Trong “Trầu Cau”, niên đại ghi nhận vào thời thượng cổ, nhưng lại nhắc tới vua Hùng. Do đó, có thể khẳng định rằng: Khi người Việt dùng trầu cau thì trầu cau đã có trước thời Hùng Vương thứ VI và sau Hùng Vương thứ I. Trầu Cau một nghi thức trong giao tiếp của người Việt thời Hùng Vương, có trước bánh Chưng bánh Dầy mà dấu ấn còn để lại đến tận bây giờ, chính là thói quen ăn trầu còn tương đối phổ biến trong người Việt hiện nay. Lâu lâu chúng ta vẫn gặp những đám cưới dùng lá trầu, quả cau biểu tượng cho sự nồng thắm của tình người, theo truyền thống của ông cha xưa. Cũng như “bánh Chưng bánh Dầy”, “Truyền thuyết Trầu Cau” may mắn còn di chứng đến tận bây giờ.
Như phần trên đã minh chứng: xã hội Văn Lang đã phát triển với những mối quan hệ xã hội phức tạp. Đó là tiền đề để phát triển nhu cầu về hình thái ý thức trong những mối quan hệ xã hội.
Những hình thái ý thức trong quan hệ xã hội được thể hiện bằng những giá trị đạo đức, nghi lễ, thứ bậc trong gia đình và xã hội với những phong tục tập quán mang bản sắc văn hóa của thời Hùng Vương đã được thể hiện trong “Truyền thuyết Trầu Cau”. “Truyền thuyết Trầu Cau” có rất nhiều chi tiết liên quan đến những vấn đề cần chứng minh. Do đó, để tiện cho bạn đọc theo dõi những vấn đề được đặt ra và minh chứng thực trạng xã hội Văn Lang qua “Truyền thuyết Trầu Cau”, xin chép lại toàn bộ truyền thuyết này.
“Truyền thuyết Trầu Cau” được chép sau đây trích từ trong cuốn Lĩnh Nam Chích Quái (sách đã dẫn) – có kèm theo phần chú thích của dịch giả.
Như phần trên đã minh chứng: xã hội Văn Lang đã phát triển với những mối quan hệ xã hội phức tạp. Đó là tiền đề để phát triển nhu cầu về hình thái ý thức trong những mối quan hệ xã hội.
Những hình thái ý thức trong quan hệ xã hội được thể hiện bằng những giá trị đạo đức, nghi lễ, thứ bậc trong gia đình và xã hội với những phong tục tập quán mang bản sắc văn hóa của thời Hùng Vương đã được thể hiện trong “Truyền thuyết Trầu Cau”. “Truyền thuyết Trầu Cau” có rất nhiều chi tiết liên quan đến những vấn đề cần chứng minh. Do đó, để tiện cho bạn đọc theo dõi những vấn đề được đặt ra và minh chứng thực trạng xã hội Văn Lang qua “Truyền thuyết Trầu Cau”, xin chép lại toàn bộ truyền thuyết này.
“Truyền thuyết Trầu Cau” được chép sau đây trích từ trong cuốn Lĩnh Nam Chích Quái (sách đã dẫn) – có kèm theo phần chú thích của dịch giả.
Truyền thuyết Trầu Cau
Thời thượng cổ có một vị quan lang (1) sức vóc cao lớn, nhà vua ban tên là Cao cho nên lấy Cao làm họ. Cao sinh hạ được hai người con trai, con cả tên là Tân, con thứ tên là Lang (2). Hai anh em giống nhau như đúc, trông không thể phân biệt nỗi. Đến năm 17 – 18 tuổi, cha mẹ đều từ trần, hai anh em đến theo học đạo sĩ Lưu Huyền (3).
Nhà họ Lưu có người con gái tên là Liên, tuổi cũng khoảng 17 – 18. Hai anh em thấy nàng thì rất vừa ý, muốn kết làm vợ chồng (4). Nàng chưa biết người nào là anh, mới bày một khay cháo và một đôi đũa cho hai anh em ăn. Người em nhường cho anh ăn trước, nàng mới phân được ai là anh, ai là em. Nàng về nói với cha mẹ xin làm vợ người anh.
Khi cùng ở với nhau, người anh có lúc lạt lẽo với em. Người em tự lấy làm tủi hổ, cho rằng anh lấy vợ rồi thì quên mình, bèn không cáo biệt mà bỏ đi về quê nhà. Đi tới giữa rừng gặp một dòng suối sâu mà không có thuyền để qua, đau đớn khóc mà chết, hóa thành một cây mọc ở bên sông.
Người anh ở nhà không thấy em bèn đi tìm. Tới chỗ đó gieo mình chết ở bên gốc cây, hóa thành phiến đá nằm ôm gốc cây. Người vợ đi tìm chồng tới chỗ này cũng gieo mình ôm lấy phiến đá mà chết hóa thành một cây leo uốn quanh phiến đá ở gốc cây, lá có mùi thơm cay. Cha mẹ nàng họ Lưu đi tìm con tới đây, đau xót vô cùng bèn lập miếu thờ (5).
Người trong vùng hương quả thờ cúng, ca tụng anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa.
Khoảng tháng Bảy tháng Tám, khí nóng chưa tan, Hùng Vương đi tuần thú, nhân dừng chân nghỉ mát ở trước miếu, thấy cây lá xum xuê, dây leo chằng chịt, hỏi mà biết chuyện, ta thán hồi lâu. Nhà vua sai lấy quả ở cây và lá ở dây leo nhai, nhổ bọt lên phiến đá thấy có sắc đỏ, mùi vị thơm tho. Bèn sai nung đá lấy vôi mà ăn cùng với quả và lá dây leo, thấy mùi vị thơm ngon, môi đỏ má hồng, biết là vật quý, bèn lấy mang về.
Ngày nay, cây thường trồng ở khắp nơi, đó chính là cây cau, cây trầu và vôi vậy. Về sau, người nước Nam ta phàm cưới vợ gả chồng hay lễ tết lớn nhỏ đều lấy trầu cau làm đầu. Nguồn gốc cây cau là như thế đó.
Thời thượng cổ có một vị quan lang (1) sức vóc cao lớn, nhà vua ban tên là Cao cho nên lấy Cao làm họ. Cao sinh hạ được hai người con trai, con cả tên là Tân, con thứ tên là Lang (2). Hai anh em giống nhau như đúc, trông không thể phân biệt nỗi. Đến năm 17 – 18 tuổi, cha mẹ đều từ trần, hai anh em đến theo học đạo sĩ Lưu Huyền (3).
Nhà họ Lưu có người con gái tên là Liên, tuổi cũng khoảng 17 – 18. Hai anh em thấy nàng thì rất vừa ý, muốn kết làm vợ chồng (4). Nàng chưa biết người nào là anh, mới bày một khay cháo và một đôi đũa cho hai anh em ăn. Người em nhường cho anh ăn trước, nàng mới phân được ai là anh, ai là em. Nàng về nói với cha mẹ xin làm vợ người anh.
Khi cùng ở với nhau, người anh có lúc lạt lẽo với em. Người em tự lấy làm tủi hổ, cho rằng anh lấy vợ rồi thì quên mình, bèn không cáo biệt mà bỏ đi về quê nhà. Đi tới giữa rừng gặp một dòng suối sâu mà không có thuyền để qua, đau đớn khóc mà chết, hóa thành một cây mọc ở bên sông.
Người anh ở nhà không thấy em bèn đi tìm. Tới chỗ đó gieo mình chết ở bên gốc cây, hóa thành phiến đá nằm ôm gốc cây. Người vợ đi tìm chồng tới chỗ này cũng gieo mình ôm lấy phiến đá mà chết hóa thành một cây leo uốn quanh phiến đá ở gốc cây, lá có mùi thơm cay. Cha mẹ nàng họ Lưu đi tìm con tới đây, đau xót vô cùng bèn lập miếu thờ (5).
Người trong vùng hương quả thờ cúng, ca tụng anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa.
Khoảng tháng Bảy tháng Tám, khí nóng chưa tan, Hùng Vương đi tuần thú, nhân dừng chân nghỉ mát ở trước miếu, thấy cây lá xum xuê, dây leo chằng chịt, hỏi mà biết chuyện, ta thán hồi lâu. Nhà vua sai lấy quả ở cây và lá ở dây leo nhai, nhổ bọt lên phiến đá thấy có sắc đỏ, mùi vị thơm tho. Bèn sai nung đá lấy vôi mà ăn cùng với quả và lá dây leo, thấy mùi vị thơm ngon, môi đỏ má hồng, biết là vật quý, bèn lấy mang về.
Ngày nay, cây thường trồng ở khắp nơi, đó chính là cây cau, cây trầu và vôi vậy. Về sau, người nước Nam ta phàm cưới vợ gả chồng hay lễ tết lớn nhỏ đều lấy trầu cau làm đầu. Nguồn gốc cây cau là như thế đó.
Chú thích(1) Tiếng để gọi con trai vua (hoàng tử) trong thời Hồng Bàng. Sách “Việt sử thông giám cương mục”, “Tiền biên”, tập 11, trang 5 chép: họ Hồng Bàng “bắt đầu đặt quan chức, tướng văn gọi là lạc hầu, tướng võ gọi là lạc tướng, hữu tư gọi là bồ chính, con trai vua gọi là quan lang...”
(2) Hai chữ Tân và Lang ghép lại có nghĩa là cây cau.
(3) Bản A. 2107 chép là Lưu Đạo Huyền.
(4) Bản A. 1572 chép: “Nhà họ Lưu có người con gái 17, 18 tuổi thấy hai người trong lòng rất lấy làm thích, muốn kết làm vợ chồng mà không biết ai là anh, ai là em bèn đưa ra một bát cháo và một đôi đũa...”
(5) Về đoạn này, bản A. 2107 chép: “Cha mẹ nàng họ Lưu tìm thấy chốn này đau đớn vô cùng bèn lập miếu thờ để cúng. Về tới nhà đêm mộng thấy hai anh em tới vái mà nói rằng: “Chúng tôi nặng tình huynh đệ, vì nghĩa mà không thể cẩu thả được, làm liên lụy tới lệnh ái. Cha mẹ đã không bắt tội lại còn lập đền thờ”. Người con gái cũng tiếp lời rằng: “Thiếp từ thuở thác sinh, nhờ công ơn nuôi dưỡng tới nay, đã không có gì báo đáp, vừa rồi lại vì đạo vợ chồng, vì lòng duyên nhất là vì nghĩa vợ chồng tuy trọn vẹn song dạ hiếu nữ vẫn chưa tròn, dám xin rộng lòng xá tội”. Họ Lưu nói: “Các con đã vẹn tình huynh đệ, nghĩa vợ chồng, ta còn giận gì nữa? Âm Dương đôi ngả, một sớm thành người thiên cổ để cho ta luống những sầu thương”.
(2) Hai chữ Tân và Lang ghép lại có nghĩa là cây cau.
(3) Bản A. 2107 chép là Lưu Đạo Huyền.
(4) Bản A. 1572 chép: “Nhà họ Lưu có người con gái 17, 18 tuổi thấy hai người trong lòng rất lấy làm thích, muốn kết làm vợ chồng mà không biết ai là anh, ai là em bèn đưa ra một bát cháo và một đôi đũa...”
(5) Về đoạn này, bản A. 2107 chép: “Cha mẹ nàng họ Lưu tìm thấy chốn này đau đớn vô cùng bèn lập miếu thờ để cúng. Về tới nhà đêm mộng thấy hai anh em tới vái mà nói rằng: “Chúng tôi nặng tình huynh đệ, vì nghĩa mà không thể cẩu thả được, làm liên lụy tới lệnh ái. Cha mẹ đã không bắt tội lại còn lập đền thờ”. Người con gái cũng tiếp lời rằng: “Thiếp từ thuở thác sinh, nhờ công ơn nuôi dưỡng tới nay, đã không có gì báo đáp, vừa rồi lại vì đạo vợ chồng, vì lòng duyên nhất là vì nghĩa vợ chồng tuy trọn vẹn song dạ hiếu nữ vẫn chưa tròn, dám xin rộng lòng xá tội”. Họ Lưu nói: “Các con đã vẹn tình huynh đệ, nghĩa vợ chồng, ta còn giận gì nữa? Âm Dương đôi ngả, một sớm thành người thiên cổ để cho ta luống những sầu thương”.
“Truyền thuyết Trầu Cau” có thể chia làm hai phần. Phần đầu giải thích về nguồn gốc của cây trầu quả cau mang tính huyền thoại. Nhưng nếu loại bỏ những yếu tố của huyền thoại, chúng ta sẽ tìm thấy những yếu tố để chứng minh cho quan hệ xã hội dưới thời Hùng và giá trị đạo lý trên cơ sở những mối quan hệ đó. Phần hai: sự ấn chứng của vua Hùng quyết định sử dụng trầu cau là một hình thức nghi lễ trong hôn nhân và mọi quan hệ xã hội (Trong “Lĩnh Nam Chích Quái”không ghi việc Hùng Vương quyết định sử dụng trầu cau làm nghi lễ trong quan hệ giao tiếp và hôn nhân trên toàn quốc như truyền thuyết đã nói).
Tình người và những hình thái ý thức trong quan hệ gia đình qua nghi lễ trầu cau của người Lạc Việt
Trầu Cau
Biểu tượng trong hôn lễ của người Lạc Việt còn đến tận bây giờ |
Trong phần đầu, yếu tố huyền thoại thể hiện bằng hình ảnh những con người trong gia đình Tân và Lang, khi nghĩ rằng đã mất nhau trong đời đều hóa thân thành cây, đá để vĩnh viễn bên nhau. Đó là một hình ảnh bi diễm đầy chất thơ, thể hiện những giá trị tình cảm yêu thương của con người sẵn sàng hy sinh cho nhau. Đây cũng là đích hướng tới của những giá trị đạo lý thời Hùng Vương, mà đỉnh cao của nó là sự hòa nhập tâm hồn trong tình đồng cảm giữa con người với con người, tràn đầy tính nhân bản. Chất lãng mạn tột cùng đó của tình người cũng được thể hiện rất rõ nét trong những tác phẩm văn học thời Hùng Vương, như: Chuyện tình Trương Chi; Thạch Sanh; Mỵ Châu – Trọng Thủy (xin được minh chứng ở phần sau).
Tình người trong mối quan hệ con người trong huyền thoại Trầu Cau đã được vua Hùng ấn chứng và lưu lại qua hàng thiên niên kỷ. Cụm từ “nồng thắm” (nồng – vị của vôi, thắm – sắc của trầu) nhằm diễn tả một trạng thái tốt đẹp nhất trong quan hệ con người, sử dụng trong ngôn ngữ Việt Nam. Phải chăng, hình tượng đó bắt đầu từ sự kết tinh của tình người ở quệt vôi, lá trầu, quả cau, đã ghi dấu ấn trong tâm linh sâu thẳm trải gần 5000 năm cho đến tận bây giờ!
Với một tình người được tôn trọng và đề cao, thì dù Âm Dương cách biệt vẫn còn tưởng nhớ đến nhau trong cuộc đời. Tục thờ cúng người đã khuất trong nền văn minh Việt Nam – mà nguồn gốc của nó là sự đề cao tình người trong mối quan hệ giữa con người với con người có từ trước thời Hùng Vương thứ VI – chắc chắn đã xuất hiện vào lúc này. Hình ảnh ông bà Lưu lập miếu thờ ba người đã chứng tỏ điều đó. Khi tổ tiên người Lạc Việt đặt lễ cúng để tưởng niệm cho người đã khuất, là muốn nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương nhau ngay từ khi còn sống. Như vậy, có thể khẳng định rằng: Việc thờ cúng tổ tiên hoàn toàn là phong tục của người Việt đã có từ lâu, chứ không phải là sự du nhập của nền văn minh Trung Hoa (nên chăng trong mỗi mâm cỗ cúng người đã khuất ở thời hiện đại, có thêm lá trầu quả cau như là một biểu tượng cho sự nồng thắm của tình người còn sống với người đã khuất).
Trầu cau, một di sản văn hoá thể hiện những giá trị tinh thần và mơ ước của người Lạc Việt. Lá trầu biểu tượng cho sự sinh sản, cái bắt đầu và nguồn cội; Buồng cau nặng trĩu chi chít những quả no tròn: biểu tượng cho sự phú túc và phát triển; vôi: biểu tượng cho sự trong sạch, thanh cao. Nhưng khi tất cả hoà quyện với nhau thì sự nồng thắm xuất hiện, như khẳng định tình yêu chính là giá trị hướng tới của con người. Thật là một biểu tượng tuyệt diệu! Khi trầu cau được sử dụng trong nghi lễ cưới hỏi; sự mở đầu cho một thế hệ mới tiếp nối cho sự sống của con người. Ở ngay từ lúc bắt đầu thiêng liêng ấy, đã có sự nồng thắm của tình yêu con người. Dịch kinh viết: “Trí thì cao siêu, lễ thì khiêm hạ. Cao là bắt chước trời, thấp là bắt chước đất”. Sự giản dị khiêm cung của “Trầu cau” đã tạo nên tính nhân bản trong di sản văn hoá của người Lạc Việt: tất cả những đôi nam nữ yêu nhau, đều có thể lấy nhau chính vì sự thanh đạm và biểu tượng cao quý của nghi lễ này.
Trong “Truyền thuyết Trầu Cau” đã chứng tỏ: xã hội Văn Lang từ trước thời Hùng Vương thứ VI có mối quan hệ gia đình như là tế bào cơ bản cấu thành xã hội. Điều này cũng chứng tỏ một nền kinh tế phát triển tạo điều kiện cho con người có khả năng tồn tại trong một cộng đồng nhỏ hơn là gia đình, không còn phải chịu sự ràng buộc chặt chẽ trong cộng đồng bộ lạc hoặc thị tộc. Những thành viên trong gia đình cùng liên quan chịu trách nhiệm chính trong sự tồn tại và phát triển của mỗi một con người và của cả gia đình họ. Chi tiết phần I miêu tả việc hai anh em bỏ nhà đi học xa, khi người em bỏ đi khiến vợ chồng Tân đi tìm và họ lần lượt hóa thân bên nhau, đã chứng tỏ tính trách nhiệm và sự ràng buộc tình cảm trong mối quan hệ gia đình. Kể từ thời gian đầu lập quốc với truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên” đến thời Hùng Vương thứ VI, cụ thể là đến khi có “Truyền thuyết Trầu Cau” ngót cả ngàn năm. Đó là thời gian hợp lý để sự phát triển kinh tế xã hội, làm nền tảng cho các mối quan hệ trong gia đình và tạo điều kiện cho con người thoát khỏi sự ràng buộc của những cộng đồng người hoang sơ. Tiêu biểu cho mối quan hệ gia đình từ sự bắt đầu của nó là quan hệ hôn nhân – đám cưới – đã xuất hiện với những nghi lễ, mà di vật minh chứng cho điều này có từ thời xa xưa vẫn còn tới tận bây giờ: đó chính là “Trầu Cau”.
Bạn đọc có thể cho rằng: Nhận xét về sự tồn tại mối quan hệ gia đình với đầy đủ những hình thái ý thức của nó, như là phần tử cơ bản cấu thành xã hội Văn Lang, tương tự như trong xã hội hiện đại dựa vào “Truyền thuyết Trầu Cau” ở phần 1 của câu chuyện, có thể là một giả thuyết dựa trên cơ sở không vững chắc vì tính huyền thoại của nó. Bởi phần sự tích của“Trầu Cau” có thể được đặt ra và thêm thắt, để tạo nên một nền tảng tư tưởng cho những giá trị đạo lý trong quan hệ gia đình được hình thành ở những thời gian lịch sử sau đó, mà tục sử dụng trầu cau như là một nghi thức thể hiện sẵn có, chỉ là một phương tiện để chuyển tải.
Nhận xét trên chỉ có thể được coi là đúng, nếu phần 2 của câu chuyện không có sự ấn chứng của vua Hùng đối với loại cây được sử dụng trong nghi lễ giao tiếp và hôn lễ của người Việt. Điều này chứng tỏ rằng: nhu cầu về hình thức giao tiếp trong quan hệ xã hội và gia đình đã xuất hiện và đã có những hình thái ý thức cho nó, đã có từ trước thời Hùng Vương thứ VI. Phong tục sử dụng trầu cau trong nghi lễ cưới hỏi của người Lạc Việt còn tồn tại hàng ngàn năm cho đến tận bây giờ, chính là hiện tượng bảo chứng cho sự tồn tại của gia đình trong xã hội Văn Lang. Hình thức giao tiếp không chỉ bằng những cử chỉ cung kính, cẩn trọng mà là những vật lễ cụ thể đơn giản, nhưng đầy đủ ý nghĩa để có thể trở thành phổ biến trong xã hội Văn Lang. Đặc biệt là sự xuất hiện hình thức trong nghi lễ hôn nhân bằng trầu cau, là một bằng chứng thể hiện vị trí của gia đình và những hình thái ý thức của nó trong cơ cấu xã hội. Đây là một dấu chứng phủ nhận quan niệm cho rằng: xã hội Văn Lang chỉ là một cộng đồng bộ lạc.
Những hình thái ý thức trong quan hệ gia đình đã xuất hiện qua “Truyền thuyết Trầu Cau”, có thể nhận thấy qua sự phân biệt ngôi thứ trong quan hệ gia đình. Đó là việc cô Liên, con gái người thầy của hai anh em Tân và Lang đưa ra một đôi đũa và một khay cháo để lựa chọn người anh trong gia đình chứng tỏ điều này (trong điều kiện hai anh em giống nhau như đúc). Việc người em nhường đũa cho người anh dùng cháo trước, đã chứng tỏ không phải chỉ là sự phân biệt ngôi thứ mà còn là tôn ti trật tự trong gia đình. Hình ảnh cô Liên sau khi biết được Tân là anh về nói với cha mẹ xin cưới Tân làm chồng, đã chứng tỏ người phụ nữ Việt Nam dưới thời Hùng Vương hoàn toàn được quyền tự do và chủ động trong hôn nhân, chứ không phải “Tại gia tòng phụ” như quan điểm Nho học sau này từ văn minh Trung Hoa – trọng nam khinh nữ – truyền vào Việt nam, khi đất nước bị đô hộ. Hình ảnh này cũng chứng tỏ những nghi thức trong hôn nhân đã hình thành với vai trò của cha mẹ. Việc cô Liên đi tìm chồng và chết theo chồng không phải xuất phát từ tư tưởng “Xuất giá tòng phu” mà hoàn toàn chủ động từ tình cảm của chính cô. Sự nồng thắm của tình người sau khi hóa thân thành trầu, cau, vôi đã chứng tỏ điều này. Nếu đạo Tam tòng của Hán Nho về sau, thuộc về trạng thái ý thức có tính gò ép, thì sự chung thủy trên căn bản tình người là một giá trị của nền văn hiến thời Hùng Vương.
Nhận xét nói trên, được bảo chứng bằng sự phổ biến của tục ăn trầu ở khắp miền nam sông Dương Tử cho đến đời Tống và cho đến tận bây giờ ở Đài Loan; cũng như nghi lễ sử dụng trầu cau còn được gìn giữ trong cộng đồng người Việt, cho đến nay trải đã hàng ngàn năm. Sự phổ biến của một tập quán bao trùm một không gian địa lý rộng lớn với thời gian kéo dài hàng thiên niên kỷ, đã chứng tỏ tính thống nhất về văn hoá và sự tồn tại của một quyền lực ổn định bao trùm bảo đảm cho sự tồn tại của nó.
Với một tình người được tôn trọng và đề cao, thì dù Âm Dương cách biệt vẫn còn tưởng nhớ đến nhau trong cuộc đời. Tục thờ cúng người đã khuất trong nền văn minh Việt Nam – mà nguồn gốc của nó là sự đề cao tình người trong mối quan hệ giữa con người với con người có từ trước thời Hùng Vương thứ VI – chắc chắn đã xuất hiện vào lúc này. Hình ảnh ông bà Lưu lập miếu thờ ba người đã chứng tỏ điều đó. Khi tổ tiên người Lạc Việt đặt lễ cúng để tưởng niệm cho người đã khuất, là muốn nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương nhau ngay từ khi còn sống. Như vậy, có thể khẳng định rằng: Việc thờ cúng tổ tiên hoàn toàn là phong tục của người Việt đã có từ lâu, chứ không phải là sự du nhập của nền văn minh Trung Hoa (nên chăng trong mỗi mâm cỗ cúng người đã khuất ở thời hiện đại, có thêm lá trầu quả cau như là một biểu tượng cho sự nồng thắm của tình người còn sống với người đã khuất).
Trầu cau, một di sản văn hoá thể hiện những giá trị tinh thần và mơ ước của người Lạc Việt. Lá trầu biểu tượng cho sự sinh sản, cái bắt đầu và nguồn cội; Buồng cau nặng trĩu chi chít những quả no tròn: biểu tượng cho sự phú túc và phát triển; vôi: biểu tượng cho sự trong sạch, thanh cao. Nhưng khi tất cả hoà quyện với nhau thì sự nồng thắm xuất hiện, như khẳng định tình yêu chính là giá trị hướng tới của con người. Thật là một biểu tượng tuyệt diệu! Khi trầu cau được sử dụng trong nghi lễ cưới hỏi; sự mở đầu cho một thế hệ mới tiếp nối cho sự sống của con người. Ở ngay từ lúc bắt đầu thiêng liêng ấy, đã có sự nồng thắm của tình yêu con người. Dịch kinh viết: “Trí thì cao siêu, lễ thì khiêm hạ. Cao là bắt chước trời, thấp là bắt chước đất”. Sự giản dị khiêm cung của “Trầu cau” đã tạo nên tính nhân bản trong di sản văn hoá của người Lạc Việt: tất cả những đôi nam nữ yêu nhau, đều có thể lấy nhau chính vì sự thanh đạm và biểu tượng cao quý của nghi lễ này.
Trong “Truyền thuyết Trầu Cau” đã chứng tỏ: xã hội Văn Lang từ trước thời Hùng Vương thứ VI có mối quan hệ gia đình như là tế bào cơ bản cấu thành xã hội. Điều này cũng chứng tỏ một nền kinh tế phát triển tạo điều kiện cho con người có khả năng tồn tại trong một cộng đồng nhỏ hơn là gia đình, không còn phải chịu sự ràng buộc chặt chẽ trong cộng đồng bộ lạc hoặc thị tộc. Những thành viên trong gia đình cùng liên quan chịu trách nhiệm chính trong sự tồn tại và phát triển của mỗi một con người và của cả gia đình họ. Chi tiết phần I miêu tả việc hai anh em bỏ nhà đi học xa, khi người em bỏ đi khiến vợ chồng Tân đi tìm và họ lần lượt hóa thân bên nhau, đã chứng tỏ tính trách nhiệm và sự ràng buộc tình cảm trong mối quan hệ gia đình. Kể từ thời gian đầu lập quốc với truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên” đến thời Hùng Vương thứ VI, cụ thể là đến khi có “Truyền thuyết Trầu Cau” ngót cả ngàn năm. Đó là thời gian hợp lý để sự phát triển kinh tế xã hội, làm nền tảng cho các mối quan hệ trong gia đình và tạo điều kiện cho con người thoát khỏi sự ràng buộc của những cộng đồng người hoang sơ. Tiêu biểu cho mối quan hệ gia đình từ sự bắt đầu của nó là quan hệ hôn nhân – đám cưới – đã xuất hiện với những nghi lễ, mà di vật minh chứng cho điều này có từ thời xa xưa vẫn còn tới tận bây giờ: đó chính là “Trầu Cau”.
Bạn đọc có thể cho rằng: Nhận xét về sự tồn tại mối quan hệ gia đình với đầy đủ những hình thái ý thức của nó, như là phần tử cơ bản cấu thành xã hội Văn Lang, tương tự như trong xã hội hiện đại dựa vào “Truyền thuyết Trầu Cau” ở phần 1 của câu chuyện, có thể là một giả thuyết dựa trên cơ sở không vững chắc vì tính huyền thoại của nó. Bởi phần sự tích của“Trầu Cau” có thể được đặt ra và thêm thắt, để tạo nên một nền tảng tư tưởng cho những giá trị đạo lý trong quan hệ gia đình được hình thành ở những thời gian lịch sử sau đó, mà tục sử dụng trầu cau như là một nghi thức thể hiện sẵn có, chỉ là một phương tiện để chuyển tải.
Nhận xét trên chỉ có thể được coi là đúng, nếu phần 2 của câu chuyện không có sự ấn chứng của vua Hùng đối với loại cây được sử dụng trong nghi lễ giao tiếp và hôn lễ của người Việt. Điều này chứng tỏ rằng: nhu cầu về hình thức giao tiếp trong quan hệ xã hội và gia đình đã xuất hiện và đã có những hình thái ý thức cho nó, đã có từ trước thời Hùng Vương thứ VI. Phong tục sử dụng trầu cau trong nghi lễ cưới hỏi của người Lạc Việt còn tồn tại hàng ngàn năm cho đến tận bây giờ, chính là hiện tượng bảo chứng cho sự tồn tại của gia đình trong xã hội Văn Lang. Hình thức giao tiếp không chỉ bằng những cử chỉ cung kính, cẩn trọng mà là những vật lễ cụ thể đơn giản, nhưng đầy đủ ý nghĩa để có thể trở thành phổ biến trong xã hội Văn Lang. Đặc biệt là sự xuất hiện hình thức trong nghi lễ hôn nhân bằng trầu cau, là một bằng chứng thể hiện vị trí của gia đình và những hình thái ý thức của nó trong cơ cấu xã hội. Đây là một dấu chứng phủ nhận quan niệm cho rằng: xã hội Văn Lang chỉ là một cộng đồng bộ lạc.
Những hình thái ý thức trong quan hệ gia đình đã xuất hiện qua “Truyền thuyết Trầu Cau”, có thể nhận thấy qua sự phân biệt ngôi thứ trong quan hệ gia đình. Đó là việc cô Liên, con gái người thầy của hai anh em Tân và Lang đưa ra một đôi đũa và một khay cháo để lựa chọn người anh trong gia đình chứng tỏ điều này (trong điều kiện hai anh em giống nhau như đúc). Việc người em nhường đũa cho người anh dùng cháo trước, đã chứng tỏ không phải chỉ là sự phân biệt ngôi thứ mà còn là tôn ti trật tự trong gia đình. Hình ảnh cô Liên sau khi biết được Tân là anh về nói với cha mẹ xin cưới Tân làm chồng, đã chứng tỏ người phụ nữ Việt Nam dưới thời Hùng Vương hoàn toàn được quyền tự do và chủ động trong hôn nhân, chứ không phải “Tại gia tòng phụ” như quan điểm Nho học sau này từ văn minh Trung Hoa – trọng nam khinh nữ – truyền vào Việt nam, khi đất nước bị đô hộ. Hình ảnh này cũng chứng tỏ những nghi thức trong hôn nhân đã hình thành với vai trò của cha mẹ. Việc cô Liên đi tìm chồng và chết theo chồng không phải xuất phát từ tư tưởng “Xuất giá tòng phu” mà hoàn toàn chủ động từ tình cảm của chính cô. Sự nồng thắm của tình người sau khi hóa thân thành trầu, cau, vôi đã chứng tỏ điều này. Nếu đạo Tam tòng của Hán Nho về sau, thuộc về trạng thái ý thức có tính gò ép, thì sự chung thủy trên căn bản tình người là một giá trị của nền văn hiến thời Hùng Vương.
Nhận xét nói trên, được bảo chứng bằng sự phổ biến của tục ăn trầu ở khắp miền nam sông Dương Tử cho đến đời Tống và cho đến tận bây giờ ở Đài Loan; cũng như nghi lễ sử dụng trầu cau còn được gìn giữ trong cộng đồng người Việt, cho đến nay trải đã hàng ngàn năm. Sự phổ biến của một tập quán bao trùm một không gian địa lý rộng lớn với thời gian kéo dài hàng thiên niên kỷ, đã chứng tỏ tính thống nhất về văn hoá và sự tồn tại của một quyền lực ổn định bao trùm bảo đảm cho sự tồn tại của nó.
phần 1
Từ Phúc Kiến, miền dưới Tứ Xuyên, miền Tây tỉnh Quảng Đông, đều có tục ăn trầu... (Theo Cau trầu đầu truyện, Phạm Côn Sơn. Nxb Đồng Tháp 1994).
“Phúc Kiến” tức là miền dưới Triết Giang của nước Việt cũ; “miền dưới Tứ Xuyên” tức Quý Châu cũ;“Quảng Đông” tức là miền Giao Châu cũ, tất cả đều thuộc lãnh thổ Văn Lang ngày xưa theo truyền thuyết. Hiện tượng này chỉ có sự giải thích hợp lý là: Lãnh thổ Văn Lang đã bao trùm phần miền Nam Trung Quốc ngày nay như truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên” đã nói tới: “Bắc giáp Động Đình Hồ, Tây giáp Ba Thục, Nam giáp Hồ Tôn, Đông giáp Đông Hải”. Do đó, khi lãnh thổ bị thu hẹp thì những người dân ở vùng đất thuộc Văn Lang cũ vẫn giữ được thói quen ăn trầu trải đã hàng ngàn năm, mặc dù phần nghi lễ dựa trên miếng trầu quả cau đã bị xóa bỏ vì Hán hóa. Như vậy, đây là một trong những nét minh họa sắc sảo nhất cho biên giới Văn Lang theo truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”.
Trong khi đang viết cuốn sách này thì tập san Kiến thức ngày nay số 283 phát hành ngày 10 – 06 – 98 có bài báo “Quan niệm về cái đẹp ở xứ Hoa Anh Đào” (người giới thiệu bài báo: Đoan Thư – theo The East) nói về quan niệm của phụ nữ Nhật về vẻ đẹp của họ. Do bài báo có liên quan đến phong tục của thời Hùng Vương, xin được trích dẫn ở đây để bạn đọc tham khảo:
Ngay trong lời giới thiệu bài viết đã có đoạn:
Trong khi đang viết cuốn sách này thì tập san Kiến thức ngày nay số 283 phát hành ngày 10 – 06 – 98 có bài báo “Quan niệm về cái đẹp ở xứ Hoa Anh Đào” (người giới thiệu bài báo: Đoan Thư – theo The East) nói về quan niệm của phụ nữ Nhật về vẻ đẹp của họ. Do bài báo có liên quan đến phong tục của thời Hùng Vương, xin được trích dẫn ở đây để bạn đọc tham khảo:
Ngay trong lời giới thiệu bài viết đã có đoạn:
Thật bất ngờ khi khám phá rằng người phụ nữ Nhật hồi xưa cũng như phụ nữ Việt Nam cách đây cả trăm năm, đều thích nhuộm răng đen và hơn nữa họ còn khoái xăm mình!
Trong bài có đoạn viết:
“Nhuộm răng đen là dấu hiệu cho thấy quí bà đó thuộc tầng lớp thượng lưu và người ta cho rằng tục nhuộm răng ở xứ Phù Tang có nguồn gốc từ Đông Nam Á chứ không phải Trung Hoa.
Phong trào nhuộm răng đen lan mạnh đến thế kỷ 11, thời Nhật Hoàng Shirakawa (1072 - 1086). Phái nam thuộc giới quí tộc không những nhuộm răng mà còn “đánh má hồng”.
“Nhuộm răng đen là dấu hiệu cho thấy quí bà đó thuộc tầng lớp thượng lưu và người ta cho rằng tục nhuộm răng ở xứ Phù Tang có nguồn gốc từ Đông Nam Á chứ không phải Trung Hoa.
Phong trào nhuộm răng đen lan mạnh đến thế kỷ 11, thời Nhật Hoàng Shirakawa (1072 - 1086). Phái nam thuộc giới quí tộc không những nhuộm răng mà còn “đánh má hồng”.
Tục ăn trầu, nhuộm răng đen và xăm mình đã có từ trước thời Hùng Vương thứ VI ở Văn Lang, cho đến ngay bây giờ vẫn còn có một số người lớn tuổi ở miền Bắc nhuộm răng đen, chứ không phải cách đây hàng trăm năm như tác giả bài viết đã nói. Hiện tượng phụ nữ nhuộm răng đen ở Nhật Bản và tục ăn trầu của người Đài Loan, nếu như không thể giải thích bằng bề dầy của thời gian gần 3000 năm và một lãnh thổ đến tận bờ Nam sông Dương Tử của Văn Lang, thì chỉ còn cách giải thích đó là do ý muốn của thượng đế.
Cây trầu, cây cau và cuộc sống định canh định cư với nền nông nghiệp phát triển trong xã hội Văn Lang
Người Việt thời Hùng Vương chỉ có thể xây dựng cho mình một nền văn minh trên nền tảng của cuộc sống định canh, định cư và sự phồn vinh của nông nghiệp. Sự dư thừa của sản phẩm nông nghiệp, sau khi hoàn tất cho nhu cầu của những người làm ra nó, là điều kiện tối thiểu để tồn tại những người sống bằng nghề phi nông nghiệp khác. Đó là những học giả, những người luyện kim, nhà buôn,... Sự hiện diện của cây cau, lá trầu theo quyết định của vua Hùng, được trồng phổ biến khắp nơi đã chứng tỏ điều này (tất nhiên chỉ có thể trồng được ở những vùng có điều kiện địa lý thích hợp). Việc trồng một thứ cây không phải cây lương thực, mà hoàn toàn chỉ là nhu cầu nghi lễ một cách phổ biến từ trước thời Hùng Vương VI, đã chứng tỏ ngành nông nghiệp phát triển và người ta có thể quan tâm đến một thứ sản phẩm phục vụ cho nhu cầu văn hoá. Hiện tượng này chứng tỏ tổ tiên người Việt đã có một nền nông nghiệp phát triển, ít nhất là trước thời Hùng Vương thứ VI tức là khoảng hơn, kém 2000 năm tr.CN. Do đó, có thể khẳng định: dân tộc Việt có nền nông nghiệp hình thành và phát triển sớm nhất thế giới.
Để minh họa cho luận điểm này, xin được dẫn lại một đoạn trong bài “Tia sáng mới rọi và một quá khứ bị lãng quên” của tiến sĩ Wilhelm G.Solhelm II là giáo sư nhân chủng học ở trường đại học Hawaii chuyên nghiên cứu về thời tiền sử Đông Nam Á. Bài viết này đã được in trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (sách đã dẫn). Sau đây là đoạn miêu tả sự phát hiện của tiến sĩ Wilhelm G.Solhelm II tại một di chỉ khảo cổ ở vùng biên giới Đông Bắc Thái Lan (tức là phần lãnh thổ hoặc giáp giới lãnh thổ của Văn Lang cũ, người viết).
Để minh họa cho luận điểm này, xin được dẫn lại một đoạn trong bài “Tia sáng mới rọi và một quá khứ bị lãng quên” của tiến sĩ Wilhelm G.Solhelm II là giáo sư nhân chủng học ở trường đại học Hawaii chuyên nghiên cứu về thời tiền sử Đông Nam Á. Bài viết này đã được in trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (sách đã dẫn). Sau đây là đoạn miêu tả sự phát hiện của tiến sĩ Wilhelm G.Solhelm II tại một di chỉ khảo cổ ở vùng biên giới Đông Bắc Thái Lan (tức là phần lãnh thổ hoặc giáp giới lãnh thổ của Văn Lang cũ, người viết).
Trong một chỗ đất rộng chừng 2,5cm2 có một mảnh đồ gốm in vết vỏ của một hạt lúa có niên đại muộn nhất là 3600 tr.CN. Như vậy có nghĩa là trước cả ngàn năm so với những hạt lúa tìm thấy ở Ấn Độ và Trung Hoa cũng được xác định bằng phương pháp cacbon (mà trước đây dựa vào đó các nhà khảo cổ cho rằng con người tại đây biết trồng lúa trước tiên).
Cuộc sống định canh, định cư đã được hình thành chứng tỏ cho sự phát triển của nền nông nghiệp. Sự hiện diện của cây trầu, cây cau trong đời sống văn hóa của người Việt chứng tỏ điều này. Bởi vì, đó là loại cây có ít nhất 3 năm để bắt đầu cho trái và sử dụng sản phẩm của nó hàng chục năm về sau, được trồng khắp nước ở những vùng địa lý thuận lợi. Đây chính là hiện tượng minh chứng cho cuộc sống định canh, định cư và một nền nông nghiệp phát triển ở khắp lãnh thổ Văn Lang. Người ta không thể trồng một loại cây lâu năm với một lối sống du canh, du cư.
Khả năng trao đổi sản phẩm văn hoá
Việc trồng cây trầu và cau trên khắp một vùng lãnh thổ rộng lớn với những điều kiện địa lý khác nhau, thích hợp hoặc không thích hợp với sự phát triển của loại cây này là điều không thể thực hiện. Nhưng với quyết định của vua Hùng sử dụng trầu cau trong cả nước để thực hiện những nghi lễ trong quan hệ xã hội, thuộc những vùng chịu ảnh hưởng của nền văn minh chính thống. Tất yếu phải có trao đổi sản phẩm từ những vùng địa lý có khả năng trồng được và trồng nhiều trầu và cau, đến những vùng không thể trồng được cây này. Như phần phân tích truyền thuyết “Phù Đổng Thiên Vương” đã trình bày về sự phát triển của việc trao đổi sản phẩm tiêu dùng từ trước thời Hùng Vương thứ VI. Với truyền thuyết Trầu Cau thì sự trao đổi sản phẩm không còn giới hạn ở sản phẩm tiêu dùng, mà đã xuất hiện sự trao đổi sản phẩm văn hóa. Đó chính là trầu cau được trao đổi với tư cách là sản phẩm văn hóa, trước khi là một sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng do thói quen ăn trầu. Vậy ngoài những sản phẩm văn hóa được trao đổi trên thực tế là trầu cau đã chứng minh ở phần trên, thì người Việt thời Văn Lang còn trao đổi những sản phẩm văn hóa khác nữa hay không, khi những nhu cầu văn hóa đã xuất hiện? Khả năng trao đổi những sản phẩm văn hóa và trí tuệ hoàn toàn có thể có. Như phần trên đã trình bày: xã hội Văn Lang đã có một hệ thống ý niệm vũ trụ quan hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành với sự ứng dụng trong mọi lĩnh vực liên quan đến con người và cuối cùng là văn học nghệ thuật (riêng phần văn học nghệ thuật thời Hùng, xin được chứng minh rõ hơn qua truyền thuyết kể lại về: Chuyện tình Trương Chi, Thạch Sanh, Mỵ Châu – Trọng Thủy và phần huyền thoại của truyền thuyết Trầu Cau). Do đó, tất yếu xã hội Văn Lang phải có sự truyền bá kiến thức để bảo đảm sự duy trì và phát triển của nền văn minh. Nhưng phương tiện chuyển tải kiến thức dưới thời Hùng Vương là gì?
Việc trồng cây trầu và cau trên khắp một vùng lãnh thổ rộng lớn với những điều kiện địa lý khác nhau, thích hợp hoặc không thích hợp với sự phát triển của loại cây này là điều không thể thực hiện. Nhưng với quyết định của vua Hùng sử dụng trầu cau trong cả nước để thực hiện những nghi lễ trong quan hệ xã hội, thuộc những vùng chịu ảnh hưởng của nền văn minh chính thống. Tất yếu phải có trao đổi sản phẩm từ những vùng địa lý có khả năng trồng được và trồng nhiều trầu và cau, đến những vùng không thể trồng được cây này. Như phần phân tích truyền thuyết “Phù Đổng Thiên Vương” đã trình bày về sự phát triển của việc trao đổi sản phẩm tiêu dùng từ trước thời Hùng Vương thứ VI. Với truyền thuyết Trầu Cau thì sự trao đổi sản phẩm không còn giới hạn ở sản phẩm tiêu dùng, mà đã xuất hiện sự trao đổi sản phẩm văn hóa. Đó chính là trầu cau được trao đổi với tư cách là sản phẩm văn hóa, trước khi là một sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng do thói quen ăn trầu. Vậy ngoài những sản phẩm văn hóa được trao đổi trên thực tế là trầu cau đã chứng minh ở phần trên, thì người Việt thời Văn Lang còn trao đổi những sản phẩm văn hóa khác nữa hay không, khi những nhu cầu văn hóa đã xuất hiện? Khả năng trao đổi những sản phẩm văn hóa và trí tuệ hoàn toàn có thể có. Như phần trên đã trình bày: xã hội Văn Lang đã có một hệ thống ý niệm vũ trụ quan hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành với sự ứng dụng trong mọi lĩnh vực liên quan đến con người và cuối cùng là văn học nghệ thuật (riêng phần văn học nghệ thuật thời Hùng, xin được chứng minh rõ hơn qua truyền thuyết kể lại về: Chuyện tình Trương Chi, Thạch Sanh, Mỵ Châu – Trọng Thủy và phần huyền thoại của truyền thuyết Trầu Cau). Do đó, tất yếu xã hội Văn Lang phải có sự truyền bá kiến thức để bảo đảm sự duy trì và phát triển của nền văn minh. Nhưng phương tiện chuyển tải kiến thức dưới thời Hùng Vương là gì?
Phương tiện ghi nhận – chuyển tải tri thức trong thời Hùng Vương
Ngành khảo cổ học Trung Hoa đã phát hiện được những mảnh xương thú, mai rùa trên đó có khắc chữ viết ở Ân Khư thủ đô nhà Ân Thương. Hiện tượng này là bằng chứng cho thấy: trước khi tìm ra giấy, những nền văn minh cổ ở những vùng khác nhau trên thế giới đã ghi văn tự lên da, xương thú, trên đá... Tất cả những phương tiện đó, đều chứng tỏ một nền văn minh có thể chưa phát triển với những kiến thức còn đơn giản, hoặc sự phổ biến kiến thức còn hạn chế. Nhưng với một khối lượng tri thức lớn như dưới thời Hùng Vương đã trình bày ở trên và nhu cầu phổ biến trên một lãnh thổ rộng lớn – lại ở một xã hội nông nghiệp định canh, định cư ổn định – thì lấy đâu ra một lượng da, xương lớn để làm phương tiện chuyển tải chữ viết?
Dấu ấn xưa nhất chứng tỏ phương tiện chuyển tải tri thức của nền văn minh Văn Lang, chính là mai con rùa. Điều này đã được nói tới trong sách Thông Chí của Trịnh Tiều về việc tặng lịch cho vua Nghiêu. Những dấu ấn của nền văn minh Văn Lang thời đầu lập quốc được minh chứng từ những cổ thư Trung Hoa, cũng được phát hiện trên lưng rùa (Lạc thư, Hồng phạm). Hiện tượng này chứng tỏ vào thời đầu lập quốc, các học giả Văn Lang đã sử dụng mai rùa để ghi lại những tri thức của mình. Điều kiện tự nhiên đã tạo cho nền văn minh Văn Lang thực hiện điều này, “giống rùa lớn chỉ có ở miền Nam sông Dương Tử”. Nhưng với sự phát triển của nền văn minh, nhu cầu trao đổi tri thức ngày càng nhiều, thì việc sử dụng mai rùa làm phương tiện chuyển tải, tất yếu sẽ không phải là một hiện tượng phổ biến.
Phải chăng, việc sử dụng tre để khắc chữ của người Trung Hoa sau này bắt đầu từ văn minh Văn Lang, khi ở đất nước này hoàn toàn có đầy đủ những nhu cầu và điều kiện để thực hiện. Đó là từ phía Nam Động Đình Hồ đến hết biên giới phía Nam Văn Lang là quê hương của tre nứa. Nếu như từ thuở hồng hoang trước thời lập quốc, người Bách Việt có sử dụng xương thú hoặc mai rùa để khắc chữ, thì từ khoảng ngót 1000 năm sau thời lập quốc với một nền văn minh phát triển, việc chuyển từ xương thú hay mai rùa qua tre nứa, không phải là môt việc đòi hỏi những tư duy phức tạp hơn việc làm ra chiếc bánh chưng, bánh dầy. Lúc này rùa chỉ còn là một biểu tượng của phương tiện chuyển tải tri thức của nền văn minh Văn Lang mà dấu ấn còn để lại đến bây giờ, như là một sự tri ân loài linh vật đầu tiên phụng sự cho nền văn minh Lạc Việt. Chính vì biểu tượng con rùa này trong truyền thuyết và huyền thoại, là phương tiện để con cháu người Lạc Việt tìm lại dấu ấn của tổ tiên mấy ngàn năm trước.
Dấu ấn xưa nhất chứng tỏ phương tiện chuyển tải tri thức của nền văn minh Văn Lang, chính là mai con rùa. Điều này đã được nói tới trong sách Thông Chí của Trịnh Tiều về việc tặng lịch cho vua Nghiêu. Những dấu ấn của nền văn minh Văn Lang thời đầu lập quốc được minh chứng từ những cổ thư Trung Hoa, cũng được phát hiện trên lưng rùa (Lạc thư, Hồng phạm). Hiện tượng này chứng tỏ vào thời đầu lập quốc, các học giả Văn Lang đã sử dụng mai rùa để ghi lại những tri thức của mình. Điều kiện tự nhiên đã tạo cho nền văn minh Văn Lang thực hiện điều này, “giống rùa lớn chỉ có ở miền Nam sông Dương Tử”. Nhưng với sự phát triển của nền văn minh, nhu cầu trao đổi tri thức ngày càng nhiều, thì việc sử dụng mai rùa làm phương tiện chuyển tải, tất yếu sẽ không phải là một hiện tượng phổ biến.
Phải chăng, việc sử dụng tre để khắc chữ của người Trung Hoa sau này bắt đầu từ văn minh Văn Lang, khi ở đất nước này hoàn toàn có đầy đủ những nhu cầu và điều kiện để thực hiện. Đó là từ phía Nam Động Đình Hồ đến hết biên giới phía Nam Văn Lang là quê hương của tre nứa. Nếu như từ thuở hồng hoang trước thời lập quốc, người Bách Việt có sử dụng xương thú hoặc mai rùa để khắc chữ, thì từ khoảng ngót 1000 năm sau thời lập quốc với một nền văn minh phát triển, việc chuyển từ xương thú hay mai rùa qua tre nứa, không phải là môt việc đòi hỏi những tư duy phức tạp hơn việc làm ra chiếc bánh chưng, bánh dầy. Lúc này rùa chỉ còn là một biểu tượng của phương tiện chuyển tải tri thức của nền văn minh Văn Lang mà dấu ấn còn để lại đến bây giờ, như là một sự tri ân loài linh vật đầu tiên phụng sự cho nền văn minh Lạc Việt. Chính vì biểu tượng con rùa này trong truyền thuyết và huyền thoại, là phương tiện để con cháu người Lạc Việt tìm lại dấu ấn của tổ tiên mấy ngàn năm trước.
Để bạn đọc khỏi lật lại trang sách, xin được trích lại đoạn sau đây trong sách Kinh Dịch – Cấu hình tư tưởng Trung Quốc (sách đã dẫn, trang 590), chúng tỏ điều này:
Đồng thời cũng có khoa đẩu văn (gọi như vậy vì chữ được viết bằng những que chấm sơn trên thẻ tre, hay thẻ gỗ), nét sơn không đều hình con nòng nọc.
Đồng thời cũng có khoa đẩu văn (gọi như vậy vì chữ được viết bằng những que chấm sơn trên thẻ tre, hay thẻ gỗ), nét sơn không đều hình con nòng nọc.
Như vậy, đoạn nói về những di vật đào được ở Ân Khư trích dẫn trên, đã chứng tỏ rõ nét phương tiện chuyển tải chữ viết của ông cha ta, khi chữ khoa đẩu – là chữ của người Việt có từ hơn 2000 tr.CN. (sách Thông Chí, đã dẫn) – được viết bằng sơn trên tre nứa. Điều này cũng chứng tỏ rằng từ gần 2000 tr.CN, ông cha ta đã sử dụng sơn để viết chữ trên tre, gỗ chứ không phải khắc trên tre, gỗ như người Trung Hoa sau này.
Giấy – một khả năng đã xuất hiện dưới thời Hùng Vương?
Trong số những tranh dân gian của làng tranh Đông Hồ còn để lại đến ngày nay, có rất nhiều bức tranh có liên hệ với những giá trị tư tưởng có từ thời Hùng Vương, mang những dấu ấn của một nền minh triết Lạc Việt, cội nguồn của văn minh Đông phương, như các tranh: Thầy đồ Cóc; Nhân Nghĩa (bé ôm Cóc); Lễ Trí (bé ôm Rùa)... Sự hiện tồn của những bức tranh trên, khó có thể cho rằng nó được thể hiện những giá trị văn hoá lưu truyền từ thời Hùng Vương, trên một phương tiện xuất hiện sau đó là giấy Gió. Vì vậy, hoàn toàn có cơ sở để đặt vấn đề cho rằng: người Lạc Việt đã làm ra giấy và những bức họa dân gian đã có từ thời Hùng Vương. Lịch sử làng tranh Đông Hồ có từ hơn 400 năm nay. Nhưng trước đó thì người Việt chắc chắn cũng đã có tranh. Tức là trước khi các nghệ nhân xứng đáng được sự tôn trọng của người Việt tụ tập ở làng Đông Hồ, để gây dựng thành một làng tranh nổi tiếng. Họ đã vẽ những bức tranh trên những tờ giấy gió là một sản phẩm độc đáo của Việt Nam. Từ việc giã cây Quang Lăng để lấy bột làm lương thực vào thời kỳ đầu lập quốc của Văn Lang (gần 3000 năm tr.CN), cho đến việc giã cây gió để làm ra thứ giấy Gió nổi tiếng thì khoảng cách thời gian là bao lâu? Phải chăng hình ảnh trên trống đồng được coi là người đọc văn bản đang cầm một tờ giấy, khi hình vẽ thể hiện nếp uốn ở phía trên? (hình trang 93). Ý tưởng cho rằng hình người trên trống đồng đang đọc văn bản viết trên giấy được tiếp tục minh chứng ở mục “Y phục thời Hùng Vương” trong phần sau.
Giả thuyết về khả năng trong thời Hùng Vương ông cha ta đã làm ra giấy được củng cố qua sự so sánh giữa hai hình sau đây.
Giả thuyết về khả năng trong thời Hùng Vương ông cha ta đã làm ra giấy được củng cố qua sự so sánh giữa hai hình sau đây.
Hình bên được chép lại từ trống đồng Hoàng Hạ, được các nhà nghiên cứu cho rằng đây là hình giã gạo. Ở trên đầu hai nhân vật là hai con chim mỏ ngắn thuộc loài chim có thể ăn hạt. Đây là biểu tượng của sự giã gạo hoặc ngũ cốc.
So với hình bên được chép lại từ cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (sách đã dẫn), chú thích trong sách là hình “Nam nữ giã gạo”. Nhưng những ai đã xem bộ phim “Sân trăng”,được đài truyền hình chiếu vào khoảng đầu năm 98 – là một bộ phim có nội dung miêu tả lịch sử và sinh hoạt của các nghệ nhân làng tranh Đông Hồ, thì thấy nó giống cảnh hai người giã cây gió làm giấy hơn. Hơn nữa, trên đầu gậy lại có họa hai hình chữ nhật. Phải chăng, đó là biểu tượng thể hiện sản phẩm giấy họ sẽ làm ra sau khi giã xong cối bột gió?
Những hình tượng này chỉ là cơ sở của một giả thuyết về khả năng thời Hùng Vương đã làm ra giấy, không phải là yếu tố để minh chứng cho giả thuyết này.
Như vậy, với dấu ấn của trầu cau trong hôn lễ của người Lạc Việt và tục ăn trầu tồn tại hàng ngàn năm ở vùng nam sông Dương Tử, và đến tận bây giờ ở Đài Loan, đã chứng tỏ rằng:
@ Ngay từ trước thời Hùng Vương thứ VI, Văn Lang đã là một xã hội có những dấu ấn chứng tỏ sự hoàn chỉnh của một nền văn minh phát triển. Nếu không phải là sớm nhất và hơn hẳn so với các vùng khác trên thế giới, thì cũng là tương đương với những nền văn minh kỳ vĩ khác của thế giới cổ đại, mà di tích còn lại của những nền văn minh đó, đã gây ra sự kinh ngạc trong xã hội hiện đại.
@ Chứng tỏ một nền văn minh nông nghiệp phát triển cao và tồn tại hàng ngàn năm ở miền nam sông Dương Tử. Bởi vì, phải có một bề dày trải hàng ngàn năm của thói quen ăn trầu; thói quen đó phải được
bảo trợ bằng quyền lực trong một xã hội cao cấp có tổ chức chặt chẽ và được hình thành trong một cuộc sống ổn định rất lâu dài, mới có thể để lại dấu ấn qua hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử trong thời Bắc thuộc và cho đến tận bây giờ.
Thật đáng trân trọng thay! Khi thấy những đám cưới của người dân Lạc Việt – cho đến tận bây giờ, vẫn trân trọng những truyền thống của tổ tiên – lại có mâm cau, lá trầu:biểu tượng cho sự phú túc, nồng thắm và thuỷ chung của tình yêu con người với sự ấn chứng thiêng liêng của tổ tiên!
So với hình bên được chép lại từ cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (sách đã dẫn), chú thích trong sách là hình “Nam nữ giã gạo”. Nhưng những ai đã xem bộ phim “Sân trăng”,được đài truyền hình chiếu vào khoảng đầu năm 98 – là một bộ phim có nội dung miêu tả lịch sử và sinh hoạt của các nghệ nhân làng tranh Đông Hồ, thì thấy nó giống cảnh hai người giã cây gió làm giấy hơn. Hơn nữa, trên đầu gậy lại có họa hai hình chữ nhật. Phải chăng, đó là biểu tượng thể hiện sản phẩm giấy họ sẽ làm ra sau khi giã xong cối bột gió?
Những hình tượng này chỉ là cơ sở của một giả thuyết về khả năng thời Hùng Vương đã làm ra giấy, không phải là yếu tố để minh chứng cho giả thuyết này.
Như vậy, với dấu ấn của trầu cau trong hôn lễ của người Lạc Việt và tục ăn trầu tồn tại hàng ngàn năm ở vùng nam sông Dương Tử, và đến tận bây giờ ở Đài Loan, đã chứng tỏ rằng:
@ Ngay từ trước thời Hùng Vương thứ VI, Văn Lang đã là một xã hội có những dấu ấn chứng tỏ sự hoàn chỉnh của một nền văn minh phát triển. Nếu không phải là sớm nhất và hơn hẳn so với các vùng khác trên thế giới, thì cũng là tương đương với những nền văn minh kỳ vĩ khác của thế giới cổ đại, mà di tích còn lại của những nền văn minh đó, đã gây ra sự kinh ngạc trong xã hội hiện đại.
@ Chứng tỏ một nền văn minh nông nghiệp phát triển cao và tồn tại hàng ngàn năm ở miền nam sông Dương Tử. Bởi vì, phải có một bề dày trải hàng ngàn năm của thói quen ăn trầu; thói quen đó phải được
bảo trợ bằng quyền lực trong một xã hội cao cấp có tổ chức chặt chẽ và được hình thành trong một cuộc sống ổn định rất lâu dài, mới có thể để lại dấu ấn qua hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử trong thời Bắc thuộc và cho đến tận bây giờ.
Thật đáng trân trọng thay! Khi thấy những đám cưới của người dân Lạc Việt – cho đến tận bây giờ, vẫn trân trọng những truyền thống của tổ tiên – lại có mâm cau, lá trầu:biểu tượng cho sự phú túc, nồng thắm và thuỷ chung của tình yêu con người với sự ấn chứng thiêng liêng của tổ tiên!
Hình phụ chương
Chữ Khoa ĐẩuTư liệu chép trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam
Chữ Khoa ĐẩuTư liệu chép trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét