Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

THỜI HÙNG VƯƠNG QUA TRUYỀN THUYẾT VÀ HUYỀN THOẠI, phần 4

CHƯƠNG II


Nhưng thực tế đã không phải vậy. Trên cơ sở của thuyết Âm Dương Ngũ hành, tổ tiên người Việt đã ứng dụng trong việc tìm hiểu sự vận hành của những ngôi sao trong Thiên hà, tức là sự vận động của ũ trụ và ảnh hưởng của những hiệu ứng vũ trụ đối với tự nhiên, cuộc ống và con người. Bắt đầu của sự thể hiện này chính là Lạc thư – Hà ồ.
Theo truyền thuyết Trung Hoa: Hà đồ do vua Phục Hy (niên đại hoảng 3500 năm tr.CN; có sách chép hơn 4000 tr.CN) phát hiện khi i tuần thú ở sông Hoàng Hà. Ngài thấy Long Mã từ dưới sông hiện ên, trên lưng có Hà đồ ghi việc trời đất mở mang. Lạc thư là do vua ại Vũ (2205 năm tr.CN) khi đi trị thủy, ngài thấy con rùa thần nổi ên, trên mình vẽ Lạc thư.
Hệ từ thượng chép: “Thị cố thiên sinh thần vật, thánh nhân tắc hi, thiên địa biến hóa, thánh nhân hiệu chi; thiên thùy tượng, hiện cát ung, thánh nhân tượng chi. Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc hi”.
(Cho nên trời sinh ra thần vật, thánh nhân áp dụng theo; trời đất iến hóa, thánh nhân bắt chước; trời bày ra hình tượng. Hiện ra sự tốt ấu, thánh nhân phỏng theo ý tượng. Bức đồ hiện ra ở sông Hoàng Hà, ình chữ hiện ra ở sông Lạc, thánh nhân áp dụng theo). (Chu Dịch vũ rụ quan - sách đã dẫn)
Như phần trên đã trình bày, vấn đề tác giả của Hệ từ thượng hưa có sự thống nhất, người bảo của Cơ Tử viết vào thời Chu; người ảo của Khổng Tử viết; người bảo do học giả đời sau thêm vào... (Cuốn ách này minh chứng thực trạng xã hội Văn Lang qua truyền thuyết ủa cha ông để lại, cho nên nó phải bắt đầu bằng sự tôn trọng đối với ruyền thuyết, dù là của dân tộc khác).
Về truyền thuyết Hà đồ – Lạc thư có thể giải thích như sau: Vua hục Hy, Đại Vũ đã biết đến biểu tượng của Hà đồ – Lạc thư do tiếp úc với văn minh Văn Lang, khi đi tuần thú và trị thủy. Nhưng nếu hai gài phát minh ra Hà đồ và Lạc thư thì thuyết Âm Dương Ngũ hành hắc chắn đã được phát triển hoàn chỉnh, chứ không thể là một sự mơ ồ như đã trình bày ở trên. Do đó, Hà đồ – Lạc thư được hình thành rong việc quan sát thiên hà với sự áp dụng của thuyết Âm Dương Ngũ ành thì phải là của người Việt Nam. Bởi những lý do sau đây:
Về cụm danh từ Hà đồ – Lạc thưÝ nghĩa của cụm từ “Hà đồ – Lạc thư” có thể giải thích như sau: ruyền thuyết đã ghi nhận vào thời Hùng Vương – tướng văn gọi là ạc hầu; tướng võ gọi là Lạc tướng; dân gọi là Lạc dân, ruộng gọi là ạc điền... tất nhiên sách thuộc về văn minh chính thống của Văn ang phải gọi là “Lạc Thư”. Nghĩa chữ Hà đồ có thể hiểu là Ngân à hoặc Thiên Hà. Như vậy có thể hiểu Hà đồ là những đồ hình miêu ả sự vận động của vũ trụ liên quan đến Ngân Hà. Toàn bộ cụm từ Hà ồ – Lạc thư, có thể hiểu là sách của người Lạc Việt ghi lại những tri kiến vũ trụ liên quan đến giải Thiên Hà (hoặc Ngân Hà).
Về nội dung Hà đồ – Lạc thưBạn đọc so sánh Lạc thư (tương truyền do vua Đại Vũ phát hiện ở trên và Lạc thư Cửu tinh đồ miêu tả vị trí của 9 chòm sao và căn cứ vào vị trí của sao Bắc cực để định vị các sao trong thiên hà sau đây.
Hình Lạc thư
Tương truyền do vua Đại Vũ phát hiện trên lưng rùa thần
Hình Lạc thư Cửu tinh đồ (*)
* Chú thích: Tư liệu trong “Chu Dịch - Vũ trụ quan”, sách đã dẫn
Qua hình trên, bạn đọc cũng nhận thấy: Sao Ngũ Đế Tọa là trung cung; Bắc cực: phương Bắc; Thiên Kỷ: phương Nam; Hà Bắc: phương Đông; Thất Công: phương Tây. Bốn chòm sao chính hướng Đông – Tây – Nam – Bắc và tòa Ngũ Đế Tọa thuộc Dương (chấm trắng trên Lạc thư). Bốn chòm sao ở các hướng phụ thuộc Âm (chấm đen trên Lạc thư).
Như vậy, Lạc thư tương truyền do vua Đại Vũ phát hiện trên lưng rùa ở sông Lạc, thực chất là hình vẽ cô đọng của Lạc thư Cửu tinh đồ, miêu tả vị trí của các chòm sao trên bầu trời để định hướng vị trí tương quan các vì sao trên vũ trụ. Lạc thư Cửu tinh đồ thì lại không phải do vua Đại Vũ tìm ra (Lạc Thư Cửu tinh đồ không rõ tác giả, chỉ biết là sách xưa truyền lại). Bởi nếu do vua Đại Vũ tìm ra thì ông sẽ không phải vẽ lại trên lưng con rùa làm gì. Cho rằng đúng là vua Đại Vũ phát hiện những chấm đen trắng trên lưng con rùa thần ở sông Lạc. Những chấm đen trắng đó do sự ngẫu nhiên trùng hợp với vị trí các sao trên bầu trời và cũng ngẫu nhiên tên sông Lạc trùng với tên Lạc thư của người Lạc Việt, thì điều đó cũng chẳng nói lên được cái gì. Lạc thư do vua Đại Vũ tìm ra sẽ không có nghĩa, nếu như không có Lạc thư Cửu tinh đồ diễn tả nội dung của nó và Hà đồ, tức là cái có sau Lạc thư thể hiện tính ứng dụng của nó. Nhưng thật vô lý! Hà đồ lại do vua Phục Hy tìm ra trước vua Đại Vũ hơn 1000 năm. Để chứng minh điều này, xin so sánh hai hình vẽ dưới đây của Lạc thư với Hà đồ.
Hình Lạc thư
Hình Hà đồTương truyền do vua Phục Hy tìm ra trên lưng long mã 
Như phần trên đã trình bày và cũng chứng minh tương tự như đối với Lạc thư: tự bản thân những chấm đen trắng trên lưng con rùa thần nổi lên ở sông Lạc do vua Vũ phát hiện; cũng như những chấm đen trắng trên lưng con Long Mã mà vua Phục Hy phát hiện gọi là Hà đồ ở sông Hoàng Hà, sẽ không có nghĩa gì nếu như không có nội dung của nó.
Trước khi diễn tả nội dung của Hà đồ, xin được trình bày với bạn đọc về phương pháp tính giờ của Âm lịch.
Âm lịch chia 1 ngày thành 12 giờ gọi tên theo 12 con Giáp là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi giờ Âm lịch bằng 2 giờ Dương lịch, theo qui ước bắt đầu từ giờ Tý (23g - 1g), Sửu (1g - 3g), Dần (3g - 5g), Mão (5g - 7g), Thìn (7g - 9g), Tỵ (9g - 11g), Ngọ (11g - 13g), Mùi (13g - 15g), Thân (15g - 17g), Dậu (17g - 19g), Tuất (19g - 21g), Hợi (21g - 23g).
Với sự phân chia thời gian theo Âm lịch nói trên và sự định hướng phương vị của Lạc thư, thì các ngôi sao quen thuộc trong Thái Dương hệ là: Sao Kim(*), sao Thủy(*), sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ lần lượt xuất hiện trên bầu trời được ghi lại theo độ số của Hà đồ như sau:
* Chú thích: Theo Hán thư Nghệ văn chí thì sao Kim ngày nay, người xưa gọi là sao Thuỷ; sao Thuỷ ngày nay, người xưa gọi là sao Kim (“Chu Dịch - Vũ trụ quan”, sách đã dẫn).
Vị trí xuất hiện của sao Thủy ở phương Bắc trên bầu trời
Trong ngày: giờ thứ nhất (giờ Tý); giờ thứ sáu (giờ Tỵ).
Trong tháng: ngày mùng 1, 6, 11, 16, 21, 26. mặt Trời, mặt Trăng gặp sao Thủy ở phương Bắc.
Trong năm: Tháng 11, 6. Lúc hoàng hôn thấy ở phương Bắc.
Vị trí của sao Thủy theo độ số của sao Thủy trên Hà đồ (1 - 6), ứng với phương Bắc của Lạc thư.

Vị trí xuất hiện của sao Hỏa ở phương Nam trên bầu trời
Trong ngày: giờ thứ hai (giờ Sửu); giờ thứ bảy (giờ Ngọ).
Trong tháng: ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27. mặt Trời, mặt Trăng gặp sao Hỏa ở phương Nam.
Trong năm: Tháng 2, 7. Lúc hoàng hôn thấy ở phương Nam.
Vị trí của sao Hỏa theo độ số của sao Hỏa trên Hà đồ (2 - 7), ứng với phương Nam của Lạc thư.

Vị trí xuất hiện của sao Mộc ở phương Đông trên bầu trời
Trong ngày: giờ thứ ba (giờ Dần); giờ thứ tám (giờ Mùi).
Trong tháng: ngày mùng 3, 8, 13, 18, 23, 28. mặt Trời, mặt Trăng gặp sao Mộc ở phương Đông.
Trong năm: tháng 3, 8. Lúc hoàng hôn thấy ở phương Đông.
Vị trí của sao Mộc theo độ số của sao Mộc trên Hà đồ (3 - 8), ứng với phương Đông của Lạc thư.
Vị trí xuất hiện của sao Kim ở phương Tây trên bầu trời
Trong ngày: giờ thứ tư (giờ Mão); giờ thứ chín (giờ Thân)
Trong tháng: ngày mùng 4, 9, 14, 19, 24, 29. mặt Trời, mặt Trăng gặp sao Kim ở phương Tây.
Trong năm: tháng 4, 9. Lúc hoàng hôn thấy ở phương Tây.
Vị trí của sao Kim theo độ số của sao Kim trên Hà đồ (4 - 9), ứng với phương Tây của Lạc thư.
Vị trí xuất hiện của sao Thổ ở giữa bầu trời
Trong ngày: giờ thứ năm (giờ Thìn); giờ thứ mười (giờ Dậu).
Trong tháng: ngày mùng 5, 10, 15, 20, 25, 30. mặt Trời, mặt Trăng gặp sao Thổ ở giữa.
Trong năm: tháng 5, 10. Lúc hoàng hôn thấy ở giữa trời.
Vị trí của sao Thổ theo độ số của sao Thổ trên Hà đồ (5 - 10), ứng với Lạc thư ở giữa. (Theo Chu Dịch vũ trụ quan - sách đã dẫn).
Trên cơ sở của Âm Dương Ngũ hành sự phân chia các hành theo độ số của Hà đồ như sau:
* Dương Ngũ hành lần lượt có độ số là:
Thủy - 1; Mộc - 3; Hỏa - 7; Kim - 9; Thổ - 5 (chấm trắng trên Hà đồ).
* Âm Ngũ Hành lần lượt có độ số là:
Thủy - 6; Hỏa - 2; Mộc - 8; Kim - 4; Thổ - 10 (chấm đen trên Hà đồ).
Qua phần giới thiệu nội dung như trên, thì bạn đọc cũng nhận thấy rằng:
Lạc thư phải có trước để định dạng phương vị cho Hà đồ. Chứng tỏ việc vua Phục Hy tìm ra Hà đồ trước vua Vũ tìm ra Lạc thư 1000 năm là vô lý. Nội dung của Lạc thư – Hà đồ hoàn toàn mang ý nghĩa quan sát thiên văn, phát triển trên cơ sở của thuyết Âm Dương Ngũ hành, từ đó tìm ra những hiệu ứng vũ trụ tác động vào sự vận động của tự nhiên, xã hội và con người.
Từ hàng thiên niên kỷ, những nhà Lý học thuộc các triều đại phong kiến Trung Hoa cho rằng: vua Phục Hy dựa vào Hà đồ để làm ra Tiên thiên Bát Quái:
Phục Hy tắc Hà đồ hoạch quái (vua Phục Hy bắt chước Hà đồ để vạch quẻ). (*)
Còn Lạc thư thì được coi là nguồn gốc của Hậu thiên Bát quái. Bảo Ba – một nhà Lý học Trung Hoa chuyên lý giải Dịch học nói:
Thử Hậu thiên bản Lạc Thư giả (Sắp đặt như thế, đấy chính là Hậu thiên gốc Lạc Thư).(*)
* Chú thích: “Kinh Dịch với Vũ trụ quan Đông phương”, Nguyễn Hữu Lượng, Nxb Tp Hồ Chí Minh 1992, trang 158).
Như phần trên đã chứng minh: Lạc thư phải có trước Hà đồ. Nên vua Phục Hy dựa vào Hà đồ làm ra Tiên thiên; còn vua Văn Vương dựa vào Lạc thư làm ra Hậu thiên thì cực vô lý.
Trong sách Chu Dịch vũ trụ quan (sách đã dẫn) giới thiệu một hình vẽ là ma trận Lạc thư (tương truyền cũng do vua Đại Vũ tìm ra - xem hình vẽ dưới đây). Ma trận Lạc thư có 9 ô, độ số là 45 tạo ra một ma phương cấp 3, số ngang dọc, chéo gộp lại là 15 gọi là Lạc thư cửu cung. Từ ma phương cấp 3, sự biến dịch của độ số Lạc thư rất vi diệu, tạo nên nhiều ma phương mênh mông kỳ ảo theo một quy luật nhất định là: tổng các ô dọc, ngang, chéo đều bằng nhau, thuộc về một dạng của toán học cao cấp. Tất nhiên, ma trận Lạc thư phải thuộc về nền văn minh Văn Lang, khi Lạc thư của nền văn minh này.
Để minh họa cho sự vận động của Ngũ hành trong Lạc thư cửu cung và sự tương quan giữa Lạc thư và Hà đồ thuộc về văn minh Văn Lang. Xin được trình bày một trò chơi của trẻ em Việt Nam, cho đến những năm 60 của thế kỷ này vẫn còn phổ biến. Trò chơi có tên gọi là “Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ” và so sánh với cửu cung của Lạc thư được thể hiện bằng hình vẽ và trình bày dưới đây, sẽ minh chứng cho sự tương quan giữa thuyết Âm Dương Ngũ hành và Lạc thư Hà đồ đã trình bày ở trên. Nếu như trong quẻ Dịch người ta có thể diễn giải một cách đơn giản vạch đứt là Âm, vạch liền là Dương, thì sự tương quan giữa trò chơi này với học thuyết Âm Dương Ngũ hành còn nhiều điểm trùng khớp chứng tỏ sự liên hệ của nó.
Trò này được chơi như sau:

Có hai người chơi. Mỗi bên 4 quân được sắp xếp trong một hình chữ thập được cấu tạo do 5 hình vuông như hình trên. Lần lượt từng người chơi, mỗi lần chơi chỉ đi được một quân. Khi nhấc quân đi thì hô: “Kim, Mộc, Thủy,...” . Mỗi tên một hành khi hô thì đưa quân đi lần lượt vào từng giao điểm của hình vuông, không được đi xéo: giao điểm thứ nhất (không tính vị trí của quân) hô: “Kim”; giao điểm thứ hai hô: “Mộc”... tối đa chỉ được 5 nước, đến Thổ hoặc vướng quân đối phương phải ngừng lại. Không được lùi lại, nhưng những bước đi có thể theo nhiều hướng. Nếu quân đối phương đứng ở vị trí thứ 5 thì được ăn (loại ra ngoài). Người nào hết quân thì thua.
Hàm nghĩa của trò chơi này thể hiện sự liên quan Âm Dương Ngũ hành và Lạc thư như sau:
@ Mỗi bên 4 quân tương tự với sự vận động của 4 chòm sao Âm và bốn chòm sao Dương trong Lạc thư cửu tinh đồ.
@ Tên trò chơi và lời hô: “Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ” chính là chiều ngược kim đồng hồ của Ngũ hành bắt đầu từ hành Kim trên Lạc thư cửu cung (xem hình vẽ trên).
@ Năm hình vuông nằm trong chữ thập của trò chơi là sự cô đọng Lạc thư cửu cung (gộp hai cung Âm Dương làm một). Sự vận động của Ngũ hành trên Lạc thư theo chiều ngược kim đồng hồ (đây cũng chính là chiều vận động của các hành tinh trong Thái dương hệ, thể hiện sự tương khắc của Ngũ hành như sau: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim).
Những trò chơi như “Ô ăn Quan” và “Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ” không thể do các nhà Lý học Trung Hoa từ thời Hậu Hán trở về sau phát minh ra được. Bởi vì, nếu do một người nào đó thuộc khoảng thời gian này phát minh thì mọi vấn đề đã được sáng tỏ, ít nhất cũng ở sự liên hệ giữa Âm Dương và Ngũ hành. Điều này chỉ có thể giải thích một cách hợp lý là: những trò chơi này do các nhà Lý học Văn Lang tạo ra để lưu truyền trong đời. Qua đó bạn đọc thấy được trí tuệ siêu đẳng của các tác gia thời Hùng.
Bạn đọc có thể cho rằng: Nhận định về bánh chưng, bánh dầy, trò “Ô ăn Quan”, “Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ” mang tính chủ quan và những vấn đề trên chỉ là một sự ngẫu nhiên trùng hợp. Cách đặt vấn đề đó có thể đúng, người viết cũng đã tự đặt vấn đề cho mình. Nhưng những điều ngẫu nhiên trùng hợp chỉ có thể xảy ra ở những hiện tượng đơn giản. Điều này không thể xảy ra cho những sản phẩm trí tuệ lưu truyền trong văn hoá dân gian, mà có sự trùng lặp gần như hoàn toàn về nhiều mặt của những vấn đề liên quan đến một học thuyết, nhưng lại không có sự liên quan đến nó.
Qua phần chứng minh trên về sự liên hệ của Lạc thư – Hà đồ và sự bổ trợ cho nhau của nó, chứng tỏ nó phải là một sự liên hệ nối tiếp cùng thời, không thể có trước sau hàng ngàn năm được.
Kể từ thời Hán, các nhà nghiên cứu Lý học ghép Hà đồ với Tiên thiên Bát quái; Lạc thư với Hậu thiên Bát quái. Sự gán ghép khiên cưỡng đó đã lưu truyền hơn 2000 năm, mặc dù không có cơ sở nào để có sự liên hệ giữa Hà đồ và Tiên thiên, hoặc Lạc thư với Hậu thiên, như cổ thư chữ Hán đã nói tới. Ông Thiệu Vĩ Hoa, trong tác phẩm Chu Dịch với dự đoán học (Nxb Văn Hoá Hà Nội – 1995; trang 24) cũng viết:
Kinh Dịch ra đời sớm hơn “Truyện Dịch” bảy, tám trăm năm, nên bát quái không phải dựa theo “Hà đồ”, “Lạc thư” mà vẽ. Đó là điều không ai phủ nhận được.
Quan điểm của ông Thiệu Vĩ Hoa xuất phát từ chính sự sai lệch trong sự liên quan mà cổ thư chữ Hán cho rằng: Hà Đồ là căn nguyên của Tiên thiên Bát quái (cái có trước, do vua Phục Hy sáng tác); Lạc thư là căn nguyên của Hậu thiên Bát quái (cái có sau, do vua Chu Văn Vương sáng tác). Trong lần tái bản này, sau khi tìm hiểu kỹ về kinh Dịch, người viết cho rằng Lạc thư – Hà đồ có liên quan rất hữu cơ với Bát quái. Nhưng không phải như cổ thư chữ Hán đã nói, mà là Hậu thiên Bát quái liên quan tới Hà đồ (*).
* Chú thích: Vấn đề này đã được trình bày trong cuốn “Tìm về cội nguồn kinh Dịch”, Nxb VHTT 2002.Tái bản lần thứ 1, có sửa chữa và bổ sung
Nhưng chính sự gán ghép vô lý đó đã chứng tỏ những vấn đề sau:
Khẳng định vua Đại Vũ không phải là tác giả của Ngũ hành như Kinh Thư nói đến. Bởi vì độ số của Hà đồ được coi là do vua Phục Hy phát hiện xác định phương vị Ngũ hành. Như vậy ít nhất Ngũ hành phải được vua Phục Hy nghĩ ra trước khi định phương vị cho nó. Nhưng vua Phục Hy lại không phải là người diễn giải thuyết Ngũ hành, mặc dù theo truyền thuyết tìm ra Hà đồ. Điều này đã chứng tỏ truyền thuyết được ghi nhận trong cổ thư chữ Hán, đã gán ghép một cách phi lý cho việc phát hiện ra Lạc thư - Hà đồ và các vấn đề liên quan. Đồng thời cũng chứng tỏ rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Lạc thư - Hà đồ là sản phẩm trí tuệ của người Lạc Việt. Từ đó nền văn minh Văn Lang đã tìm ra những hiệu ứng vũ trụ tác động lên tự nhiên, cuộc sống, xã hội, con người và đã để lại cho nhân loại hiện đại cả một kho tàng lý luận Đông y đồ sộ, phương pháp dự đoán tương lai qua Thái Ất Thần kinh, Kỳ môn Độn giáp... và một kho tàng tri thức về thời tiết, lịch số sử dụng trong nông nghiệp. Tất cả đều bắt đầu từ nguyên lý vận động của thuyết Âm Dương Ngũ hành.
phần 1:
Kinh Dương Vương đi tuần ở Động Đình Hồ, gặp bà Vụ Tiên sinh Lạc Long quân, Tổ phụ Lạc Long Quân thuộc giống Rồng lấy Tổ mẫu Âu Cơ thuộc giống Tiên, sanh được một bọc chứa 100 trứng, nở thành 100 người con trai. Tổ phụ đưa 50 người con xuống biển. Tổ mẫu đưa 50 người con lên núi, lập nước Văn Lang và người con cả lên ngôi vua là Hùng Vương thứ nhất. Nước Văn Lang chia làm 15 bộ…
Đây là hình ảnh biểu tượng được thần thoại hóa, trong đó gửi gấm những ý tưởng của cha ông truyền lại cho đời sau về nguồn gốc Lạc thư – Hà đồ và thuyết Âm Dương Ngũ hành, khẳng định sự kỳ vĩ của nền văn minh Văn Lang, niềm tự hào của người Lạc Việt. Hình ảnh biểu tượng này được lý giải và trình bày như sau:
@ Cái bọc trứng là sự thể hiện tính bao trùm của vũ trụ với sức mạnh kỳ vĩ trong đó chứa đựng tri thức của một nền văn minh mà sự phát xuất nguyên thủy của nó chính là Thái cực. Tượng của Thái cực là hình tròn, đồng thời là Dương khi phân biệt Âm Dương.
@ Một trăm quả trứng (tức là 100 vòng tròn): Đó là tổng độ số của Lạc thư – Hà đồ, gồm: Độ số của Lạc thư là 45; độ số của Hà đồ là 55; tổng độ số của Lạc thư – Hà đồ đúng 100 vòng tròn. Trong đó có 50 vòng tròn đen thuộc Âm, tương ứng với 50 người con trai theo Tổ mẫu Âu Cơ và 50 vòng tròn trắng thuộc Dương, tương ứng với 50 người con theo Tổ phụ Lạc Long Quân.
@ Lạc thư thuộc Dương (cái có trước) với độ số Dương 25 so với độ số Âm là 20; nhưng thể hiện lý tương khắc thuộc Âm. Hà đồ thuộc Âm (cái có sau) với độ số Âm là 30 so với độ số Dương là 25. Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm là nguyên lý bản căn của lý học Đông phương; tương ứng với 50 người con theo Mẹ (Âm) lên núi (Dương). Và 50 người con theo Cha (Dương) xuống biển (Âm).
@ Âm thuộc hình thể nên những người con theo Mẹ lên lãnh đạo đất nước Văn Lang.
@ Trong truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên” thì
* Rồng là biểu tượng của sức mạnh vũ trụ.
* Tiên là biểu tượng của sự thông thái, sáng suốt thuộc về tri thức của con người.
* Sự kết hợp Rồng Tiên là hình ảnh biểu tượng của sự kết hợp giữa tri thức con người và sức mạnh vũ trụ; bắt nguồn từ sự nhận thức của con người với sự vận động của vũ trụ, mà tiền đề căn bản của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành và Lạc thư Hà đồ.
Sở dĩ 100 trứng không nở ra 50 con trai (Dương) và 50 con gái (Âm), vì Lạc thư Hà đồ thuộc giá trị tinh thần nên được hình tượng bằng con trai (Dương). Con số 15 bộ hành chính của nước Văn Lang, chính là tổng độ số của ma phương Lạc thư khi cộng ngang, dọc, chéo. Đây là sự vận dụng những qui luật vũ trụ trong việc điều hành đất nước. Trong Lạc thư Hà đồ đã bao gồm lý của Âm Dương Ngũ hành như đã trình bày ở trên. Xin xem hình sau đây:
Độ số Lạc thư = 45
Độ số Hà đồ = 55
Tổng độ số của Lạc thư và Hà đồ đúng bằng 100
Biểu tượng Lạc Thư45 vòng tròn
Biểu tượng Hà đồ55 vòng tròn
Tổng số vòng tròn trong Lạc thư và Hà đồ bằng 100
Trong đó:
50 vòng tròn đen (Âm) và 50 vòng tròn trắng (Dương)
@ Phả hệ của vua Hùng còn liên hệ với chu kỳ các sao Thiên cực Bắc được trình bày như sau:
Theo các nhà thiên văn hiện đại thì các chòm sao Thiên cực Bắc thay đổi với chu kỳ 26000 năm. Trong đó:
* Khoảng hơn 7000 năm Tr.CN là sao “t”, thuộc chòm sao Vũ Tiên.
* Gần 3000 năm Tr.CN là sao “a”, thuộc chòm sao Thiên Long
* Hiện tại là sao “a”, thuộc chòm sao Tiểu Hùng Tinh.
(Theo sách Vũ trụ quanh em, tập I – Nxb Giáo Dục – 1998, trang 23)
So sánh với phả hệ của vua Hùng , chúng ta lại thấy một sự trùng khớp sau đây:
Thế hệ thứ nhất:
– Hoàng hậu Vụ Tiên và chòm sao Vũ Tiên
Thế hệ thứ hai:
– Tổ phụ Lạc Long Quân và chòm sao Thiên Long.
Thế hệ thứ ba:
– Quốc tổ Hùng Vương và chòm sao Tiểu Hùng Tinh.
Như vậy, qua phần chứng minh trên, bạn đọc cũng nhận thấy sự trùng khớp hoàn toàn của truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên” trong sự lý giải những nguyên lý khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành và những sự vận động của các chòm sao trong vũ trụ gần gũi với Địa cầu. Bạn đọc cũng lưu ý rằng việc phát hiện ra các chòm sao thiên cực Bắc của khoa học hiện đại chỉ khoảng một hoặc hai thế kỷ gần đây. 
Giả thuyết về Lạc thư - Hà đồ phát hiện ngay từ thời đầu lập quốc được bổ trợ bằng một di vật khảo cổ là một chiếc rìu đá tìm thấy ở Bắc Sơn, trên đó khắc chòm sao Vũ Tiên (Hercules), có niên đại từ 5000 năm tr.CN, được minh họa ở bên. (theo Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Gs. Trần Ngọc Thêm - Nxb T/p Hồ Chí Minh, In lần thứ 2,1997). Khoa thiên văn học hiện đại đã xác nhận: Chòm sao Vũ Tiên cách đây 7000 năm chính là chòm sao Thiên cực Bắc trên bầu trời nhìn từ trái Đất. Điều này chứng tỏ rằng: từ thời tối cổ, những con người đầu tiên ở vùng đất này đã quan sát thiên văn, để hơn 2000 năm sau đến khoảng đầu thiên niên kỷ thứ 3 tr.CN đã tạo dựng nên một nền văn minh kỳ vĩ với bề dày tính bằng thiên niên kỷ còn truyền lại đến tận bây giờ.
Sự vận động của vũ trụ (cái có trước – Dương – Rồng) kết hợp với tri thức của con người (cái có sau – Âm – Tiên) đã mở đầu cho nền văn minh Văn Lang kỳ vĩ. Thuyết Âm Dương Ngũ hành và những tri kiến qua việc tìm hiểu thiên văn với những hiệu ứng vũ trụ tác động lên thiên nhiên, cuộc sống và con người chính là nền tảng căn bản của nền văn hiến Văn Lang. Sự kết hợp của Rồng Tiên chính là niềm tự hào của người dân Lạc Việt. Dân tộc Việt Nam hoàn toàn xứng đáng với niềm tự hào đó. Theo sự lý giải trên thì thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh, Lạc thư – Hà đồ phải xuất hiện đồng thời và là giá trị của nền văn minh Văn Lang đã có ngay từ buổi đầu lập quốc. Nền văn minh ấy bao trùm trên một vùng rộng lớn: Bắc giáp Động Đình hồ; Tây giáp Ba Thục; Nam giáp Hồ Tôn; Đông giáp Đông Hải. Đất nước ấy dưới quyền cai trị của các thời vua Hùng nối tiếp nhau trị vì, bắt đầu từ thời Hùng Vương thứ I (giả thuyết trên sẽ xin được tiếp tục bổ sung qua những phần được trình bày ở những chương sau).
Lịch pháp và khoa Thiên văn cổ Văn Lang
Qua nội dung của Lạc thư - Hà đồ, một vấn đề chứng tỏ tiếp theo là: người Lạc Việt đã phát minh ra lịch, cụ thể là Âm Dương lịch sớm nhất thế giới. Bởi vì phải có sự phát minh ra lịch thì mới có căn cứ để xác định độ số của Hà đồ. Điều này đã chứng tỏ qua sách Thông Chí của Trịnh Tiều, theo đó thì:
Đời Đào Đường (vua Nghiêu - năm 2253 tr.CN) phương Nam có bộ Việt Thường cử sứ bộ qua hai lần phiên dịch sang chầu, dâng con rùa thần có lẽ đã sống trên 1000 năm, mình dài hơn 3 thước, trên lưng có khắc văn khoa đẩu ghi việc trời đất mở mang. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Qui Lịch. (Bàn về Vạn niên lịch, tác giả Tân Việt Thiều Phong, Nxb Văn hóa Dân tộc 1995).
Thời vua Nghiêu được ước tính có niên đại 2253 tr.CN; tức là sau thời Hùng Vương lập quốc 600 năm. Điều hiển nhiên là không phải đến lúc tặng lịch người Việt mới biết làm lịch mà phải làm ra từ trước đó. Căn cứ vào nội dung của Hà đồ và việc tặng lịch của người Việt Thường cho vua Nghiêu; cùng với việc phát hiện ra chòm sao Vũ Tiên đã chứng tỏ: Người Việt đã phát minh ra Âm Dương lịch sớm nhất thế giới, tức là trước thời điểm phát minh ra Lạc thư – Hà đồ. Vì nội dung của Âm Dương lịch không phải chỉ căn cứ đơn thuần vào sự vận động của mặt Trời và mặt Trăng mà còn có sự tương ứng với vị trí của những chòm sao trên Thiên hà gần Thái Dương Hệ.
Các truyền thuyết từ cổ thư Trung Hoa lưu truyền từ đời Hán về sau cho rằng: lịch pháp cổ Trung Hoa do vua Nghiêu sai hai đại thần của mình là họ Hy và họ Hòa làm ra. Nhưng điều này đã bị các học giả Văn Lang phản bác. Trong dân gian Việt Nam còn truyền tụng một câu ca dao độc đáo:
Ai về nhắn họ Hy Hòa
Nhuận năm sao chẳng nhuận và trống canh?
Hai câu ca dao này không thể xuất hiện từ thời Việt Nam hưng quốc trở về sau. Bởi vì nếu xuất hiện vào khoảng thời gian này thì đã không có việc sử dụng lịch của các vương triều Trung Hoa; càng không thể xuất hiện vào thời Bắc thuộc từ sau Công nguyên. Hai câu ca dao này chỉ có khả năng xuất hiện trong giai đoạn đầu của thời Bắc thuộc dưới triều Hán; đó là lúc Nho giáo được độc tôn và những kinh điển của Nho giáo coi lịch pháp là phát minh của triều đại vua Nghiêu. Đây cũng là lúc chế độ Lạc hầu, Lạc tướng vẫn còn được duy trì ở những vùng còn lại của Văn Lang; hay nói một cách khác là những cơ sở hạ tầng của xã hội Văn Lang ở một mức độ nào đó vẫn tồn tại (*)
* Chú thích: Từ những ý tưởng trong phần này, người viết đã tiếp tục trình bày rõ hơn trong sách “Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp”. Nxb VHTT 2002.Tái bản lần thứ 1, có sửa chữa và bổ sung.
Chính sự dùng lối thắt nút
Sự ứng dụng qui luật vũ trụ trong việc điều hành đất nước dưới thời Hùng Vương
Các thời vua Hùng nối tiếp nhau trị vì Văn Lang đã coi Âm Dương Ngũ hành và những tri thức về thiên văn được phát hiện từ căn bản của Lạc thư – Hà đồ như là một hệ tư tưởng chính thống, làm chủ đạo cho việc điều hành ổn định và phát triển xã hội. Và đó là nguyên nhân của vấn đề được nói tới trong cổ sử Việt Nam “Chính sự dùng lối thắt nút”. Đây là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về thực trạng xã hội Văn Lang, nhưng chưa có sự lý giải thỏa đáng. Với quan niệm cho rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành và Lạc thư Hà đồ thuộc về nền văn minh Văn Lang và là hệ tư tưởng chính thống, làm chủ đạo cho việc điều hành xã hội thì “Chính sự dùng lối thắt nút” có thể giải thích như sau:
Trong các sách sử khi nói tới sự lạc hậu của thời đầu lập quốc, thường thí dụ qua một câu trong truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên” là “Chính sự dùng lối thắt nút”.
Phải chăng vào buổi đầu lập quốc cách đây gần 5000 năm, khi việc sử dụng chữ viết chưa phải là một hiện tượng phổ biến trong sinh hoạt xã hội; “Chính sự dùng lối thắt nút” mà cổ sử nhắc tới, tức là sự thể hiện quan điểm vũ trụ quan qua lối thắt nút để chứng minh cho việc điều hành xã hội thuận theo qui luật tự nhiên, chứ không phải là văn tự thể hiện bằng thắt nút. Qua những chấm đen, trắng được nối nhau của Lạc thư Hà đồ – là những tiền đề khởi nguyên cho khoa thiên văn của nền văn minh Văn Lang – mà những phát hiện của nó đã góp phần quyết định cho chính sự Văn Lang (thể hiện ở sự phận định địa lý hành chính: chia nước thành 15 bộ); phải chăng tổ tiên ta đã dùng nút dây để biểu tượng cho độ số của Âm Dương Ngũ hành và khoa thiên văn của nền văn minh Văn Lang, để truyền đạt những tri thức căn bản của hệ tư tưởng chính thống thuộc nền văn minh này.
Biểu tượng Lạc thư thể hiện bằng nút thắt
Hình dưới đây minh họa cho giả thuyết nêu trên, thể hiện những nút thắt tương ứng với Lạc thư (một gút là Dương, hai gút là Âm).
Như vậy, qua vấn đề “Chính sự dùng lối thắt nút” trình bày ở trên, chứng tỏ là các vua Hùng đã thuận theo quy luật vận động của vũ trụ để ứng dụng vào việc điều hành đất nước. Căn cứ trên cơ sở này lý giải việc các vua Hùng chia nước làm 15 bộ như sau:
Như phần trên đã trình bày, tổng độ số của Lạc thư cửu cung ngang, dọc, chéo là 15. Do đó việc chia nước làm 15 bộ là một việc thuận theo tự nhiên được ghi nhận ở Lạc thư cửu cung; khác hẳn với ý nghĩa: tập hợp 15 bộ lạc để trở thành liên minh bộ lạc gọi là Văn Lang, như một số nhà nghiên cứu hiện đại đã quan niệm để minh chứng cho sự lạc hậu của thời Hùng Vương.
Từ đó suy ra những vấn đề chính sự mà cổ sử Trung Hoa nhắc tới liên quan đến Lạc thư – Hà đồ, thí dụ như: “Vua Vũ định ra phép cống chín châu...”. Hoàn toàn có cơ sở để cho rằng: đó là việc làm các vua Hùng, vì nó liên quan đến Lạc thư cửu cung.
Tử vi đẩu số - Một ví dụ khẳng định tính nhất quán và hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương ngũ hành với những vấn đề liên quan
Người ta không thể tìm thấy sự liên quan đến nhau giữa thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán trước thời Tần. Nhưng những phương pháp ứng dụng của học thuyết này lại phổ biến trong mọi lĩnh vực học thuật cổ Đông phương như: Y lý, lịch số, dự đoán học... và đặc biệt trong Tử vi. Điều này đã chứng tỏ tính nhất quán của thuyết Âm Dương Ngũ hành trên thực tế.
Tử vi đẩu số là một cuốn sách có tham vọng dự đoán tương lai cho số phận con người. Số Tử vi dựa trên sự phân bố của hơn 100 vì sao trên 12 cung Tử vi, sự dự đoán của nó trên cơ sở sinh khắc của Âm Dương Ngũ hành được thể hiện trong tính chất của các cung và các vì sao tương quan đến nhau. Người công bố cuốn sách này theo truyền thuyết Trung Hoa là Trần Đoàn lão tổ vào đầu thời Tống. Nhưng chính sự liên quan và khoảng trống trong việc ứng dụng phương pháp luận thuyết Âm Dương Ngũ hành trong Tử vi đã chứng tỏ những vấn đề sẽ được trình bày sau đây.
Ý nghĩa sự liên quan và khoảng trống giữa những ý niệm bản căn của thuyết Âm Dương Ngũ hành với những vấn đề thuộc phạm trù của nó trong sự ứng dụng qua Tử vi đẩu số
Môn Tử vi đẩu số được công bố vào đầu đời Tống, sau khi Văn Lang và sự tiếp nối của nó là Âu Lạc bị tiêu diệt hơn 1000 năm. Nhưng giữa môn Tử vi đẩu số cũng như hầu hết các môn ứng dụng thuyết Âm Dương Ngũ hành của văn minh Đông Phương cổ như: thiên văn, địa lý (phong thủy), y lý, lịch số ... và Lạc thư – Hà đồ có sự liên quan và khoảng trống xin được trình bày qua môn Tử vi đẩu số như sau:
Sự liên quanSự liên quan dễ nhận thấy là thuyết Âm Dương Ngũ hành là phương pháp luận duy nhất lý giải, luận đoán lá số Tử vi. Những sự liên quan khác trong tính đặc thù của lá số Tử vi xin được dẫn chứng như sau:
@ So sánh đồ hình Hà đồ cửu cung với đồ hình Tử vi bạn đọc sẽ nhận thấy mỗi hành gồm hai cung Âm và Dương. Sự vận động của Ngũ hành trong Hà đồ cửu cung theo chiều thuận kim đồng hồ thể hiện sự tương sinh của Ngũ hành: Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hoả; Hỏa sinh Thổ (Trung cung). So sánh đồ hình Tử vi đẩu số thì: mỗi hành cũng gồm hai cung Âm và Dương. vận động theo chiều kim đồng hồ thể hiện Ngũ hành tương sinh.
@ Đồ hình Hà đồ có nội dung thể hiện sự vận động, tương tác của Ngũ hành trong vũ trụ qua các sao gần gũi với trái đất trong Thái Dương hệ. Đồ hình Tử vi đẩu số là sự phát triển của Hà đồ cửu cung (có nội dung thể hiện sự tác động do ảnh hưởng của Ngũ hành qua các sao trên), bỏ trung cung thuộc Thổ, thêm 4 cung Thổ là Thìn, Tuất, Sửu, Mùi sau mỗi Hành, thành 12 cung để cân bằng Âm Dương và thể hiện qui luật sinh, vượng, mộ trong sự vận động của Ngũ hành. Xin xem hình vẽ dưới đây:

@ 12 cung của Tử vi được sắp theo thứ tự của 12 con giáp bắt đầu từ Tý khởi từ cung thứ hai hàng dưới từ bên phải sang, kết thúc là Hợi theo chiều kim đồng hồ. Tên của các cung trong Tử vi là tên gọi của các năm Âm lịch, mà tính chất của nó chính là chu kỳ tương ứng 12 năm Địa cầu quay quanh mặt Trời với năm của sao Mộc ( tức sao Thái tuế, là một trong những hành tinh lớn trong hệ mặt Trời gần trái Đất nhất). Đồng thời đây cũng chính là chu kỳ thời gian thu nhỏ, đồng dạng theo chu kỳ thời gian vận động vũ trụ trong Thái Ất và Kỳ Môn (Trong Thái Ất: Một nguyên = 180 năm, chia làm thượng, trung, hạ; 6 Nguyên là một vận = 1080 năm; 12 Vận là một Hội = 12.960 năm; 12 Hội là một Đại Nguyên, được đặt tên theo 12 con giáp. Chu kỳ của một Đại Nguyên bắt đầu từ Hội Tý, kết thúc ở Hội Hợi. Theo Thái Ất thì hiện nay đang ở trong Hội Ngọ thuộc Hỏa – sắc hồng của thịt heo trong bánh chưng, bánh dầy, phải chăng thể hiện điểm xuất phát và sự chi phối của hành Hỏa trong hội này).
@ Hầu hết các vì sao được phân bố trên 12 cung Tử vi dựa trên dữ kiện là ngày, giờ, tháng, năm sinh của người lập lá số đều có trong Thái Ất và Độn Giáp. Thí dụ: sao Tử vi chính là Ngũ Đế Tọa, hoặc sao Phá Quân (Bộ Sát, Phá, Liêm, Tham) chính là vị sao đầu tiên thuộc chòm sao Đại Hùng hay Hoa Cái, Thiên Trù (trong Lạc thư cửu tinh đồ) đã dẫn trong sách này v.v...
Khoảng trốngTrong Tử vi chỉ có phương pháp ứng dụng mà không có lý giải, thí dụ như:
@ Quy luật phân bố các sao dựa trên ngày, giờ, tháng , năm sinh của lá số.
@ Ngũ hành trong Tử vi đẩu số đã được phát triển chi tiết hơn gồm 6 tính chất cho mỗi hành. Thí dụ như hành Hỏa thì gồm: Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét); Sơn Đầu Hỏa (lửa trên núi - nham thạch); Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời); Phúc Đăng Hỏa (lửa trong đèn); Lư Trung Hỏa (lửa trong lò). Sự phân chia mỗi hành thành 6 tính chất lại liên quan
đến việc ứng dụng thuyết Âm Dương Ngũ hành trong Âm lịch; tức là liên quan đến việc nạp âm Ngũ hành trong Lục thập hoa giáp. Nhưng hiện tượng nạp âm Ngũ hành trong Âm lịch, cho đến bây giờ vẫn còn là một vấn đề bí ẩn của văn minh Đông phương (vấn đề này, người viết đã hân hạnh trình bày với bạn đọc trong sách “Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp”).
@ Tính chất và sự tương tác của các sao để tạo nên hiệu quả dự đoán của lá số. Tham vọng dự đoán rất chi tiết: Đến từng ngày của lá số.
Tính nhất quán và hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành và vấn đề tác giả Tử vi đẩu số
Thuyết Âm Dương Ngũ hành đã chứng tỏ sự ứng dụng của nó rộng khắp trong nhiều lĩnh vực: y học, thiên văn, lịch số... Thậm chí trong cả những lĩnh vực thuộc sự vận động của xã hội và con người, như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, những tài liệu liên quan đến những lĩnh vực này, chỉ nói đến phương pháp thực hiện và thiếu phần lý giải liên hệ. Không riêng gì môn Tử vi, mà có thể khẳng định rằng: Tất cả các môn cổ học Đông phương ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành đều ở trong một tình trạng thiếu hẳn một hệ luận liên hệ với một hệ thống lý luận căn bản (vốn rất mơ hồ). Những khoảng trống này, không phải vì không có sự liên quan trong quá trình phát triển lý thuyết và sự quan sát thực tế để ứng dụng, nằm trong phạm trù của thuyết Âm Dương Ngũ hành với những phương pháp thực hiện. Chính những khoảng trống lý thuyết liên hệ và sự huyễn ảo của hệ thống lý luận căn bản đã chứng tỏ một cách sâu sắc rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh, khi phương pháp luận của học thuyết này phổ biến rộng khắp trên hầu hết mọi lĩnh vực liên quan đến con người. Nhưng hệ thống lý luận căn bản của học thuyết này đã bị thất truyền và cội nguồn của nó không thể thuộc về văn minh Hoa Hạ. Bởi vì, nếu nó thuộc về văn minh Hoa Hạ, thì không thể có khoảng trống trong quá trình phát triển lý thuyết và sự ứng dụng của học thuyết này (mức độ tàn phá của lịch sử đối với nền văn minh Trung Hoa và văn minh Văn Lang hoàn toàn khác nhau).
Vì vậy, mặc dù cho đến tận ngày hôm nay – khi bạn đọc đang coi cuốn sách này – các nhà Lý học Trung Hoa nói riêng và cả những nhà nghiên cứu trên thế giới, vẫn còn chưa tìm được bản chất sự liên hệ giữa thuyết Âm Dương và Ngũ hành – thì thật là vô lý, lại có một bộ môn ứng dụng học thuyết này trong việc dự đoán tương lai, được tính đến đơn vị thời gian nhỏ nhất là giờ, như Tử vi đẩu số.
Cho dù xuất phát từ những cái nhìn khác nhau, hoặc về tính khoa học (trên cơ sở hiệu quả dự đoán tồn tại hàng ngàn năm nay), hay phi khoa học (trên cơ sở khoa Tử vi thiếu hẳn một hệ thống lý luận căn bản, mà chỉ có phương pháp ứng dụng) thì thực tế vẫn là: những phương pháp ứng dụng trong Tử vi đẩu số có những qui tắc hẳn hoi và rất phức tạp (cho dù một số qui tắc vẫn gây sự bàn cãi). Hoàn toàn không thể cho rằng: Đó chỉ là một phương pháp thống kê, một hệ quả của kinh nghiệm, một trò chơi toán học … Bởi vì, không một phương pháp thống kê nào, hoặc sự tổng hợp những kinh nghiệm, hay một lý thuyết toán học nào được thực hiện ngay trong xã hội loài người hiện đại với tất cả phương tiện tốt nhất có thể có, để tạo ra những phương pháp thực hiện một lá số với tham vọng dự đoán tương lai cho một con người đến đơn vị thời gian nhỏ nhất là giờ như Tử vi đẩu số. Sự tồn tại và lưu truyền hàng ngàn năm (ít nhất từ đời Tống, kể từ khi Trần Đoàn lão tổ công bố môn này) với dấu ấn của một học thuyết vũ trụ quan cổ là thuyết Âm Dương Ngũ hành đã chứng tỏ rằng: Tử vi đẩu số đương nhiên phải là hệ luận và là sự phát triển của học thuyết này. Vì vậy, chính sự tồn tại của Tử vi đẩu số đã chứng tỏ tính thống nhất và hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành và khả năng phát triển lý thuyết của nó. Nếu quan niệm cho rằng: “Thuyết Âm Dương Ngũ hành chỉ là một học thuyết vũ trụ quan thô sơ, sự phát triển của học thuyết này (nếu có) chỉ là hiện tượng duy lý với sự chặt chẽ có tính hình thức”, thì người ta cũng không thể phát triển được hệ quả của một học thuyết từ một sự mơ hồ của nó như môn Tử vi đẩu số mà hiệu quả của nó đã chứng tỏ và được lưu truyền hàng ngàn năm nay.
Vì vậy, trên thực tế cho đến ngày hôm nay, khi thuyết Âm Dương Ngũ hành vẫn còn chứa đầy sự huyễn ảo, thì mặc dù trong Tử vi đầu số có những yếu tố chưa nói đến ở những sách Lý học liên quan đến Âm Dương Ngũ hành được phát hiện trước đó; nhưng hoàn toàn có cơ sở để hoài nghi Trần Đoàn lão tổ không phải là tác giả của Tử vi. Ông chỉ là người công bố sự phát hiện của mình đối với những giá trị của nền văn minh Văn Lang vẫn còn tồn tại, lưu truyền trong dân gian. Ông ta không thể phát triển tạo nên một hệ quả của một học thuyết trong Tử vi đẩu số, từ một sự huyễn ảo của học thuyết này. (xin xem thêm phần “Một hệ thống chữ viết chính thức của nền văn minh Văn Lang” ở phần sau). Để minh họa điều này xin được trình bày một đoạn trích dẫn từ sách Địa lý toàn thư (tác giả Lưu Bá Ôn, Nxb VHTT 1996, dịch giả Lê Khánh Trường, Lê Việt Anh):
Lưu Công học xong học thuật phong thủy năm 40 tuổi, dùng thuật đó hành nghề 22 năm, được mọi người tôn kính, vì ông đem lại cho họ nhiều ích lợi. Tất cả những việc này đều được ghi lại. Trước thư lập thuyết là đại sự của đời ông, lẽ nào người đời bỏ quên? 
Chúng ta hãy xem nguồn gốc của thuật phong thủy mà ông học được từ đâu?
Lưu Công học từ con gái của Ngô Cảnh Loan.
Ngô Cảnh Loan học được từ Hy Di Trần Đoàn.
Trần Đoàn học từ Tăng Văn Địch.
Tăng Văn Địch học từ Dương Quân Tùng.
Dương Quân Tùng và Tăng Cầu Kỷ
 vốn là chỗ thâm giao. Vào khoảng năm cuối đời của Đường Hy Tông, loạn Hoàng Sào nổi lên, đánh tới kinh đô Trường An. Hai người Dương, Tăng nhân lúc chiến tranh loạn lạc lên đánh cắp “Quốc Nội Thiên Cơ thư” trong Quỳnh Lâm khố. Học xong mới biết cuốn sách này nguyên là của Khâu Đình Hàn dâng cho triều đình.
Khâu Đình Hàn vốn là người huyện Vân Hỷ tỉnh Hà Đông từng được thần tiên truyền cho kinh sách nên thông hiểu đạo lý Âm Dương.
Phần 2:
Từ đó, hoàn toàn có cơ sở để hoài nghi những vấn đề sai lệch có thể có trong Tử vi đẩu số, liên quan đến dự đoán tương lai cho số phận của con người. Bạn đọc có thể tham khảo thêm cuốn“Nguyên lý thời sinh học phương Đông” (GS. Lê Văn Sửu - Nxb VHTT 1996). Trong cuốn sách này, giáo sư Lê Văn Sửu đã phát hiện ra nhiều vấn đề bất hợp lý của khoa Tử vi đẩu số. Người viết chỉ xin được bổ sung một vấn đề sau:
Theo sách “Nguyên lý thời sinh học phương Đông” (Sách đã dẫn, trang 48) căn cứ theo Tử vi đẩu số phổ biến ở Việt Nam hiện nay, thì tương quan Hành và độ số Cục theo bảng sau
Bảng lập cục của tử vi theo cổ thư chữ HánTư liệu của giáo sư Lê Văn Sủu trong sách Nguyên lý thời sinh học phương Đông
Độ số và hành của Cục trong Tử vi đẩu số được trình bày ở bảng trên đã được sử dụng qua nhiều thế kỷ còn được lưu truyền đến bây giờ, nhưng không có sự lý giải. Từ quan điểm cho rằng: Lạc thư – Hà đồ là nguồn gốc của khoa Thiên văn học thuộc nền văn minh Văn Lang bắt nguồn từ thuyết Âm Dương Ngũ hành, thì tất yếu độ số hành của Cục phải có sự liên hệ với Lạc thư - Hà đồ. Để bạn đọc tiện việc theo dõi, người viết xin được trình bày tóm lược độ số của cục theo Tử vi đẩu số ở bảng trên và so sánh với độ số Ngũ hành theo Hà đồ như sau:
Đồ hình Hà đồ so sánh với độ số cục của tử vi
Kim - Tứ cục
Mộc - Tam cục
Thủy - Nhị cục (Hà đồ - 6)
Hỏa - Lục cục (Hà đồ - 2)
Thổ - Ngũ cục
Bảng lập cục của tử vi theo số Hà đồ
Chiều Ngũ hành tương khắc khi đổi lại hành theo Lạc thư Hoa giáp
Như vậy số Cục của hành trong Tử vi đẩu số sai lệch với độ số Ngũ hành trên Hà đồ ở hai hành là Thủy và Hỏa. Nếu hiệu chỉnh lại hành theo Cục của bảng tra Ngũ hành đã dẫn theo độ số của Hà đồ; ta sẽ có một quy luật Ngũ hành tương khắc từ phải sang trái theo hàng ngang của bảng, phù hợp với sự sắp xếp tuổi theo Thiên can của bảng đã dẫn ở trên. Bảng sửa đổi dưới đây do người viết hiệu chỉnh lại hành theo độ số của Hà đồ (chữ đậm). Tên hành cũ của Tử vi đẩu số (chữ thường trong ngoặc kèm theo) để độc giả tiện theo dõi:
Như vậy, việc sửa lại hành cho phù hợp với độ số của Hà đồ cũng hoàn toàn phù hợp với tiên đề của quy tắc lập cục là:
Theo thuận tự, thập Thiên Can có quy luật Ngũ hành tương sinh sắp xếp từ trái sang phải như sau:
Nhưng khi lập cục, tuổi tính theo thập Thiên can lại sắp xếp theo quy tắc từng cặp tương hợp theo chiều tương khắc từ phải sang trái – khi phân Thiên can Âm và Dương (Tiên đề quy tắc lập cục) như sau:
Như vậy, việc sửa lại hành theo độ số Hà đồ (là nguyên lý căn bản của khoa thiên văn cổ Văn Lang) cũng hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc xếp tuổi để lập cục của Tử vi. Còn cách sắp xếp cục của Tử vi đẩu số hiện hành mà ngài Trần Đoàn lão tổ công bố thì không theo quy tắc nào.
Qua sự sửa đổi dựa trên độ số của Hà đồ phù hợp với qui tắc sắp xếp theo chiều tương khắc của thập Thiên can đã minh họa rõ nét những vấn đề sau đây:
Lạc thư – Hà đồ là tiền đề căn bản cho khoa thiên văn học cổ Văn Lang – xuất phát từ thuyết Âm Dương Ngũ hành – chứng tỏ thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết hoàn chỉnh nhất quán từ nguyên lý căn bản đến sự ứng dụng của nó (*). Điều này chứng tỏ rằng: Trần Đoàn lão tổ không phải là người phát minh môn Tử vi này mà chỉ công bố lại một cuốn sách đã lưu truyền hàng ngàn năm sau khi Văn Lang bị tiêu diệt, nên đã bị tam sao thất bản dẫn đến sai lầm trên. Ông không thể có sự phát minh ra một cái hợp lý bằng sự bắt đầu từ một cái sai lệch. Và đó cũng chỉ là một thí dụ.
* Chú thích: Việc đổi hai hành Thủy và Hỏa của cục trong Tử vi sẽ dẫn đến việc thay đổi hai hành Thủy và Hỏa tương ứng trong Lục thập Hoa giáp (60 năm, kể từ Giáp Tí đến Quý Hợi). Vấn đề này đã được chứng minh trong cuốn: “Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập Hoa giáp”, Nxb VHTT 2002.Tái bản lần thứ 1, có sửa chữa và bổ sung
Qua phần trích dẫn và chứng minh ở trên thì bạn đọc cũng nhận thấy rằng: trong khi cho đến tận bây giờ, các nhà Lý học vẫn chưa giải thích được những nguyên lý và sự liên hệ của thuyết Âm Dương Ngũ hành (cho dù theo giả thuyết của các nhà nghiên cứu hiện đại: Thuyết Âm Dương Ngũ hành từng bước hoà nhập vào thời Hán). Thật là sự vô lý khi những phát minh cho những phương pháp ứng dụng của lý thuyết đó lại phổ biến rộng khắp mọi lĩnh vực. Sự vô lý tầm cỡ vĩ mô này, chỉ có thể giải thích rằng: tất cả những phương pháp ứng dụng đang phổ biến của học thuyết Âm Dương Ngũ hành đều đã được hình thành từ nền văn minh Văn Lang. Khi nước Văn Lang bị tiêu diệt, những phương pháp ứng dụng này truyền sang Trung Hoa và được các nhà Lý học Trung Hoa lý giải theo cách hiểu của họ qua kinh nghiệm thực tế ứng dụng.
Cho đến tận cuối đời nhà Đường, đầu đời nhà Tống, những trước tác thuộc về nền văn minh Văn Lang vẫn tiếp tục được phát hiện và truyền bá ở đời qua hình ảnh thần tiên truyền cho kinh sách (điều đáng quan tâm là các sách do thần tiên truyền lại đều có sự nhất trí cao ở việc sử dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành). Hiện tượng này sẽ minh chứng cho việc chữ Khoa Đẩu xuất hiện trong truyện Thủy Hử được trích dẫn trong phần “Một hệ thống chữ viết chính thức của nền văn minh Văn Lang” ở phần tiếp theo.
Phần trình bày ở trên chỉ là một thí dụ qua Tử vi, khoa dự đoán tương lai dựa trên cơ sở thuyết Âm Dương Ngũ hành. Trên thực tế khoảng trống lý thuyết này là vô cùng lớn. Có thể nói: hầu hết phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành thể hiện trong phương pháp ứng dụng đều không có sự liên hệ xuất phát từ lý thuyết căn bản (vốn đã rất mơ hồ) để chứng tỏ xuất xứ. Nếu cho rằng sự ứng dụng vốn xuất phát từ kinh nghiệm của cuộc sống sau đó mới được giải thích bằng thuyết Âm Dương Ngũ hành, như vậy thì học thuyết này sẽ không có cơ sở tồn tại trước một sự ứng dụng rộng rãi nhiều mặt thuộc phạm trù của nó với một bề dày gần 5000 năm.
Về vấn đề này xin được lý giải rõ hơn và cụ thể như sau: Người ta có thể quan sát thiên văn để xác định sự vận động của các vì sao đã được nền thiên văn cổ Văn Lang nói tới. Nhưng những hiệu ứng vũ trụ tác động lên tự nhiên, cuộc sống và con người trên trái đất thì vẫn không có sự lý giải, mặc dù vẫn có sự ứng dụng trên thực tế. Bạn đọc có thể tham khảo một đoạn trong Thái Ất dị giản lục (sách đã dẫn - tr.89) như sau:
Khi có sao Thái Bạch xuất hiện ở phía Tây thì nước phía Đông bại hoại trước, nước phía Tây bại hoại sau; nếu sao chổi xuất hiện ở phía Đông thì ngược lại và chủ cho sự binh đao, tật dịch, lưu vong.
Những nhận đoán dựa trên sự vận động của các vì sao được thí dụ ở trên không phải do kinh nghiệm, khi đã có cả một quá trình nghiên cứu thiên văn có hệ thống bắt đầu từ Lạc thư - Hà đồ và một học thuyết liên quan đến nó. Nhưng rõ ràng không hề có sự lý giải minh chứng trên cơ sở của học thuyết này. Đoạn trích dẫn trên không phải là một đoạn được chọn lựa để chứng minh một cách chủ quan. Nếu bạn đọc có dịp được xem bất cứ một cuốn sách nào liên quan đến thuyết Âm Dương – Ngũ hành thì đều có thể dễ dàng tìm thấy những khoảng trống lý thuyết như trên.
Hơn 2000 năm đã trôi qua – kể từ thời Hán Vũ Đế tiêu diệt Nam Việt – mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng những nhà Lý học dưới các triều đại phong kiến Trung Hoa vẫn không thể lấp được khoảng trống giữa các phương pháp ứng dụng thuộc phạm trù của thuyết Âm Dương Ngũ hành với hệ thống lý thuyết của nó. Cũng như cho đến tận bây giờ, họ vẫn chưa lý giải được sự vận động từ cội nguồn của học thuyết này vì sự sai lệch ngay từ nguyên lý khởi nguyên của nó: tách Âm Dương ra khỏi Ngũ hành. Âm Dương được gán vào Bát quái, còn Ngũ Hành thì chơi vơi. Nguyên nhân của hiện tượng này tồn tại trên 2000 năm cho đến tận bây giờ, rất đơn giản: Nền văn minh Hoa Hạ đã tiếp thu một cách rời rạc, không hoàn chỉnh những thư tịch cổ còn sót lại của một nền văn minh đã mất; lại thêm sự hiệu chỉnh và cách hiểu sai lệch, nên đã khiến cho một học thuyết vũ trụ quan cổ đại đi vào sự huyễn ảo, huyền bí. Điều này đã chứng tỏ rằng: Cội nguồn của thuyết Âm Dương Ngũ hành không thuộc về nền văn minh cổ Hoa Hạ mà thuộc về văn minh Văn Lang; nên chính những con người tiếp nối nền văn hiến gần 5000 năm đó mới có câu trả lời ngay trong cuộc sống của mình.
Cảm động thay! Những bà mẹ Việt Nam, qua bao thăng trầm của lịch sử, vẫn lặng lẽ gói chiếc bánh chưng, bánh dầy từ đời này qua đời khác, và mỗi khi có một bà mẹ nào vào thời kỳ sinh nở lại nhắc nhở bằng câu chúc lành cho nhau: “Mẹ tròn, con vuông!” – nguyên lý của cả một hệ thống vũ trụ quan từ thời các vua Hùng.
Một hệ thống cữ viết chính thức của nền văn minh Văn Lang
Với kết luận về sự tồn tại một nền văn minh tư tưởng đạt đến đỉnh cao của xã hội Văn Lang so với các xã hội cổ đại cùng thời trên thế giới, như: Ai Cập, Babilon, Hy - La, Ấn Độ, Hoa Hạ… thì những vấn đề liên hệ cần thiết phải có là: Một hệ thống chữ viết của thời đại Hùng Vương, là điều kiện tất yếu để phát triển nền văn minh một cách có hệ thống với số lượng từ ngữ phong phú, đủ khả năng diễn đạt những khái niệm trừu tượng của thuyết Âm Dương Ngũ hành và những vấn đề của nó.
Cả một thời đại đã thuộc về huyền sử trong một thời gian tính bằng thiên niên kỷ, thì việc chứng minh cho sự tồn tại của chữ viết của thời đại đó cực kỳ khó khăn. Nhưng những tia sáng mỏng manh hắt lại qua màn thời gian có độ dày hơn 2000 năm, vẫn còn đủ để đặt vấn đề cho chữ viết của thời Hùng Vương với sự lý giải hợp lý trong sự tương quan của nó. Đó là những hiện tượng sau:
1 – Dấu ấn xưa nhất ghi nhận về chữ viết của người Lạc Việt là sách Thông Chí của Trịnh Tiều (Trung Quốc) chép rằng:
“Đời Đào Đường (vua Nghiêu – năm 2253 tr.CN) phương Nam có bộ Việt Thường cử sứ bộ qua hai lần phiên dịch sang chầu, dâng con rùa thần có lẽ đã sống 1000 năm, mình dài hơn 3 thước, trên lưng có khắc văn Khoa Đẩu ghi việc trời đất mở mang. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Qui Lịch (tức lịch rùa)”.
Khi viết lại đoạn này trong bài “Vài nét về văn hóa thời Hùng Vương” của giáo sư Bùi Văn Nguyên đăng trong tạp chí Văn Học số ra tháng 9 – tháng 10/1973, tác giả đã đặt vấn đề:
“Ở đây chưa rõ văn Khoa Đẩu (chữ hình con nòng nọc) trên lưng con rùa là văn sẵn trên mai nó mà các nhà làm lịch nước Việt Thường nghiên cứu theo sự tiến triển của nó hàng ngàn năm để rút ra qui luật về sự tuần hoàn của thời tiết, hay đó là một thứ ký hiệu ta gọi là chữ Khoa Đẩu mà các nhà làm lịch nước ta vạch lên mai rùa”. (Sách Bàn về vạn niên lịch. Tác giả Tân Việt, Thiều Phong. Nxb Văn Hóa Dân Tộc 1995).
Chữ khoa đẩu trên bãi đá cổ SapaBản dập của Viện bảo tàng Lào Cai
Như vậy, đây là tư liệu cổ nhất nói về văn Khoa Đẩu mà niên đại xuất hiện của loại văn này được ghi nhận từ năm 2253 tr.CN. Mặc dù tư liệu này chưa chắc chắn văn Khoa Đẩu tức là chữ Khoa Đẩu hay là vết tự nhiên trên mai rùa. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng: văn Khoa Đẩu được nói đến trong sách Thông Chí là chữ Khoa Đẩu. Bởi vì, nếu là vết tự nhiên trên mai rùa thì nó không phải là tín hiệu qui ước, để có cấu trúc hoàn chỉnh trùng khớp với tín hiệu ngôn ngữ của người Việt Thường, nhằm diễn tả một cách có hệ thống quan niệm vũ trụ quan (việc trời đất mở mang) và phương pháp làm lịch được.
2- Gần đây các nhà khảo cổ Việt Nam đã đề nghị cơ quan văn hóa Liên Hợp Quốc ghi nhận di tích văn hóa ở Sapa – Lào Cai (“bãi đá cổ Sapa”, trong đó có nhiều tảng đá ghi chữ Khoa Đẩu) là di sản văn hóa thế giới.
3- Trong tác phẩm văn học nổi tiếng Thủy Hử của tác giả Thi Nại Am viết vào cuối đời Nguyên đầu đời Minh (Trung Quốc) ở hồi cuối có đoạn xin được tóm tắt và ghi lại như sau:
Khi các vị anh hùng Lương Sơn Bạc phân ngôi thứ xong có khối lửa lớn lặn xuống dưới đất phía chính Nam, bèn đào lên để tìm.
“Khi đào tới ba thước đất, chợt thấy một miếng bia đá chạm Thiên Thư ở mặt giữa và cả hai bên. Tống Giang sai đem về làm lễ tạ đàn, rồi sáng hôm sau đưa tiền công quả để tặng cho các đạo tràng và đem bia đá ra xem.
Khi nom đến bia đá thấy chữ ngoằn ngoèo khác hẳn lối thường không còn ai biết nghĩa lý ra sao cả. Sau đó một người đạo tràng họ Hà tên Diệu Thông nói với Tống Giang rằng:
- Tổ phụ nhà tôi khi xưa có một bộ sách chuyên để cắt nghĩa các lối chữ Thiên Thư, vậy lối chữ đây là lối chữ Khoa Đẩu, tôi có thể hiểu được, xin ngài để tôi dịch giúp”.
Thủy Hử là một tác phẩm văn học, do đó việc tảng đá xuất hiện như một cảm ứng của trời đất có thể là sự hư cấu của tác giả; nhưng chất liệu hiện thực trong việc sử dụng chữ Khoa Đẩu là một loại chữ trên thực tế đã tồn tại (chứng tỏ qua di vật Sapa – Lào Cai) đã cho thấy: gần nhất là thời đại của Thi Nại Am (thời đại của tác giả cuối đời Nguyên) xa hơn là cuối thời Bắc Tống (thời của các vị anh hùng Thủy Hử), chữ Khoa Đẩu vẫn còn tồn tại tính từ khi Âu Lạc bị Nam Việt Triệu Đà tiêu diệt hoặc khi Nam Việt bị Hán Vũ Đế thôn tính đã hơn 1000 năm. Điều này chứng tỏ: cho đến cuối đời Bắc Tống không phải tất cả những giá trị của nền văn minh Văn Lang đã được phát hiện – đó là cơ sở để cho rằng Tử vi tuy xuất hiện đầu đời Tống, nhưng chỉ là sự phát hiện tiếp tục về một nền văn minh đã mất (điều này đã được minh họa trong phần trích dẫn trong Địa lý toàn thư ở trên).
Tại sao chữ Khoa Đẩu vốn đã không được sử dụng mà lại lưu truyền với một thời gian tính bằng thiên niên kỷ với những nhà nghiên cứu? Sẽ khó có câu trả lời hợp lý hơn nếu như loại văn tự Khoa Đẩu đó không ghi lại những giá trị văn hóa lớn, thỏa mãn nhu cầu tri thức của con người mà đời sau phải ngỡ ngàng coi như sách của trời (Thiên Thư).
Vậy chữ Khoa Đẩu được nhắc tới trong Thủy Hử, ngoài sự minh chứng cho hệ thống chữ viết chính thức dưới thời Hùng Vương, còn minh chứng cho một nền văn minh bị hủy hoại, chỉ còn sót lại dưới dạng những cuốn sách cổ lưu truyền trong dân gian. Sự phát hiện từng mảng của nền văn minh đó, qua những cuốn sách còn lưu truyền, đã tạo nên những khoảng trống của một hệ thống vũ trụ quan hoàn chỉnh và phạm vi ứng dụng rộng rãi của nó, như đã trình bày ở trên. Để minh họa cho giả thuyết này, xin bạn đọc so sánh những hình vẽ dưới đây trên trống đồng, phải chăng là những hình ảnh thể hiện sự tồn tại của văn tự thời Hùng Vương?
Hình dưới đây là tư liệu trong cuốn Việt sử giai thoại - Tập I (Nxb Giáo Dục 1997 - Nguyễn Khắc Thuần). Được chú thích là hình vũ sĩ.
So sánh với hình tư liệu dưới đây trích lại từ trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (sách đã dẫn) được chú giải:“Người cầm rìu xéo đang múa”. Chúng ta cũng nhận thấy hình này mới thực sự là những hình thể hiện người chiến binh thời Hùng Vương. Còn hình trong Việt sử giai thoại thật khó lý giải với một hình chữ nhật đã cách điệu cầm ở tay trái người này là một thứ võ khí, hoặc là hình ảnh của một vũ công. Phải chăng đây là hình ảnh của một người đọc văn bản? (điều này sẽ được minh chứng rõ hơn ở phần “Y phục thời Hùng Vương")
Hình Cóc trên Trống đồng và Thạp đồng
Ngoài những vấn đề đã trình bày ở trên, xin được minh họa rõ hơn về việc chữ Khoa Đẩu được sử dụng dưới thời Hùng Vương qua hình tượng và ca dao dân gian Việt Nam hiện còn lưu truyền, đó là:
Trên những chiếc trống đồng thời Hùng Vương mà ngày nay đã tìm được, có nhiều hình tượng đúc nổi trên trống đồng.
Qua hình minh chứng ở trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng: Một trong những hình tượng đó là con cóc. Điều này có liên quan gì đến câu ca dao:
Con Cóc là cậu ông Trời
Ai mà đánh Cóc thì Trời đánh cho.
Một câu ca dao đầy bí ẩn tương tự như câu tục ngữ (mà lúc đầu là thành ngữ) “Mẹ tròn, con vuông”.
Câu ca dao trên, có người giải thích rằng: bởi vì con Cóc ăn sâu bọ phá hoại mùa màng, nên ông cha ta đặt ra câu ca dao đó là muốn nhắc nhở phải bảo vệ cóc. Hoặc cũng có thể giải thích khác là: nhân truyện cổ tích “Cóc kiện Trời”. Cóc thắng kiện, Trời nể, phải gọi bằng Cậu. Nhưng câu ca dao này không phải là sự kết thúc cho một truyện cổ tích, do nội dung của nó không ăn nhập gì với câu chuyện. Mà chính câu chuyện cổ tích là phương tiện chuyển tải hai câu ca dao này. Bởi vì, nếu đứng một mình, câu ca dao này sẽ tối nghĩa và khó hiểu. Với kết cấu của nội dung câu chuyện thì chưa lý giải được tại sao ông Trời lại gọi Cóc bằng Cậu? Tại sao không phải là bác, là bọ, là chú? Và chỉ cần là con hoặc cháu ông trời cũng đủ đáng sợ rồi, tại sao phải là Cậu? Phải chăng vì đại từ Cậu khẳng định rõ nét Cóc thuộc về bên ngoại thuộc Âm, tức là hình tượng của một giá trị tinh thần nào đó, mà phần bên nội (ông Trời) thuộc Dương (thuộc về giá trị tinh thần). Đến đây có hai khả năng lý giải cho vấn đề này:
1) Cóc là linh vật (Âm) có giá trị tín ngưỡng (Dương).
2) Con Cóc mà con của nó là con nòng nọc (Khoa Đẩu), hình tượng của loại văn tự chính thống của người Việt, là một loại chữ viết để diễn tả những giá trị tinh thần: Sự hình thành vũ trụ (trời đất mở mang. “Thông Chí”, sách đã dẫn), sự vận động của tự nhiên, xã hội và con người... nên được coi là Cậu ông Trời. Cách lý giải 2 có khả năng hợp lý hơn, do sự bỗ trợ bằng bức tranh dân gian “Thầy đồ Cóc”. Xin xem hình vẽ dưới đây:
Thầy đồ CócTranh dân gian Việt Nam thuộc dòng tranh Đông Hồ
Có lẽ không phải ngẫu nhiên trên bức tranh có dòng chữ “Lão Oa độc giảng”. Tức là ông Cóc già độc quyền giảng dạy. Bởi vì, chỉ có
Cóc mới có chữ để dạy cho đời (con của Cóc là nòng nọc, tức Khoa
Đẩu). Mặc dù bức tranh dân gian nổi tiếng “Thầy đồ Cóc” có thể được vẽ sau thời gian nước Văn Lang bị mất từ lâu (*).
* Chú thích: Người viết có ý niệm cho rằng những bức tranh dân gian đã xuất hiện vào những giai đoạn cuối của nước Văn Lang và điều đó có nghĩa là người Lạc Việt đã làm ra giấy vào thời kỳ này. Sự liên hệ này ngoài những vấn đề liên quan đến chữ viết (giữa hình ảnh con nòng nọc – chữ Khoa Đẩu – và con Cóc lại có mặt trong sự giảng dạy) còn liên hệ đến rất nhiều vấn đề tương quan khác được trình bày trong sách này. Hiện tượng này giải thích hình tượng con Cóc đúc nổi trên trống đồng, chính là sự thể hiện nền văn minh đã có chữ viết của dân tộc Việt.
Như vậy, người Việt đã sử dụng chữ Khoa Đẩu là chữ viết chính thức để ghi nhận những giá trị nền văn minh của mình. Một trong những giá trị ấy chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành và sự ứng dụng rộng lớn của nó trong việc lý giải tự nhiên, xã hội và con người, kể cả dự đoán tương lai. Thuyết Âm Dương Ngũ hành có thể thích hợp, hoặc không còn thích hợp trong cuộc sống hiện đại của con người; tuỳ theo những nhận định của các học giả về tính khoa học hay phi khoa học của học thuyết này. Nhưng với một hệ thống lý luận hoàn chỉnh được chứng tỏ ở những hệ quả là những phương pháp luận của nó được thể hiện trên thực tế ứng dụng với quy mô lớn trong thời gian tính bằng thiên niên kỷ, cũng chứng tỏ được rằng: Nền văn minh chính thống của Văn Lang dưới thời các vua Hùng, không thể là một nền văn minh hoang sơ với hình ảnh sinh hoạt của con người như vừa thoát thai khỏi xã hội bộ lạc nguyên thủy.
Với kết luận chữ Khoa Đẩu là văn tự chính thống của xã hội Văn Lang, điều đó vẫn có nghĩa là: trong xã hội Văn Lang, ngoài chữ Khoa Đẩu hoàn toàn có thể tồn tại những hệ thống chữ viết khác trên một nước rộng lớn: Bắc giáp Động Đình Hồ, Tây giáp Ba Thục, Nam giáp Hồ Tôn, Đông giáp Đông Hải.
Sự xuất hiện của chữ Khoa Đẩu từ thời Đào Nghiêu (2253 Tr.CN) với nội dung văn Khoa Đẩu ghi trên lưng rùa ghi việc “trời đất mở mang” và “việc làm lịch” đã chứng tỏ người Lạc Việt có một học thuyết vũ trụ quan và một tri kiến thiên văn liên quan, khẳng định một nền văn minh phát triển từ rất lâu trước đó. Học thuyết vũ trụ quan của người Lạc Việt đã được minh chứng trong sách này chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đối với một dân tộc, mà hình thái ý thức xã hội chính thống đã có một hệ thống lý học hoàn chỉnh về vũ trụ quan thể hiện ở thuyết Âm Dương Ngũ hành với sự ứng dụng hầu hết trong mọi mặt chủ yếu của cuộc sống; tất yếu dân tộc đó phải có một nền văn hóa, khoa học kỹ thuật với những mối quan hệ xã hội tương ứng, để đảm bảo tính hài hòa cân đối, như là một sự tất yếu để tồn tại và phát triển trong điều kiện của thời đại đó. 
Những chương tiếp theo sau đây sẽ tiếp tục chứng minh cho những ý tưởng trên.


1 nhận xét:

  1. văn hóa khu vực đồng bằng Hoàng hà, trường giang vốn là văn hóa Bách Việt trước khi bị Hán hóa. Khu vực này hẳn là đã có chữ viết sơ khởi dưới dạng huyển bí, linh thiêng để thờ cúng Tổ tiên thần thánh. Sau đó người hán chiếm lĩnh khu vực mới Hán hóa thành di sản của họ. Cho nên từ cái này mà 2 nước VN và Tầu ngày nay mới có những giao thoa văn hóa trên nhiều giá trị. Người VN chúng ta chính là một bộ phận của bách Việt xưa chạy xuống phương nam để dần đứng ra ngoài sự áp chế của tư tưởng hán hơn những người bách Việt ở lại chịu sự bô dịch của bọn hán

    Trả lờiXóa