, hay hơn nhạc khúc của Văn Cao.
Một chiều xưa, trăng nước chưa thành thơ
Trầm trầm không gian, mới rung đường tơ
Vương vấn heo may, hoa yến mong chờ
Ôi ! Tiếng cầm ca, thu đến bao giờ...(*)
Trầm trầm không gian, mới rung đường tơ
Vương vấn heo may, hoa yến mong chờ
Ôi ! Tiếng cầm ca, thu đến bao giờ...(*)
* Chú thích: Lời trong nhạc phẩm Trương Chi của Văn Cao
Tiếng sáo Trương Chi trầm buồn theo sóng nước, chơi vơi như cuộc đời bất hạnh của chàng. Chàng mồ côi cả cha lẫn mẹ, lại có một ngoại hình xấu xí bọc một kiếp nghèo. Nhưng thiên nhiên lại ban cho chàng cây sáo với tài năng tuyệt kỹ. Tiếng sáo của chàng an ủi cho chính lòng chàng.
Trương Chi biết đâu trong lầu son gác tía bên sông lại có một tuyệt thế giai nhân, đang say đắm thả hồn theo tiếng sáo của chàng.
Ngay từ những đoạn mở đầu của câu chuyện tình, chất lãng mạn đã ngập tràn trong âm thanh vi diệu của tiếng sáo Trương Chi. Tiếng sáo ấy chơi vơi, xao xuyến rồi lắng chìm trong tâm hồn trinh nữ của Mỵ Nương. Giá trị nghệ thuật là dung môi để hai tâm hồn đồng cảm tìm đến nhau, rồi tan trong đó. Thời gian trôi đi, đã bao lần Mỵ Nương đến bên “song thu hé đợi đàn”(*) của chàng đánh cá nghèo? Tiếng sáo từ đâu vọng tới làm say đắm tâm hồn trinh nữ, Mỵ Nương có biết hay chăng? Đó là anh chàng si tình, hàng đêm đến bên lầu buông tiếng sáo tỏ tình với nàng, hay vọng lại từ chiếc thuyền lẻ loi bên sông của chàng Trương Chi nghèo khó? Nàng quay mặt đi khi gặp Trương Chi, phải chăng khi gặp người nghệ sĩ tài hoa mới vỡ lẽ chỉ là một chàng đánh cá nghèo rớt mồng tơi, nên đã phũ phàng?
Trương Chi biết đâu trong lầu son gác tía bên sông lại có một tuyệt thế giai nhân, đang say đắm thả hồn theo tiếng sáo của chàng.
Ngay từ những đoạn mở đầu của câu chuyện tình, chất lãng mạn đã ngập tràn trong âm thanh vi diệu của tiếng sáo Trương Chi. Tiếng sáo ấy chơi vơi, xao xuyến rồi lắng chìm trong tâm hồn trinh nữ của Mỵ Nương. Giá trị nghệ thuật là dung môi để hai tâm hồn đồng cảm tìm đến nhau, rồi tan trong đó. Thời gian trôi đi, đã bao lần Mỵ Nương đến bên “song thu hé đợi đàn”(*) của chàng đánh cá nghèo? Tiếng sáo từ đâu vọng tới làm say đắm tâm hồn trinh nữ, Mỵ Nương có biết hay chăng? Đó là anh chàng si tình, hàng đêm đến bên lầu buông tiếng sáo tỏ tình với nàng, hay vọng lại từ chiếc thuyền lẻ loi bên sông của chàng Trương Chi nghèo khó? Nàng quay mặt đi khi gặp Trương Chi, phải chăng khi gặp người nghệ sĩ tài hoa mới vỡ lẽ chỉ là một chàng đánh cá nghèo rớt mồng tơi, nên đã phũ phàng?
* Chú thích: Lời trong nhạc phẩm Trương Chi của Văn Cao
Nét buồn trong nhạc phẩm Trương Chi của Văn Cao “Trách ai khinh nghèo quên nhau”. Phải chăng đó là nỗi lòng của riêng ông với tình yêu thông tục của thế nhân đã đến rồi đi trong cuộc đời, hơn là một nhận xét thực về sự từ hôn của Mỵ Nương?
Mỵ Nương - con gái quan tể tướng - mà phải sợ lấy một người nghèo ư? May thay! Công chúa Tiên Dung, người con gái ở tột đỉnh giàu sang lấy một anh chàng nghèo rớt mùng tơi, “cái khố không có mà mang” đã thanh minh cho nàng. Từ chân trời góc biển bên kia lục địa Á - Âu sau đó 2000 năm, đại văn hào Victor Hugo cũng không nỡ gán ghép khiên cưỡng mà cho cô gái Bôhêmiêng xinh đẹp lấy chàng Cadimodo gù, đã viết nên tác phẩm lãng mạn nổi tiếng thế giới và là niềm tự hào của nền văn học Pháp; đó là tác phẩm “Nhà thờ Đức Bà ở Paris”. Từ chối hợp hôn với một người đàn ông xấu xí tật nguyền, đó là quyền thiêng liêng của người phụ nữ; quyền của thiên chức làm mẹ mà thượng đế ban cho mỗi người nữ ở trần gian; để đảm bảo sự di truyền của giống nòi. Dù cho Mỵ Nương tìm thấy ở Trương Chi một sự hòa nhập tâm hồn, nhưng chàng quá xấu... không ai có thể trách nàng!
Tình yêu nam nữ không có sự hòa nhập xác thân nơi trần thế thì không có chất lứa đôi. Nhưng tác gia thời Hùng cũng như đại văn hào Victor Hugo đã tài tình tạo ra một hình tượng xấu xí của chàng trai, để khéo léo từ chối một sự hòa nhập thân xác đầy nhân tính; tình yêu đôi lứa trong tác phẩm chỉ còn lại phần tâm hồn. Đó là điều kiện để những thiên tài đưa chất lãng mạn đến sự rung cảm tế vi nhất trong tình yêu của con người. Với cõi tâm linh, ước mơ và sáng tạo là không giới hạn.
Trong “Nhà thờ Đức Bà ở Paris”, trái tim cô gái Bôhêmiêng chưa hề rung cảm trước mối tình của Cadimodo – đã đến với nàng bằng tình yêu tự nhiên đẹp nhất ở con người. Kết thúc câu chuyện, Cadimodo ôm xác người yêu cùng chết trong hầm mộ.
Nhưng trong câu chuyện tình Trương Chi, sự lãng mạn đã thăng hoa đến mức tận cùng của tình yêu đôi lứa. Tiếng sáo của Trương Chi đâu phải chỉ có mình Mỵ Nương nghe được. Nhưng ai rung cảm được tiếng nhạc lòng của Trương Chi bằng Mỵ Nương? Phải chi Trương Chi là Bá Nha, Mỵ Nương là Tử Kỳ thì chỉ đập cây đàn là xong. Nhưng Trương Chi không thể đập cây sáo rồi ra đi như Bá Nha. Vì ở Bá Nha chỉ là sự đồng điệu về nghệ thuật, không có người thưởng thức thì đàn ai nghe. Còn Trương Chi, thanh âm tiếng sáo chính là thanh âm của tâm hồn chàng; khi ngoại hình xấu xí trong con mắt thế nhân, không phải là con người đích thực trong chàng. Rung động với tiếng sáo của Trương Chi, chính là sự hòa nhập với tâm hồn Trương Chi. Nhưng oái oăm thay, người hiểu được lòng chàng và hòa nhập với tâm hồn chàng qua tiếng sáo lại là một giai nhân. Cho dù quyền quý cao sang, cha nàng với quyền uy tể tướng, có thừa khả năng để đưa chàng đánh cá nghèo thành một người có đầy thế lực. Nhưng quyền uy tể tướng, làm sao vượt được quyền năng của tạo hóa đã ghi dấu ấn trên thân hình xấu xí của chàng?
Nàng từ chối hòa nhập xác thân với nụ hôn trần thế. Đó là quyền của đời con gái, đây chính là một trong những tình tiết giàu chất nhân tính của chuyện tình Trương Chi, có nét tương ứng trong “Nhà thờ Đức Bà ở Paris” của Victor Huygo. Nhưng trong “Nhà thờ Đức Bà ở Paris” thì cô gái xinh đẹp người Bôhêmiêng đã chết, để hai người cùng chết bên nhau với tình yêu say đắm của Cadimodo. Còn ở chuyện tình Trương Chi thì chàng nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh đã chết. Chàng chết, vì đã mất đi một nửa linh hồn khi chợt thấy ở trong sự rung cảm của Mỵ Nương với cõi lòng chàng. Chàng chết, vì không thể đem lại hạnh phúc cho nàng với một ngoại hình xấu xí. Câu chuyện tình đến đây cũng đủ chất lãng mạn và cao thượng, hơn hẳn so với nhiều câu chuyện tình nổi tiếng cổ kim. Nhưng nếu chỉ có thế thì vẫn chưa thể xứng đáng với tầm vóc của một thời đại có nền văn hiến lâu nhất, so với các quốc gia trong lịch sử văn minh nhân loại.
Ở chuyện tình Trương Chi, chất lãng mạn đã được thăng hoa đến tận cùng, để ngàn đời sau – cho đến ngày tận thế – nhân loại sẽ không còn tạo dựng được một hình tượng hay hơn thế nữa. Cũng như tượng thần vệ nữ ở Milo, những điêu khắc gia đầy tài năng của nhân loại hiện nay, chưa ai lắp nổi cánh tay cho nàng. Đôi cánh tay trần thế, không thuộc về vẻ đẹp của thiên thần.
Chất lãng mạn trác tuyệt đưa chuyện tình Trương Chi vào cõi bất tử chính là ở đoạn cuối của câu chuyện.
Trương Chi đã chết, chàng không thể ở lại bến sông xưa để tiếp tục hòa nỗi cô đơn trong tiếng sáo, khi nửa mảnh hồn của chàng không thể hòa nhập ở cõi trần gian. Tình yêu Trương Chi đã dành cho Mỵ Nương, không phải để tìm sự hòa nhập xác thân với nụ hôn trần thế, mà là sự đồng cảm của tâm hồn. Cho nên dù thân xác tiêu tan, linh hồn Trương Chi – con người đích thực của chàng – đã kết thành khối ngọc đá bằng chính trái tim, như sẵn sàng thách thức với thiên thu, chờ đợi một sự khẳng định của nàng. Chàng nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh, từ lâu đã chỉ sống với chính nội tâm, con người đích thực cao khiết trong chàng. Lòng chàng không oán trách Mỵ Nương, như thế nhân không ít người lầm tưởng.
Nàng khóc; khi tiếng sáo của “một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ”(*) lại đến với cõi lòng nàng.
Nàng khóc; khi hình bóng con thuyền Trương Chi của ngày xưa, đã chở cả một mùa thu cùng với tiếng thu đến làm rung động tâm hồn trinh nữ trong nàng.
Vũ trụ như quay cuồng chao đảo. Trăng sao tàn úa.
Mỵ Nương - con gái quan tể tướng - mà phải sợ lấy một người nghèo ư? May thay! Công chúa Tiên Dung, người con gái ở tột đỉnh giàu sang lấy một anh chàng nghèo rớt mùng tơi, “cái khố không có mà mang” đã thanh minh cho nàng. Từ chân trời góc biển bên kia lục địa Á - Âu sau đó 2000 năm, đại văn hào Victor Hugo cũng không nỡ gán ghép khiên cưỡng mà cho cô gái Bôhêmiêng xinh đẹp lấy chàng Cadimodo gù, đã viết nên tác phẩm lãng mạn nổi tiếng thế giới và là niềm tự hào của nền văn học Pháp; đó là tác phẩm “Nhà thờ Đức Bà ở Paris”. Từ chối hợp hôn với một người đàn ông xấu xí tật nguyền, đó là quyền thiêng liêng của người phụ nữ; quyền của thiên chức làm mẹ mà thượng đế ban cho mỗi người nữ ở trần gian; để đảm bảo sự di truyền của giống nòi. Dù cho Mỵ Nương tìm thấy ở Trương Chi một sự hòa nhập tâm hồn, nhưng chàng quá xấu... không ai có thể trách nàng!
Tình yêu nam nữ không có sự hòa nhập xác thân nơi trần thế thì không có chất lứa đôi. Nhưng tác gia thời Hùng cũng như đại văn hào Victor Hugo đã tài tình tạo ra một hình tượng xấu xí của chàng trai, để khéo léo từ chối một sự hòa nhập thân xác đầy nhân tính; tình yêu đôi lứa trong tác phẩm chỉ còn lại phần tâm hồn. Đó là điều kiện để những thiên tài đưa chất lãng mạn đến sự rung cảm tế vi nhất trong tình yêu của con người. Với cõi tâm linh, ước mơ và sáng tạo là không giới hạn.
Trong “Nhà thờ Đức Bà ở Paris”, trái tim cô gái Bôhêmiêng chưa hề rung cảm trước mối tình của Cadimodo – đã đến với nàng bằng tình yêu tự nhiên đẹp nhất ở con người. Kết thúc câu chuyện, Cadimodo ôm xác người yêu cùng chết trong hầm mộ.
Nhưng trong câu chuyện tình Trương Chi, sự lãng mạn đã thăng hoa đến mức tận cùng của tình yêu đôi lứa. Tiếng sáo của Trương Chi đâu phải chỉ có mình Mỵ Nương nghe được. Nhưng ai rung cảm được tiếng nhạc lòng của Trương Chi bằng Mỵ Nương? Phải chi Trương Chi là Bá Nha, Mỵ Nương là Tử Kỳ thì chỉ đập cây đàn là xong. Nhưng Trương Chi không thể đập cây sáo rồi ra đi như Bá Nha. Vì ở Bá Nha chỉ là sự đồng điệu về nghệ thuật, không có người thưởng thức thì đàn ai nghe. Còn Trương Chi, thanh âm tiếng sáo chính là thanh âm của tâm hồn chàng; khi ngoại hình xấu xí trong con mắt thế nhân, không phải là con người đích thực trong chàng. Rung động với tiếng sáo của Trương Chi, chính là sự hòa nhập với tâm hồn Trương Chi. Nhưng oái oăm thay, người hiểu được lòng chàng và hòa nhập với tâm hồn chàng qua tiếng sáo lại là một giai nhân. Cho dù quyền quý cao sang, cha nàng với quyền uy tể tướng, có thừa khả năng để đưa chàng đánh cá nghèo thành một người có đầy thế lực. Nhưng quyền uy tể tướng, làm sao vượt được quyền năng của tạo hóa đã ghi dấu ấn trên thân hình xấu xí của chàng?
Nàng từ chối hòa nhập xác thân với nụ hôn trần thế. Đó là quyền của đời con gái, đây chính là một trong những tình tiết giàu chất nhân tính của chuyện tình Trương Chi, có nét tương ứng trong “Nhà thờ Đức Bà ở Paris” của Victor Huygo. Nhưng trong “Nhà thờ Đức Bà ở Paris” thì cô gái xinh đẹp người Bôhêmiêng đã chết, để hai người cùng chết bên nhau với tình yêu say đắm của Cadimodo. Còn ở chuyện tình Trương Chi thì chàng nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh đã chết. Chàng chết, vì đã mất đi một nửa linh hồn khi chợt thấy ở trong sự rung cảm của Mỵ Nương với cõi lòng chàng. Chàng chết, vì không thể đem lại hạnh phúc cho nàng với một ngoại hình xấu xí. Câu chuyện tình đến đây cũng đủ chất lãng mạn và cao thượng, hơn hẳn so với nhiều câu chuyện tình nổi tiếng cổ kim. Nhưng nếu chỉ có thế thì vẫn chưa thể xứng đáng với tầm vóc của một thời đại có nền văn hiến lâu nhất, so với các quốc gia trong lịch sử văn minh nhân loại.
Ở chuyện tình Trương Chi, chất lãng mạn đã được thăng hoa đến tận cùng, để ngàn đời sau – cho đến ngày tận thế – nhân loại sẽ không còn tạo dựng được một hình tượng hay hơn thế nữa. Cũng như tượng thần vệ nữ ở Milo, những điêu khắc gia đầy tài năng của nhân loại hiện nay, chưa ai lắp nổi cánh tay cho nàng. Đôi cánh tay trần thế, không thuộc về vẻ đẹp của thiên thần.
Chất lãng mạn trác tuyệt đưa chuyện tình Trương Chi vào cõi bất tử chính là ở đoạn cuối của câu chuyện.
Trương Chi đã chết, chàng không thể ở lại bến sông xưa để tiếp tục hòa nỗi cô đơn trong tiếng sáo, khi nửa mảnh hồn của chàng không thể hòa nhập ở cõi trần gian. Tình yêu Trương Chi đã dành cho Mỵ Nương, không phải để tìm sự hòa nhập xác thân với nụ hôn trần thế, mà là sự đồng cảm của tâm hồn. Cho nên dù thân xác tiêu tan, linh hồn Trương Chi – con người đích thực của chàng – đã kết thành khối ngọc đá bằng chính trái tim, như sẵn sàng thách thức với thiên thu, chờ đợi một sự khẳng định của nàng. Chàng nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh, từ lâu đã chỉ sống với chính nội tâm, con người đích thực cao khiết trong chàng. Lòng chàng không oán trách Mỵ Nương, như thế nhân không ít người lầm tưởng.
Nàng khóc; khi tiếng sáo của “một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ”(*) lại đến với cõi lòng nàng.
Nàng khóc; khi hình bóng con thuyền Trương Chi của ngày xưa, đã chở cả một mùa thu cùng với tiếng thu đến làm rung động tâm hồn trinh nữ trong nàng.
Vũ trụ như quay cuồng chao đảo. Trăng sao tàn úa.
“Trầm vút tiếng gió mưa…”
Cùng với tiếng gió vương
Nhìn thấy ngấn nước lấp lánh in bóng đò xưa
Đò ơi! …”(*)
Cùng với tiếng gió vương
Nhìn thấy ngấn nước lấp lánh in bóng đò xưa
Đò ơi! …”(*)
* Chú thích: Lời trong nhạc phẩm Trương Chi của Văn Cao
Một cảm xúc mãnh liệt, dâng tràn từ cõi mênh mang trong tâm hồn trinh nữ, kết tinh thành giọt lệ nhỏ xuống trái tim ngọc đá như muốn vĩnh hằng với thời gian. Hai tâm hồn hòa nhập. Trái tim Trương Chi tan đi, để lại cho thế nhân thiên bi diễm tình trác tuyệt, đưa tình yêu đôi lứa đến tận cõi bất tử của các thiên thần.
Đoạn cuối của câu chuyện tình đầy huyền ảo trong sự hư cấu nghệ thuật, đạt đến đỉnh cao nhất của thiên bi diễm tình trác tuyệt và rất giàu chất nhân bản. Chính chất huyễn hoặc, lãng mạn đạt đến tuyệt đỉnh trong chuyện tình Trương Chi, đã hóa giải được mâu thuẫn giữa những hình thái ý thức xã hội – dù biến thiên theo lịch sử – liên quan đến quan hệ nam nữ với tình yêu, mà trong “Nhà thờ Đức Bà ở Paris” một điển hình được ca ngợi về thể loại chuyện tình lãng mạn, đã không giải quyết được. Trong “Nhà Thờ Đức Bà ở Paris” Cadimodo đã chết theo người yêu, tuy giàu chất lãng mạn, nhưng không thể là một mẫu tình yêu của đời thường. Ngược lại, chính sự huyền ảo phi thực trong chuyện tình Trương Chi – thể hiện ở trái tim ngọc đá và giọt lệ thiên thu – đã đưa con người hướng tới một giá trị đích thực của tình yêu là sự hy sinh và hòa nhập tâm hồn, nhưng lại không thể chứng tỏ được bằng cái chết. Đây chính là chất nhân bản trác tuyệt của câu chuyện tình này. Bằng những hình tượng nghệ thuật, tác gia Lạc Việt đã chứng tỏ được chất lãng mạn tuyệt đỉnh và mơ ước trong tình yêu đôi lứa: sự hoà nhập của tâm hồn, chính là cõi huyền diệu trong “Mùa xuân vĩnh viễn“(*) của nhân loại.
Đoạn cuối của câu chuyện tình đầy huyền ảo trong sự hư cấu nghệ thuật, đạt đến đỉnh cao nhất của thiên bi diễm tình trác tuyệt và rất giàu chất nhân bản. Chính chất huyễn hoặc, lãng mạn đạt đến tuyệt đỉnh trong chuyện tình Trương Chi, đã hóa giải được mâu thuẫn giữa những hình thái ý thức xã hội – dù biến thiên theo lịch sử – liên quan đến quan hệ nam nữ với tình yêu, mà trong “Nhà thờ Đức Bà ở Paris” một điển hình được ca ngợi về thể loại chuyện tình lãng mạn, đã không giải quyết được. Trong “Nhà Thờ Đức Bà ở Paris” Cadimodo đã chết theo người yêu, tuy giàu chất lãng mạn, nhưng không thể là một mẫu tình yêu của đời thường. Ngược lại, chính sự huyền ảo phi thực trong chuyện tình Trương Chi – thể hiện ở trái tim ngọc đá và giọt lệ thiên thu – đã đưa con người hướng tới một giá trị đích thực của tình yêu là sự hy sinh và hòa nhập tâm hồn, nhưng lại không thể chứng tỏ được bằng cái chết. Đây chính là chất nhân bản trác tuyệt của câu chuyện tình này. Bằng những hình tượng nghệ thuật, tác gia Lạc Việt đã chứng tỏ được chất lãng mạn tuyệt đỉnh và mơ ước trong tình yêu đôi lứa: sự hoà nhập của tâm hồn, chính là cõi huyền diệu trong “Mùa xuân vĩnh viễn“(*) của nhân loại.
* Chú thích: Tên một tác phẩm điêu khắc về đề tài tình yêu nổi tiếng của Rodin, nhà iêu khắc Pháp.
Chuyện tình Trương Chi, một chuyện tình lãng mạn cổ kim chưa từng có, vĩnh viễn đứng ở đỉnh cao của Kim Tự Tháp những chuyện tình lãng mạn của nhân loại, đã chứng tỏ trí tuệ bậc thầy của các tác gia đời Hùng để lại cho thế nhân qua hàng thiên niên kỷ…
Mai ta chết dưới cội đào.
Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu
Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu
Phạm Thiên Thư
* *
Thời gian trôi đi... thế nhân ai hiểu được cho cõi lòng Trương Chi và tâm hồn trinh nữ trong nàng Mỵ Nương vĩnh hằng?
“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?”(*)
Hồn ở đâu bây giờ ?”(*)
* Chú thích: Lời trong bài thơ “Ông đồ già “ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
Đâu đây... từ quán cà phê cóc trên vỉa hè, có tiếng hát não nề vọng ra từ chiếc cassette cũ với cuộn băng đã nhão, đang ca bản “Giọt lệ đài trang”:
Ngày xưa ai lá ngọc cành vàng?
Ngày xưa ai quyền quý cao sang?
Em, chính em ngày xưa đó, đã xây đời lên tột đỉnh nhân gian.
Ngày xưa ai mến nhạc yêu đàn?
Ngày xưa ai nghệ sĩ lang thang?
Tôi, chính tôi ngày xưa đó, cũng đèo bòng mơ người đẹp lầu quan…
Ngày xưa ai quyền quý cao sang?
Em, chính em ngày xưa đó, đã xây đời lên tột đỉnh nhân gian.
Ngày xưa ai mến nhạc yêu đàn?
Ngày xưa ai nghệ sĩ lang thang?
Tôi, chính tôi ngày xưa đó, cũng đèo bòng mơ người đẹp lầu quan…
Không! Không phải đó là mối tình Trương Chi – Mỵ Nương. Đôi lứa đã thuộc về cõi bất tử, đâu còn ở trần gian để so sánh với tình yêu vượt biên giới của những nàng Bôhêmiêng thời đại đi theo chàng Cadimodo ra ngoại quốc. Trương Chi – Mỵ Nương không màng đến hòa nhập xác thân, của cải nào có ý nghĩa gì. Văn Cao, một nghệ sĩ tài năng tuyệt thế mà nhạc khúc Thiên Thai đã đưa linh hồn ông vào chốn vĩnh hằng ở cõi Bồng Lai. Ông không hề trách Mỵ Nương như chàng nghệ sĩ trách người đẹp đài trang. Ông trách thế nhân còn có mảnh đời phụ bạc, khi ông tìm thấy cảm hứng tuyệt vời ở “Chuyện tình Trương Chi”.
Đêm nay,
Dòng sông Thương dâng cao,
Mà ai hát dưới trăng ngà
Ngồi đây ta gõ ván thuyền,
Ta ca trái đất còn riêng ta,
Đàn đêm thâu.
Trách ai khinh nghèo quên nhau
Đôi lứa bên giang đầu
Người ra đi với cuộc phân ly
Đâu bóng thuyền Trương Chi?(*)
Dòng sông Thương dâng cao,
Mà ai hát dưới trăng ngà
Ngồi đây ta gõ ván thuyền,
Ta ca trái đất còn riêng ta,
Đàn đêm thâu.
Trách ai khinh nghèo quên nhau
Đôi lứa bên giang đầu
Người ra đi với cuộc phân ly
Đâu bóng thuyền Trương Chi?(*)
* Chú thích: Lời trong nhạc phẩm Trương Chi của Văn Cao
Phần 1
Những hình ảnh này đã đẩy không gian hình thành câu chuyện vào giai đoạn tối cổ khi thiên nhiên vừa là cuộc sống, vừa là sự sợ hãi của con người.
Ngoài những hình ảnh tương đồng dễ đi đến ngộ nhận nguồn gốc từ nước ngoài, thì truyện Thạch Sanh có những nét đặc thù của người Lạc Việt về nội dung lẫn hình ảnh nhân vật. Trước hết, đó là hình ảnh rất ấn tượng của Thạch Sanh: ở trần đóng khố với cái rìu, vừa là công cụ sinh nhai vừa là vũ khí chiến đấu của chàng. May mắn thay! Với bao thăng trầm của lịch sử, câu chuyện cổ tích đầy nhân bản của dân Lạc Việt vẫn không mất đi hình ảnh độc đáo của nó, đó chính là cái rìu. Có một số truyện cổ tích thần thoại khác trên thế giới – xuất hiện vào thời kỳ mà con người không còn chỉ đấu tranh với thiên nhiên mà là với chính con người – thì cũng có hình ảnh chiếc búa, người em được sinh ra từ bà dì ghẻ của cái rìu. Nhưng cái búa trong những truyện thần thoại khác, thuần túy chỉ là vũ khí chiến đấu, chứ không kiêm một công cụ sinh hoạt như Thạch Sanh (thí dụ như truyện “Phá núi cứu mẹ” của Trung Quốc, hoặc hình ảnh cái búa của ông Thiên Lôi trong thần thoại Việt Nam và Trung Quốc). Về hình tượng cái rìu của Thạch Sanh – liên quan đến thời kỳ lập quốc – là hình ảnh lúc khai sơn phá thạch của người Lạc Việt. Xin bạn đọc xem một đoạn trích dẫn sau đây của các nhà nghiên cứu Việt Nam hiện đại, được trích dẫn trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (sách đã dẫn).
Ngoài những hình ảnh tương đồng dễ đi đến ngộ nhận nguồn gốc từ nước ngoài, thì truyện Thạch Sanh có những nét đặc thù của người Lạc Việt về nội dung lẫn hình ảnh nhân vật. Trước hết, đó là hình ảnh rất ấn tượng của Thạch Sanh: ở trần đóng khố với cái rìu, vừa là công cụ sinh nhai vừa là vũ khí chiến đấu của chàng. May mắn thay! Với bao thăng trầm của lịch sử, câu chuyện cổ tích đầy nhân bản của dân Lạc Việt vẫn không mất đi hình ảnh độc đáo của nó, đó chính là cái rìu. Có một số truyện cổ tích thần thoại khác trên thế giới – xuất hiện vào thời kỳ mà con người không còn chỉ đấu tranh với thiên nhiên mà là với chính con người – thì cũng có hình ảnh chiếc búa, người em được sinh ra từ bà dì ghẻ của cái rìu. Nhưng cái búa trong những truyện thần thoại khác, thuần túy chỉ là vũ khí chiến đấu, chứ không kiêm một công cụ sinh hoạt như Thạch Sanh (thí dụ như truyện “Phá núi cứu mẹ” của Trung Quốc, hoặc hình ảnh cái búa của ông Thiên Lôi trong thần thoại Việt Nam và Trung Quốc). Về hình tượng cái rìu của Thạch Sanh – liên quan đến thời kỳ lập quốc – là hình ảnh lúc khai sơn phá thạch của người Lạc Việt. Xin bạn đọc xem một đoạn trích dẫn sau đây của các nhà nghiên cứu Việt Nam hiện đại, được trích dẫn trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (sách đã dẫn).
Về ý nghĩa của tộc danh Việt lâu nay một số người thường dựa trên dạng Hán tự hiện đại có chứa bộ “tẩu” của chữ này để giải thích rằng Việt nghĩa là chạy, vượt. Thực ra chữ Việt trong Hán tự đã trải qua nhiều cách viết rất khác nhau - đây là một tên gọi có từ lâu đời (họ Việt Thường, chủng Bách Việt được nhắc tới trong sử Bắc từ rất sớm).
Theo Bình Nguyên Lộc (1971: 154-157, 784-787), Việt vốn là tên gọi một loại công cụ kiêm vũ khí rất đặc thù của người (tiền) Việt cổ: cái rìu. Khảo cổ học đã tìm được ở khắp nơi trong địa bàn cư trú của người tiền Việt cổ rất nhiều loại rìu với các chất liệu khác nhau (đá, đồng, sắt); ở khu vực của người Indonesia là rìu đá có tay cầm (= có vai, xem hình 3.2a); ở khu vực của người Nam Á (Bách Việt) là các loại rìu đồng hình tứ giác (hình 3.2b), rìu đồng lưỡi xéo (hình 3.2c). Trong ngôn ngữ Nam Á cổ đại, rìu có lẽ đã được phát âm là yịt hoặc một âm gì đó tương tự (3) (các truyền thuyết Mường vẫn gọi vua Việt là vua Yịt (Dịt) hay Yịt Yàng (Dịt Dàng). Khi tiếp xúc với người phương Nam, tổ tiên người Hán với tính cách du mục vốn có đã rất chú ý đến loại công cụ có thể dùng như vũ khí này, coi nó là đặc trưng quan trọng của người phương Nam nên đã gọi họ là bọn Rìu; Yịt được phiên âm theo tiếng Hán cổ, rồi tiếng Hán lại phiên trở lại theo cách đọc Hán - Việt thành Việt. Chính cái vật thật là cái rìu lưỡi xéo có cán (hình 3.2d-e) đã là nguyên mẫu để tổ tiên người Trung Hoa khi tiếp xúc với phương Nam, đã mô phỏng theo đó mà tạo nên chữ “Việt” nguyên thủy (hình 3.2f). Còn trong tiếng Việt, chữ Yịt nguyên thủy đã trải qua nhiều biến đổi ngữ âm để có được bộ mặt của chữ “rìu” hiện nay cùng với cả một họ các từ gần nghĩa: rìu, rèn, rào, dao, rựa ... bên cạnh đó cho đến gần đây vẫn có một chữ “Việt” với tư cách danh từ chung có nghĩa là rìu; nó xuất hiện trong kết hợp phủ việt (phủ = búa, việt = rìu).
Đến thời Khổng tử, chữ “Việt” vẫn còn giữ được ký hiệu tượng hình cho cái rìu; ngoài ra nó còn được bổ sung thêm một nét đặc trưng quan trọng nữa là bộ mễ để chỉ dân trồng lúa (Kim Định 1970: 60-61, 82). Ngay cả chữ “Việt” hiện thời cũng còn giữ được dấu vết của “cái rìu” đó qua sự hiện diện của bộ thích. Theo Vệ Tụ Hiền trong “Ngô Việt thích danh thuyết” thì chữ (Việt, tên dân tộc) chính là chữ (Việt) chỉ cái rìu búa. Ở lưu vực sông Hoàng Hà, ngay trong các di chỉ thời đồ đá mới cũng chưa phát hiện được búa rìu ... Nó là do dân tộc xưa ở Triết Giang phát minh ra ... Chữ (Việt) thời cổ là tượng hình cái búa. Nước Việt vì sản xuất ra búa (rìu) nên lấy làm tên gọi” (dẫn theo Trần Quốc Vượng - Hà Văn Tấn 1960:193).
Theo Bình Nguyên Lộc (1971: 154-157, 784-787), Việt vốn là tên gọi một loại công cụ kiêm vũ khí rất đặc thù của người (tiền) Việt cổ: cái rìu. Khảo cổ học đã tìm được ở khắp nơi trong địa bàn cư trú của người tiền Việt cổ rất nhiều loại rìu với các chất liệu khác nhau (đá, đồng, sắt); ở khu vực của người Indonesia là rìu đá có tay cầm (= có vai, xem hình 3.2a); ở khu vực của người Nam Á (Bách Việt) là các loại rìu đồng hình tứ giác (hình 3.2b), rìu đồng lưỡi xéo (hình 3.2c). Trong ngôn ngữ Nam Á cổ đại, rìu có lẽ đã được phát âm là yịt hoặc một âm gì đó tương tự (3) (các truyền thuyết Mường vẫn gọi vua Việt là vua Yịt (Dịt) hay Yịt Yàng (Dịt Dàng). Khi tiếp xúc với người phương Nam, tổ tiên người Hán với tính cách du mục vốn có đã rất chú ý đến loại công cụ có thể dùng như vũ khí này, coi nó là đặc trưng quan trọng của người phương Nam nên đã gọi họ là bọn Rìu; Yịt được phiên âm theo tiếng Hán cổ, rồi tiếng Hán lại phiên trở lại theo cách đọc Hán - Việt thành Việt. Chính cái vật thật là cái rìu lưỡi xéo có cán (hình 3.2d-e) đã là nguyên mẫu để tổ tiên người Trung Hoa khi tiếp xúc với phương Nam, đã mô phỏng theo đó mà tạo nên chữ “Việt” nguyên thủy (hình 3.2f). Còn trong tiếng Việt, chữ Yịt nguyên thủy đã trải qua nhiều biến đổi ngữ âm để có được bộ mặt của chữ “rìu” hiện nay cùng với cả một họ các từ gần nghĩa: rìu, rèn, rào, dao, rựa ... bên cạnh đó cho đến gần đây vẫn có một chữ “Việt” với tư cách danh từ chung có nghĩa là rìu; nó xuất hiện trong kết hợp phủ việt (phủ = búa, việt = rìu).
Đến thời Khổng tử, chữ “Việt” vẫn còn giữ được ký hiệu tượng hình cho cái rìu; ngoài ra nó còn được bổ sung thêm một nét đặc trưng quan trọng nữa là bộ mễ để chỉ dân trồng lúa (Kim Định 1970: 60-61, 82). Ngay cả chữ “Việt” hiện thời cũng còn giữ được dấu vết của “cái rìu” đó qua sự hiện diện của bộ thích. Theo Vệ Tụ Hiền trong “Ngô Việt thích danh thuyết” thì chữ (Việt, tên dân tộc) chính là chữ (Việt) chỉ cái rìu búa. Ở lưu vực sông Hoàng Hà, ngay trong các di chỉ thời đồ đá mới cũng chưa phát hiện được búa rìu ... Nó là do dân tộc xưa ở Triết Giang phát minh ra ... Chữ (Việt) thời cổ là tượng hình cái búa. Nước Việt vì sản xuất ra búa (rìu) nên lấy làm tên gọi” (dẫn theo Trần Quốc Vượng - Hà Văn Tấn 1960:193).
Chú thích trong sách đã dẫn: Ở đây không đi vào những chi tiết kỹ thuật vốn phụ thuộc về bộ môn ngữ học gọi là ngữ âm học lịch sử.
Qua đoạn trích dẫn trên, bạn đọc dễ dàng liên hệ với xuất xứ của truyện Thạch Sanh; không thể bắt đầu từ thời hưng quốc (Đinh, Lê, Lý, Trần), càng không thể bắt đầu từ thời Bắc thuộc. Hình ảnh cái rìu của Thạch Sanh chứng tỏ: câu chuyện có xuất xứ ngay từ buổi đầu lập quốc. Tính huyền thoại cổ tích trong truyện Thạch Sanh, chứng tỏ người Lạc Việt đã xuất hiện từ thời xa xưa, tương tự hoặc hơn hẳn các quốc gia cổ đại thuộc các nền văn minh khác thể hiện qua các truyện cổ tích của họ.
Cây đàn Thạch Sanh
Một hình tượng giàu chất đạo lý và nhân bản
Một hình tượng giàu chất đạo lý và nhân bản
Nếu cái rìu và cái khố là những nét đặc trưng của y phục và công cụ trong lúc làm việc của người Lạc Việt buổi đầu lập quốc, thì niêu cơm nhỏ bé và cây đàn thần là biểu tượng sinh động nhất của một cuộc sống vật chất khiêm tốn và tâm hồn phong phú của người Lạc Việt, trong giai đoạn phát triển toàn diện của xã hội Văn Lang. Một thông điệp đầy đạo lý của ông cha cho đời sau – qua hình tượng của niêu cơm bé nhỏ – đã khuyến cáo một sự tiết độ cần có, mặc dù khả năng của nó là không giới hạn. Đây là một hình tượng mang tính minh triết của nền văn minh Lạc Việt: Tính tiết độ làm nên sự phú túc cho cuộc đời.
Nhưng chính hình tượng cây đàn thần với thanh âm huyền diệu của Thạch Sanh, mới thực sự thể hiện chất lãng mạn độc đáo giầu chất nhân bản và sự kỳ diệu đạt đến tuyệt đỉnh của câu chuyện này.
Trong tất cả những truyền thuyết, huyền thoại của các dân tộc trên thế giới hầu như không thiếu những hình ảnh những thanh âm huyền diệu. Từ tiếng sáo của Lộng Ngọc – Tiêu Sử trong Đông Chu liệt quốc, hay như tiếng đàn tài tử của Tư Mã Tương Như với khúc Phượng Cầu Hoàng làm xiêu lòng Trác Văn Quân. Có thể giới thiệu với bạn đọc những thanh âm huyền thoại đã đi vào lịch sử, như: tiếng địch u hoài của Trương Lương trên dòng Ô Giang, khiến lòng quân Sở phải tan nát, người đẹp Ngu Cơ tự sát, anh hùng Hạng Võ phải rơi đầu; hay cung đàn đầy khí phách của Khổng Minh, khiến Tư Mã Ý phải quay đầu chạy trốn trong trận Nhai Đình; hoặc tiếng sáo bi phẫn của Cao Tiệm Ly bên dòng Dịch Thủy làm cho những anh hùng Yên quốc phải rơi lệ, uất khí vương trắng trời xanh... Tiếc thay, tất cả những thanh âm huyền thoại đó, đều là những giai điệu hòa chất lãng mạn, nhưng đầy bi tráng trong cuộc đấu tranh sắt máu của con người với chính con người trong lịch sử.
Nhưng trong tiếng đàn của Thạch Sanh – thuộc về nền văn minh Lạc Việt – là tiếng đàn duy nhất trong những huyền thoại về tiếng đàn, thể hiện tình yêu bao la của con người với chính con người. Những thanh âm huyền diệu của cây đàn thần qua tâm hồn thánh thiện của Thạch Sanh, chan hòa niềm ước mơ về một cuộc sống mà trong đó con người đồng cảm với nhau trong tình nhân ái. Cung bậc của những thanh âm vi diệu này đã bày tỏ được nỗi oan khiên, chứng minh cho công lý.
Chất lãng mạn trác tuyệt đạt đến tuyệt đỉnh ở câu truyện cổ tích thần thoại Lạc Việt, chính là hình tượng thanh âm chứa đầy tình nhân ái đã hóa giải được chiến tranh với 18 nước chư hầu. Thanh âm thiên thần ấy là của niềm mơ ước vươn tới sự tuyệt mỹ của những giá trị nghệ thuật – sự tột cùng của vẻ đẹp cuộc sống – sẽ đạt tới những rung cảm vi diệu trong cõi tâm linh sâu lắng nhất của con người. Tiếng đàn đã khơi dậy từ nguồn cội tâm linh tình yêu cuộc sống và con người – hành trang mà tạo hoá đã ban cho mỗi con người từ thuở hồng hoang của nhân loại. Những chiến binh kiêu hùng, đã buông vũ khí để trở về với giá trị đích thực của cuộc sống; đó là sự sống trong thanh bình và lòng nhân ái. Đây cũng là chân giá trị của nền văn hiến Văn Lang. Hình tượng sáng tạo độc đáo của tác gia Lạc Việt trong chuyện Thạch Sanh, đã làm nên sự khác biệt và không hề có dị bản gần gũi trong các truyện cổ tích khác trên thế giới.
Một giá trị độc đáo nữa của câu chuyện thần thoại từ nền văn minh Lạc Việt là đã đặt trong tâm hồn con người – một cách tự nhiên như hơi thở – chất lãng mạn của thiên thần khi mơ ước: những giá trị nghệ thuật – đỉnh cao của văn hoá nhân loại – sẽ hoá giải được nỗi đau khổ lớn nhất mà con người tự gây ra cho mình, đó là chiến tranh. Đây cũng là bức thông điệp của tiếng đàn Thạch Sanh chuyển tải cho mai sau. Và đó cũng là giá trị của nền văn hiến Văn Lang – nhà nước đầu tiên được hình thành gần 5000 năm về trước, kể từ thời Hùng Vương thứ I. Ngoài giá trị nghệ thuật, tiếng đàn Thạch Sanh – qua hình tượng lãng mạn trong câu truyện đầy huyền thoại này – còn mang một giá trị minh triết về thanh âm chính là cội nguồn của tư duy và tình cảm con người. Nền khoa học hiện đại ngày càng nhận ra rằng: chính thanh âm có tác động đến tư duy và tình cảm con người. Những thông tin đầu tiên mà con người chuyển tải cho nhau trước khi có chữ viết, chính là âm thanh.
Phải chăng, xã hội Văn Lang đã đạt tới một đỉnh cao về nghệ thuật và giá trị của thanh âm, để làm nền tảng cho ước mơ lãng mạn đầy chất thiên thần trong câu chuyện Thạch Sanh?
Nhưng chính hình tượng cây đàn thần với thanh âm huyền diệu của Thạch Sanh, mới thực sự thể hiện chất lãng mạn độc đáo giầu chất nhân bản và sự kỳ diệu đạt đến tuyệt đỉnh của câu chuyện này.
Trong tất cả những truyền thuyết, huyền thoại của các dân tộc trên thế giới hầu như không thiếu những hình ảnh những thanh âm huyền diệu. Từ tiếng sáo của Lộng Ngọc – Tiêu Sử trong Đông Chu liệt quốc, hay như tiếng đàn tài tử của Tư Mã Tương Như với khúc Phượng Cầu Hoàng làm xiêu lòng Trác Văn Quân. Có thể giới thiệu với bạn đọc những thanh âm huyền thoại đã đi vào lịch sử, như: tiếng địch u hoài của Trương Lương trên dòng Ô Giang, khiến lòng quân Sở phải tan nát, người đẹp Ngu Cơ tự sát, anh hùng Hạng Võ phải rơi đầu; hay cung đàn đầy khí phách của Khổng Minh, khiến Tư Mã Ý phải quay đầu chạy trốn trong trận Nhai Đình; hoặc tiếng sáo bi phẫn của Cao Tiệm Ly bên dòng Dịch Thủy làm cho những anh hùng Yên quốc phải rơi lệ, uất khí vương trắng trời xanh... Tiếc thay, tất cả những thanh âm huyền thoại đó, đều là những giai điệu hòa chất lãng mạn, nhưng đầy bi tráng trong cuộc đấu tranh sắt máu của con người với chính con người trong lịch sử.
Nhưng trong tiếng đàn của Thạch Sanh – thuộc về nền văn minh Lạc Việt – là tiếng đàn duy nhất trong những huyền thoại về tiếng đàn, thể hiện tình yêu bao la của con người với chính con người. Những thanh âm huyền diệu của cây đàn thần qua tâm hồn thánh thiện của Thạch Sanh, chan hòa niềm ước mơ về một cuộc sống mà trong đó con người đồng cảm với nhau trong tình nhân ái. Cung bậc của những thanh âm vi diệu này đã bày tỏ được nỗi oan khiên, chứng minh cho công lý.
Chất lãng mạn trác tuyệt đạt đến tuyệt đỉnh ở câu truyện cổ tích thần thoại Lạc Việt, chính là hình tượng thanh âm chứa đầy tình nhân ái đã hóa giải được chiến tranh với 18 nước chư hầu. Thanh âm thiên thần ấy là của niềm mơ ước vươn tới sự tuyệt mỹ của những giá trị nghệ thuật – sự tột cùng của vẻ đẹp cuộc sống – sẽ đạt tới những rung cảm vi diệu trong cõi tâm linh sâu lắng nhất của con người. Tiếng đàn đã khơi dậy từ nguồn cội tâm linh tình yêu cuộc sống và con người – hành trang mà tạo hoá đã ban cho mỗi con người từ thuở hồng hoang của nhân loại. Những chiến binh kiêu hùng, đã buông vũ khí để trở về với giá trị đích thực của cuộc sống; đó là sự sống trong thanh bình và lòng nhân ái. Đây cũng là chân giá trị của nền văn hiến Văn Lang. Hình tượng sáng tạo độc đáo của tác gia Lạc Việt trong chuyện Thạch Sanh, đã làm nên sự khác biệt và không hề có dị bản gần gũi trong các truyện cổ tích khác trên thế giới.
Một giá trị độc đáo nữa của câu chuyện thần thoại từ nền văn minh Lạc Việt là đã đặt trong tâm hồn con người – một cách tự nhiên như hơi thở – chất lãng mạn của thiên thần khi mơ ước: những giá trị nghệ thuật – đỉnh cao của văn hoá nhân loại – sẽ hoá giải được nỗi đau khổ lớn nhất mà con người tự gây ra cho mình, đó là chiến tranh. Đây cũng là bức thông điệp của tiếng đàn Thạch Sanh chuyển tải cho mai sau. Và đó cũng là giá trị của nền văn hiến Văn Lang – nhà nước đầu tiên được hình thành gần 5000 năm về trước, kể từ thời Hùng Vương thứ I. Ngoài giá trị nghệ thuật, tiếng đàn Thạch Sanh – qua hình tượng lãng mạn trong câu truyện đầy huyền thoại này – còn mang một giá trị minh triết về thanh âm chính là cội nguồn của tư duy và tình cảm con người. Nền khoa học hiện đại ngày càng nhận ra rằng: chính thanh âm có tác động đến tư duy và tình cảm con người. Những thông tin đầu tiên mà con người chuyển tải cho nhau trước khi có chữ viết, chính là âm thanh.
Phải chăng, xã hội Văn Lang đã đạt tới một đỉnh cao về nghệ thuật và giá trị của thanh âm, để làm nền tảng cho ước mơ lãng mạn đầy chất thiên thần trong câu chuyện Thạch Sanh?
Phần 2
Qua những bức tranh dân gian của làng Đông Hồ, bạn đọc lại thấy hình ảnh đặc thù quen thuộc từ thời Hùng Vương. Đó là con Cóc, một biểu tượng cho nền văn minh chữ viết của Văn Lang; con Rùa biểu tượng cho phương tiện chuyển tải chữ viết ở thời kỳ đầu lập quốc (“giống rùa lớn thường chỉ thấy ở sông Dương Tử”, như học giả Nguyễn Hiến Lê đã viết trong tác phẩm “Sử Trung Quốc” của ông). Hình ảnh trong tranh chú bé ôm Rùa, ôm Cóc là những hình tượng rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam. Có thể nói rằng: khó có thể chứng minh được những hình ảnh này đã xuất hiện đâu dó từ một nền văn hoá khác; hoặc có thể chứng minh được rằng: những hình tượng này xuất hiện từ thời Việt Nam hưng quốc. Hay nói một cách khác: nội dung và những hình tượng này đã có từ một thời rất xa xưa: Thời Hùng Vương, cội nguồn của văn hoá Việt Nam. Nội dung của những bức tranh Lạc Việt này, ngoài việc thể hiện những giá trị đạo lý và mơ ước của con người, còn thể hiện sự hoà nhập giữa con người và thiên nhiên qua hình ảnh những đứa trẻ bụ bẫm – thể hiện sự phú túc và tính thơ ngây thiên thần – với những sinh vật gần gũi trong cuộc sống.
Chăn Trâu Trời xanh trong tiếng sáoTranh dân gian làng Đông Hồ |
Chúng ta cũng có thể tìm thấy ý tưởng đầy trí tuệ và nhân bản này qua bức tranh “Chăn trâu”, cũng của làng tranh Đông Hồ. Qua hình ảnh: chú bé vô tư, ngồi đè lên những bông sen trên lưng trâu, say sưa thả hồn theo tiếng sáo; con trâu (không hề có sự ràng buộc của dây vàm) ngóc đầu lên như muốn đồng cảm với con người. Bạn đọc có thể tìm thấy trong bức tranh này một nội dung mang tính minh triết của Phật giáo: tính phá chấp (ngồi đè lên bông sen), sự chế ngự bản ngã (cưỡi trâu) và sự hoà nhập chân tính của con người với thiên nhiên. Nhưng từ một góc độ khác, người viết cho rằng bức tranh“Chăn trâu” không xuất phát từ ý tưởng Phật giáo, mà mang một giá trị minh triết từ nền văn minh Lạc Việt. Hình tượng chiếc lá sen che trên đầu chú bé giống hình tượng của cây nêu: sự vươn lên dẫn tới hoà nhập hoàn toàn với thiên nhiên; tức là đạt tới bản thể của Tạo hoá. Lời chú thích trong tranh minh hoạ cho ý tưởng này :“Thiên thanh lộng suy địch“; tức là “Trời xanh trong tiếng sáo“. Phải chăng tính minh triết Phật học có sự gần gũi với tính minh triết trong xã hội Lạc Việt cổ, nên có thể có sự giải thích riêng cho cùng một hình tượng nghệ thuật?
Những bức tranh dân gian của trẻ em Lạc Việt mua về dán đầy tường chơi trong những ngày Tết. Với màu sắc sặc sỡ vui mắt, hình ảnh và nội dung trực tiếp của những bức tranh dân gian Việt Nam mang tính giáo dục những giá trị nhân bản, đạo lý và khuyến khích vươn tới những mục đích của con người trong xã hội đương thời: lễ trí, nhân nghĩa, phú quí, vinh hoa; hoặc tính vui sống trong lao động và sự yên bình. Nhưng hàm nghĩa sâu xa của những bức tranh dân gian Việt Nam lại mang đầy tính minh triết của văn hoá Đông phương về những ước mơ thánh thiện của con người.
Lễ Trí Tranh dân gian Đông Hồ
Trong tranh “Lễ trí”, qua hình tượng con rùa – phương tiện chuyển tải tri thức dưới thời Hùng Vương vào thời kỳ đầu lập quốc – chính là biểu tượng của sách học. Phải chăng, ý tưởng “Tiên học lễ” bắt đầu từ nền văn minh Lạc Việt?
Nhân nghĩa Tranh dân gian Đông Hồ
Trong tranh “Nhân nghĩa”, hình tượng con cóc chính là biểu tượng của người thày của chú bé (“Thầy đồ Cóc”, vì chỉ có Cóc mới có chữ Khoa đẩu – nòng nọc – để dạy cho đời). Phải chăng những ý niệm về “Tôn sư trọng đạo”, “Tiên học lễ, hậu học văn” của Nho giáo, chính là những ý tưởng đã có từ lâu trong thời Hùng Vương? Bởi vì hình tượng con Cóc và con Rùa bắt đầu và thuộc về nền văn minh Văn Lang. Những dấu ấn của nền văn minh Văn Lang còn đâu đó trong những trò chơi trẻ em lưu truyền trong dân gian, như: Ô ăn quan, Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ … như là một sự giáo dục, đào tạo những thế hệ tiếp nối nền văn minh đã một thời kỳ vĩ. Chính từ nền giáo dục nhân bản ấy, đã tạo nên những thế hệ tiếp nối duy trì nền văn hiến Văn Lang với một bề dầy thời gian gần 3000 năm trong lịch sử loài người.
Ông Khiết và chòm sao Tiểu Hung Tinh Biểu tượng của nền văn minh Khoa Đẩu và tri kiến vũ trụ quan kỳ vĩ
Phần 3
Đây là lúc Âu Lạc thay thế thời Hùng Vương thứ XVIII – chi tộc cuối cùng lãnh đạo một nước Văn Lang tôn trọng những giá trị nhân bản. Sự thay thế trong hòa bình này, đã tạo ra một sự tiếp nối văn hóa và để lại một tác phẩm văn học bất hủ còn truyền lại đến tận bây giờ. Đó là chuyện tình “Mỵ Châu - Trọng Thủy”. Đây là một tác phẩm văn học được hư cấu dựa trên bối cảnh lịch sử về cuộc chiến Nam Việt - Âu Lạc.
Từ trước đến nay, chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy vẫn được coi là truyền thuyết lịch sử đã thần thoại hóa. Vì vậy, câu chuyện này vẫn được các sử gia quan tâm khai thác về những đề tài lịch sử liên quan đến thời kỳ An Dương Vương – Nam Việt. Đó là nguyên nhân dẫn đến một số sai lầm lịch sử thời kỳ này. Xin thí dụ như sau: trong Đại Việt sử lược (tức Việt sử lược, dịch giả Nguyễn Gia Tường, hiệu đính Nguyễn Khắc Thuần - sách đã dẫn) trong phần chú thích 37 được ghi như sau:
Từ trước đến nay, chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy vẫn được coi là truyền thuyết lịch sử đã thần thoại hóa. Vì vậy, câu chuyện này vẫn được các sử gia quan tâm khai thác về những đề tài lịch sử liên quan đến thời kỳ An Dương Vương – Nam Việt. Đó là nguyên nhân dẫn đến một số sai lầm lịch sử thời kỳ này. Xin thí dụ như sau: trong Đại Việt sử lược (tức Việt sử lược, dịch giả Nguyễn Gia Tường, hiệu đính Nguyễn Khắc Thuần - sách đã dẫn) trong phần chú thích 37 được ghi như sau:
Triệu Văn Vương: con của Trọng Thủy lên ngôi năm Ất Tỵ (136 trước Công nguyên), ở ngôi 12 năm, hưởng thọ 52 tuổi.
Nhưng cũng trong cuốn sách này phần chú thích 26 lại ghi:
“Đại Việt sử ký toàn thư” cùng nhiều tư liệu khác chép rằng Thục An Dương Vương lên ngôi năm Giáp Thìn và đến năm Quý Tỵ thì dứt (257 - 208 trước Công nguyên) ở ngôi 50 năm. Nhưng có nhiều chuyên gia sử học hiện đại cho rằng Thục An Dương Vương chỉ trị vì từ năm 208 đến năm 179 trước Công nguyên. Như vậy chỉ ở ngôi được 30 năm.
So sánh tuổi thọ của Triệu Văn Vương lên ngôi từ năm 136 trước Công nguyên, ở ngôi 12 năm, thọ 52 tuổi tức là ngài sinh vào năm 176 trước Công nguyên. Trong khi đó nếu cho rằng các chuyên gia sử học hiện đại đã đúng về niên đại Âu Lạc mất nước, tức là vào năm 179, thì Mỵ Châu và Trọng Thủy không thể sống để sinh Triệu Văn Vương (theo truyền thuyết thì đã chết khi kết thúc trận chiến, tức là chết trước khi sanh Triệu Văn Vương 3 năm?). Chưa nói đến thời điểm của sử cũ thì Mỵ Châu – Trọng Thủy chết trước khi sinh Triệu Văn Vương là 32 năm (?). Sai lầm này không phải chỉ ở phần chú thích trong sách nói trên, mà còn được lặp lại ở một số sách khác. Đương nhiên không thể coi đây là sự nhầm lẫn vì lỗi chính tả.
Hoặc cũng trong cuốn Đại Việt sử lược này, tác giả khuyết danh đã viết:
Hoặc cũng trong cuốn Đại Việt sử lược này, tác giả khuyết danh đã viết:
Lúc bấy giờ An Dương Vương có thần nhân là Cao Lỗ chế tạo được cái nỏ liễu bắn một phát ra mười mũi tên, dạy quân lính muôn người.
Võ Hoàng biết vậy bèn sai con là Thủy xin sang làm con tin để thông hiếu.
Sau nhà vua đãi Cao Lỗ hơi bạc bẽo.
Cao Lỗ bỏ đi, con gái là Mỵ Châu lại cùng với Thủy tư thông. Thủy phỉnh Mỵ Châu mong được xem cái nỏ thần, nhân phá hư cái lẫy nỏ rồi sai người trình báo với Võ Hoàng. Võ Hoàng lại cất binh sang đánh. Quân kéo đến, vua An Dương Vương lại như xưa là dùng nỏ thần
thì nó đã hư gãy, quân lính đều tan rã. Võ Hoàng nhân đó mà đánh phá, nhà vua ngậm cái sừng tê đi xuống nước. Mặt nước cũng vì ngài mà rẽ ra.
Đất nước vì thế mà thuộc nhà Triệu.
Võ Hoàng biết vậy bèn sai con là Thủy xin sang làm con tin để thông hiếu.
Sau nhà vua đãi Cao Lỗ hơi bạc bẽo.
Cao Lỗ bỏ đi, con gái là Mỵ Châu lại cùng với Thủy tư thông. Thủy phỉnh Mỵ Châu mong được xem cái nỏ thần, nhân phá hư cái lẫy nỏ rồi sai người trình báo với Võ Hoàng. Võ Hoàng lại cất binh sang đánh. Quân kéo đến, vua An Dương Vương lại như xưa là dùng nỏ thần
thì nó đã hư gãy, quân lính đều tan rã. Võ Hoàng nhân đó mà đánh phá, nhà vua ngậm cái sừng tê đi xuống nước. Mặt nước cũng vì ngài mà rẽ ra.
Đất nước vì thế mà thuộc nhà Triệu.
Điều này đã chứng tỏ rằng tác giả Đại Việt sử lược (Việt sử lược) cũng đã coi chuyện tình “Mỵ Châu – Trọng Thủy” như là một truyền thuyết lịch sử, thể hiện ở yếu tố nỏ thần. Nhưng rất tiếc câu chuyện này đã bị tác giả Việt sử lược cắt xén thô bạo, có tính hạ thấp giá trị của Mỵ Châu, nên cố tình bỏ đi đoạn đầu và đoạn cuối của truyền thuyết: đó là việc cầu hôn của Triệu Đà cho Trọng Thủy lấy Mỵ Châu và hình ảnh Trọng Thủy ôm xác Mỵ Châu tự tử.
May mắn thay, tri kiến của tác giả Việt sử lược không qua được sự hiểu biết bậc thầy của tác gia Lạc Việt khi kiến tạo câu chuyện. Cho nên sự cắt xén thô bạo và xuyên tạc sự thật đã tạo nên một sự gán ghép khiên cưỡng, trong việc đưa hình ảnh nỏ thần bên cạnh sự ngây thơ của công chúa Mỵ Châu (bởi vì làm gì có nỏ thần trên thực tế). Nếu bạn đọc chú ý một chút thì ở trên: Thần nhân Cao Lỗ chế tạo được cái nỏ liễu bắn một phát ra mười mũi tên; ở dưới thì đã biến thành cái “nỏ thần”.Nhưng từ một cách nhìn với thời gian hình thành tính bằng thiênniên kỷ, cho rằng: Chuyện tình “Mỵ Châu – Trọng Thủy” là một truyền thuyết lịch sử, đã tạo ra những mâu thuẫn không thể lý giải. Đây cũng là nguyên nhân gây ra sự tam sao thất bản cho một tác phẩm văn học nổi tiếng, do những mâu thuẫn giữa tính hư cấu trong văn học và thực tế lịch sử. Do đó, trước khi phân tích chuyện tình “Mỵ Châu – Trọng Thủy” với tư cách là tác phẩm văn học, việc đầu tiên là phải minh chứng truyền thuyết “Mỵ Châu – Trọng Thủy” không phải là truyền thuyết lịch sử.
Tính hư cấu đầu tiên tất cả mọi người đều nhận thấy là chiếc nỏ thần không thể có thật. Hay nói một cách khác, hình tượng trọng tâm trong cấu trúc của câu chuyện là “nỏ thần” vốn không có thật. Do đó, cũng không thể có móng rùa thần để Trọng Thủy lấy cắp. Nhưng vì coi là một truyền thuyết lịch sử, cho nên đã có sử gia cho rằng: việc Trọng Thủy ăn cắp nỏ thần là một hình tượng của việc ăn cắp bí mật quốc phòng của Âu Lạc; qua cấu tạo của cái nỏ bắn được một lúc nhiều phát tên, nên Nam Việt đã biết cách hạn chế tác dụng của nó. Đây chỉ là một cách suy diễn khiên cưỡng cho một tình tiết trong nội dung so với kết cấu toàn bộ câu chuyện. Vì để làm được việc này không cần phải có thái tử đi làm con tin, mà chỉ cần một toán quân phục kích cảm tử cũng đủ thực hiện. Do đó, cũng không thể có việc Mỵ Nương rắc lông ngỗng rải đường cho Trọng Thủy trên thực tế. Công chúa Mỵ Châu – người phụ nữ có địa vị tôn quý nhất của Âu Lạc – đâu có thể ngớ ngẩn đến mức độ: quân Nam Việt do chính Trọng Thủy cầm đầu đang tấn công tàn phá Âu lạc (theo cách hiểu từ trước đến nay), thì lại rắc lông ngỗng chỉ đường cho quân giặc đuổi theo tàn quân của cha mình. Hoặc Trọng Thủy – vị thái tử si tình đi tìm người yêu – được gán cho là người cầm đầu đạo quân Nam Việt tấn công Âu Lạc, lại tin vào sự chỉ đường của công chúa một quốc gia đối địch để hành quân truy kích (xin lưu ý độc giả là thời điểm lịch sử của cuộc chiến Nam Việt – Âu Lạc xảy ra sau khi binh pháp Tôn Tử ra đời hơn 400 năm, và kinh nghiệm chiến trường đẫm máu kéo dài hơn 600 năm của thời Xuân Thu Chiến quốc trước đó).
Sự mâu thuẫn nói trên, chỉ mới so sánh về khả năng thực tế với nội dung câu chuyện. Nhưng cũng chính vì sự sai lầm từ căn bản cho rằng “Mỵ Châu – Trọng Thủy” là một truyền thuyết lịch sử, làm cho những nội dung văn học tạo nên diễn biến câu chuyện bị thất thoát. Điều này đã khiến cho tính cách Trọng Thủy trong câu chuyện, đoạn đầu và đoạn cuối không thống nhất. Ở đoạn đầu, Trọng Thủy như một kẻ lừa tình bỉ ổi. Nhưng ở đoạn cuối thì vị thái tử đầy quyền uy, võ công hiển hách, người kế vị ngai vàng thống trị hai vương quốc, lạinhảy xuống giếng tự tử chết theo người yêu – một hành động của người giàu tình cảm và chung thủy. Do đó, dựa vào một tác phẩm văn học đầy tính hư cấu – ngay từ hình tượng trọng tâm của tác phẩm – để tìm hiểu về tính cách lịch sử của những nhân vật không thật, quả là gặp nhiều khó khăn. Điều này cũng tương tự như việc phân tích tâm lý của vợ chồng thần Dớt trong thần thoại Hy Lạp, gây ảnh hưởng đến cuộc chiến của thành Troa.
Tính hư cấu - một đặc trưng của tác phẩm văn học - rất rõ nét và cũng là tình tiết phủ nhận việc coi “Mỵ Châu – Trọng Thủy” là một truyền thuyết lịch sử, được chứng tỏ ở đoạn cuối của câu chuyện. Đó là: với lời nguyền của Mỵ Châu, nên sau khi chết nàng đã hóa thân vào ngọc trai ở biển Nam Hải. Vì vậy, sau này khi lấy nước giếng thành Cổ Loa, rửa ngọc trai Nam Hải thì viên ngọc lại sáng lên rực rỡ. Linh hồn nàng công chúa Âu Lạc – quốc gia kế tiếp triều đại Hùng Vương – đã minh chứng cho chính câu chuyện tình bi tráng là một tác phẩm văn học của nền văn học truyền thống, kế tục nền văn hiến nhân bản của Văn Lang.
May mắn thay, tri kiến của tác giả Việt sử lược không qua được sự hiểu biết bậc thầy của tác gia Lạc Việt khi kiến tạo câu chuyện. Cho nên sự cắt xén thô bạo và xuyên tạc sự thật đã tạo nên một sự gán ghép khiên cưỡng, trong việc đưa hình ảnh nỏ thần bên cạnh sự ngây thơ của công chúa Mỵ Châu (bởi vì làm gì có nỏ thần trên thực tế). Nếu bạn đọc chú ý một chút thì ở trên: Thần nhân Cao Lỗ chế tạo được cái nỏ liễu bắn một phát ra mười mũi tên; ở dưới thì đã biến thành cái “nỏ thần”.Nhưng từ một cách nhìn với thời gian hình thành tính bằng thiênniên kỷ, cho rằng: Chuyện tình “Mỵ Châu – Trọng Thủy” là một truyền thuyết lịch sử, đã tạo ra những mâu thuẫn không thể lý giải. Đây cũng là nguyên nhân gây ra sự tam sao thất bản cho một tác phẩm văn học nổi tiếng, do những mâu thuẫn giữa tính hư cấu trong văn học và thực tế lịch sử. Do đó, trước khi phân tích chuyện tình “Mỵ Châu – Trọng Thủy” với tư cách là tác phẩm văn học, việc đầu tiên là phải minh chứng truyền thuyết “Mỵ Châu – Trọng Thủy” không phải là truyền thuyết lịch sử.
Tính hư cấu đầu tiên tất cả mọi người đều nhận thấy là chiếc nỏ thần không thể có thật. Hay nói một cách khác, hình tượng trọng tâm trong cấu trúc của câu chuyện là “nỏ thần” vốn không có thật. Do đó, cũng không thể có móng rùa thần để Trọng Thủy lấy cắp. Nhưng vì coi là một truyền thuyết lịch sử, cho nên đã có sử gia cho rằng: việc Trọng Thủy ăn cắp nỏ thần là một hình tượng của việc ăn cắp bí mật quốc phòng của Âu Lạc; qua cấu tạo của cái nỏ bắn được một lúc nhiều phát tên, nên Nam Việt đã biết cách hạn chế tác dụng của nó. Đây chỉ là một cách suy diễn khiên cưỡng cho một tình tiết trong nội dung so với kết cấu toàn bộ câu chuyện. Vì để làm được việc này không cần phải có thái tử đi làm con tin, mà chỉ cần một toán quân phục kích cảm tử cũng đủ thực hiện. Do đó, cũng không thể có việc Mỵ Nương rắc lông ngỗng rải đường cho Trọng Thủy trên thực tế. Công chúa Mỵ Châu – người phụ nữ có địa vị tôn quý nhất của Âu Lạc – đâu có thể ngớ ngẩn đến mức độ: quân Nam Việt do chính Trọng Thủy cầm đầu đang tấn công tàn phá Âu lạc (theo cách hiểu từ trước đến nay), thì lại rắc lông ngỗng chỉ đường cho quân giặc đuổi theo tàn quân của cha mình. Hoặc Trọng Thủy – vị thái tử si tình đi tìm người yêu – được gán cho là người cầm đầu đạo quân Nam Việt tấn công Âu Lạc, lại tin vào sự chỉ đường của công chúa một quốc gia đối địch để hành quân truy kích (xin lưu ý độc giả là thời điểm lịch sử của cuộc chiến Nam Việt – Âu Lạc xảy ra sau khi binh pháp Tôn Tử ra đời hơn 400 năm, và kinh nghiệm chiến trường đẫm máu kéo dài hơn 600 năm của thời Xuân Thu Chiến quốc trước đó).
Sự mâu thuẫn nói trên, chỉ mới so sánh về khả năng thực tế với nội dung câu chuyện. Nhưng cũng chính vì sự sai lầm từ căn bản cho rằng “Mỵ Châu – Trọng Thủy” là một truyền thuyết lịch sử, làm cho những nội dung văn học tạo nên diễn biến câu chuyện bị thất thoát. Điều này đã khiến cho tính cách Trọng Thủy trong câu chuyện, đoạn đầu và đoạn cuối không thống nhất. Ở đoạn đầu, Trọng Thủy như một kẻ lừa tình bỉ ổi. Nhưng ở đoạn cuối thì vị thái tử đầy quyền uy, võ công hiển hách, người kế vị ngai vàng thống trị hai vương quốc, lạinhảy xuống giếng tự tử chết theo người yêu – một hành động của người giàu tình cảm và chung thủy. Do đó, dựa vào một tác phẩm văn học đầy tính hư cấu – ngay từ hình tượng trọng tâm của tác phẩm – để tìm hiểu về tính cách lịch sử của những nhân vật không thật, quả là gặp nhiều khó khăn. Điều này cũng tương tự như việc phân tích tâm lý của vợ chồng thần Dớt trong thần thoại Hy Lạp, gây ảnh hưởng đến cuộc chiến của thành Troa.
Tính hư cấu - một đặc trưng của tác phẩm văn học - rất rõ nét và cũng là tình tiết phủ nhận việc coi “Mỵ Châu – Trọng Thủy” là một truyền thuyết lịch sử, được chứng tỏ ở đoạn cuối của câu chuyện. Đó là: với lời nguyền của Mỵ Châu, nên sau khi chết nàng đã hóa thân vào ngọc trai ở biển Nam Hải. Vì vậy, sau này khi lấy nước giếng thành Cổ Loa, rửa ngọc trai Nam Hải thì viên ngọc lại sáng lên rực rỡ. Linh hồn nàng công chúa Âu Lạc – quốc gia kế tiếp triều đại Hùng Vương – đã minh chứng cho chính câu chuyện tình bi tráng là một tác phẩm văn học của nền văn học truyền thống, kế tục nền văn hiến nhân bản của Văn Lang.
Giả thuyết về sự thật lịch sử của cuộc chiến Nam Việt - Âu Lạc
Việc Triệu Đà cho Trọng Thủy làm con tin rất có khả năng thực tế. Đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở những quốc gia đối kháng ở phần lục địa của Trung Quốc và Việt Nam vào thời kỳ này. Theo truyền thuyết Trung Hoa, chính Tần Thủy Hoàng cũng là một kết quả của mối tình con tin nổi tiếng. Hoặc sau đó, chính Triệu Văn Vương – người kế vị Triệu Vũ Vương (Triệu Đà) – cũng phải cho con mình đi làm con tin ở nhà Hán.
Như vậy, sự thực lịch sử của cuộc chiến này có thể giải thích theo một giả thuyết như sau:
Nam Việt bị sức ép từ hai phía là nhà Hán ở phương Bắc và Âu Lạc ở phương Nam. Khi mới lập quốc thế nước còn yếu, buộc Triệu Vũ Vương phải hòa hoãn với Âu Lạc để củng cố quốc gia. Ngài chứng tỏ thiện chí của mình bằng cách đưa thái tử làm con tin. An Dương Vương – người kế tục Hùng Vương – về nguyên tắc không thể công nhận vương quốc của Triệu Đà xây dựng trên vùng đất cũ của Văn Lang. Nhưng ngài cũng chưa đủ sức để phục hồi lãnh thổ, nên đã chấp nhận hòa hoãn. Đây cũng là lý do khiến một số triều thần của ngài phản đối cuộc hòa hoãn này và bỏ đi; như trường hợp của tướng quân Cao Lỗ. Khi Triệu Vũ Vương (Triệu Đà) củng cố quốc gia vững mạnh, đã cất quân đánh úp Âu lạc. An Dương Vương vì thiếu cảnh giác nên bị mất nước. Trọng Thủy đã bị chết trong cuộc chiến, do đang làm con tin ở Âu Lạc. Việc ngọc trai sáng lên khi được rửa trong nước giếng Cổ Loa, chỉ là một yếu tố thực đã được phát hiện từ lâu trong một xứ sở giàu ngọc trai như Văn Lang. Đây là một thực tế được đưa vào để tăng yếu tố lãng mạn của câu chuyện, ca ngợi tình yêu, phủ nhận chiến tranh.
Như vậy, sự thực lịch sử của cuộc chiến này có thể giải thích theo một giả thuyết như sau:
Nam Việt bị sức ép từ hai phía là nhà Hán ở phương Bắc và Âu Lạc ở phương Nam. Khi mới lập quốc thế nước còn yếu, buộc Triệu Vũ Vương phải hòa hoãn với Âu Lạc để củng cố quốc gia. Ngài chứng tỏ thiện chí của mình bằng cách đưa thái tử làm con tin. An Dương Vương – người kế tục Hùng Vương – về nguyên tắc không thể công nhận vương quốc của Triệu Đà xây dựng trên vùng đất cũ của Văn Lang. Nhưng ngài cũng chưa đủ sức để phục hồi lãnh thổ, nên đã chấp nhận hòa hoãn. Đây cũng là lý do khiến một số triều thần của ngài phản đối cuộc hòa hoãn này và bỏ đi; như trường hợp của tướng quân Cao Lỗ. Khi Triệu Vũ Vương (Triệu Đà) củng cố quốc gia vững mạnh, đã cất quân đánh úp Âu lạc. An Dương Vương vì thiếu cảnh giác nên bị mất nước. Trọng Thủy đã bị chết trong cuộc chiến, do đang làm con tin ở Âu Lạc. Việc ngọc trai sáng lên khi được rửa trong nước giếng Cổ Loa, chỉ là một yếu tố thực đã được phát hiện từ lâu trong một xứ sở giàu ngọc trai như Văn Lang. Đây là một thực tế được đưa vào để tăng yếu tố lãng mạn của câu chuyện, ca ngợi tình yêu, phủ nhận chiến tranh.
Phần 4
Chuyện tình Mỵ Châu – Trọng Thủy là một bức tranh hoành tráng ca ngợi tình yêu con người, phủ nhận chiến tranh. Nếu bạn đọc tìm thấy ý tưởng nhân bản này ở Romeo – Juliette, thì bạn cũng nhận thấy ngay giá trị nhân bản sâu sắc này ở chuyện tình “Mỵ Châu – Trọng Thủy”.
Câu chuyện miêu tả một mối tình thủy chung son sắt của công chúa Mỵ Châu và thái tử Trọng Thủy. Một tình yêu được hình thành trong nền hòa bình của hai quốc gia láng giềng.
Câu chuyện miêu tả một mối tình thủy chung son sắt của công chúa Mỵ Châu và thái tử Trọng Thủy. Một tình yêu được hình thành trong nền hòa bình của hai quốc gia láng giềng.
Trọng Thủy là người ủng hộ sự liên minh giữa hai quốc gia,đã trở về nước để tham gia cuộc chiến chống lại sự xâm lược nhà Hán theo lời cha chàng. Mỵ Châu đã đưa nỏ thần cho Trọng Thủy để giúp quân đội Nam Việt chống xâm lược. Nhưng Trọng Thủy đã bị chính cha chàng lừa dối. Khi lấy được nỏ thần, Triệu Đà đem quân tấn công Âu Lạc. Trọng Thủy đuổi theo quân viễn chinh để cứu người yêu. Nhưng khi chàng đến nơi thì tất cả đã tan hoang.
(Đoạn văn trên do người viết phục chế lại, xin được các bậc trí giả bổ khuyết).
Trọng Thuỷ đem quân bản bộ đi tìm Mỵ Châu theo đường lông ngỗng trắng ước hẹn. Đến nơi thì người yêu đã chết. Thất vọng và đau khổ vì đã góp phần gây nên cái chết của nàng và sự tàn phá đối với quốc gia mà chàng yêu mến. Trọng Thủy đã ôm xác Mỵ Châu tự tử trong giếng nước Cổ Loa đầy kỷ niệm của mối tình.
Cái chết của thái tử Trọng Thủy vì tình yêu, để lại đằng sau chàng một ngai vàng – biểu tượng của quyền lực tối cao và phú quý tột đỉnh – đã khẳng định: tình yêu con người vượt lên mọi sự phù hoa và phủ nhận chiến tranh, nguyên nhân của sự đau khổ mà loài người tự gây ra cho mình.
Nếu như chuyện tình Romeo – Juliette của đại văn hào Shakespeare cùng với đề tài này, chỉ giới hạn hận thù của hai dòng tộc. Bằng những thủ pháp nghệ thuật, Shakespeare đã chứng minh công lý và luật pháp có thể ngăn chặn, nhưng không thể xóa bỏ được hận thù (hình ảnh của quân triều đình can thiệp vào những cuộc trả thù của hai dòng tộc) và chỉ có tình yêu đích thực của con người mới là nguyên nhân của một cuộc sống thanh bình, được minh chứng sau cái chết kết thúc thiên bi diễm tình của Romeo – Juliette. Nhưng ở chuyện tình “Mỵ Châu – Trọng Thủy” có nội dung sâu sắc hơn nhiều. Ở đây, cuộc chiến giữa Nam Việt và Âu Lạc đã vượt ra ngoài phạm vi công lý của một quốc gia. Ngoài quyền năng của thượng đế thì chính tình yêu con người – qua thiên bi diễm tình “ Mỵ Châu –Trọng Thuỷ“ – đã chứng minh chỉ có tình yêu là vĩnh cửu.
Khi cả Nam Việt – Triệu Đà lẫn Âu Lạc đều thuộc về tay nhà Hán... Hàng ngàn năm đã trôi qua, thành Cổ Loa – bãi chiến trường xưa – nay chỉ còn là những doi đất ngổn ngang. Thời hoàng kim của Nam Việt với những võ công và những âm mưu đen tối, đã chìm vào quá khứ. Nước Nam Việt chỉ còn là một hiện tượng trong lịch sử của cả Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng viên ngọc miền Nam Hải hóa thân của Mỵ Châu vẫn rực sáng khi gặp nước giếng Cổ Loa pha hồn Trọng Thủy. Hình tượng viên ngọc trai rực sáng như muốn minh chứng cho tình yêu bất diệt của con người, phủ nhận những cuộc chiến tranh vô nghĩa.
Cùng với đề tài về tình yêu và chiến tranh đạt đến đỉnh cao văn học nghệ thuật, còn có Iliad & Odissey của Homer. Nhưng tiếc thay, đây lại là một thiên anh hùng ca bi tráng của con người. Tình yêu trong Iliad & Odissey lại chính là nguyên nhân bi thảm của cuộc chiến, khi nữ thần tình yêu Aphorodite cho nàng Helen xinh đẹp làm vợ hoàng tử si tình Panis của thành Troa.
Có thể khẳng định rằng: ngay cả vào thời kỳ suy tàn của nền văn minh Văn Lang; nền văn minh này cũng còn để lại một tác phẩm văn học với đề tài tình yêu và chiến tranh, rất giàu chất nhân bản hay nhất trong thể loại chuyện này của nền văn minh nhân loại; kể từ thời cổ đại cho đến tận bây giờ.
Cái chết của thái tử Trọng Thủy vì tình yêu, để lại đằng sau chàng một ngai vàng – biểu tượng của quyền lực tối cao và phú quý tột đỉnh – đã khẳng định: tình yêu con người vượt lên mọi sự phù hoa và phủ nhận chiến tranh, nguyên nhân của sự đau khổ mà loài người tự gây ra cho mình.
Nếu như chuyện tình Romeo – Juliette của đại văn hào Shakespeare cùng với đề tài này, chỉ giới hạn hận thù của hai dòng tộc. Bằng những thủ pháp nghệ thuật, Shakespeare đã chứng minh công lý và luật pháp có thể ngăn chặn, nhưng không thể xóa bỏ được hận thù (hình ảnh của quân triều đình can thiệp vào những cuộc trả thù của hai dòng tộc) và chỉ có tình yêu đích thực của con người mới là nguyên nhân của một cuộc sống thanh bình, được minh chứng sau cái chết kết thúc thiên bi diễm tình của Romeo – Juliette. Nhưng ở chuyện tình “Mỵ Châu – Trọng Thủy” có nội dung sâu sắc hơn nhiều. Ở đây, cuộc chiến giữa Nam Việt và Âu Lạc đã vượt ra ngoài phạm vi công lý của một quốc gia. Ngoài quyền năng của thượng đế thì chính tình yêu con người – qua thiên bi diễm tình “ Mỵ Châu –Trọng Thuỷ“ – đã chứng minh chỉ có tình yêu là vĩnh cửu.
Khi cả Nam Việt – Triệu Đà lẫn Âu Lạc đều thuộc về tay nhà Hán... Hàng ngàn năm đã trôi qua, thành Cổ Loa – bãi chiến trường xưa – nay chỉ còn là những doi đất ngổn ngang. Thời hoàng kim của Nam Việt với những võ công và những âm mưu đen tối, đã chìm vào quá khứ. Nước Nam Việt chỉ còn là một hiện tượng trong lịch sử của cả Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng viên ngọc miền Nam Hải hóa thân của Mỵ Châu vẫn rực sáng khi gặp nước giếng Cổ Loa pha hồn Trọng Thủy. Hình tượng viên ngọc trai rực sáng như muốn minh chứng cho tình yêu bất diệt của con người, phủ nhận những cuộc chiến tranh vô nghĩa.
Cùng với đề tài về tình yêu và chiến tranh đạt đến đỉnh cao văn học nghệ thuật, còn có Iliad & Odissey của Homer. Nhưng tiếc thay, đây lại là một thiên anh hùng ca bi tráng của con người. Tình yêu trong Iliad & Odissey lại chính là nguyên nhân bi thảm của cuộc chiến, khi nữ thần tình yêu Aphorodite cho nàng Helen xinh đẹp làm vợ hoàng tử si tình Panis của thành Troa.
Có thể khẳng định rằng: ngay cả vào thời kỳ suy tàn của nền văn minh Văn Lang; nền văn minh này cũng còn để lại một tác phẩm văn học với đề tài tình yêu và chiến tranh, rất giàu chất nhân bản hay nhất trong thể loại chuyện này của nền văn minh nhân loại; kể từ thời cổ đại cho đến tận bây giờ.
Giả thuyết về thời điểm xuất xứ của chuyện tình “Mỵ Châu – Trọng Thuỷ“
Với nội dung câu chuyện đã phục chế và trình bày với bạn đọc như trên, thì chuyện tình “Mỵ Châu – Trọng Thủy” không thể hình thành trong thời đại của Nam Việt. Như vậy, chỉ có khả năng thời điểm xuất hiện câu chuyện này vào đầu thời Bắc thuộc đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Đây là một thời kỳ chưa có chủ trương hủy diệt văn hóa và sự đồng hóa khốc liệt. Có thể chuyện tình “Mỵ Châu – Trọng Thủy” xuất hiện vào thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa của Hai Bà, hoặc khi Hai Bà lên trị vì vương quốc Văn Lang cũ. Theo sử cũ thì cuộc khởi nghĩa của Hai Bà được sự ủng hộ của nhân dân ở các vùng Nam Việt cũ. Cho nên nội dung câu chuyện có tác dụng đoàn kết các lực lượng ủng hộ Hai Bà thuộc những miền đất này, vốn gốc xưa là của Văn Lang. Mỵ Châu rải lông ngỗng trắng – hay xuất xứ nguyên thủy của câu chuyện là rải lông chim Lạc (Hạc)? Một hình tượng kêu gọi người Lạc Việt tìm về nguồn cội, giành lại đất nước của tổ tiên, vốn đầy tình yêu thương của con người.
Nhưng cũng chính vì vậy mà các triều đại phong kiến Bắc thuộc không thể chấp nhận mối tình “Mỵ Châu – Trọng Thủy” và góp phần làm sai lệch nội dung tác phẩm văn học này (có thể ngoại trừ nhà Nam Tống khi sắp mất nước với Mông Cổ).
Nhưng cũng chính vì vậy mà các triều đại phong kiến Bắc thuộc không thể chấp nhận mối tình “Mỵ Châu – Trọng Thủy” và góp phần làm sai lệch nội dung tác phẩm văn học này (có thể ngoại trừ nhà Nam Tống khi sắp mất nước với Mông Cổ).
*
* *
* *
Những tác phẩm văn học thuộc nền văn minh Văn Lang, dù dưới mọi hình thức với nội dung khác nhau: truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết văn học hoặc thần thoại cổ tích, đều có nét tương đồng ở tính nhân bản và đề cao sự hòa nhập tình yêu con người. Đây là một nét đặc thù, khó có thể tìm thấy ở nội dung những câu chuyện dị bản khác. Giá trị nhân bản được thể hiện trong những tác phẩm văn học của các tác giả Lạc Việt là một trong những yếu tố chứng tỏ rằng:
Để có được những tác phẩm trác tuyệt đó, thì nền tảng xã hội của nó phải có một nền văn hiến đạt tới đỉnh cao của giá trị nhân bản và một tổ chức xã hội với một nền văn minh tương xứng, tạo ra sự ổn định cho cuộc sống và con người.
Những giá trị nhân bản đầy tình yêu thương con người của thời Văn Lang không tạo cho đất nước này những võ công hiển hách của Alexander đại đế hoặc vinh quang của Thành Cát Tư Hãn. Nền văn minh Lạc Việt cũng không hề để lại những kỳ quan đồ sộ đầy máu, mồ hôi và nước mắt như Kim Tự Tháp, Vạn Lý Trường Thành... Nhưng chính những giá trị nhân bản và tình yêu con người trong nền văn hiến Văn Lang là nguyên nhân cho sự tồn tại gần 3000 năm của đất nước này. Lòng nhân ái và tình yêu con người, tuy không phải là nguyên nhân thắng lợi của một cuộc chiến, nhưng là mơ ước của con người. Những võ công hiển hách của cha ông – quốc gia duy nhất chiến thắng quân Mông Cổ – ngoài sự lãnh đạo sáng suốt đã góp phần làm nên chiến thắng đó, phải chăng chính là sự hy sinh vì tình yêu cuộc sống, vốn là một truyền thống có tự ngàn xưa?
Hàng ngàn năm sau, nước Việt hưng quốc, truyền thống nhân nghĩa đó đã được tiếp nối trong lời mở đầu của “Bình Ngô đại cáo” – bản tuyên ngôn độc lập thuộc vào hàng thiên cổ hùng văn của dân Lạc Việt.
Để có được những tác phẩm trác tuyệt đó, thì nền tảng xã hội của nó phải có một nền văn hiến đạt tới đỉnh cao của giá trị nhân bản và một tổ chức xã hội với một nền văn minh tương xứng, tạo ra sự ổn định cho cuộc sống và con người.
Những giá trị nhân bản đầy tình yêu thương con người của thời Văn Lang không tạo cho đất nước này những võ công hiển hách của Alexander đại đế hoặc vinh quang của Thành Cát Tư Hãn. Nền văn minh Lạc Việt cũng không hề để lại những kỳ quan đồ sộ đầy máu, mồ hôi và nước mắt như Kim Tự Tháp, Vạn Lý Trường Thành... Nhưng chính những giá trị nhân bản và tình yêu con người trong nền văn hiến Văn Lang là nguyên nhân cho sự tồn tại gần 3000 năm của đất nước này. Lòng nhân ái và tình yêu con người, tuy không phải là nguyên nhân thắng lợi của một cuộc chiến, nhưng là mơ ước của con người. Những võ công hiển hách của cha ông – quốc gia duy nhất chiến thắng quân Mông Cổ – ngoài sự lãnh đạo sáng suốt đã góp phần làm nên chiến thắng đó, phải chăng chính là sự hy sinh vì tình yêu cuộc sống, vốn là một truyền thống có tự ngàn xưa?
Hàng ngàn năm sau, nước Việt hưng quốc, truyền thống nhân nghĩa đó đã được tiếp nối trong lời mở đầu của “Bình Ngô đại cáo” – bản tuyên ngôn độc lập thuộc vào hàng thiên cổ hùng văn của dân Lạc Việt.
Từng nghe,
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt vì nhân trừ bạo.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt vì nhân trừ bạo.
Cho đến tận ngày nay, hùng khí của người Lạc Việt hòa chất lãng mạn, chan chứa tình yêu con người với những truyền thống nhân bản được tiếp nối từ thời Hùng Vương, vẫn còn thể hiện trong thi ca Việt Nam với những vần thơ trác tuyệt:
Ai Bắc quân thù kinh vó ngựa.
Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi.
Chàng ơi ! Điện ngọc bơ vơ quá.
Trăng chếch, ngôi trời bóng lẻ soi.
Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi.
Chàng ơi ! Điện ngọc bơ vơ quá.
Trăng chếch, ngôi trời bóng lẻ soi.
Trích bài thơ “Trưng Nữ Vương”Nữ sĩ Ngân Giang
Linh hồn của đoạn thơ trác tuyệt của nữ sĩ Ngân Giang, như hòa nhập với sự diễm lệ bi tráng và đầy nhân bản của truyện tình Mỵ Châu Trọng Thủy và những câu truyện từ thời lập quốc. Có rất nhiều liệt nữ anh hùng trong lịch sử nhân loại. Nhưng chỉ có Hai Bà mới có nét đặc trưng, được miêu tả tài tình, đầy hình tượng trong ngôn từ, cô đọng tất cả sự bi phẫn và hùng khí Lạc Việt chỉ trong một câu thơ: “Giáp vàng, khăn trở lạnh đầu voi”. Với 4 câu thơ trong khổ thơ cuối của bài thơ bất hủ, nữ sĩ đã miêu tả một cách thiên tài bằng hình tượng gián tiếp, thể hiện sự bi tráng và tình yêu con người của vị nữ Vương đầu tiên của người Lạc Việt. Như tất cả câu truyện có từ thời Hùng Vương, mà chất nhân bản và tình người đã tạo nên sự linh diệu đến mức huyền vi của nội dung. Trong thơ của nữ sĩ Ngân Giang, sự sáng tạo nghệ thuật đạt đến sự vi diệu sâu lắng của tâm linh, cũng từ chất nhân bản và tình yêu con người. Trong bi phẫn với nỗi đau nhân thế vì sự tham bạo của kẻ đô hộ, Hai Bà đã lập bao võ công hiển hách và đạt tới tột đỉnh vinh quang. Ở nơi lầu son, gác tía đầy phú quí vinh hoa; nhưng ở đấy tình người và những giá trị nhân bản vẫn vượt lên trên tất cả. Hai câu thơ cuối đầy chất lãng mạn với hình tượng nghệ thuật tương phản đạt đến tuyệt kỹ – giữa trạng thái nội tâm cô đơn tận cùng và sự phù hoa cao nhất. Chính từ sự tương phản này đã khẳng định những giá trị của tình yêu con người vượt lên trên tất cả. Hồn thơ mang tình người như vút lên không gian vô tận, tràn ngập trong nỗi cô đơn tận cùng, bỏ lại đằng sau đỉnh cao những mơ ước phù vân của thế nhân. Cả bài thơ, cả hồn thơ, cả cõi tâm linh con người như đã hòa vào vũ trụ, đi tìm trong hư vô, trong thời gian vô tận với sự khao khát một tình yêu con người.
Chàng ơi!Điện ngọc bơ vơ quá.
Trăng chếch, ngôi trời bóng lẻ soi.
Trăng chếch, ngôi trời bóng lẻ soi.
Câu thơ cuối như chỉ còn đọng lại trong thế nhân một nỗi buồn sâu lắng, khi hồn người cô đơn trong ảo ảnh vàng son. Cả một không gian bơ vơ với ánh trăng buồn chếch, soi bóng một hình tượng của sự tột đỉnh vinh quang, nhưng đang khao khát một tình yêu con người đã khẳng định chỉ có tình yêu con người vượt lên trên tất cả.
Trải qua bao nỗi đau thương, thăng trầm theo dòng lịch sử của giống nòi Lạc Việt. Những áng văn chương tiếp nối nền văn hiến Văn Lang không chỉ còn chất lãng mạn trữ tình, mà còn pha chất bi tráng – dấu ấn của những cuộc chiến giữ nước đầy gian khổ. Nhưng từ trong sâu thẳm của tâm linh, người Lạc Việt vẫn khẳng định chất nhân bản và tình yêu con người, chống lại những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Một trong những bài thơ hay nhất có nội dung bi tráng, ca ngợi tình yêu con người, phủ nhận chiến tranh trong văn học Việt Nam hiện đại, phải kể đến bài “Màu tím hoa sim” của nhà thơ Hữu Loan.
Trải qua bao nỗi đau thương, thăng trầm theo dòng lịch sử của giống nòi Lạc Việt. Những áng văn chương tiếp nối nền văn hiến Văn Lang không chỉ còn chất lãng mạn trữ tình, mà còn pha chất bi tráng – dấu ấn của những cuộc chiến giữ nước đầy gian khổ. Nhưng từ trong sâu thẳm của tâm linh, người Lạc Việt vẫn khẳng định chất nhân bản và tình yêu con người, chống lại những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Một trong những bài thơ hay nhất có nội dung bi tráng, ca ngợi tình yêu con người, phủ nhận chiến tranh trong văn học Việt Nam hiện đại, phải kể đến bài “Màu tím hoa sim” của nhà thơ Hữu Loan.
*
* *
* *
Thời đại Hùng Vương – một thời đại đã được minh chứng về tầm vóc đồ sộ của một nền văn hiến – trong đó có những tác phẩm văn xuôi còn lại đã được trình bày ở trên. Một giá trị tự nhiên của tư duy và rung cảm nghệ thuật khác, đó là: âm nhạc, thi ca và hội họa của thời đại này phải được chứng tỏ. Những thanh âm trác tuyệt của tiếng sáo Trương Chi, tiếng đàn Thạch Sanh đã hòa vào hồn sông núi. Nhưng những vần thơ, phải chăng còn lại đâu đó trong ca dao dân gian Việt Nam. Và còn ở những truyện Nôm khuyết danh còn lưu truyền cách đây vài thập kỷ, khi thể thơ lục bát là thể thơ duy nhất có ở Việt Nam (*); hoặc còn ẩn mình dưới cái tên khác trong những cổ thư tìm thấy ở những vùng đất thuộc Văn Lang cũ. Về vấn đề nghệ thuật thời Hùng Vương còn khoảng trống lớn là âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc... Nhưng do khả năng có hạn và điều kiện thời gian hiện nay chưa thể tìm hiểu sâu hơn, nên xin đặt vấn đề để các bậc trí giả quan tâm xem xét.
* Chú thích : Trong kinh Trung Dung của Nho giáo, phần mở đầu cũng có hai câu cókết cấu giống thơ lục bát (theo “Lều chõng” - Ngô Tất Tố).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét