Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Nền hành chính thời Văn Lang - Âu Lạc

Hành chính Việt Nam thời Văn Lang - Âu Lạc

1. Cơ sở hình thành

Nhà nước là một phạm trù lịch sử của xã hội có giai cấp. Điều kiện quan trọng số một để nhà nước có thể ra đời được là trên cơ sở sản xuất phát triển dẫn đến tình trạng phân hoá xã hội. Nhà nước ra đời là sản phẩm tất yếu của một xã hội mà mâu thuẫn không thể điều hoà được. Đây là một quy luật chung của tất cả các nhà nước trên thế giới, không loại trừ bất cứ một quy luật nào cả. Và nhà nước Văn Lang ra đời cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Công xã nông thôn là một hình thái kinh tế xã hội xuất hiện phổ biến vào giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ và quá độ sang xã hội có giai cấp, là một trong những tiền đề cho sự hình thành nhà nước.
-Thời Hùng Vương sức sản xuất phát triển đã gây ra nhiều biến động  xã hội và đưa đến tình trạng phân hoá xã hội rõ nét  vào giai đoạn văn hoá Đông Sơn.  Lúc này đã có kẻ giàu, người nghèo và tình trạng bất bình đẳng đã in đậm trong khu mộ táng hay truyền thuyết dân gian và thư tịch cổ. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thật cao, chưa thật sâu sắc nhưng nó đã tạo ra một cơ sở xã hội cần thiết cho quá trình hình thành nhà nước Văn Lang.
-Nhân tố thuỷ lợi và tự vệ cũng đã đóng vai trò rất quan trọng đưa đến sự hình thành lãnh thổ chung và tổ chức nhà nước đầu tiên vào thời Đông Sơn. Khi con người tiến xuống khai phá vùng đồng bằng Sông Hồng và chọn thì uy tín và vai trò của Thục Phán -  người thủ lĩnh kiệt xuất của liên minh ngày càng được nâng cao. Kháng chiến thắng lợi, Thục Phán đã thay Hùng Vương tự xưng là An Dương Vương lập ra nước Âu Lạc.
Tên nước Âu Lạc bao gồm hai thành tố Tây Âu (Âu Việt) và Lạc Việt, phản ánh sự liên kết của hai nhóm người Lạc Việt và Tây Âu. Nước Âu Lạc là bước kế tục và phát triển cao hơn của nước Văn Lang và tên một phạm vi rộng lớn hơn. Tổ chức bộ máy nhà nước và các đơn vị hành chính thời Âu Lạc vẫn không có gì thay đổi so với thơì Văn Lang.
Đứng đầu nhà nước là Thục Phán An Dương Vương. Dưới đó, trong triều vẫn có lạc hầu giúp vua cai quản đất nước. ở các địa phương (bộ) vẫn do các lạc tướng đứng đầu quản lý. Đơn vị hành chính cấp cơ sở vẫn là công xã nông thôn (kẻ, chiềng, chạ).
Trong thời đại dựng nước, ta có nhiều thành tựu lớn, trong đó có 2 thành tựu cơ bản nhất là tạo được một nền văn minh rực rỡ - nền văn minh sông Hồng và hình thái nhà nước sơ khai - nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Những thành tựu này không chỉ là bằng  chứng hùng hồn xác nhận thời đại Hùng Vương - An Dương Vương là những thời đại có thật mà còn minh chứng cho chúng ta thấy rằng đất nước Việt Nam có một lịch sử dựng nước sớm, một nền văn minh lâu đời, tạo ra nền tảng bền vững cho toàn bộ sự sinh tồn và phát triển của quốc gia dân tộc Việt Nam. Từ đó người Việt trên cơ sở một lãnh thổ chung, một tiếng nói chung một cơ sở kinh tế - xã hội gắn bó trong một thể chế nhà nước sơ khai một lối sống mang sắc thái riêng biểu thị trong một nền văn minh, văn hoá chung, đã tự khẳng định sự tồn tại của mình như một quốc gia văn minh có đủ điều kiện và khả năng vững vàng tiến qua nhiều thời kỳ đen tối nhất của lịch sử - thời kỳ hơn 1000 năm Bắc thuộc.
2. Cơ cấu hành chính thời Văn Lang - Âu Lạc
Do sản xuất phát triển, xã hội phân hoá, nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm mà các bộ lạc người Việt cổ liên minh với nhau tạo thành một nhà nước sơ khai - Nhà nước Văn Lang.
Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu. Căn cứ vào các di tích khảo cổ thời Hùng Vương từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn  ta thấy không những về mặt không gian có sự mở rộng dần và tập trung ở những đồng bằng ven các con sống lớn của Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mà các khu cư trú thường rộng lớn từ hàng nghìn mét vuông cho đến vài vạn mết vuông và tầng văn hoá dầy, nhất là giai đoạn Đông Sơn, khu cư trú được mở rộng hơn, có khu rộng tới 250.000 m2. Những khu cư trú rộng lớn đó là những xóm làng định cư trong đó có một dòng họ chính và còn có một số dòng họ khác cùng sinh sống. Những xóm làng đó dựa trên cơ sở công xã nông thôn (chiềng, chạ, kẻ). Một công xã bao gồm một số gia đình sống trên cùng một khu vực trong đó quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn trong công xã bên cạnh quan hệ địa vực (láng giêng).
Nước Văn Lang đứng đầu là Hùng Vương, giúp việc là lạc hầu và lạc tướng. Cả nước chia thành 15 bộ (vốn là 15 bộ lạc). Đứng đầu mỗi bộ lạc là lạc tướng hay còn gọi là Phụ đạo, bộ tướng. Như vậy “bộ” một mặt thể hiện sự phân chia cư dân theo sự áp đặt của “nhà nước”, mặt khác thể hiện đó là đơn vị tu cư tự phát nguyên thuỷ, hay nói cách khác, đơn vị “bộ” mang tính nửa vời: “vùng - bộ lạc” hoặc “thị tộc, bộ lạc - đơn vị hành chính”.
Dưới bộ lạc là các công xã nông thôn, bấy giờ có tên là kẻ, chiềng, chạ. Đứng đầu kẻ, chiềng, chạ là các bồ chính (già làng) bên cạnh bồ chính có lẽ còn có một nhóm người hình thành một tổ chức có chức năng như một hội đồng công xã để tham gia điều hành công việc của kẻ, chiềng, chạ.
Có thể sơ đồ hoá cơ cấu hành chính thời Hùng Vương như sau:
*Vua Hùng:
+Lạc Hầu.
+Lạc Tướng.
*Vua Hùng:
+15 bộ.
+Bộ.
+Bộ: kỉ, kẻ.
+Bộ: Chiềng, chạ, ... đứng đầu là bố chính.
#15 bộ như sau:
-Văn Lang (Bạch Hạc - Việt Trì)
-Châu Diên (Sơn Tây - Hà Tây)
-Phúc Lộc (Sơn Tây - Hà Tây)
-Tần Hưng (Hưng Hoá -
-Vũ Định (Thái Nguyên - Cao Bằng)
-Vũ Ninh (Bắc Ninh)
-Lục Hải (Lạng Sơn)
-Ninh Hải (Hưng Yên - Hải Dương - Quảng Ninh)
-Dương Tuyền (Hải Dương)
-Giao Chỉ (Hà Nội - Hưng Yên - Nam Định - Ninh Bình -  Hà Nam)
-Cửu Chân (Thanh Hoá)
-Hoài Hoan (Nghệ An)
-Cửu Đức (Hà Tĩnh)
-Việt Thường (Quảng Bình - Quảng Trị)
-Bình Văn
Lực lượng vũ trang thời kỳ này là dân binh.
#Đến thời Âu Lạc, cơ cấu hành chính cũng khng có gì thay đổi so với thời kỳ trước, song thể chế nhà nước hiện hình rõ nét, quyền uy của vua được tăng cường.
-Trong triều An Dương Vương, giúp việc cho vua vẫn có lạc hầu. Lạc hầu là tướng văn, có thể đồng thời là tướng võ chỉ huy quân đội trấn áp các địa phương không chịu thuần phục. Lạc hầu thay mặt vua giải quyết công việc trong nước.
-Lạc tướng đứng đầu các bộ, cai quản một đơn vị hành chính địa phương. lạc tướng phải thu nộp cống phẩm cho nhà vua, thường xuyên truyền mệnh lệnh từ trên cuống. Khi có chiến tranh, Lạc tướng là thủ lĩnh quân sự địa phưuơng và chịu sự điều động của vua.
-Bồ chính là người đứng đầu công xã nông thôn.
Lực lượng vũ trang đã có quân đội thường trực.
Có thể phác hoạ quá trình và con đường hình thành, tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc như sau:
+Thủ tĩnh ( liên minh bộ lạc ) --> Vương : Hùng Vương, An Dương Vương ( Văn Lang, âu Lạc ).
+Tù Trưởng ( Bộ Lạc ) --> Lạc Tướng ( Bộ ).
+Tộc Trưởng ( Công xã thị tộc ) --> Bố chính ( Công xã nông thôn ).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét