Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Thời Hùng Vương - Văn Hóa Đông Sơn, phần 2

3.2 Khoa học


-Tư duy phân loại chức năng công cụ và loại hình vật dụng của người Đông Sơn khá cao. Trong văn hóa thời tiền Đông Sơn người xưa đã hình thành tư duy phân loại công việc nhưu săn bắt, trồng trọt, hái lượm, chăn nuối để từ đó chế tác ra các loại công cụ lao động có chức năng thích hợp thì ở thời Đông Sơn các loại cu công jvoo cùng phong phú đa dạng với trình độ chuyên môn hóa cao. Ví dụ như công cụ nông nghiệp thì có thâm rất nhiều lưỡi cày đồng chuyên lật xới đất, lươci mai sắt chuyên xắn đất và phổ biến hàng loạt lưỡi liềm chuyên gặt lúa. Bằng tư duy phân loại người Đông Sơn còn làm ra nhiều loại vũ khí, mỗi loại có khả năng sát thương riêng, loại tầm xa như cung, nỏ, lao… loại tầm gần như giáo, dao, kiếm… để phòng ngự có tấm che ngực bằng đồng. 


-Tư duy khoa học của người Đông Sơn phát triển cao ở nhiều lĩnh vưc: toán học, thiên văn, luyện kim, hóa học…


Có thể người xưa không có những công thức, tư duy số học như chúng ta ngày nay nhưng tư duy toán học dựa vào những nhận thức có tính kinh nghiệm khi chế tạo công cụ được tổng kết qua nhiều đời đã hình thành một vốn tri thức toán học rõ rệt.


Quy luật đối xứng được người xưa biết đến từ những nền văn hóa tiền Đông Sơn đến thời kỳ này được nâng lên cao hơn: đối xứng gương gặp đa số trong những hoa văn trang trí trên đồ gốm và đồ đồng như nhữn hoa văn đôi Giao long châu đầu vào nhau trên tấm che ngực bằng đồng, các hoa văn hình học trên đồ gốm, và hình nhà sàn hai nửa giống hệt nhau…


Đối xứng trục cũng được người Đông Sơn sử dụng phổ biến và được yêu thích: các hoa văn hình học đối xứng qua tâm mặt trống đồng, bản thân các khối tượng cóc đối xứng qua trục giữa là mặt trời trên mặt trống đồng. Loại đối xứng trục (còn gọi là đối xứng quay) ít có mẫu trong tự nhiên để người xưa mô phỏng. Để tư duy về loại đối xứng này thì người Đông Sơn phải từ chính công việc hằng ngày của mình mà rút ra: khoan tiện làm vòng trang sức, bàn xoay làm gốm, xe sợi… 


Vậy từ tư duy cụ thể người Đông Sơn đã biết đến những tư duy trừu tượng.


Đối xứng tịnh tiền cũng được áp dụng vào trang trí bao gồm những hoa văn hình học đơn giản, những đoàn thuyền cùng hướng trên tang trống, những người múa cùng động tác trên mặt trống, những đàn hươu nai, đàn chim bay giống nhau như tiếp nối cùng đi về phía trước.


Tư duy toán học còn thể hiện ở chỗ người Đông Sơn nắm vững dáng hình học để chế tạo dáng hiện vật và hoa văn


Hình tròn đã quá quen thuộc, bàn xoay là phát minh có trước thời Đông Sơn khá lâu. Đến lúc này phải có bàn xoay nhanh người xưa mới tạo được khuôn đúc và sau đó là những mặt trống đồng hoàn hảo. Những hình vuông, hình chữ nhật, tam giác cân, tam giác đều, hình bầu dục, hình bán nguyệt… được người trước thời Đông Sơn tạo ra bằng kỹ thuật làm vòng trang sức, nay lại được thể hiện qua những hoa văn trên nhiều vật dụng bằng đồng đặc biệt là trống đồng. Tuy nhiên trong tạo dáng đồ vật người Đông Sơn cũng không quá cứng nhắc khuôn mẫu cố định mà có sự sáng tạo ví dụ như đường viền mặt trống là sự kết hợp của 3 đoạn cong lượn, tỷ lệ biến đổi đa dạng.


Một số dụng cụ đo đạc hình học đã được sử dụng. Một loại compa mà ta đã biết để tạo hoa văn trên đồ gốm đã từng để lại dấu vết trên đồ gốm trước thời Đông Sơn khi tạo hoa văn, chắc chắn dụng cụ này đã được sử dụng nhiều khi tạo dáng đồ vật. Người Đông Sơn đã dùng đến thước đo. Có ý kiến cho rằng trên nhiều trống Đông Sơn có 6 thuyền, có thể liên quan đến việc chia 1/6 chu vi của tang trống khi mà toán học cho thấy khoảng 1/6 chu vi này bằng đúng bán kính của chính vòng tròn chính nó. Người xưa còn dùng thước đo và compa để phân chia các cánh sao (hay tia mặt trời) hoặc vị trí các cặp quai của trống.


Có lẽ từ thời đồ đá người xưa đã có khái niệm về số đếm, đó là những đường khắc vạch được lưu lại trên một số công cụ đá. Đếm văn hóa Đông Sơn chắc là học đã đếm được nhiều số. Một số tác giả đã thử so sánh số lượng của các loại hoa văn vòng tròn tiếp tuyền, đoạn thẳng song song… để tìm mối liên hệ giữa chúng cũng như ý nghĩa số lượng các hoa văn. Một điều có thể thấy là người Đông Sơn sử dụng phổ biến số chẵn trong trang trí: các khối tượng cóc trên mặt trống là số chẵn (số 4), các cặp quai trống (đôi quai kép hoặc hai đôi quai kép), phần lớn các cánh sao hoặc tia mặt trời trên trống đồng là số chẵn, và số cánh sao được yêu thích là 8, 10, 12, 14 cánh dựa vào tầng số xuất hiện của chúng trên trống đồng. 


Tư duy khoa học của người Đông Sơn thể hiện ở chỗ học đã có những tri thức thiên văn học, theo ý kiến của một số nhà khoa học như M.Colani đã liên hệ giữa chiều quay của quả đất xoay quanh mặt trời với hướng các vành hoa văn ngược chiều kim đồng hồ (hoa vưn người, chim, hươu…) và cho rằng người Đông Sơn đã nắm được quy luật tuần hoàn của vũ trụ: Trái Đất xoay quanh Mặt Trời.
Bùi Huy Hồng cho rằng các mặt trống đồng như Ngọc Lũ, Hoàng Hạ là các thiên đồ, có thể vừa làm nhật quỷ (dụng cụ đo bóng mặt trời) vừa dùng làm tấm lịch có tính chất dương lịch (à loại lịch mà ngày tháng của nó chỉ ra vị trí của Trái Đất trong chuyển động của nó xung quanh Mặt Trời (hay nói tương đương là vị trí biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu)) nếu theo năm và ngày tiết khí và có tính chất âm lịch (là loại lịch dựa trên chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng) nếu theo tháng và ngày. Theo ông, nếu là thực nghiệm đo bóng mặt trời trên các mặt trống đồng, có thể xác định rõ các điểm đông chí, hạ chí, xuân phân, thu phân và suy đoán thời Hùng Vương đêm có 5 giờ, ngày cũng 5 giờ, mỗi giờ ngày đêm chia làm 10 khoảng. 


Ông đã đếm số vòng tròn nhỏ có tiếp tuyến trong các vành ở trên mặt trống đồng Ngọc Lũ và thu được những số liệu: 112, 147, 207, 248, 322, 336. Trong đó các con số 112, 147, 322, 336 đều là bội số của 7, và tia mặt trời 14 tia cũng là bội số của 7. Theo Bùi Huy Hồng các con số là bội số của 7 trên chỉ các thời điểm chẵn đối với lịch tuần trăng. Vành ngoài cùng của mặt trống đồng Ngọc Lũ chưa 336 vòng tròn nhỏ là ứng với chu kỳ năm mặt trăng quay quanh mặt trời . 


Ý kiến này vẫn cần nhiều nghiên cứu để tìm ra căn cứ thuyết phục hơn nữa. Tuy nhiên cuộc sống của người Đông Sơn là cuộc sống của cư dân nông nghiệp vì vậy liên quan chặt chẽ đến chuyện thời vụ, mùa màng, khí hậu thời tiết, mua gió, lụt bão, ngày đêm, các chu kỳ thực vật… Từ kinh nhiệm nhiều đời người xưa chắc chắn không phải chỉ có khái niệm số đếm, mà còn có khái niệm lịch pháp. Lịch pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp người dân ghi nhớ ngày gieo hạt (thời điểm thích hợp trong năm không nhiều lắm) ngày mở hội mùa…


Có lẽ người xưa sử dụng hệ thống lịch pháp dựa theo chu kỳ biến đổi của mặt trăng (Âm lịch) là hệ thống lịch pháp phổ biến ở châu Á từ lâu. Chắc chắn trong đơn vị đo lường thời gian của người Đông Sơn cũng có khái niệm tháng (một chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng) ngày (chu kỳ xuất hiện hay vắng bóng của mặt trăng) mùa (chu kỳ của thời tiết nóng lạn mùa khô, mùa mưa…) năm (chu kỳ lặp lại của mùa)


Ta thấy rằng từ tháng và từ trăng là cùng một nguồn gốc về mặt ngôn ngữ cho nên có thể suy đoán người Việt cổ tính tháng theo tuần trăng, kết hợp với tín ngưỡng thờ mặt trời. Vậy đó có thể là một loại âm dương lịch. 


Người Đông Sơn còn là cư dân am hiểu khoa học luyện kim. Điều này thể hiện rõ nhất ở trống đồng, một hiện vật khá lớn, chiếc trống cỡ lớn có đường kính 90 cm, chiều cao 60 cm, nặng gần 100kg. Trống có hình thể phức tạp: tang trống phần trên phình ra hình nón cụt giữa thắt lại hình trụ tròn, phần chân loe ra hình phễu. Đúc một hiện vật như vậy không phải là việc đơn giản. Ngày nay cho dù qua nhiều lần đúc lại theo mẫu đã có sẵn chúng ta vẫn không thể làm được như tiền nhân, chưa nói là sự sáng tạo. 


Có thể nói kỹ thuật luyện đồng đã đạt đến đỉnh cao. Các lò đúc, làm khuông, nguyên liệu, nhiên liệu vẫn còn là những câu hỏi cho người ngày nay. Khâu pha chế đồng với những kim loại và á kim khác chứng tỏ người xưa nắm vững các đặc tính hóa học của từng chất: hợp kim dẻo, đễ đúc và điền hoa văn làm các đồ nghệ thuật cao (trống, lẵng hoa, thạp, bình…) hợp kim sắc bén thì làm vũ khí (giáo, lao, tên…) Người Đông Sơn đã biết cách pha chế 12 loại hợp kim một cách tài tình để làm những sản phẩm có chức năng khác nhau. Người Đông Sơn còn đúc cả đồng đỏ nguyên chất. So với các cư dân đương thời ở Đông Nam Á thì cư dân Đông Sơn có trình độ luyện kim vượt trội, sản phẩm của họ có mặt khắp nơi ở Đông Nam Á lục địa và hải đảo. 


Đặc biệt loại hợp kim đúc trống đồng có pha chì. Đây là kim loại không tạo âm vang, mà nhằm tạo hoa văn, vì chì làm cho trống câm mà lại giúp hoa văn được đúc tốt. Chì giúp hợp kim dễ điền đầy các chi tiết tinh xảo. Trống loại II hoa văn không tinh tế lắm vì hàm lượng chì ổn định.


Hợp kim trống đồng có hàm lượng chì cao nhằm điền đầy chi tiết hoa văn trang trí. Nghệ nhân quan tâm tạo ra một tác phẩm nghệ thuật trang trí mang dáng trống chứ không phải qua tâm tạ ra một nhạc cụ bộ gõ bằng đồng (trống đồng)


Hành phần hợp kim chứng tỏ trống đồng đã thoát khỏi chức năng nhạc cụ hay phương tiện thông tin mà trở thành sản phẩm nghệ thuật biểu tượng quyền uy. Hợp kim Đông Sơn cũng không chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cổ đại.


Tư duy khoa học còn thể hiện ở trình độ luyện sắt, nhiều lưỡi mai, lưỡi cuốc, rìu sắt được tìm thấy qua khảo cổ. Tìm thấy dấu tích nhiều lò luyện sắt làm bằng đất sét trộn trấu và rơm, được kè bằng đá to, có cửa thông gió, cưa thảo xỉ. Phương pháp luyện sắt là hoàn nguyên trực tiếp thành loại sắt xốp .


Nói đến kiến thức không thể không tính đến hoạt động quan sự. Sự phát triển về kỹ thuật quân sự được minh hoạ trước hết là nhóm thuyền trên mặt trống Ngọc Lũ, Hoáng Hạ và thạp Đào Thịnh.
Qua thống kê di vật khảo cổ ta thấy vũ khí chiếm số lượng lớn và mức độ đặc biệt phong phú về loại hình, có thể nói là hơn hẳn các văn hóa đương thời với Đông Sơn. Điều này phản ánh nhu cầu cao và vũ khí và xã hội đầy biến động trong những thế kỷ cuối của nền văn hóa Đông Sơn. Dựa vào các hoa văn chạm khắc trên vũ khí có thể phân biệt đâu là của chiến binh và đâu là chỉ huy.


Ta thấy 175 trên 436 (40,1%) hình người được khắc trên mặt trống có cầm vũ khí. Vũ khí gồm có 5 loại, có thể săp vào hai nhóm. Vũ khí tiến: giáo, rìu, cung, dao găm và vũ khí phòng ngự: mộc. trong số vũ khí nổi bật lên 3 loại: rìu 34%, mộc 31% và giáo 27%. Điều này nói lên người Lạc Việt lúc này quen sử dụng vũ khí giáp công cận chiến. 


Hình vũ sĩ bắn cung chỉ khắc trên một số thuyền của trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, đáng chú ý là có những vũ sĩ cầm cung lớn đặt trên bệ tì chiếc cung này nhắc nhở ta liên hệ tới chuyện nỏ thần Cao Lỗ thời An Dương Vương. Hình ảnh vũ sĩ bắn cung lớn cùng với việc phát hiện ra kho tên 100 kg đồng ở Cổ Loa 1960 cho phép ta tin rẵng kỹ thuật bắn cung của người Lạc Việt rất phát triển. Điều này còn được ghi trong sách thủy kinh chú như sau: “Năm Kiến Vũ thứ 19, phục ba tướng quân Mã Viện dâng thư nói: đi từ Mê Linh Bôn cổ để đánh Ích Châu, tôi đem hơn 3 vạn người Lạc Việt, có 3 ngàn người quen chiến đấu, theo số người phát cho cung khỏe, tên độc, bắn ra như mưa, trúng ai nấy chết”


Cuối cùng là tốp thuyền chiến được miêu tả như đoàn thuyền ra trận. Trên thuyền thủy thủ được trang bị vũ khí khác nhau: giáo, rìu, cung, dao găm, mộ, cung tên… họ hoạt động rất nhộn nhịp dưới sự điều khiển của thuyền trưởng, người đứng giữa thuyền cầm trống hiệu. Có thể xem đây là biểu diễn tập của đội thủy quân Lạc Việt, cuộc diễn tập này được xem là một phần trong chương trình ngày hội.
Có thể nói xã hội Đông Sơn đã hình thành một lực lượng quân tương đối hoàn chỉnh được trang bị vũ khí va luyện tập cùng với những dân binh. Và lực lượng vũ trang của Lạc Việt gồm hai binh chủng: lục quân và thủy quân. 


Đây là thời kỳ tan rã của chế độ công xã thị tộc và quá độ chuyển sang thời lỳ xã hội có giai cấp. Các bộ lạc trong cả nước đang quy tụ để hình thành một quốc gia thống nhất. Đây là quá trình có sự đối lặp giữa việc phân tán của các bộ lạc với sự thống nhất quốc gia, thời kỳ các làng nhỏ tập hợp lại thành liên làng hoặc siêu làng. Cái tất yếu xảy ra khi đó là những tư tưởng hòa hợp, thống nhất bên cạnh những tư tưởng phân tán chia rẽ ngay trong nội bộ những cộng đồng lớn nhỏ của người Việt cổ.



3.2 Tổ chức đời sống cộng đồng

3.2.1 Cấu trúc xã hội


Phân tích đồ tùy táng chôn theo những ngôi mộ ta có thế phân loại: 

-Những ngôi mộ nghèo không có hoặc có một ít đồ gốm và dồ trang sức đá đơn so chiếm phần lớn

-Những ngôi mộ ở mức trung bình thường ngoài đồ gốm, trang sức đá thông thường có thêm một ít vũ khí bằng đồng hoặc một hai công cụ sắt.

-Những ngôi một giàu chôn thèo nhiều đồ đồng, đồ sắt và những đồ sang trọng chiếm tỷ lệ nhỏ. 


Diện mạo chung vẫn là những ngôi mộ đơn giản, một số ít mộ giàu nổi trội lên. Ở giai đoạn sớm trong những ngôi mộ giàu có công cụ sản xuất bằng đồng thau chiếm tỷ lệ đáng kể chứng tỏ sự giàu có của chủ nhân nó và cho thấy người giàu có trong xã hội vẫn chưa tách khỏi sản xuất hay ít ra hoạt động lao động sản xuất chưa phải là một công việc thấp kém chỉ dành cho thường dân hay nô tỳ. 
Tỷ lệ vũ khí chiếm quá nửa đồ tùy táng trong những ngôi mộ giàu sang cho thấy sự gia tăng quyền lực quân sự ở các thủ lĩnh diễn ra đồng thời với sự gia tăng mức độ giàu sang của họ. 


Sự phân hóa đã diễn ra trong xã hội Đông Sơn, trước tiên dễ nhận thấy là sự phân hóa tài sản, sự phân hóa giàu nghèo từ đó tất yếu dẫn đến sự phân hóa xã hội. Từ khối cộng đồng cư dân khá đồng nhất đã phân hóa thành 3 lớp người cơ bản: 

-Lớp người giàu sang quyền quý

-Lớp dân tự do

-Lớp người nghèo khó dần rơi vào thân phận bị lệ thuộc vào chủ


Nhưng tài liệu khảo cổ học chua cho biết cụ thể con đường hình thành các tầng lớp trên và mối quan hệ của họ trong xã hội như thế nào.


Các thư tịch cho biết một số thông tin hạn hẹp như trong Quảng Châu ký có câu duy nhất: “Người cày ruộng đó là Lạc dân, người ăn ruộng đó là Lạc hầu” Câu này thể hiện mối quan hệ giữa người cày ruộng và người hưởng hoa lợi. Điều này rõ ràng nói lên mối quan hệ ràng buộc và bốc lột của tầng lớp thống trị đối với tầng lớp bị trị. Người cày ruộng bị bóc lột sản phẩm thặng dư. Trong sách Lĩnh Nam chích quái có nhiều đoạn…


Nô tỳ phải làm mọi tạp dịch trong nhà chủ và lao động sản xuất cho nhà chủ. Như vậy là trong xã hội Đông Sơn đã tồn tại quan hệ bóc lột nô lệ, cả trong lĩnh vực sản xuất, tuy họ không phải là lực lượng lao động chủ yếu.


Điểm nổi bật nhất và chung quy nhất của thực trạng phân hóa giai cấp trong xã hội Đông Sơn là do những điều kiện lịch sử cụ thế nhất định, sự phân hóa diễn ra không thật sâu sắc. Sự cách biệt giữa các giai tầng không lớn lắm. Chưa gặp những mộ tuẫn táng nô lệ tuy có vài kiểu chôn cất kỳ lạ: tay bị bẻ quặt ra sau, táng chồng nhiều xác, chôn sọ trong thạp… đây có thể là những dấu hiệu nói lên tục táng hoặc là tập túc khác như săn đầu lâu (săn máu còn tồn tại ở các dân tộc Tây Nguyên đầu thế kỷ XX)


Phân tích những ngôi mộ Đông Sơn giàu có ta thấy những đồ vật đem theo có cả những công cụ sản xuất và đồ dùng hàng ngàycho thấy người giàu có trong xã hội vẫn chưa tách khỏi sản xuất hay ít ra hoạt động lao động sản xuất chưa phải là một công việc thấp kém chỉ dành cho thường dân hay nô tỳ. Tuy nhiên nhìn vào tỷ lệ các ngôi mộ nghèo chiếm 51,9% tổng số mộ cho thấy sự bần cùng hóa xã hội như một xu thế tất yếu và sự các biệt thân phận cũng được xác lập rõ ràng. Tại khu một táng Làng Cả có khu ngoại vi chôn những người khốn cùng không có bất cứ đồ tùy táng nào. 


Có thể sự phân hóa xã hội không chỉ dừng lại ở mức hình thành những tầng lớp người khác nhau mà còn đạt đến độ sự khác nhau đó được xã hội quy định theo những chuẩn mực nhất định. 


Trên cơ sở sức sản xuất phát triển tạo ra của cải dư thừa đã dẫn đến sự hình thành các tầng lớp xã hội khác nhau, mà sự phát triển ở giai đoạn sau đã đạt đến mức hình thành các giai cấp đầu tiên, tuy sơ khai nhưng cũng đủ để có một bộ máy quyền lực công ra đời ngoài những chức năng kinh tế xã hội còn có chức năng điều tiết các mối quan hệ, các mâu thuẫn, các quyền lợi đối lặp nhau đó. 


3.2.2 Tổ chức xã hội


Sự hình thành các điểm cư trú, cụm cư trú và hệ thống cư trú. Tính chất, kết cấu và đặc điểm hình thành của chúng.

-Mối quan hệ gia đình, tông tộc và láng giềng trong một đơn vị cư trú. 

-Tổ chức và quan hệ giữa các khu cư trú. Sự hình thành các bộ lạc và khối liên kết các bộ lạc. 


Cơ sở kinh tế vật chất thời Đông Sơn cho phép hình thành một số ngành nghề được chuyên môn hóa. Tuy nhiên phần lớn các nghề thủ công vẫn tồn tại ngay trong lòng công xã. Nếu so sánh với các công xã nông thôn thuần túy xuất hiện ở mọi nơi thì những khu cư trú có một bộ phận cư dân làm nghề thủ công thường có quy mô lớn và phân bố ở những đầu mối giao thông như Làng Cả, Cổ Loa, Đông Sơn, Vinh Quang, Thiệu Dương… các khu cư trú này vẫn khắc lên mình chiếc áo nông nghiệp nhưng cơ cấu bên trong chắc chắn có nhiều thay đổi. Ở đây không thấy những kiến trúc hoành tráng, những ngôi nhà xây cất có quy hoạch là những dấu hiệu của một đô thị. Nhưng nếu hiểu đô thị là sự cộng cư tập trung có phân công lao động thì có thể xem Làng Cả, Cổ Loa… là đô thị đặc biệt dạng kẻ chợ Việt Nam


Người Đông Sơn cư trú trong cùng một làng có mối quan hệ huyết thống và mối quan hệ láng giềng. Trong cùng một khu mộ thuộc một nền văn hóa, những đồ tùy táng là giống nhau trong những ngôi mộ mà chủ nhân của chúng lại không cùng huyết thống, cùng sắc tộc. Sự khác nhau này cho thấy những cư dân cùng sinh sống trong một địa điểm cư trú không cùng dòng họ, thị tộc, bộ lạc và thậm chí là cả bộ tộc. Qua trình chung sống bên nhau, cùng có chung số phận lịch sử, lối sống sinh hoạt đã tạo nên một nền văn hóa chung và tạo thành một thể thống nhất về mọi phương diện làm nền tảng cho sự hình thành nhà nước sau này. 


Quá trình thống nhất của văn hóa Đông Sơn về mặt xã hội cung là quá trình hình thành kiến trúc tượng tầng của xã hội ở mức kẻ-bộ-nước mà trong đó kết cấu làng-nước là xuyên suốt đã ăn sâu vào tâm huyết người Việt. Tổ chức nước là hình ảnh mở rộng của tổ chức làng. Và những tổ chức trên làng hay “siêu làng” mà bước vào thời kỳ này thì quan hệ lãnh thổ tuy chưa gạt bỏ được quan hệ huyết thống nhưng cũng dần dần chiếm vị trí quan trọng. Các mối quan hệ làng, liên làng và siêu làng. Những mối quan hệ này không phải bao giờ cũng hòa hợp với nhau ma còn những mối quan hệ mâu thuẫn, đối lập. Điều này là một đặc trưng của thời kỳ mới hình thành giai cấp và nhà nước sơ khai.


Trong những truyền thuyết về thời Hùng Vương có nhắc đến 15 bộ của nước Văn Lang. Theo những tài liệu khảo cổ, dân tộc học… ta có thể cho rằng bộ là đơn vị trên làng, tương đương với mường trong xã hội Mường Thái ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Tổ chức này trực tiếp điều hành các công xã nhỏ phụ thuộc. Nó có vị trí quan trọng trong việc nắm cư dân ở phạm vi bộ. Quan hệ sắc tộc thể hiện qua các đặc điểm văn hóa rõ ràng vẫn còn rất đậm trong xã hội Đông Sơn. 


Việc xâm chiếm và chia để trị của các thế lực ngoại bang nếu không dựa vào những tổ chức cũ có sẵn cũng dựa vào điều kiện kinh tế, tập tục hay lối sống khắc nhau của cư dân từng vùng theo phương châm “dĩ kỳ cố tục trị” 


3.2.3 Hình thành nhà nước


Một trong những đặc trưng của sự hiện diện một cộng đồng quốc gia là việc chia cư dân theo khu vực hành chính. Sử sách nước ta và thư tịch Trung Quốc đều có ghi lại hiện tượng này, Giao Châu ngoại ký ghi rằng: “Đời xưa, đất Giao Chỉ khi chưa chia thành quận huyện… Lạc vương và Lạc hầu cai trị các quận huyện đó. Ở các huyện có Lạc tướng…” Câu này có thể hiểu là đất đai mà các Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tường cai trị đã được chia ra các khu vực hành chính tương đương với vùng đất mà sau này phong kiến phương Bắc đổi thành quận huyện. Tài liệu khảo cổ cho thấy: phạm vi phân bố của văn hóa Đông Sơn tương đương với cương vực nước Văn Lang thời Hùng Vương, trong phậm vi lãnh thổ đó trên cở sở nền thống trị chung còn tồn tại những loại hình tổ chức xã hội địa phương tương đương quận huyện sau này. Trong những khu di trú có các nhóm cư dân khác nhau sinh sống cho thấy đơn vị cư trú theo thị tộc và bộ lạc đã biến mất hình thành các công xã nông thôn và hệ thống quảng lý lấy khu vực địa lý làm nguyên tắc mặc dù cái nhân cốt lõi là bộ lạc và thị tộc vẫn còn rõ nét.


Về tổ chức bộ máy hành chính và hệ thống quan chức đã được mô tả trong thư tịch va phản ảnh qua truyền tuyết. Qua đó ta thấy 3 cấp quan chức tương ứng với 3 cấp của bộ máy cai trị

-Đứng đầu làng xã là Bồ chính (pô-tơ-rinh)

-Đứng đầu các bộ (tương đương huyện) là Lạc tướng

-Đứng đầu bộ máy trung ương trên hết là Hùng vương và Lạc hầu.


Một khía cạnh đời sống tinh thần khác của người Đông Sơn là luật lệ. Một số sách như Đại Việt sử lược, An Nam chí nguyên, Việt sử thông giám tổng luận cho rằng thời Hùng Vương chính sự dùng lối thắc nút. Lối ghi nhớ bằng cách thắc nút được dùng ở nhiều dân tộc. Nhưng sách cổ cũng ghi về người Việt như sau: Mã Viện tâu về kinh nói rằng luật có người Việt khác với luật của người Hán đến 10 điều (Hậu Hán thư) Nếu đúng như vậy thì có thể ngay cả trước Mã Viện tức thời Đông Sơn đã có luật của người Việt. Tuy không có tư liệu ghi chép về luật thời này nhưng có lẽ người Việt ứng xử với cộng đồng bằng luật nặng về tính tục lệ hơn là luật lệ. 


Ngoài những luật sơ khai của người Việt còn có những hình thức thể hiện quyền lực khác. Đáng chú ý là ý kiến của H.Loofs – Wissowa 1983 cho rằng trống đồng là những vật tượng trưng cho 1 quyền lực hợp pháp. Theo ông, có một quyền uy tôn giáo tồn tại ở miền Bắc Việt Nam, tức là địa bàn của văn hóa Đông Sơn như kiểu quyền uy của giáo hoàng phường Tây. Có thể những tù trưởng bộ lạc ở những vùng Đông Nam Á đã cử sứ bộ đến Bắc Việt Nam để xin ban cho các trống đồng. Với những trống đồng này họ có thể làm vua một cách hợp pháp. Chính những chiếc thuyển trên trống đồng là những thuyền liên quan đến những chuyến đi xin biểu tượng quyền lực. Vì vậy việc đúc trống đồng là đúc một biểu tượng quyền lực cho nên ngày từ đầu phải đúc những chiếc trống đẹp mang tính biểu tượng. 
Tuy nhiên cần xem xét lại ý kiến trên vì không phải chỉ có miền Bắc Việt Nam mới đúc trống đồng mà cả những vùng khác cũng có đúc: Nam Trung Quốc, Indonesia… Tuy nhiên ý kiến lan tỏa trống đồng từ một trung tâm là chưa có cơ sở vững chắc, kém thuyết phục và khó xảy ra. Mỗi vùng cư dân Đông Nam Á có cách ứng xử với trống đồng khác nhau, có trống được xem là rất quý cũng có trống bị cưa rời phần mặt và thân… Trống đồng là sản phẩm mang giá trị về mặt tinh thần, biểu tượng nhiều ý nghĩa đã có mặt khắp nơi ở Đông Nam Á thông qua con đường tiếp xúc và giao lưu văn hóa hơn là sự ban phát quyền lực. 


Ta biết trống đồng ban đầu được cư dân Đông Sơn đúc ra trước hết thể hiện quan niệm về vũ trụ của họ và được xem như mô hình vũ trụ của người Việt cổ, là vật thiêng của cộng đồng được thủ lĩnh bảo giữ va sau là chiếm giữ từ đó trống có thêm chức năng mới là biểu hiện quyền uy chỉ có thủ lĩnh của cộng đồng mới có quyền đó. Rất có thể ban đầu nó được thủ lĩnh tối cao ban phát cho các thủ lĩnh dưới quyền như một kiểu sắc phong, như một loại ấn kiếm sau này khẳng định chức trách trước bề trên và quyền lực trước thần dân của người được trao trống. (trong phạm vi liên minh bộ lạc hay nhà nước Văn Lang)


Tính chất của lực lượng vũ trang cũng là một đặc điểm quan trọng để xét quá trình hình thành hay mức độ hoàn chỉnh của nhà nước. Qua thống kê di vật khảo cổ ta thấy vũ khí chiếm số lượng lớn và mức độ đặc biệt phong phú về loại hình, có thể nói là hơn hẳn các văn hóa đương thời với Đông Sơn. Điều này phản ánh nhu cầu cao và vũ khí và xã hội đầy biến động trong những thế kỷ cuối của nền văn hóa Đông Sơn. Dựa vào các hoa văn chạm khắc trên vũ khí có thể phân biệt đâu là của chiến binh và đâu là chỉ huy.


Ta thấy 175 trên 436 (40,1%) hình người được khắc trên mặt trống có cầm vũ khí. Vũ khí gồm có 5 loại, có thể săp vào hai nhóm. Vũ khí tiến: giáo, rìu, cung, dao găm và vũ khí phòng ngự: mộc. trong số vũ khí nổi bật lên 3 loại: rìu 34%, mộc 31% và giáo 27%. Điều này nói lên người Lạc Việt lúc này quen sử dụng vũ khí giáp công cận chiến. 


Hình vũ sĩ bắn cung chỉ khắc trên một số thuyền của trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, đáng chú ý là có những vũ sĩ cầm cung lớn đặt trên bệ tì chiếc cung này nhắc nhở ta liên hệ tới chuyện nỏ thần Cao Lỗ thời An Dương Vương. Hình ảnh vũ sĩ bắn cung lớn cùng với việc phát hiện ra kho tên 100 kg đồng ở Cổ Loa 1960 cho phép ta tin rẵng kỹ thuật bắn cung của người Lạc Việt rất phát triển. Điều này còn được ghi trong sách thủy kinh chú như sau: “Năm Kiến Vũ thứ 19, phục ba tướng quân Mã Viện dâng thư nói: đi từ Mê Linh Bôn cổ để đánh Ích Châu, tôi đem hơn 3 vạn người Lạc Việt, có 3 ngàn người quen chiến đấu, theo số người phát cho cung khỏe, tên độc, bắn ra như mưa, trúng ai nấy chết”


Cuối cùng là tốp thuyền chiến được miêu tả như đoàn thuyền ra trận. Trên thuyền thủy thủ được trang bị vũ khí khác nhau: giáo, rìu, cung, dao găm, mộ, cung tên… họ hoạt động rất nhộn nhịp dưới sự điều khiển của thuyền trưởng, người đứng giữa thuyền cầm trống hiệu. Có thể xem đây là biểu diễn tập của đội thủy quân Lạc Việt, cuộc diễn tập này được xem là một phần trong chương trình ngày hội.
Có thể nói xã hội Đông Sơn đã hình thành một lực lượng quân tương đối hoàn chỉnh được trang bị vũ khí va luyện tập cùng với những dân binh. Và lực lượng vũ trang của Lạc Việt gồm hai binh chủng: lục quân và thủy quân. 


Đây là thời kỳ tan rã của chế độ công xã thị tộc và quá độ chuyển sang thời lỳ xã hội có giai cấp. Các bộ lạc trong cả nước đang quy tụ để hình thành một quốc gia thống nhất. Đây là quá trình có sự đối lặp giữa việc phân tán của các bộ lạc với sự thống nhất quốc gia, thời kỳ các làng nhỏ tập hợp lại thành liên làng hoặc siêu làng. Cái tất yếu xảy ra khi đó là những tư tưởng hòa hợp, thống nhất bên cạnh những tư tưởng phân tán chia rẽ ngay trong nội bộ những cộng đồng lớn nhỏ của người Việt cổ.


Tóm lại, trong suốt quá trình phát triển một thiên niên kỷ của văn hóa Đông Sơn chắc chắn sẽ có sự thay đổi khác nhau của xã hội từ lúc hình thành cho đến khi kết thúc. Sự phát triển của xã hội ở phương Đông và phương Tây có sự khác nhau. Và hầu hết các quốc gia phương Đông không đi theo con đường phát triển của các xã hội cổ điển. Tức là các quốc gia phương Đông có một đặc thù riêng – một thời kỳ quá độ riêng biệt nằm giữa xã hội không giai cấp và có giai cấp dựa vào một số tiêu chuẩn được nhiều người công nhận như: lao động công ích, phân hóa xã hội thành giàu nghèo, sang hèn, thương mại, chiến tranh… Đó được gọi là chiefdom tiếng Việt tạm dịch là tù trưởng quốc.


3.3 Nghệ thuật 

3.3.1 Tâm hồn người Đông Sơn

Người Đông Sơn là cư dân đôn hậu, sống trong một xã hội tương đối thanh bình, hài hòa với tự nhiên, mọi tầng lớp trong xã hội chưa phân biệt rạch ròi. Điều đó được truyền tụng qua các đời mà sử sách Phan Huy Chú còn ghi lại “lúc bấy giờ, vua tôi cùng đi cày, cha con tắm cùng (dòng sông) không chia giới hạn, không phân biệt uy quyền thứ bậc… cùng nhau vui chơi vô sự, gọi là đời rất hồn nhiên” (Phan Huy Chú, bản dịch 1960)


Có lẽ xã hội người Việt lúc bấy giờ chưa phân hóa thành các giai tầng một cách quá sâu sắc, các thành viên còn coi sự công bằng về mặt vật chất và quyền lợi là một trong những giá trị đẹp của cuộc sống: “Hùng Vương đi săn được thú lấy bộ lòng cùng ăn ngay tại chỗ, thịt về nhà chia” (Nguyễn Khắc Xương, 1970)


Cuộc sống người Đông Sơn là cuộc sống an cư lạc nghiệp thể hiện quá trình chinh phục đồng bằng và ven biển một cách chắc chắn. Các di tích khảo cổ học thời Đông Sơn mở rộng hơn thời tiền Đông Sơn rất nhiều, không những ở chân núi mà còn lan tỏa xuôi theo các dòng sông lớn ra đến ven biển. 


Thiên nhiên phong phú khoáng đạt cũng giúp người Đông Sơn có tâm hồn thành bình của cư dân lấy nông nghiệp lúa nước làm nền tảng, chu kỳ thời vụ, gần gũi cây cỏ, vật nuôi, sông nước làm nhịp chứ không dữ dội như tính các cư dân vùng đồng cỏ chuyên săn bắn và chăn nuôi ở nước Điền (Vân Nam), là một nền văn hóa rất gần gũi Đông Sơn.


3.3.2 Âm nhạc


Trong các dịp tế lễ hay hội lớn thì dao găm, rìu dùng múa vũ trang; thạp, thố, chậu dùng đựng đồ tế lễ đều được trang trí cho nên trống đồng với vị trí là chủ thể trong bộ lễ khí cũng được trang trí hết sức công phu, phức tạp.


Chức năng trống đồng ban đầu là công cụ thông tin: trống ra trận xuất quân, trống tập hợp cư dân một làng, một bộ tộc… đã mang thêm chức năng nhạc khí thiêng liêng. Trống đồng không những đánh để hiệu triệu quần chúng phàm trần mà còn cả chư vị thần linh cõi thiêng Trời Đất


Xét về gốc độ âm nhạc thì trống đồng là một nhạc cụ tạo tiết tấu cho một dàn nhạc. Bằng nghệ thuật đúc trống, sử dụng đặc tính của hợp kim đã tạo cho trống âm thanh trầm hùng, ấm mà không đục, vang mà không rè. Chỉ riêng 1 chiếc trống đồng đã có một số âm chứ không phải 1 âm đơn điệu. Người xưa đánh trống chủ yếu ở giữa mặt nơi ngôi sao – mặt trời được đúc dày và nổi rõ. Ngoài ra người xưa cũng đánh ở nhiều điểm khác nhau trên mặt trống, tang trống và cả thân trống tạo ra những âm thanh khác nhau. 


Ví dụ về việc đo âm trên mặt trống đồng Ngọc Lũ của Cao Xuân Hạo 

-Ngôi sao giữa có nốt mi

-Vành hoa văn 1-3 có Si giáng

-Vành hao văn 4-5 có Mi-Pha

-Vành hoa hăn 7 có Si giáng

-Vành hoa văn 9 trở lại nốt Mi


Kết cấu trống đồng cho thấy trống có 1 thùng cộng hưởng rộng độc đáo: phần tang phình to, phần thân và chân loe rộng giúp trống có âm thanh vang xa, từ những âm ban đầu được nhân lên về mặt cường độ. Người xưa còn đào hố rộng rồi treo trống đồng lơ lửng giữa hố, giúp âm thanh mạnh hơn. Có thể coi hố như là một thùng cộng hưởng. Hình ảnh của những hố cộng hưởng như vậy thấy trên mặt trống đồng Ngọc Lũ và thấy ở nhiều dân tộc sử dụng trống đồng. 


Hình người đánh trống trên trống đồng Ngọc Lũ cho thấy một tốp 4 người ngồi, dùng dùi trống đánh như giã gạo theo hướng thẳng đứng như người Mường. Dùi bằng gỗ đầu bịt vải hoặc bằng thoa vàng thoa bạc.


Sử dụng nhiều trống... mỗi chiếc trống có kích thước khác nhau, sản sinh ra những thang âm khác nhau, âm đặc trưng mỗi trống, âm các phần mỗi trống kết hợp nên giai điệu đa dạng trầm hùng. 
Hình ảnh trống da được thấy trên mặt trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà là những hình khắc trên thuyền để giữ nhịp chèo trong hội đua hay gõ nhịp cho đôi trai gái hét đối đáp trong nhà sàn với cách đánh ngang như ngày nay ta thấy. Trống da có thể cũng có chức năng truyền tin như trống đồng, hoặc chức năng trống lệnh trong chiến trận. 


Hình khắc trên trống đồng cho thấy sự xuất hiện của cồng chiêng trong dàn nhạc thời Đông Sơn. Nhưng hiện nay vẫn chưa tìm thấy cồng chiêng trong tài liệu khảo cổ Đông Sơn tuy tài liệu dân tộc học có nhiều về vai trò, ý nghĩa của cồng chiêng đối với văn hóa các tộc người vùng Tây Nguyên. Cả dân tộc Mường cũng có cồng chiêng để đón khách. Nếu có cồng chiêng trong dan nhạc Đông Sơn thì chức năng của chúng phải là dụng cụ âm nhạc tạo tiết tấu và những giai điệu. Có thể người xưa sử dụng 1 dàn cồng chiêng nhiều kích cỡ và âm thanh khác nhau như người Tây Nguyên ngày nay để tạo âm thanh đang dạng.


Một loại nhạc cụ thuộc bộ gõ phổ biến nữa là chuông nhạc, được khắc họa trên trống đồng với hình người đang gõ lắc một quả chuông to trong đoàn người múa trên mặt trống. Hiện vật khảo cổ cũng có rất nhiều loại chuông, vô cùng phong phú.


Chuông lớn mà người ta gọi là chuông voi như chuông Mật Sơn dài 31,5cm và rộng miệng 25,5cm có tác dụng tạo âm thanh vui tai. 


Những chiếc chuông để lắc có hình thức không khác chuống để gõ nhưng kích thước không kém. Chuông có then ngang treo quả lắc, được lắc rung đệm tiết tấu cho những điệu múa. 


Những chiếc chuông nhỏ còn gọi là nhạc đồng hay lục lặc không có quả lắc mà thường được đeo vào những đồ đồng khác (vòng ống, khuyên tai, xà tích, thắt lưng...) Chuông loại này tạo những âm thanh khi rung chạm với nhau và với đồ đồng được gắn vào, nó phục vụ cho những điệu nhảy múa. 


Ngoài chuông đồng còn loại chuông làm từ những nguyên liệu không bền vững như gỗ, tre nưa mà có thể mang dạng gần giống mõ, dùng đệm cho dàn nhạc


Căn cứ vào những hình khắc trên trống đồng có thể dàn nhạc Đông Sơn còn tồn tại loại nhạc cụ là sênh, phách. Một số hình vũ công múa có cầm trên tay một vật giống cây gậy ngắn, có thể giống nhạc cụ gọi là “hương mậy” của dân tộc Xá (Nguyễn Hữu Thu và Lê Văn Lan 1974). Nhạc cụ này là ống nứa chặt vát một đầu, phần tay cầm dùi lỗ nhỏ điều chỉnh âm thanh. Trên trống đồng còn có hình ảnh người múa cầm chiếc phách , đó là 2 đoạn giống gậy nhỏ, ngắn. Việc múa cầm phách cũng được người Việt dùng trong các nghệ thuật biểu diễn dân gian. Nhưng sênh phách có lẽ bằng tre nứa nên dễ mục nát nên khảo cổ vẫn chưa có bằng chứng.


Khèn là loại nhạc cụ bộ hơi chắc chắn có mặt trong văn hóa Đông Sơn thể hiện qua hình khắc họa nhiều trên trống đồng và những tượng người thổi khèn trên cán mui đồng Việt Khê, tượng người cõng nhau thổi khèn Đông Sơn. Thường đây là loiaj khèn 4 hoặc 6 ống dài, cắm trong quả bầu. Việt sử dụng khèn của người Việt ghi trong Lĩnh biểu lục dị: “người Giao Chỉ thường lấy quả bầu không cuống, cắm 13 cái ống vào, trên đầu ống óc gắn 13 chiếc đồng mỏng làm lưỡi gà để thổi” Không những người Việt mà các dân tộc như Mèo, Thái, Mường và dân Tây Nguyên đều sử dụng khèn trong ngày hội. 
Có thể suy đoán trong số nhạc cụ thuốc bộ hơi thời Đông Sơn còn nhiều loại khác như sáo, tù và, khèn lá, sâu kèn… hay các loại đàn ống như tơ-rưng làm bằng tre trúc, đàn đá, đàn đất… nhưng vì dễ bị hủy hoại nên tài liệu khảo cổ học không có. 


Thanh nhạc có lẽ cũng phát triển vì trên mặt trống đồng có khắc hình nam nữ như đang hát đối đáp. Trong nhà sàn mái cong có đôi nam nữa ngồi đối diện, tay và chân giao nhau. Bên cạnh lại có người đánh trống giữ nhịp. Tục hát đối đáp này gọi là “cái hoa kết hoa” khi hát người hát sẽ vòng tay, vòng chân vào nhau. Lối hát này còn gọi là Lý Liên (Rí ren) thể hiện một số tín ngưỡng phồn thực phồn thực, giao hòa âm dương. Có thể trong những cuộc đua thuyền sẽ xuất hiện những điệu hò cỗ vũ người đua…


Đặc điểm âm nhạc Đông Sơn là sự phát triển của bộ gõ, nổi bật là trống đồng. Bộ gõ làm nền cho các điệu múa, điệu khèn. Cho nên tiết tấu tiết điệu vô cùng phong phú và đa dạng. Dịp hội hè cùng một lúc sử dụng nhiều loại nhạc cụ tạo thành dàn nhạc chứ ít sử dụng đơn lẻ từng nhạc cụ. Điều này phản ảnh trên hình khắc trống đồng. thể hiện sự phối khí tài tình của cư dân đông sơn.


Xác định nhịp theo âm nhạc dựa vào hình khắc trên trống là điều không thể làm được, tuy nhiên có thể dựa vào một số tài liệu cổ liên quan. Sách “đả cổ lục” ghi chép cách đánh trống ngày xưa minh họa bằng bốn câu thơ.

Đi chiến đấu
Đi chiến đấu
Không diệt được giặc
Không thèm sống


Đoạn thơ theo nhịp 1/2. Thực tế cho thấy nhịp 1/2 được sử dụng phổ biến trong âm nhạc dân gian ta, hiếm thấy nhịp phức tạp như 3/4hay 5/4 …Nguyên tắc quán triệt trong bố cục những hình khắc trên trống đồng là tính đối xứng “đối xứng từng cặp và đối xứng vòng tròn”, quy định nghệ thuật Lạc Việt ưu tiên sử dụng số chẵn (số chẵn cuản hững cánh sao, những hình chim trong vành…) tức là những bội số của 2, điều này có lẽ liên quan đến cách tính nhịp trong âm nhạc. Trong nghệ thuật không gian (bố cục mặt bằng) ta thấy nghệ nhân hứng thú với tiết tấu nhịp nhàng tỏng những bố cục cân xứng cặp đôi, thì trong nghệ thuật thời gian hẳn năng khiếu thẩm mỹ này sẽ được tái hiện. Xuất phát từ đây chúng tôi chơ rằng nhạc và múa của người Lạc Việt được trình diễn theo nhịp 1/2. Đây cũng là nhịp giã gạo chày tay, nhịp tác nước của cư dân nông nghiệp Lạc Việt. 


3.3.3 Nhảy múa


Đội múa trong hình khắc trên mặt trống đồng là tốp người múa theo hàng dọc, đi theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, người nọ nối người kia vừa đi vừa hát thành vòng tròn. Những người múa thường được phục trang bằng những bộ quần áo lộng lẫy nhất: áo hai vạt dài, áo lông chim cao hoặc mặt nạ, tay họ đôi khi cầm vũ khí. Mỗi tốp múa 3-4 hoặc 6-7 người. trong một vài tốp có người thổi khèn số còn lại biểu hiện theo một động tác thống nhất, chuyển động từ trái sang phải, người sau nối tiếp người trước một khoáng đều đặn, tất cả diễu hành vòng quanh ngôi sao ký hiệu cho mặt trời. 


Xét theo hình dáng bề ngoài của đội hình nhảy múa, chúng ta nhận thấy nghệ thuật nhảy múa của người Lạc Việt gắn bó chặt chẽ với âm nhạc (khèn và trống) nói về cách biểu hiện có thể đã tồn tại những quy cách, trong đó những động tác tư thế, những tuyến chuyển động được quy định rõ ràng. Động tác nói chung còn đơn giản. Đặc biệt bàn tay thể hiện động tác múa cách điệu, xòe rộng tạo hình chữ V to quá cỡ so với người mà Heger gọi là bàn tay cầm thoa, hoặc cầm phách. Động tác múa này được giải thích rõ nếu ta so sánh với hình người nhảy múa trên rìu Đông Sơn và ở các tượng tròn trong văn hóa Điền (Vân Nam). Đó là tượng người múa tay xòe, cổ tay đeo vòng ống tron như cầm sênh phách. Dùng tay nhất là bàn tay để diễn đạt ngôn ngữ múa là đặc trưng nghệ thuật múa của các dân tộc ở Việt Nam nói chung. Đội hình múa, đạo cụ còn gặp ở các dân tộc Tây Nguyên ngày nay.


Khi con người ra khỏi giới động vật thì bàn tay là một công cụ thần diệu để thực hiện những sáng tạo của bộ óc. Do đó trong những nền văn minh tối cổ của nhân loại bàn tay đã được phủ lên mình những quan niệm thần bí. Người ta xem nó như một nơi chứa đựng những phép tắc nhiệm màu. Trong đội hình múa mọi người đều hóa trang lông chim và nhại những động tác chim bay, có thể gọi đó là điệu vũ chim bay được.


Vòng ống đeo ở cổ tay, cổ chân trang trí hoa văn đẹp và đeo thêm lục lạc độc đáo. Có người cho rằng đây là một loại bao tay, bao chân trong khi chiến đấu tuy nhiên với kiểu trang sức này sẽ không thể thuận lợi khi lâm trận. Nó phải là một kiểu nhạc cụ phụ kèm khi người vũ công nhảy múa trong những ngày lễ hội theo tạo âm thanh cùng với dàn nhạc cho điệu múa thêm rộn ràng, thậm chí là sự thăng hoa mang tính huyền bí tôn giáo.


3.3.4 Nghệ thuật tạo hình


Nghệ thuật của những hình khắc trên trống đồng cổ là những thành tựu xuất sắc nhất trong lĩnh vực tạo hình của người Lạc Việt. Nền nghệ thuật này đương nhiên là có liên quan đến những quan niệm tôn giáo, nhưng nó vẫn chứa đựng những nét sống thực, đặc biệt nó thể hiện quan hệ của con người với thế giới xung quanh. Nghệ thuật này cho thấy con người chiếm vị trí trung tâm trong sự miêu tả thế giới khắc quan, con người xuất hiện trong hoạt động tập thể: đội hình múa, lễ hiến tế trong cảnh đua thuyền ngày hội, diễn tấu trống khèn, giã gạo bên mái nhà… Mỗi cảnh mang ý nghĩa riêng, được coi như những yếu tố cơ bản, kết hợp với nhau và được sắp xếp trong một bố cục vòng tròn. Từ bố cục này toát lên đề tài chung nói về lễ hội nước, lễ hội mùa 


Nghệ thuật trống đồng là một nghệ thuật độc đáo đặc trưng bởi nghệ thuật khắc chạm trên khuôn, tạo ra những hình ảnh khắc chìm chủ yếu là trên mặt các trống phong phú, còn trên thân trống thì hình khắc hơi nổi. Tất cả những hình ảnh và hoa văn được thể hiện bằng những hình ngang dọc cắt nhau, không gian giữa chúng toát ra những đường nét sâu lõm của hình ảnh được tạo ra trên khuôn đúc. Nghệ nhân xây dựng hình ảnh trong những bố cục tròn trên mặt trống và ô chữ nhật trên thân trống, bên trong hai loại bố cục này hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Nét đặc sắc của nghệ thuật biểu hiện này là hình ảnh con người được diễn tả theo tư thế động. Về bố cục, tất cả những hình ảnh đều diễu hành vòng tròn quanh ngôi sao ở giữa mặt trống. Có cảm giác căn nhà mái cong đứng giữa những hình chuyển động cũng bị cuốn vào, cũng di chuyển. Tả cảnh động là điều thường thấy trong các nền nghệ thuật nguyên thủy. Đối với người thời cổ thì chỉ những hình ảnh sinh hoạt tập thể như lễ hội, săn bắt, đánh cá, đưa thuyền mới gợi lên cảm xúc thẩm mỹ.


Để truyền đạt những hình ảnh động người nghệ sĩ đã vận dựng nguyên tắc tạo hình “kiểu Ai Cập”. Ví dụ như tốp người múa trên mặt trống được thể hiện theo lối: ngực hướng thẳng về phái khán giả, còn đầu và chân thì theo lối nhìn nghiêng. Còn hình chim bay thì; thân cánh và đuôi theo lối nhìn từ trên xuống, đầu theo lối nhìn nghiêng. Nguyên tắc này rất ổn định, trở thành một phong cách mẫu mực trong việc truyền đạt hầu hết những hình người múa, vũ sĩ và hình chim bay trên các trống đồng Đông Sơn từ sớm nhất đến muộn nhất. Phong cách miêu tả độc đáo này là các nhìn hiện vật từ nhiều vị trí trong không gian, xuất hiện ở hầu hết các nền nghệ thuật cổ Ai Cập, Lưỡng Hà… ở đây thế giới trong tranh thể hiện như một không gian khép kín. 


Trong việc truyền đạt hình ảnh, nghệ nhân đã có cái nhìn sâu sắc, chỉ chú ý đến những điểm nổi bật của đối tượng miêu tả, tạo ra những hình ảnh chính xác tinh tế bằng những đường nét đơn giản. Ví dụ như tả hươu nhấn mạnh vào đôi sừng, phân biệt dễ dàng nói với loài vật khác. Nguyên tắc này cũng được vận dụng để miêu tả những hình cá sấu, chim bay, vũ sĩ, người múa… Khi nhìn một vật , không pahir là sao chép nguyên si đối tượng mà phải nắm được những đặc tính cơ bản, nắm được cái thần của đối tượng mà nhừ đó cảm nhận có hiệu quả hơn. Nghệ nhân Lạc Việt đã đtạ tới cách nhìn khái quát. 


Việc nhấn mạnh vào những đặc tính của dối tượng miêu tả là thuộc tính của nguyên tắc cách điệu trong nghệ thuật. Quan sát những hình người điều thu hút nhất là chiếc mũ cao ngất, chiếc áo dài lê thê và đặc biệt ở những người múa là bàn tay xòe rộng dài quá cỡ. Những vật này không thể sử dụng trong thực tế mà phải liên quan đến tín ngưỡng, sử dụng trong những dịp đặc biệt. Dụng cụ tín ngưỡng thường được cải tạo theo quy tắc tôn giáo. Tức là những dụng cụ ấy đã được cách điệu một phần, lại cách điệu thêm một phần nữa qua nghệ thuật tạo hình vũ sĩ và vũ công trên trống đồng trong trang phục tôn giáo, nhấn mạnh vào đặc điểm tôn giáo tạo nên một sự cách điệu hóa cao độ. Hình ảnh cách điệutheo thời gian dần chuyển thành những họa tiết của hoa văn hình học. Đây cũng là một đặc điểm nổi bật trong đồ đồng Việt Nam.


Một số hình ảnh lại được miêu tả rất sơ lược, không quan tâm đến tỷ lệ hiện vật. Ví dụ như chim trên nóc nhà mái công dài gần bằng chiều dài nóc nhà, ngôi nhà được thể hiện dưới dặng nhìn thẳng vào một bên mái (không nhìn thấy 2 đầu hồi nhà), mái úp sát tận sàn, nhưng có thể hình sau mái để thấy người trong nhà. Nghệ nhân miêu tả hiện vật không theo cách nhìn trực tiếp, mà nhìn qua lăng kính còn rất gần gũi với tự nhiên.


Trong nghệ thuật Lạc Việt đôi khi gặp những dấu hiệu của hình ảnh biểu trưng. Ví dụ hình lông chim trên đầu người biểu trưng cho chiếc mũ hình chim, đầu chim gắn vào mũ tượng trưng cho hình chim, hoa văn vòng tròn chấm giữ biểu tượng cho mắt động vật. Qua đó ta thấy ở người Lạc Việt tồn tại một định lý về mặt hình thức là “bộ phận thay cho toàn thể” xuất phát từ nguyên lý “trừu tượng hóa một cách tiết kiệm”. Người cổ đại thường hướng tới việc truyền đạt lượng thông bác tối đa bằng lượng tín hiệu tối thiểu.


Nghệ thuật trống đồng đã phát triển rực rỡ từ giữa và nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên ở miền Bắc Việt Nam ngày nay, và tồn tại cho đến khi Phật giáo được xác lập ở vùng này. 
Vào thời kỳ phát triển rực rỡ của mình, nghệ thuật Lạc Việt đã ảnh hưởng dến nghệ thuật của các dân tộc láng giềng, trước hết là miền thượng lưu sông Dương Tử, đặc biệt là nước điển cổ đại. Trong số những hiện vật tìm được trong khu mộ táng núi Thạch Trại (Tấn Ninh-Vân Nam-Trung Quốc) người ta thấy có 17 trống đồng kiểu Đông Sơn. Trên một số hiện vật khác thấy miêu tả những đề tài quen thuộc như cảnh giết trâu, lễ hiến tế, dàn trống, nhà sàn, ngoài ra những hình ảnh như vũ sĩ bắn cung, giã gạo chày tay, nhà sàn mái dô về phía trước trên nóc có 2 chim đậu cũng thấy được vẽ trên vách núi thuộc vùng THương Nguyên tỉnh Vân Nam


Nghệ thuật Lạc Việt cổ đại là nền nghệ thuật trẻ tuổi so với thời đại và điều kiện lịch sử cụ tểh trong đó nó tồn tại. Tuy nhiên hcir so sánh nền nghệ thuật này với nghệ thuậ của những dân tộc khá cùng trình độ phát triển về xã hội, mới hiểu hết giá trị và đánh giá đúng mức những đống góp độc đáo của nó vào kho tàng văn hóa nhân loại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét