Cửu chân và 15 bộ
Văn Nhân
Sau khi đánh bại vua Hùng thứ 18 của Văn Lang, Thục Phán thủ lãnh Âu Việt sát nhập lãnh thổ của Văn Lang và lãnh thổ của bộ tộc mình (Âu Việt) hình thành nhà nước mới là : Âu Lạc (kết hợp giữa người Âu Việt và người Lạc Việt) .
Căn cứ vào truyền thuyết 9 chúa tranh vua của người Tày giới sử học Việt nam cho là Lãnh thổ Âu Lạc gồm lãnh địa cũ của bộ tộc Âu Việt ở phía bắc (nay) , là một phần phía nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và lãnh thổ của Văn Lang ở miền bắc và bắc trung Việt như thế nước Âu Lạc có ranh giới phía bắc là miền Tả Giang (Quảng Tây) đến phía nam là dãy Hoành Sơn ở Hà Tĩnh hiện nay.
Âu Việt là một nước gồm các bộ tộc miền núi sinh sống ở tỉnh Cao Bằng - Việt Nam và Quảng Tây ngày nay. Theo nhiều tư liệu thì Âu Việt là con cháu của người Bách Việt , Họ có tục để tóc ngắn, xăm hình, nhuộm răng đen , ăn trầu và được xem là tổ tiên của người Tày, người Nùng ở Việt nam và người dân tộc Choang Quảng Tây Trung quốc ngày nay .
Truyền thuyết 9 chúa tranh vua cung cấp nhiều thông tin quan trọng ...xưa đất nước của họ gọi là BỘ Nam cương gồm 9 xứ mỗi xứ có 1 chúa cai quản , nhiều xứ họp thành bộ , bộ có vua đứng đầu ...xem ra thế thì từ ‘Bộ’ là từ Việt cổ đồng nghĩa nước hay quốc gia , Chuyện viết vua bộ Nam cương tên là Thục Chế con là Thục Phán ; thực sự thì Thục Chế không phải là tên vua mà là danh hiệu của chúa nước hay đất Thục , Chế↔ chúa↔chiếu↔triệu↔chủ cũng là chậu trong tiếng Thái –Lào , như vậy là đã giải toả được nghi vấn đặt ra từ thời sử gia Trần trọng Kim viết Việt nam sử lược ...nhà Thục của sử Trung quốc mãi tận Tứ xuyên làm sao Thục Phán tức Thục vương tử lại có thể vượt mấy ngàn km đến đánh nước Văn lang được ? đất Thục của Thục Chế bộ Nam cương là đất Quảng Tây ngày nay không phải Thục Tứ Xuyên trong sử Trung quốc ...thế nhưng cũng trong giai đoạn lịch sử này vẫn còn 1 điều nữa chưa có câu trả lời ...là việc giặc Ân sang đánh nước ta chép trong chuyện thánh Gióng ....?.
Câu trả lời không khó chỉ tại người ta cố ý phớt lờ lời tiền nhân nhắn gửi :
Nước Văn lang bắc giáp Động đình hồ (Hồnam) , nam giáp nước Hồ tôn (Chiêm thành) , tây giáp nước thục (Tứ Xuyên) và đông giáp Nam hải (Quảng đông) Trung hoa .
Nếu cương giới Văn lang như thế thì đâu có xa đất nhà Ân đến nỗi mà quân của họ không thể đến đánh ?.
Nhưng qua được cửa ải này lại sinh ra cửa ải khác ...nếu lãnh thổ Văn lang gồm Qúy châu Quảng Tây Việt nam thì Bộ Nam cương làm gì có đất đứng chân ???,
Lời giải đã có trong sử thuyết Hùng Việt : Văn lang và Âu Lạc chỉ là 2 tên gọi của 1 nước , gọi Văn lang là nói đấy là nước của vua Văn hay Văn vương (lang = vương) còn Âu –Lạc là ghép tên 2 tộc người đã tạo thành quốc gia đó .
Về tộc Lạc Việt thì hầu như mọi người đã đồng thuận là tộc người sống trên đất Giao chỉ nhưng Âu Việt thì địa bàn vẫn còn tranh cãi , mãi cho tới gần đây giới sử học Việt nam mới nghiêng hẳn về sự chỉ định là Quảng tây Trung quốc .
Âu chỉ là biến âm của từ ‘Ô’ tiếng Việt nghĩa là màu đen , đen là sắc của phương Nam theo dịch học nay lộn ngược gọi là phương bắc , từ Âu trong cổ sử là từ chỉ tộc người sống ở phía nam (xưa) Giao chỉ , như vậy là có sự nhất quán giữa đất Nam Giao (chỉ) trong kinh thư , địa bàn của tộc Âu Việt , bộ Nam cương và lãnh thổ nước Lâm ấp , Lâm cũng là tên xưa của Quảng đông (nam↔lam↔Lâm) mà nhiều người lầm gọi là Quế , chính xác thì Quế là biến âm của Qúy chỉ Qúy châu điều này cũng hoàn toàn trùng khớp với danh hiệu Âu cơ nghĩa là chúa đất phương nam trong truyền thuyết lịch sử Việt nam ,bà Âu cơ là người đã ‘kết duyên’ cùng Sùng Lãm chúa đất Sùng tức Cao sinh ra trăm trứng , trăm trứng ấy đã nở ra Bách Việt .
Lãnh thổ Âu –Lạc là đất Giao chỉ cộng với đất ở phía nam Giao chỉ gọi tắt là Nam Giao cũng gọi là Lĩnh Nam được chỉ định rõ ràng hơn trong 2 quyển sách Nguyên hoà quận chí và Thông điển : “Qúy châu cổ Tây âu Lạc việt chi địa” hay “Qúy châu bản Tây âu Lạc Việt chi địa” nghĩa là Qúy châu khi xưa là đất của Tây Âu – Lạc Việt , xét ra nếu đất Giao chỉ và vùng đất nay là Qúy châu nằm trong lãnh thổ Âu Lạc thì Quảng Tây cũng phải nằm trong lãnh thổ Âu –Lạc không thể khác được , cả 3 địa danh đều nằm gọn trong cái khung Văn lang đã chép trong sử cũ nhưng thực lạ lùng ... khi Triệu Đà chiếm Âu lạc của An dương vương chia Âu –Lạc thành Giao chỉ và Cửu chân , sử Việt lại cho : Giao chỉ là vùng lưu vực sông Hồng còn Cửu chân là vùng Thanh nghệ tĩnh và thêm Nhật nam là vùng Bình trị thiên đổ vào nam (nay) … như vậy đất của tộc Âu cả 1 vùng phía nam ( xưa) Giao chỉ biến đâu ?, thông thường khi viết Triệu Đà Chia đất Âu –Lạc thành Giao chỉ và Cửu chân nếu Giao chỉ là đất tộc Lạc thì Cửu chân là đất của tộc Âu mới đúng phép .
Xét tới đây xem ra Sử thuyết Hùng Việt đã đủ chứng lý để ấn định :Giao chỉ là tên gọi xưa của đất bắc và Bắc trung Việt ngày nay , Nhất nam nghĩa là chính nam không phải Nhật nam là đất Quảng Tây và tên gọi Cửu chân chỉ là biến âm của Qúy châu ngày nay.
So chiếu bản đồ trên thấy có sự trùng khớp hoàn toàn với những thông tin trong Sách Thái bình hoàn vũ ký : Cửu chân phía nam giáp Nhật nam , tây giáp quận Tường kha (Tượng quận trước ?) , phía bắc giáp Ba Thục (Tứ xuyên)và đông giáp Uất lâm .
Nếu căn cứ trên sử Việt cũ thì đất Cửu chân chép trong ‘Thái bình hoàn vũ ký’ mêng mông kéo từ Tứ Xuyên cho tới tận Quảng bình ngày nay vậy Giao chỉ biến đi đâu ?, theo sách Tàu xưa thì 3 hồi Giao chỉ nằm trong Cửu chân ...4 hồi bị Tượng quận nuốt mất ...thực rối như mớ bòng bong người đọc không còn biết đâu mà lần ... như thế vẫn chưa đến mức , còn rối hơn nữa cơ ....Giao chỉ Cửu chân Nhật nam là tên 3 Bộ (có người thêm chữ lạc vào chođủ độ hoang dã ???) mãi tận từ thời vua Hùng dựng và chia nước Văn lang thành 15 Bộ ... chiếu theo thông tin trong truyền thuyết của người Tày dẫn trên thì nước Văn lang ta có tới 15 vua ??? ( mỗi Xứ có chuá cai quản , các xứ họp thành Bộ do vua thống quản…) . Truyền thuyết chép BỘ Nam cương cũng là nước Nam cương , trong lịch sử sách Tàu viết Giao chỉ bộ người Việt hiểu là Bộ Giao chỉ , thông tin 15 bộ phải hiểu là BỘ 15 mới chính xác , vậy nghĩa của ‘bộ 15 là gì ? tới đây phải viện tới đồ hình Hà thư (đồ) thì mới thông được .
15 là trung tâm của Hà thư , Bộ 15 chính là bộ hay nước trung tâm của thiên hạ .
- Đất ở Ngũ lĩnh số 5 tâm của Lạc đồ (thư) tức địa đồ là Trung tâm thiên hạ nên gọi là Giao chỉ nôm na là chỗ giữa chốn giữa .
- Nước là bộ 15 tâm của Hà thư chính là Trung quốc .
- Vua là Hoàng đế hay đế Hoàng , hoàng là màu vàng sắc trung tâm của ngũ sắc , đế Hoàng là đế của nước chính giữa muôn nước .
- Vua cũng là đế Minh , chữ Minh gồm chữ Nhật là mặt trời ghép với chữ nguyệt là mặt trăng mà thành , từ Minh ở đây chỉ sự soi sáng chỉ đường dẫn lối cho cả loài người đi từ hoang dã tới bến bờ văn minh , Minh đồng nghĩa với ‘lửa’ trong Dịch học tạo thành yếu tố ‘Hoả’ trong từ ghép ‘Trung – Hoả’.
Những thông tin về tổ quốc của người Việt cổ xét dưới ánh sáng Dịch học có sự nhất quán xuyên suốt và toàn diện ; tất cả toát ra từ 2 chữ “Trung - Hoả” (Trung – Hoả không phải Trung – hoa của người Hán – Tàu) :Tổ quốc họ Hùng là Trung tâm thiên hạ và văn minh họ Hùng là ánh đuốc soi đường chỉ lối cho cả loài người .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét