HỆ THỐNG GIÁO DỤC THỜI HÙNG VƯƠNG VÀ ĐI TÌM CHỮ VIỆT CỔ
Cách đây chưa lâu, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta thường được nghe thầy cô giảng về lịch sử 4000 năm của dân tộc. Nhiều sách viết về lịch sử, hầu hết đều cho rằng Việt Nam có nền văn hiến 4000 năm.Thực ra cách đây 5.000-6.000 năm, cộng đồng các cư dân Việt cổ đã sinh tụ và phát triển trên một lãnh thổ rộng lớn. Sử sách nước ta và nước ngoài từ xưa và hiện nay đều xác định rõ niên đại của triều đại Hồng Bàng, với Quốc hiệu Văn Lang là từ năm 2.879 đến 258 trước Công nguyên, cũng được gọi là Kỷ Hồng Bàng, thời đại các Vua Hùng.Thời kỳ này, nền kinh tế sản xuất nông nghiệp, lúa nước đã khá phát triển với kỹ thuật đồ đồng, những trống đồng nổi tiếng mà hơn trăm năm qua đã tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước ta hiện nay và lãnh thổ nước Văn Lang xa xưa. Theo Khảo cổ học thì ở Việt Nam lúa nước đã có từ 10.000 năm về trước và đồ đồng đã phát triển khoảng cách đây 5.000 năm.Thành tựu khảo cổ học, chủng tộc học, v.v…về cư dân Việt cổ và vùng Đông Nam Á, tuy đến nay vẫn còn là bước đầu, mới mẻ nhưng cũng đã chứng minh được phần nào những điều trên. Đặc biệt vui mừng là trong vài thập niên gần đây, nhiều chuyên gia trên thế giới và trong nước, đã có những thành tựu quan trọng chứng minh và khẳng định nền văn hoá tiền sử của cư dân Việt, văn hoá Văn Lang, tồn tại nhiều năm trước công nguyên.
Website hodovietnam đã có dịp giới thiệu những bài viết của nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về khoảng trống trong lịch sử mà trong hàng trăm năm qua còn là những câu hỏi lớn. Một trong những thành tựu rực rỡ nhất mà ông ta xây dựng nên từ thời tiền sử là thành tựu giáo dục. Thời Hùng Vương chúng ta đã có một hệ thống giáo dục với các trường học, các thầy cô giáo và các em học sinh. Cha ông ta đã phát minh ra giấy viết và đặc biệt đã phát minh ra hệ thống chữ viết riêng.
Trong những ngày đầu xuân Mậu Tý, trang chuyên đề của Website hodovietnam sẽ giới thiệu những bài viết về chủ đề "Giáo dục và chữ viết thời Hùng Vương". Chúng tôi xin mở đầu chuyên đề này bằng bài nghiên cứu của một vị họ Đỗ, nhà giáo Đỗ Văn Xuyên. Ông còn là một nhà văn với bút danh Khánh Hoài và là nhà nghiên cứu có uy tín,, mấy chục năm qua để tâm nghiên cứu sâu về giáo dục và chữ viết thời Hùng Vương.
Các thầy giáo và học sinh thời Hùng Vương được ghi chép trong các thư tịch cổ ở nhiều nơi trong nước.
I. Thầy giáo dạy học thời Hùng Vương
1. Thời Hùng Vương thứ 6 – Hùng Huy Vương có thầy Lý Đường Hiên dạy học ở Yên Vĩ huyện Hoài An phủ ứng Thiên đạo Sơn Nam nay là huyện Ứng Hoà Hà Tây. Thầy có hai học trò là Cao Đường và Lý Đá học giỏi thấu tỏ mọi lẽ kinh sách, người đường thời ai cũng khen là thần đồng.
2. Lý Đá và Cao Đường trưởng thành đến khu Xuân La Nguyễn Xá trang Diên Phú huyện Diên Hà phủ Tiên Hưng trấn Sơn Nam thấy nơi đây cảnh vật hữu tình, phong tục thuần hậu. Hai ông mở trường dạy học. Nhân dân gửi con em vào học rất đông.
Giặc Ân xâm lược, hai ông theo Phù Đổng đánh giặc, giặc tan về đến núi Sóc Sơn ông cùng Phù Đổng bay về trời. Nhân dân Xuân la Nguyễn Xá trang Diên Phú huyện Diên Hà phủ Tiên Hưng Trấn Sơn Nam lập đền thờ phụng.
3. Thầy Lỗ Công dạy ở kinh thành Văn Lang, cháu ngoại vua Hùng Định Vương (Hùng vương thứ 9) là Hoàng Trù ở xã Bồng Lai huyện Từ Liêm Hà Nội theo học.
4. Thời Hùng Vương thứ 16 – Hùng Tạo Vương có thầy Ngô tiên sinh quê ở Châu Hoan dạy học ở Xuân áng xã Thuỵ Trang huyện Đường Hào phủ Thượng Hồng lộ Hải Dương có người học trò là Phan Hộ mày hổ, mũi rồng, tiếng như chuông, mới sinh ra đã có răng, học được một năm giỏi giang, văn võ tinh thông, tài trí khác đời.
Ông vào chữa bệnh cho Thái Phi vua thấy tài giỏi, phong “Đốc trưởng tiền quên ngự đô lực sĩ, Đông Đại tướng quân thiên hộ hầu.
5. Thời Hùng Vương thứ 18 – Hùng Duệ Vương có thầy Cao Đường dạy học ở khu Khổng Tước Châu Hoan, có người học trò là Chu Hoằng theo học được hơn 4 năm mà văn chương thông thái, võ bị tinh thường. Ông theo Tản VIên Sơn Thánh, trở hành vị tướng đánh Thục giỏi được vua phòng: Cai số Đại vương. Ngày 10 tháng 11 ông tự hoá, nhân dân khu Bùi Trang Hạ Bái huyên Diên Hà lập đền thờ phụng.
6. Thầy Nguyễn Thiện quê ở làng Yên Vỹ, động Hương Tích, huyện Hoài An phủ Ứng Thiên, trấn sơn Nam đến học ở Thượng Khu xã Vĩnh Lai, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Ông có hai người con trai cùng sinh giờ ngọ ngày 12/8 năm Bính Tý, lại là hai học trò văn võ toàn tài, thao lược hơn người. Khi cha chết hai anh em đến Sơn Tây vào yết kiến Tản Viên Sơn Thánh và kết nghĩa anh em cùng nhau đánh Thục thắng lơị, được Hùng Duệ Vương phong: Đại tướng công.
7. Thầy Hải Đường tiên sinh dạy học ở kinh thành Văn Lang có người học trò tên là Nguyễn Mục sinh ngày 12-9 năm GIáp Ngọ, con ông Nguyễn Danh Huyên và bà Đào Thị Túc ở trang Đông Đồ huyện Kim Hoa phủ Từ Sơn xứ Kinh Bắc, đến ở nhà cậu rột là ông Đào Công Hải làm huyện Doãn Châu Phong (Bạch Hạc) để đi học. Mới học được vài năm mà Nguyễn Mục văn chương võ nghệ tinh thông. Hùng Duệ Vương yết bảng chiêu hiền. Nguyễn Mục ứng thi được vua ban chức: Đại Phu tham gia triều đình chính sự. Quân Thục xâm lược, Nguyễn mục cầm quân đánh thắng giặc trở về được Vua phong: Y Mục đại vương. Ngày 2 tháng chạp năm Kỷ Dậu ông hoá, vua truy pong Thượng đẳng thần tối linh. Nhân dân trang Bối Khê huyện Đông yên phủ Khoái Châu lập đề thờ phụng.
8. Thầy Lã tiên sinh dạy ở Hồng Châu Hải Dương có hai người học trò là Cao Sơn và Quý Minh vă võ đã hơn người. Bấy giờ Hùng Duệ Vương hạ chiếu kén nhân tài. Hai ông ứng thi trúng tuyển, vua phong cho hai người chức Chỉ Huy Xứ: Tả Hữu tướng quân. Vâng mệnh vua hai ông đưa quân trấn thủ ở sông Lô, sông Thao, sông Đà đề phòng quân Thục xâm lược. Hai ông lập đồn ở xã Tiên Du huyện Phù Khang phủ Tạm Đái đạo Sơn Tây về sau là xã Tiên Du tổng Hạ Giáp huyện Phù Ninh Phú Thọ…
Ngày 10 tháng 11 hai ông đã hoá, nhân dân nơi đây đã tôn thờ làm Thành Hoàng làng.
9. Thầy Lỗ tiên sinh dạy học ở xã An Canh huyện Thiên Thi nay là huyện Ân thi, Hưng Yên. Thầy có 3 người học trò là Nguyễn Tuấn, Nguyễn Chiêu, Nguyễn Minh là con ông Nguyễn Xuân và bà Đoàn Thị Nghi. Ba người cùng sinh một bọc ngày 10-3 năm Bính Thìn, thật là khôi ngô kỳ vỹ. Năm lên 9 tuổi ba anh em đều theo học thầy Lỗ tiên sinh, học được ba năm đã tinh thông văn võ. Năm 15 tuổi tài năng của 3 ông đã nổi bật, nhân dân và hào kiệt trong vùng đều khâm phục. Năm 19 tuổi Hùng Duệ Vương ra bảng kén chọn nhân tài, ba ông đều trúng tuyển. Vua hài lòng phong cho ông Tuấn chức: Tư Tào điển lạc quan, ông Chiêuk chức: Tả Tư tào phán quan, ông Minh chức: Hữu Tư tào phán quan. Quân Thục đến xâm lược, ba ông theo Tản Viên Sơn Thánh đánh giặc.
10. Thầy Lỗ Đường Tiên sinh dạy ở xã Đại Đồng thuộc huyện An Đường phủ Thượng Hồng tỉnh Hải Dương.
Có người học trò là Trương Sơn Nhạc sinh giờ Thân ngày 8 tháng giêng năm giáp Thân, rất kỳ lạ, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, trong bụng có điểm nét chữ “son” trông tựa như chữ thần tiên. Một tuổi đã biết nói, năm lên 7 theo học thầy Lỗ Đường, chẳng bao lâu văn võ kỳ tài, được Hùng Duệ Vương giao cho chức Bố Chính Quan. Quân Thục đến xâm lược, ông là vị tướng đã đáh thắng giặc rồi tự hoá.. Nhân dân làng Nhiễm Dương tổng Nghĩa Xá, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh lập đền thời phụng.
11. Thầy Niệm Hưng quê ở Mộ Trạch Hải Dương được nhân dân làng Lỗ Khê phủ Từ Sơn Bắc Ninh đón về dạy hỏi: Năm 23 tuổi nhà vua hạ chiếu kén anh tài. Niệm Hưng ứng tuyển được Hùng Duệ Vương phong chức: Chỉ Huy xứ. Quân Thục xâm lược, ông lĩnh chức Tiền Đạo đại tướng quâ, đánh thắng quân Thục ông trở về Lỗ Khê tự hoá, nhân dân tôn thờ làm Thành Hoàng Làng.
12. Thầy Nguyễn Minh quê ở huyện Lôi Dương Châu Ái đến xã Màn Xuyên tổng Đông kết huyện Đông An mở trường dạy học. Bấy giờ Hùng Duệ Vương mở khoá thi, vào thi Đình nhà vua chấm ông đỗ đầu khoá, được vua gả công chúa Ngọc Nương – công chúa thứ ba, ông cùng với Tản Viên Sơ Thánh đánh giặc Chiêm Thành thắng lợi được vua phong: Trấn Chiêm Thành cửa ải đại tướng quân.
13. Thầy Lỗ tiên sinh dạy học ở Động Lăng Xương huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng đạo Hưng Hoá, có ba người học trò là Cao Hiển công, Cao Minh công, Cao Tùng công quê gốc ở Châu ái đến ngụ cư ở Lăng Xương. Ba học trò này thật là dị tướng, hai gồ má cao vọi, tayd ài chấm gối, bàn hân có 7 cái lông dài. Học mới 3 năm mà đã am hiểu nghĩa lý, kinh sử lầu thông.
Vì có công đánh giăc Thục khi hoá được vua phong Thượng đẳng phúc thần.
14. Thầy Phạm Công Tuyển quê ở trang Hội Triều huyện Hoàng Hoá phủ Hà Chung Châu ái làm quan ở châu Xích Đằng phủ Khoái Châu, đạo Sơn Nam. Ông là Người văn chương nổi tiếng. Sau khi vợ chết ông tư quan về dạy học ở Châu Xích Đằng phủ Khoái Châu, sau lại chuyển về khu Đăng Xuyên xã Đăng Định huyện Thiên Thi….Sau khi chết nhân dân xã Đăng Xuyên huyện Ân Thi tôn thờ Thành Hoàng làng.
15. Thầy Vũ công ở Mộ Trạch Hải Dương dòng dõi thi thư lên cung thành kinh đô Văn Lang, ở thôn Hương Lan, ngày nay thuộc xã Trưng Vương – Việt Trì dạy học. Hai ông bà sinh được người con đặt tên là Vũ Thê Lang, khi trưởng thành Vũ Thê Lang đã dạy hai công chúa của Hùng Duệ Vương là TIên Dung và Ngọc Hoa. Nhân dân đã lập đền thờ vợ chồng Vũ Thê Lang, đền này có tên là “Thiên Cổ Miếu”.
16. Thầy Lý Đường tiên sinh dạy học ở động Lăng Xứơng huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng, đao Hưng Hoá xứ Sơn Tây. Nguyễn Chiêu học thầy 3 năm liền. Sau này Nguyễn Chiêu gọi là Tả Viên Sơn Thánh phò mã của Hùng Duệ Vương
17. Thầy Ngô tiên sinh dạy học ở thôn Trì La Huyện Thiên Thi Xứ Sơn Nam. Có hai người học trò tên là Phạm Đá, Phạm Dũng cùng sinh một bọc ngày 9/3 năm kỷ Mùi, con ông PHạm Đạt và bà Đinh THị Duyên, quê nội ở sách Biện Sơn huyện Lôi Dương phủ Thuận Thiên Châu ái. Hai học trò này hình dáng kỳ dị, mày ngài hàm én, tay dài chấm gói, bàn tay có 7 chiến lông mọc dài, năm lên tám tuổi hai anh em đến học thầy Ngô tiên sinh, mới học được vài năm đã thông kinh sử. Thời An Dương Vương có giặc Đại Man đến cướp phá Cao Bằng, Hưng Hoá. Nhà vua truyền hịch tuyển lựa chọn nhân tài. Hai ông ứng tuyển được nhà vua phong cho ông Phạm Đá là Bình Man Đô nguyên soái, ông Phạm Dũng là Thiên Quan đại tướng công. Hia ông dẹp yên giặc lại trở về Trì La, khi hoá nhân dân tôn Thành Hoàng làng.
18. Thầy Dương Như Tồn tiên sinh dạy học ở lỗi Giang, Tề Giang xưa, nay thuộc Thọ Xuân Thanh Hoá là thầy dạy tể tướng Lữ Gia thời nhà Triệu.
II. Các học trò học ở các trường thời Hùng Vương
1. Thời Hùng Vương thứ 6 có ông Tạ Quang và bà Trần Thị ở xã An Phú huyện Từ Sơn Bắc Ninh có 5 con học ở xã Điềm Xá huyện Tiên Lữ phủ Khoái Châu Hưng Yên. Năm người con này khi trưởng thành đã cùng với Hùng Đức huyện quan Tiên Lữ đánh giặc ở Châu Quỳnh Nhai, Tuyên Quang…. được vua phong: Ngũ vị đại vương.
2. Ông Vũ Huy Hiển vợ là Hoàng Thị Việt có người con giai là Vũ Nghị năm 12 tuổi ha mẹ cho đi học ở thôn Trung xã Vĩnh Lại tên nôm là làng Giải Thượng huyện Cẩm Giàng – Hải Dương. Thời Hùng Hy Vương có giặc Cao Man giặc Ân ông đã cùng với người cậu là Hoàng Công Độ, lạc tướng ở kinh thành Văn Lang đi đánh giặc lập nhiều chiến công. ÔNg Vũ Nghị đã hoá theo Thánh Gióng ở núi Sóc Sơn.
3. Đời Hùng Vương thứ 6 có Vũ Lang Lữu – sinh giờ Dần ngày 20 tháng giêng năm ất sửu là con ông Vũ Sùng và bà lê Thị Ngọc, học ở sách Lam Sơn ái Châu, Thanh Hoá. Sau lại chuyển đến học ở huyện Nam Xang phủ lý Nhân đạo Sơn Nam. ông thông thạo văn chương, thượng thiên văn, hạ địa lý, không một vật gì không biết, không một việc gì không hay, đời bấy giờ khen là: ông thánh trẻ. Giặc Ân xâm lược nước ta Vũ Lang Lữu cùng Thánh Gióng đánh tan giặc. Ông được vua phong: Võ Gia Hỗu giám sát đại tướng quân. Khi ông mất làng Vũ Xá tổng ngu Nhuế phủ Lý Nhân tỉnh Hà Nam lập đền thờ phụng.
4. Hoàng tử Hùng Bảo, Hùng Chân là con Hùng Huy Vương và con Hoàng hậu Phương Dung. Hoàng tử Bảo sinh ngày 12/02 năm giáp tí. Hoàng Tử Chân sinh ngày 10 tháng giêng năm đinh mão. Hai hoàng tử này học ở kinh thành Văn Lang, với tư chất thông minh, chăm học, ngay từ thuở thiếu niên đã tỏ ra người có tài văn võ. Lúc bấy giờ có giặc xâm lược vua cử hai hoàng tử làm tướng, phong cho hoàng tử Bảo là Bảo quốc lạc hầu, Hoàng tử Chân là Chân Võ đại tướng quân.
5. Nguyệt tinh công chúa là cháu của Hùng Tạo Vương – Hùng Vương thứ 16 học ở kinh thành Văn Lang, 19 tuổi văn võ kỳ tài, đi 7 bước làm xong bài thơ.
6. Hoàng tử Mang công là con của Hùng Nghị Vương – Hùng vương thứ 17 học ở kinh thành Văn Lang, là người thiên tư mẫn tuệ. Năm 17 tuổi Mang công lầu thông thiên kinh vạn quyển, hiểu rõ ngọn ngành của mọi nghĩa lý.
7. Thời Hùng Duệ Vương có Lương Cội công là con ông Lương Nhạc và bà Trần Thị ái, cha mẹ cho Cội công đi học ở động Chung Sơn quận Cửu Chân, Hoan Châu. Cội công rất thông minh, văn tài võ lược đều giỏi, được vua trọng dụng phong làm tướng cử đi đánh giặc, thắng lợi trở về vua lại truy phong; Đài vàng Cội Công Uy linh đại vương. Ông mất, Trang Minh Lương (tức Mỹ Lương) huyện Diên Hà phủ Tân Hưng làm đền thờ phụng.
8. Vợ chồng ông Đinh Công Bách và Tô Thị Công Nghị quê ở Châu ái, Thanh Hoá có 4 con theo học ở làng Pó Hoa trấn SƠn Nam Thượng phủ Thường Tín huyện Thượng phúc đạo Sơn Nam. Bốn người con đó là: Liêm , Vĩnh, Dũng, Bùi đều đi học chăm chỉ, đều tài giỏi cả văn lẫn võ, tài trí thông minh lẫy lừng thiên hạ, danh tiếng đến tai vua. Hùng Duệ Vương mời 4 chàng trai vào triều để giúp vua trị nước.
9. Ông Nguyễn Trường vợ là Đinh Thị Khương ngày 8 tháng giêng năm Bính Ngọ sinh được người con trai phong tư đẹp đẽ, khí vu hiên ngang đặt tên là Ngọ. Cha mẹ hco Ngọ đi học ở khu Tập Ninh xã Vân Lung động Hoa Lư phủ Trường Yên Châu ái. Chàng thông hiểu văn chương, tinh thông võ nghệ được Hùng Duệ Vương phong: Trung Thư Lệnh, Quân Thục đến xâm lược, ông là võ Tướng chỉ huy đánh thắng giặc rồi ông tự hoá, làng Tập Ninh xã Vân Lung huyện Hoa Lư – Ninh Bình lập đền thờ phụng.
10. Hùng Thiện Công và Nguyễn Thị Phương có người con trai tên là Tam Quan học ở trang Cao Xá thuộc tổng Lai Cách phủ Bình Giang nay là xã Ca An huyện Cẩm Giàng Hải Dương: Tam Quan học rất giỏi võ nghệ tinh thông, pháp thuật cao cường được Hùng Duệ Vương tuyển dụng phong: Tam Quan địa vương.
11. Ông Nguyễn Xuân và vợ là Đoàn Thị Nghị ngày 10/3 sinh một bọc được 3 người con giai thật là kỳ vỹ. Con thứ nhất đặt tên là Tuấn, con thứ 2 đặt là Chiêu, con thứ 3 đặt là Minh. Năm lên 9 tuổi cả 3 anh em đều đi học ở làng cổ Lễ xã An Canh huyện Thiên Thi nay là Ân Thi Hưng Yên. Ba ông có công đánh quân Thục xâm chiếm, khi hoá nhân dân Cỗ Lễ thờ; “Tam vị Thành Hoàng”
12. Đặng Cẩn vợ là Phùng Thị Thuần ngày 10 tháng 4 năm Nhâm Thân sinh được 2 con giai đặt tên là Minh Đức, Chiêu Chung, dung mạo khôi ngô kỳ lạ. năm lên 7 tuổi cha mẹ cho 2 anh em đi học ở Châu Quỳnh Nhai. Năm 16 tuổi lực học hai cậu tinh thông, tài năng võ nghẹe khiến vạn phu không địch nổi. Năm 20 tuổi, giữa lúc Hùng Duệ Vương dựng lầu kén rể ở thành Văn Lang để mộ người thông minh tài trí, đức độ hơn người, kén chọn bậc vương lấy công cháu Ngọc Hoa rồi vua trao ngôi báu. Hai ông vào ứng thi tài văn võ ứng đối lưu loát nhưng toàn tài chưa có. Vì thế vua chỉ phong cho 2 ông chức: chỉ huy xứ tả hữu tướng quân. Quân Thục đến xâm lược, hai ông cầm quân đánh thắng giặc trở về và tự hoá ngày 3 tháng 12 nhân dân Nghĩa trang Lưu Thượng, Lưu hạ đạo Hải Dương lập đền thờ phụng.
13. Thời Hùng Duệ Vương có ông Vũ Phục vợ là Quế Hoa ngày 18 tháng 3 giờ Tý năm Nhâm Dần sinh được người con trai đặt tên là Vũ Uy, năm 14 tổi cha mẹ cho Vũ uy học ở xã Đan Tràng tổng Đan Tràng huyện Cẩm Giàng phủ Bình Giang tỉnh Hải Dương, võ nghệ tinh thông, học một biết mười, quân Thục đến xâm lược, ông xin nhà vua cầm quân đánh giặc, chiến thắng ông trở về bản quán xã Đan Tràng và tự hoá được vua phong: “Thượng đẳng phúc thần”
14. Ông Nguyễn Lương vợ là Đinh Thị Tố ngày 10-8 năm Giáp thân sinh người con trai đặt tên là Hoằng, có nước da trắng ngần, mắt sáng như sao, sau lưng có 28 nốt ruồi, dười đùi có 7 cái lông. năm 12 tuổi ông kết bạn với Sơn Thánh và đến bái yết Hùng Duệ Vương được vua pong “Dũng lược tướng quân” hộ giá nhà vua. Ông có công đánh thắng quân Thục được vua gia phong: Hoằng tướng quân đại vương. Khi ôg hoá làng Cổ Viễn, Bình Lục, Hà Nam lập đền thờ phụng.
15. Ông bà Cao công ngày 2 tháng 2 năm Giáp thân sinh một bọc được 2 con trai đặt tên là Mang công, Mỹ công. năm 11 tuổi cha mẹ cho hai anh em đi ọc ở Vũ Ninh, học được 5 năm văn võ rất giỏi. Quân Thục xâm lược Hùng Duệ Vương triệu hai ông về triều, cử đi đánh giặc. Thắng giặc trở về hai ông tự hoá ngày 10-6 được vua truy phong: “Thượng đẳng phúc thần”. Làng Mão Cầu Phủ Lý Nhân Hà Nam lập đền thờ phụng.
16. Đời vua Hùng Vương thứ 18 có ông Nguyễn Tùng vợ là Lê Thị Diêu ngày 14 tháng giêng năm Nhâm Dần sinh được hai con trai mặt mũi khác thường đặt tên là Cao Sơn và Quý Minh – Năm lên 6 tuổi cha mẹ cho đi học ở Hồng Châu Hải Dương. Năm 16 tuổi cả hai anh em đều tinh thông võ nghệ. Vua hạ chiếu tìm người tài giỏi. Hai anh em đến bái yết nhà vua được vua phong cho hai người làm: Đô chỉ huy xứ tướng quân Cao sơn và Quý Minh là hai nhân vật từng được thờ rất nhiều với những lai lịch sự tích mỗi nơi một khác. Có nơi cho Cao Sơn và Quý Minh là Tản Viên, Cao Sơn và Quý Minh là Nguyễn Hiển và Nguyễn Sùng anh em con chú con bác với ản Viên. Cao Sơn và Quý Minh là anh em kết nghĩa với Tản Viên. Có người lại cho rằng Cao Sơn và Quý Minh là tước hiệu tránh viết tên huý..
17. Lý Công Hiển vợ là Đinh Thị Huyền ngày 10-2 năm Mởu Thân sinh được người con trai tay dài quá gối, chân có 7 cái lông dài, cha mẹ đặt tên là Chung công. một tổi Chung công đã biết nói, 7 tuổi đi học ở động Lăng Xương huyện Thanh Châu phủ Gia Hưng đạo Hưng Hoá xứ Sơn Tây. Mới học được mấy năm đã thông hiểu cả văn võ. Lớn lên cùng với Sơn Thánh cầm quân đánh Thục.
18. Đời Hùng Vương thứ 18 ở làng Lưu Xá huyện Thượng Hiền phủ Nghĩa Hưng đạo Sơn Nam có ông Trương Tùng vợ là Phùng Thị ích đến ngụ cư ở trang Trịnh Xá, khu Nguyên Xá, huyên Đông Ngàn phủ Từ Sơn đạo Kinh Bắc. Ngày 10/3 năm Quý Tỵ sinh được cậu con trai đặt tên là Nam Định. Lên 3 tuổi đọc thông sử sách, lại giỏi võ nghệ, đám học trò thời ấy thán phục và khen là thần đồng. Năm 21 tuổi, lúc này Hùng Duệ Vương xuống chiếu cầu hiền Nam Định ứng tuyển, trả lời các câu hỏi của vua đều lưu loát, vua khen và ban danh là Trung Định Công và giao cho chức chỉ huy xứ ở huyện Thượng Hiền đạo Sơn Nam.
Hùng Duệ Vương sinh được 20 hoàng tử, 6 công chúa nhưng đều nối gót lên tiên cả, chỉ còn lại 2 công chúa. Con gái lớn là Tiên Dung đã gả cho Chử Đồng Tử còn công chúa Ngọc Hoa duyên đẹp thời lành chưa định. Vì vậy mà giao cho Trung Định công dựng lầu ở cửa Việt Trì gọi là “Tuyển tế đại hiền lau” – Lỗu đón người hiền, chọn rể, đề biển là: “Ngoan nguyệt cầu hiền” nghĩa là ngắm trăng cầu hiền - để nhà vua gả công chúa và truyền ngôi báu cho. Lúc bấy giờ chỏ có Sơn Thánh họ Nguyễn tên Tùng người Đạo Sơn Nam có nhiều phép lạ, vua cho rằng đó là người kỳ tài bậc nhất thiên hạ, vua đã gả công chúa và nhường ngôi báu.
Quân Thục đến xâm lược Trung Định công được vua phong: Tiền đạo đương lộ tướng quân, đi giết giặc. Thắng giặc trở về ông tự hoá ngày 15/7 nhân dân khu Nguyên xá tôn thờ làm thành hoàng.
19. Hùng Vương thứ 18 ở Châu Quỳnh Nhai có ông Cao Bảo và Cao Hình lấy vợ ở Thanh Ba làng Vũ Lao. Năm ĐInh Sử tháng 3 ngày 10 vợ ông anh sinh 2 con trai và một con gái. Ngày 10-8 năm ấy vợ ông em sinh một bọc 2 con giai. Thế là hai anh em sinh được 4 giai một gái. Bốn con giai thân thể lẫm liệt, cao to, môi rồng, mặt phượng, hàm én, mày hùm. Con gái thì phương phi, mặt như gương sáng, nhan sắc như tiên nữ. lên 3 tuổi người anh đặt tên cho con là Minh Công, Tín Công và con gái Dung nương. ông em đặt tên cho con là Cao công, Bạch công. năm lên 7 tuổi hết thảy đều thông minh, trí tuê, khí độ hơn người. Nam anh hùng, nữ tuấn tú. Lúc bấy giờ ở châu Quỳnh Nhai có người họ Đinh là nhà cự tộc gia thế, tìm cách giết chết 2 anh em giai và người vợ ông em. Bà vợ ông Cao Bảo đưa 3 con và 2 cháu đi chốn ở làng Thượng Nông huyện Tam Nông phủ Lâm Thao, ở nhà bà Ma Thị Chính và cho các con, các cháu học ông thầy ở làng Đào Xá Thanh Thuỷ. Học được 4 năm, tài chí của con trai và con gái khác thường. Bốn con trai giúp nhà vua đánh Thục còn Dung nương thì lấy vua làm thập tứ cung phi (cung phi thứ 14)
Với tư liệu sưu tầm được bước đầu chúng ta biết từ Hùng Huy Vương – Hùng Vương thứ 6 đến An Dương Vương có 19 thầy giáo dạy 18 trường ở kinh đô và địa phương, với số học trò được biết là 23 người. Học trò học ở các trường mà trong thần tích, thần phả không nêu tên thầy giáo là 17 trường với số học trò là 35 người. Như vậy có 19 thầy giáo và 35 trường học rải khắp các địa bàn trong cả nước và 58 học trò tiêu biểu. Ta khiêm tốn gọi đó là những dấu tích của nền giáo dục thời Hùng Vương. Ngoài ra tôi còn tim thấy thời Bắc thuộc lần thứ I từ năm 111TRCN đến năm 39 – thời Bà TRưng có 10 thầy giáo, 68 học trò và 36 trường ở các địa phương.
Nhân dân Việt Nam có truyền thống “Uống nứơc nhớ nguồi” “Tôn sư trọng đạo” vì thế những người có công với dân, với nước, nhân dân lập đền thời phụng đó là hiện thực. Song vì những thần phả, ngọc phả thường viết đi, viết lại nhiều lần, nên những ngôi từ, chức tước mang tính hiện đại, Không viết theo những ngôn từ, chức tước thời Hùng Vương. Mặc dù vậy những số liệu trên giúp chúng ta có thể khẳng định rằng thời Hùng Vương ở nước ta có thầy giáo, có trường học, đã có một nền giáo dục phát triển rộng khắp. Đây là cơ sở, là cái gốc để đào tạo những người hiền tài cho đất nước mà hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
Chúng ta chưa có điều kiện nghiên cứu về hệ thống giáo dục, chương trình và nội dung giáo dục. Nhưng qua 19 thầy giáo 58 học trò và 35 trường học thì được biết dù các học trò học ở kinh đô, học ở châu phủ hay học ở làng xã đều có lòng yêu nước thiết tha, có đực độ cao cả và đều tài giỏi cả văn lẫn võ, đều là anh hùng, sống thì làm tướng, chết làm thần, âm phù linh thiêng nên phần lớn được nhân dân thờ làm thành hoàng hoặc lập đền thờ phung.
Chữ của thời Hùng Vương là loại chữ gì? chúng ta có thể khẳng định rằng: Không phải là chữ Hán, khác chữ Hán và có trước chữ Hán. Mặc dù kẻ thù đã tước đoạt, đã thiêu huỷ những tài liệu quý báu của tổ tiên chúng ta như Mã Viện đã tịch thu tất cả những trống đồng có khắc chữ trên đó để đúc ngựa dâng cho Hán Quang Vũ và đúc cột đồng trụ. Năm 207 sau công nguyên, Sỹ Nhiếp du nhập sang nước ta chữ Hán đồng thời ra lệnh thiêu huỷ sách vở và cấm nhân dân không được dùng thứ chữ viết của tổ tiên ta. Nhưng chữ Việt Cổ càng ngày càng phát lộ nhiều: Trên trống đồng, trên qua đồng, trên vách các hang động, bãi đá cổ ở Sapa, ở Pá Màng xã Liệp Tè Thuận Châu Sơn La, chữ Việt Cổ còn tồn tai vùng biên viễn Thập Châu. Thư viện Sơn La đã sưu dtầm được gần 1500 cuốn sách, Bảo Tàng Sơn La cũng sưu tầm được gần 1000 cuốn sách trong đó là chữ Thái hay chữ Việt Cổ mà chưa nghiên cứu vấn đề này. Nhất định chúng ta tìm thấy và giải mã được chữ Việt Cổ, chữ của tổ tiên để lại.
Tài Liệu do Ông Đỗ Văn Xuyền cung cấp
Một câu Chuyện giáo dục thời Hùng Vương.
Tượng thầy trò Vũ Thê Lang được thờ trong Thiên Cổ Miếu
Theo ngọc phả và truyền thuyết dân gian, vào thời Hùng Vương thứ 18 có một thầy giáo họ Vũ, dòng dõi thi thư ở làng Mộ Trạch, Hải Dương. Ông cùng gia đình lên vùng Bạch Hạc, khi ấy là kinh đô của nước Văn Lang làm nghề dạy học. Ăn ở phúc đức, khi tuổi đã cao, hai ông bà sinh được một người con trai dung mạo tuấn tú, đặt tên là Vũ Thê Lang. Với tư chất thông minh, chăm học, lại được được cha mẹ dày công dạy dỗ, khi trưởng thành ông tài giỏi cả văn lẫn võ, nức tiếng gần xa.
Nối nghiệp cha, Vũ Thê Lang mở trường dạy học ở Tràng Đông, Tràng Nam (nay thuộc thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ), được học trò theo học rất đông. Mộ tiếng thầy, Vua Hùng Duệ Vương cho vời ông vào cung dạy học cho hai nàng công chúa là Tiên dung và Ngọc Hoa. Ông đã mang hết tâm huyết, sở học của mình ra dạy bảo hai công chúa thành tài. Nhớ ơn thầy, khi ông mất nhà vua cho dân và các học trò lập miếu thờ ông trên nền nhà cũ, miếu này có tên là "Thiên Cổ Miếu". Qua biết bao cuộc bể dâu, ngày nay miếu vẫn còn trên một quả đồi nhỏ ở thôn Hương Lan, dưới tán hai cây táu cổ thụ đã hơn ngàn tuổi. Trong lòng miếu còn có mộ của thầy giáo Vũ Thê Lang mà nhân dân trong vùng đã bí mật bảo vệ, hương khói suốt mấy nghìn năm qua.
Về hai nàng công chúa Tiên dung và Ngọc Hoa, nhờ công dạy bảo của thầy, cả hai đều tài sắc vẹn toàn. Khi trưởng thành Tiên Dung công chúa kết hôn với Chử Đồng Tử, còn Ngọc Hoa Công chúa kết hôn với Tản Viên Sơn Thánh Nguyễn Tuấn. Hai bà là người tài đức, có công dạy dân trồng dâu, chăn tằm, dệt lụa và làm nghề thuốc chữa khỏi bệnh cho nhiều người. Cảm công ơn ấy khi hai bà mất dân lập đền thờ hai bà dưới chân núi Hùng Lĩnh. Đền ấy có tên là đền Giếng, vì trong đền có một cái giếng cổ hình tròn. Nước giếng ấy trong như ngọc nên gọi là giếng Ngọc, tương truyền khi xưa hai công chúa thường đến đây soi mình, chải tóc.
Cả thầy và hai trò đều nêu gương sáng, có đức độ cao cả và đều tài giỏi, sống là anh hùng giúp dân, giúp nước, khi chết làm phúc thần được dân nước lập đền miếu để thờ, đời đời hương lửa, ngợi ca.
Thật đúng là:
Nam thiên chính khí soi Thiên Cổ
Hùng Lĩnh trung chi sáng nghiệp thầy.
Chúng ta chưa có điều kiện nghiên cứu về hệ thống giáo dục, chương trình giáo dục và nội dung giáo dục thời Hùng Vương, nhưng qua câu chuyện này thì vào thời Hùng Vương ở nước ta đã có thầy giáo, có trường học và đã có một nền giáo dục rộng khắp. Đây là cội nguồn đào tạo hiền tài cho đất nước, mà hiền tài là nguyên khí của Quốc gia. Đất nước có văn hiến, trường tồn vững mạnh phần nhiều do giáo dục mà nên.
Đỗ Quang - Theo Giáo dục Thủ đô
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét